Tải bản đầy đủ (.pptx) (91 trang)

Truyen Luc Van Tien Trong Doi Song Cua Nguoi Dan Nam Bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.11 KB, 91 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1  Nguyễn Thị Xuân Anh  Nguyễn Thị Ngọc Bích  Lương Phát Đạt  Huỳnh Thị Kim Liên  Huỳnh Gia Linh  Nguyễn Thị Kim Phụng  Đặng Tường Vy. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN. MÔN HỌC: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU. TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN NAM BỘ. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG Cơ sở lí luận Nội dung Nghệ thuật Ảnh hưởng của tác phẩm 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CƠ SỞ LÍ LUẬN Khái quát thể loại truyện thơ Tác giả Nguyễn Đình Chiểu Tác phẩm Lục Vân Tiên Tính cách của người dân Nam Bộ 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KHÁI QUÁT THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ Xung quanh vấn đề khái niệm • Là thể loại tự sự bằng thơ. • Là một thể loại văn học phổ biến trong nền văn học trung đại Việt Nam. • Được các tác giả sáng tác nhằm phục vụ nhu cầu xã hội, lấy đối tượng miêu tả là con người bình thường.. Sự phát triển truyện thơ • Sự ra đời của truyện thơ là do “một yêu cầu phản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản thân thời đại ấy”. • Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII truyện thơ ra đời và 5 phát triển mạnh mẽ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU  Tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù).  Là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX.  Mẹ mất, ông bỏ thi, bị mù lòa.  Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn yêu nước.. 1822 - 1888 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TÁC GIẢ. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC. Quá trình sáng tác • Giai đoạn 1: Trước khi Pháp xâm lược Gia Định (Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu,…) • Giai đoạn 2: Thơ văn yêu nước (Ngư tiều y thuật vấn đáp, các bài văn tế, thơ Đường luật,…). Quan điểm sáng tác • Quan điểm “văn dĩ tải đạo” 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN  Là một tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng, được sang tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.  Được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889.  Là tác phẩm về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo, đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường – đạo nghĩa. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI NAM BỘ Giàu lòng yêu nước Coi trọng tình nghĩa Quý trọng, tin cậy bạn bè Bộc trực, thẳng thắn 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> LỤC VÂN TIÊN CÂU CHUYỆN LUÂN LÍ VỚI QUAN NIỆM “VĂN DĨ TẢI ĐẠO” 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ước mơ riêng tư. Xã hội lí tưởng theo quan niệm của nhân dân Đạo làm người trong cuộc đời – đạo lí của nhân dân 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ƯỚC MƠ RIÊNG TƯ  Lục Vân Tiên là một câu chuyện mang tính chất tự truyện. tính chất tự truyện thể hiện qua những chi tiết có tính chất bề nổi và bề sâu của tác phẩm.  Hàng loạt sự kiện cho đến những chi tiết trong cuộc đời mình đã được Nguyễn Đình Chiểu dùng làm chất liệu nghệ thuật cho nhân vật và cho tác phẩm.  Những hoài bão và khát vọng của chính tác giả được phổ vào trang truyện, kí thác cho nhân vật. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ƯỚC MƠ RIÊNG TƯ  Đây là lời Vân Tiên, mà ước vọng là chung cho cả tác giả, cùng chân thành tha thiết như nhau: “Bao giờ cá nước gặp duyên, Đặng cho con thảo phỉ nguyền tôi ngay.”  Tác giả ước mơ những cử chỉ anh hùng, ước mơ trả nợ nước non và tâm sự ấy chàng đã gửi vào Tử Trực, váo Hớn Minh, nhất là vào Vân Tiên. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ƯỚC MƠ RIÊNG TƯ Mong có ngày được sáng mắt Vân Tiên để hoàn thành những ước nguyện còn dang dở: “Nửa đêm nằm thấy ông tiên Đem cho chén thuốc mắt liền sáng ra.”  Lục Vân Tiên thể hiện giấc mơ Đồ Chiểu: “Người thanh niên bị phụ tình đã ước mơ một mối tình chung thủy” . 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THEO QUAN NIỆM CỦA NHÂN DÂN Con người lí tưởng. Mô hình xã hội lí tưởng 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> CON NGƯỜI LÍ TƯỞNG  Mỗi nhân vật được dựng thành gương mặt riêng, với một nét trội đạo đức trong tính cách. • Nguyệt Nga thủy chung với mối tình dành cho Vân Tiên dù có cách mặt. “Vắng người có bóng trăng thanh, Trăm năm xin gởi chút tình lại đây. Vân Tiên anh hỡi có hay? Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.”. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> CON NGƯỜI LÍ TƯỞNG • Tử Trực trượng phu đã khẳng khái mắng Võ Công khi có dụng ý gả Nguyệt Nga cho chàng. “Trực rằng: “Ai Lữ Phụng Tiên? Hòng toan đem thói Điêu Thuyền trêu ngươi. Mồ chồng ngọn cỏ còn tươi, Lòng nào mà lỡ buông lời nguyệt hoa? Hổ han vậy cũng người ta, So loài cầm thú vậy mà khác chi? Vân Tiên! Anh hỡi cố tri Suối vàng có biết sự ni chăng là?”” 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> CON NGƯỜI LÍ TƯỞNG • Hớn Minh nghĩa hiệp, dám làm việc nghĩa và chịu trách nhiệm đối với việc mình làm. “Gặp con quan huyện Đặng sinh là chàng. Giàu sang ỷ thế dọc ngang, Gặp con gái tốt cường gian không nghì. Tôi bèn nổi giận một khi, Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò. Mình làm nỡ để ai lo, Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng.”. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> CON NGƯỜI LÍ TƯỞNG • Ngay những nhân vật không tên tuổi như bác tiều phu cũng mang nặng phẩm chất tốt đẹp. “Tiều rằng: "Vốn lão tình không, Một mình ngơ ngẩn non tòng hôm mai. Tấm lòng chẳng muốn của ai, Lánh nơi danh lợi chông gai cực lòng. Kìa non, nọ nước thong dong, Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai. Công hầu phú quí mặc ai, Lộc rừng gánh vác hai vai tháng ngày.” 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> CON NGƯỜI LÍ TƯỞNG • Nhân vật Vân Tiên tập hợp tất cả những đạo đức hiếu hạnh, ân nghĩa, tình nghĩa,… với quan niệm sống của một đấng trượng phu: “Kiến ngãi bất vi vô dõng dã” Þ Nhìn chung, mỗi nét trội đó ở một nhân vật chính diện là xác định không trùng lặp với nét trội ở nhân vật khác. Þ Những nhân vật chính diện này chính là mẫu người lí tưởng trong xã hội lí tưởng của tác phẩm Lục Vân Tiên, là những hạt nhân để xây dựng nên xã hội lí tưởng theo quan niệm nhân dân. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> MÔ HÌNH XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THIỆN THẮNG ÁC – ĐẠO NGHĨA THẮNG HUNG TÀN  Trong truyện Lục Vân tiên, bên cạnh những nhân vật chính diện, các nhân vật phản diện xuất hiện, vừa như những thử thách để cái chính diện thực hiện và thể hiện mình, lại vừa như đối chứng làm rõ con người lí tưởng.  Là lời khẳng định bằng hình tượng cho lối sống và đạo lý thực tiễn của nhân dân.  Là một cách phản ứng chống lại một xã hội phong kiến đang tan rữa. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> MÔ HÌNH XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THIỆN THẮNG ÁC – ĐẠO NGHĨA THẮNG HUNG TÀN  Những nhân vật chính diện trong Lục Vân Tiên luôn luôn giữ “lòng ngay” và ngang nhiên “đấu tranh không khoan nhượng chống mọi gian dối, bất công (của xã hội phong kiến suy tàn) và họ đã thắng.”.  Những yêu cầu nhân đạo và dân chủ kết liền làm một với yêu cầu cứu nước.  Tiêu chuẩn hàng đầu cho mọi tình cảm yêu, ghét lúc này là quyền lợi cụ thể của nhân dân. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> MÔ HÌNH XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THIỆN THẮNG ÁC – ĐẠO NGHĨA THẮNG HUNG TÀN  Những kẻ đáng căm ghét nhất “ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm” là những kẻ làm cho dân “nhọc nhằn”, “lầm than”, “sa hầm sẩy hang”: “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Ghét đời U, Lệ đa đoan, Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Ghét đời Ngũ bá phân vân, Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn. Ghét đời Thúc quí phân băng, Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân.” 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> MÔ HÌNH XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THIỆN THẮNG ÁC – ĐẠO NGHĨA THẮNG HUNG TÀN . Những người có chí giúp dân những không thành: “Thương thầy Nhan - Tử dở dang, Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh. Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.”. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> MÔ HÌNH XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THIỆN THẮNG ÁC – ĐẠO NGHĨA THẮNG HUNG TÀN  Là trang dũng sĩ đánh đuổi quân gian tà, chém đứt đầu tướng giặc, cứu nước khỏi nạn xâm lăng. “Vân Tiên đầu đội kim khôi, Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô. Một mình lướt trận xông vô. Thấy ngươi Cốt Đột biến hô yêu tà… …Vân Tiên chém Cốt Đột rồi, Đầu treo cổ ngựa phản hồi bổn quân.” 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> MÔ HÌNH XÃ HỘI LÍ TƯỞNG THIỆN THẮNG ÁC – ĐẠO NGHĨA THẮNG HUNG TÀN  Lão quán, ông tiều, lão bà, tiểu đồng… là nằm trong số những những vật “bình dân” nhất trong xã hội. Chính họ cũng sẽ là những người hành động, tỏ thái độ và phát ngôn bộc trực, rõ ràng, quyết liệt và có hiệu quả nhất cho những đạo lý sống của nhân dân, và thiết thực góp sức vào sự thắng lợi hoàn toàn của chính nghĩa.  Theo niềm tin có tính chất “thiện thắng ác, đạo nghĩa thắng hung tàn”, tác giả đã không ngại ngần viện đến những lực lượng phù trợ có tính chất thần kỳ. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG CUỘC ĐỜI ĐẠO LÍ CỦA NHÂN DÂN Nhân nghĩa Tình nghĩa Ơn nghĩa 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI NHÂN NGHĨA  Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi, rèn giũa con người.  Nhân nghĩa là nền tảng đạo đức xuyên suốt truyền thống văn hóa của người dân Á Đông trong đó có người dân Việt Nam.  Mỗi nhân vật đều hành động theo phương châm: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI NHÂN NGHĨA  Những con người tốt trong Lục Vân Tiên kế tục những truyền thống cao quý nhất của dân tộc về nhân nghĩa: đó là những con người trong sạch, bình dị, làm việc nghĩa mà không hề nghĩ đến tiền tài, ơn huệ. “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”  Người ra tay thi hành tư tưởng cao quý ấy không mong gì đền đáp, họ chỉ mong giúp người qua cơn hoạn nạn.. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI NHÂN NGHĨA  Hầu như tất cả những nhân vật chính diện trong tác phẩm đều hành động và cư xử theo tiêu chuẩn nhân nghĩa. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng nhân nghĩa ở đây không theo một chuẩn mực có sẵn nào, những người thi hành nó không có chức cao, quyền trọng hay giàu sang phú quý mà họ là người lao động bình thường trong xã hội, những người học trò nghèo chưa lập nên công danh sự nghiệp. Nhân nghĩa ở đây nói một cách nôm na, dễ hiểu đó chính là nó xuất phát từ nhân dân, lấy lợi ích nhân dân làm trọng, nó không phục vụ bất cứ lợi ích nào. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA Tình nghĩa giữa người với người. Tình cha/mẹ - con. Tình thầy - trò. Tình bạn bè. Tình vợ - chồng. Tình chủ - tớ. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHA/MẸ - CON  Có thể nói chữ hiếu trong tác phẩm Lục Vân Tiên khắc họa đậm nét với nhiều chi tiết đi sâu vào lòng người. • Vân Tiên sinh ra trong gia đình “tu nhơn tích đức”, cha mẹ không cho chàng về mặt vật chất nhiều nhưng đã cho chàng một hình hài, dạy dỗ chàng nên người. • Lên đường đi thi mong lập công danh, trước là muốn giúp ích cho nước nhà, sau là đền ơn của phụ mẫu thế nhưng khi vừa bước vào trường thi hay tin mẹ qua đời Vân Tiên không hề do dự mà quyết định về quê chịu tang mẫu từ ngay. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHA/MẸ - CON •. Vân Tiên luôn tự trách bản thân mình chưa làm được gì cho cha mẹ đã đành, vậy mà đến lúc mẹ qua đời cũng không có mặt mình ở bên cạnh để sớm hôm lo cho mẹ già. “Mang câu bất hiếu đã đành, Nghĩ mình mà thẹn cho mình làm con.” • Chàng đã khóc thương mẫu từ để rồi phải mang bệnh vào mình và “Ôi thôi con mắt đã mang lấy sầu”. • Đến khi đỗ đạt việc đầu tiên chàng làm chính là về quê tạ lỗi trước mộ của mẹ. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHA/MẸ - CON •. Nàng Kiều Nguyệt Nga nghe lời cha không ngại khó khăn, đường xa vất vả, sợ cho cha bị triều đình trách phạt nên phải sang cống Ô Qua. “Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành.”. • Nàng luôn vâng lời để cha vui lòng, luôn nghĩ đến cha. “Tuổi già bóng xế nhành dâu, Sớm xem tối xét, ai hầu cho cha?” 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH THẦY - TRÒ  Là một điển hình sinh động của tình nghĩa.  Biết trò mình sẽ gặp điều không may nên “Thầy cho hai đạo phù thần đem theo”.  Không chỉ cho Vân Tiên đạo đức thánh hiền, dạy cho trò mình biết đạo nghĩa ở đời mà còn lo cho tương lai, cho con đường công danh của người học 35 trò đó..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH BẰNG HỮU  Tình bạn giữa Lục Vân Tiên, Hớn Minh và Vương Tử Trực là của những con người tài hoa, biết trọng nhân nghĩa đạo đức. • Cuộc gặp gỡ giữa Vân Tiên và Hớn Minh thật là “bình thủy tương phùng” và là cuộc hội ngộ giữa hai con người anh hùng trên bước đường vạn lý. • Cuộc gặp gỡ giữa Vân Tiên và Tử Trực là cuộc hạnh ngộ của hai con người tài hoa, biết nhân nghĩa thủy chung. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH BẰNG HỮU •. Hớn Minh gặp Vân Tiên khi chàng vừa thoát khỏi cơn ác mộng của năm ngày trong hang núi không có gì ăn cùng với đôi mắt đã bị mù lòa. Thấy bạn mình gặp nạn Hớn Minh vội hỏi qua cớ sự và biết được chính ông Tiều là người cứu giúp bạn qua cơn hoạn nạn, thì “Hớn Minh quỳ gối lạy liền”, lại còn muốn thay bạn trả ơn, nhận Vân Tiên về chăm sóc. • Khi Vân Tiên được một ông Tiên cho thuốc chữa hết bệnh và thi đỗ Trạng nguyên, chàng cũng không quên người bạn đã cưu mang mình khi hoạn nạn. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH BẰNG HỮU • Việc đầu tiên sau khi đỗ đạt của Tử Trực là tìm kiếm tin tức của bạn mình. • Khi gia đình họ Võ dối gạt là bạn mình qua đời vì bệnh tật chàng không khỏi xót xa, thương mến: “Nghe qua Tử Trực chạnh lòng, Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa.” Þ Tình bạn của ba người không khác gì so với những bậc cố nhân trong lịch sử. Þ Tình bạn là sự cho đi không nhận lại bao giờ nhưng tình cảm của họ lại có sự qua lại lẫn nhau. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH VỢ - CHỒNG  Khắc họa một bức tranh sinh động của tình vợ nghĩa chồng gắn bó, thủy chung không gì có thể xóa đi hoặc ngăn cản. • Kiều Nguyệt Nga thủy chung giữ mãi hình bóng của Lục Vân Tiên cho dù chàng không hề có một lời đính ước hay thề nguyền. • Lục Vân Tiên khi gặp lại nàng sau bao năm xa cách và được kể lại tất cả mọi việc mà Nguyệt Nga đã làm vì mình thì: “Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay” 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHỦ - TỚ  Khắc họa loại tình cảm này một cách đặc sắc, khác với quan hệ chủ - tớ trong giai cấp thống trị. • Mối quan hệ chủ tớ giống như những người thân trong gia đình, họ không phân biệt nhiều về địa vị mà ngược lại tất cả lấy tình cảm để đối đãi với nhau. • Tiểu đồng là người có thể xem như là một người bạn, một người thân của Lục Vân Tiên, hết lòng giúp đỡ chàng. • Lục Vân Tiên và tiểu đồng đùm bọc, che chở cho nhau lúc hoạn nạn, khó khăn. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHỦ - TỚ • Khi bị Trịnh Hâm lừa trói giữa rừng, tiểu đồng không hề suy nghĩ đến tính mạng của mình có được bảo toàn hay không mà chỉ nghĩ đến số phận của Vân Tiên và nguyện xuống suối vàng để “đỡ tay chơn cùng”. • Khi được Sơn thần cứu sống chú lập tức đi tìm chủ, lầm tưởng Tiên đã chết thì: “Tiểu đồng nằm giữa rừng hoang, Che chòi giữ mả lòng toan trọn bề.” • Vân Tiên không bao giờ xem tiểu đồng là hạng nô lệ mà cư xử với chú như một người thân của chàng.41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHỦ - TỚ • Khi Trịnh Hâm lừa chàng rằng tiểu đồng bị cọp ăn thì: “Vân Tiên than khóc nằm lăn” • Khi đỗ đạt, Lục Vân Tiên đã lập đàn tế tiểu đồng: “Tiểu đồng hồn bậu có thiêng Thỏa tình thầy tớ lòng thiềng ngày nay?” Þ Hai người có tình cảm gắn bó như anh em nên mới có cuộc đoàn tụ ngoài sự mong đợi của cả hai. Þ Tình chủ - tớ là mối quan hệ diễn ra hai chiều chứ không theo một chiều. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI TÌNH NGHĨA TÌNH CHỦ - TỚ • Việc đầu tiên sau khi đỗ đạt của Tử Trực là tìm kiếm tin tức của bạn mình. • Khi gia đình họ Võ dối gạt là bạn mình qua đời vì bệnh tật chàng không khỏi xót xa, thương mến: “Nghe qua Tử Trực chạnh lòng, Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa.” Þ Tình bạn của ba người không khác gì so với những bậc cố nhân trong lịch sử. Þ Tình bạn là sự cho đi không nhận lại bao giờ nhưng tình cảm của họ lại có sự qua lại lẫn nhau. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI ƠN NGHĨA  Là truyền thống tốt đẹp đã ăn sâu vào kí ức của mỗi nguời Việt.  Một hành động nhỏ giúp người trong lúc hoạn nạn, gian truân cũng phải ghi và quyết lòng tìm cách để báo đền ơn đức ấy.  Mối quan hệ của các nhân vật chính diện trở nên tốt đẹp cũng một phần do họ biết sống ơn nghĩa, không lấy oán báo ân hoặc quên hẳn những việc người khác giúp mình trong lúc khốn khó. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI ƠN NGHĨA • Mối tình của Kiều Nguyệt Nga tài sắc và Lục Vân Tiên hào hiệp cũng bắt đầu từ sự ghi ơn tạc nghĩa. • Sự ghi nhớ công ơn và việc quay lại trả ơn cho gia đình ông Ngư, ông Tiều của Lục Vân Tiên. • Lục Vân Tiên còn giúp Kiều Nguyệt Nga trả ơn cho lão bà. Þ Hành động của các nhân vật để đền ơn cho ân nhân của mình rất phù hợp với truyền thống đạo đức của người dân. Þ Mang đến cho người đọc một thế giới nhân vật biết sống vì nhân nghĩa. 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> LỤC VÂN TIÊN TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TRÊN CHẤT LIỆU DÂN GIAN. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Sự kết hợp nhiều hình thức ngôn ngữ Phương diện xây dựng nhân vật Vận dụng một số thể loại văn học dân gian Sử dụng điển tích, điển cố Tính tự truyện Kết cấu 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> SỰ KẾT HỢP NHIỀU HÌNH THỨC NGÔN NGỮ. Ngôn ngữ bình dân Ngôn ngữ bác học Ngôn ngữ địa phương. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> NGÔN NGỮ BÌNH DÂN  Sử dụng những từ ngữ đại chúng, bình dân, dễ đi vào lòng người.  Ngôn từ giản dị, mộc mạc làm người đọc dễ hiểu những vấn đề tác giả muốn truyền tải.  Mối quan hệ giữa các nhân vật trở nên thân thiết qua việc sử dụng từ ngữ: “Thôi thôi em hỡi Kim Liên! Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê.” 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> NGÔN NGỮ BÌNH DÂN  Xuất hiện những ngữ liệu văn hóa mang đặc trưng của nhân dân Nam Bộ. • Đại từ xưng hô của người Nam Bộ: “đó – đây” “Quán rằng: “Đó biết ý đây, Lời kia đã cạn rượu này thưởng cho.”” Hay: “Đó mà biết chữ thủy chung, Lựa là đây phải theo cùng làm chi.” 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> NGÔN NGỮ BÌNH DÂN  Xuất hiện những ngữ liệu văn hóa mang đặc trưng của nhân dân Nam Bộ. • Những từ được sử dụng trong khẩu ngữ của người Nam Bộ: “Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.” Hay: “Vái trời cho đặng vuông tròn, Trăm năm cho trọn lòng son với chàng.” 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> NGÔN NGỮ BÁC HỌC  Tác phẩm sử dụng khá nhiều từ ngữ bác học vì truyện được viết dựa trên nền tảng đạo đức Nho giáo là chính. “Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”  Hệ thống từ Hán Việt được sử dụng trong cách xưng hô. “Ca ca sao chẳng chịu đi, Về cho tẩu tẩu để khi xách giày.” Hay: “Chẳng ngờ nàng với Trạng nguyên, Cùng nhau trước có nhân duyên thuở đầu.” 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> NGÔN NGỮ BÁC HỌC  Hệ thống từ bác học còn dung để miêu tả xuất thân, chức năng, tính tình của nhân vật. “Có người họ Hớn tên Minh Sức đương Hạng Võ, mạnh kình Trương Phi.”  Hệ thống từ Hán Việt thể hiện sự tôn trọng của tác giả với nhân vật. “Chẳng hay mình mắc việc chi, Tôn sư người dạy khoa kì còn xa.” 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG  Hàng loạt từ ngữ dân gian trong lời ăn tiếng nói Nam Bộ và xứ Huế được đưa vào tác phẩm nhằm tạo tính giao thoa của ngôn ngữ hai vùng miền.  Xuất hiện một lớp từ vựng biến âm so với sự phát âm của lớp từ vựng nói chung. “Anh nay về đã hai rằm, Cớ sao mang bịnh còn nằm nơi đây.” Hay: “Chẳng hay danh tánh là chi, Một mình mang gói ra đi việc gì?” 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG  Sử dụng ngôn ngữ địa phương trở thành nét độc đáo của tác phẩm.  Lục Vân Tiên chứa một lượng từ vựng đáng kể của phương ngữ. Þ Nguyễn Đình Chiểu lựa chọn từ ngữ “gần như là điều tự nhiên đối với những từ rất gắn bó với cuộc sống của bà con” miền Nam.. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> PHƯƠNG DIỆN XÂY DỰNG NHÂN VẬT. Ngoại hình Tính cách Hành động. 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> NGOẠI HÌNH  Chỉ lột tả nhân vật qua ngoại hình bằng vài chi tiết.  Các nhân vật chỉ hiện ra với cái tài, tinh thần chính nghĩa chứ không bằng ngòi bút. “Mày tằm, mắt phụng, môi son, Mười phân cốt cách, vuông tròn mười phân.” Hay: “Con ai vóc ngọc mình vàng, Má đào mày liễu, dung nhan lạnh lùng.” 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> TÍNH CÁCH  Xây dựng trên nguyên tắc “con người bất biến về tính cách”.  Điều kiện để lột tả tính cách nhân vật chính là thông qua hành động chứ không thông qua miêu tả nội tâm nhân vật.  Xây dựng tính cách nhân vật bất biến giúp tác giả trong việc đề cao nhân nghĩa, đạo đức, đồng thời cũng phù hợp với quan niệm của nhân dân về lẽ công bằng ở đời. 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> HÀNH ĐỘNG “Cái đặc sắc của Lục Vân Tiên là tính chất hành động của nó rất phong phú. Lục Vân Tiên không có, hay có rất ít những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật giống như trong Truyện Kiều; nhà thơ cũng không mấy khi trực tiếp mổ xẻ tính cách nhân vật, hay có những đoạn phát biểu có tính chất trữ tình ngoại đề giúp người đọc hiểu sâu hơn hoàn cảnh hoặc tâm trạng của nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà tính cách và cá tính của nhân vật bị mờ nhạt. Trái lại, chính thông qua hành động của nhân vật, Nguyễn Đình Chiểu đã đạt được kết quả ấy một cách xuất sắc” 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> HÀNH ĐỘNG  Tác giả luôn cho các nhân vật của mình vào hành động.  Hành động của nhân vật đều dứt khoát, mau lẹ, mạnh mẽ.  Mọi tài ba, đức độ, phẩm chất đạo đức của nhân vật được biểu thị thông qua hành động.  Xây dựng một đọi ngũ nhân vật là “những con người nghĩa vụ của thời đại”, đại diện cho chân lí và hành động để làm sang tỏ chân lí. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> VẬN DỤNG SÁNG TẠO MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN. Thành ngữ - tục ngữ Ca dao - dân ca Truyện cổ tích. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ  Nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đã hòa lẫn vào những câu thơ.  Sử dụng nguyên vẹn hay những mảnh rời của thành ngữ, tục ngữ để giáo huấn, răn đe.  Sử dụng những thành ngữ mang đậm dấu ấn Nam Bộ. “Thương vì đôi lứa chưa thành, Vùa hương bát nước ai dành ngày sau?” Hay: “Uổng thay đàn gảy tai trâu Nước xao đầu vịt nghĩ lâu nực cười.” 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> CA DAO - DÂN CA  Sử dụng nguyên vẹn một câu ca dao, làm cho lời thơ them nhuần nhị, ngọt ngào. “Người đời như bóng phù du, Sớm còn tối mất công phu lỡ làng.”  Vận dụng ca dao trong một số trường hợp nhằm thể hiện sự thân mật, hướng đến những mục đích giao tiêp riêng. • Sử dụng từ “bậu” đặc trưng ở vùng Nam Bộ. “Tiểu đồng, hồn bậu có thiêng Thảo tình thầy tớ, lòng thiềng ngày nay.” 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> CA DAO - DÂN CA  Sử dụng một hệ thống những câu hát dân ca, câu hát ru quen thuộc. Từ: “Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi.” Thành: “Làm con đâu dám cãi cha, Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.”. 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> TRUYỆN CỔ TÍCH  Hệ thống nhân vật: phân tuyến thành hai thế cực nhân vật tương phản. • Nhân vật chính nghĩa. • Nhân vật phi nghĩa.  Kết thúc câu chuyện: kết thúc có hậu, “thiện” thắng “ác”, “đạo nghĩa” thắng “gian tà”.  Tình tiết thần kì trong truyện: xuất hiện dáng dấp của những vị thần hiện lên đúng lúc để cứu giúp con người qua cơn hoạn nạn. 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> SỬ DỤNG ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ Điển cố mượn những câu chuyện về nhân vật lịch sử và các triều đại. Điển cố mượn những dẫn chứng tích cũ, lời xưa trong thơ cổ Trung Quốc 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> ĐIỂN CỐ MƯỢN NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ CÁC TRIỀU ĐẠI  Một loại phổ biến trong việc dùng điển của dòng văn học trung đại chính là lấy những tấm gương của các nhân vật lịch sử và các triều đại đưa vào trong tác phẩm nhằm nêu cao một vấn đề nào đó mà người viết muốn đề cập. • Đề cập đến tên hôn quân, bạo chúa làm phiền hà đến dân chúng thì ông dùng Kiệt, Trụ, U, Lệ, và các đời Thúc Quý, Ngũ Bá. Đó đều là biểu tượng của thứ nhiễu đòi hại dân. • Khi thể hiện ước mơ của dân chúng có những vị minh quân, quan hiền tài biết lo cho dân chúng thì ông dùng những cái tên Nghiêu, Thuấn, Sào Phủ, Hứa Do, Di, Tề, ông Y, ông Phó, Thái Công, Nghiêm Lăng, Trần Đoàn,... 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> ĐIỂN CỐ MƯỢN NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ CÁC TRIỀU ĐẠI • Các câu chuyện về bậc thánh hiền nhằm mục đích giáo huấn là tấm gương của: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm Lạc,... những cái tên của những tấm gương vượt qua khó khăn trước mắt, tức thời để tạo lập nên sự nghiệp cho riêng mình. • Khi phê phán tính bất nhân, bất nghĩa của con người, ông đả kích bằng loạt nhân vật, sự kiện như: thói nước Tề, thói Đường Cung, nhà Tần, còn thói dâm tặc của con người với đại diện Lữ Phụng Tiên, Điêu Thuyền. Þ Làm nổi bật vấn đề muốn đề cập, lấy những nhân vật, những câu chuyện quen thuộc với đời sống của nhân dân. 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> ĐIỂN CỐ MƯỢN NHỮNG DẪN CHỨNG TÍCH CŨ, LỜI XƯA TRONG THƠ CỔ TRUNG QUỐC  Bị ảnh hưởng của đạo Nho nên ít nhiều trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu cũng dựa theo những tích cũ, lời xưa trong thơ văn cổ Trung Quốc mà sáng tác.  Sự vận dụng của tác giả không phải là rập khuôn mà có sự chọn lọc.  Những điển cố tuy nhiều nhưng nó không xa lạ với người nghe. Tầng lớp bình dân có thể dễ dàng nhận thấy các câu chuyện trong truyện.  Hầu như các dẫn chứng về lời thơ trong văn chương Trung Quốc tác giả lấy trong Tứ thư, Ngũ kinh, được đúc kết cô đọng nhưng vẫn mang đủ ý nghĩa của nó. 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> ĐIỂN CỐ MƯỢN NHỮNG DẪN CHỨNG TÍCH CŨ, LỜI XƯA TRONG THƠ CỔ TRUNG QUỐC • Khi nói về tình cảm cha mẹ đối với con cái, ông dùng thành ngữ “chín chữ cù lao” vốn có nguồn gốc từ trong Kinh thi: “Cửu tự cù lao”. • Dùng câu “bạn cùng hươu nai” để chỉ niềm vui trong thiên nhiên, bạn cùng với hươu nai, muông thú. Þ Những này được cụ vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt nhằm làm cho câu thơ có ý nghĩa giáo dục cao nhưng cũng đồng thời tạo ra chất nhạc êm ái cho giọng điệu thơ. Þ Nâng cao hiệu quả giáo huấn, tạo tính khách quan cho điều tác giả muốn đề cập. 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> TÍNH TỰ TRUYỆN  Ở Lục Vân Tiên ta thấy được phần lơn cuộc đời với hoài vọng cứu nước giúp dân của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.  Có người nhận định: “Vân Tiên là hiện thân của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.”. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> KẾT CẤU  Kết cấu chương hồi theo truyền thống, có tính chất truyện kể xoay quanh nhân vật chính. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng.  Ngoài ra, Lục Vân Tiên còn theo kiểu kết cấu ước lệ. Kiểu kết cấu điển hình thể hiện ước mơ của nhân dân: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.. 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN Trong đời sống của người dân Nam Bộ. Trong văn học 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ. LỤC VÂN TIÊN – MỘT MÓN ĂN TINH THẦN  Vào thời cách đây sáu, bảy mươi năm, ở khắp Nam Kì Lục tỉnh, người ta thường gặp những người mù sống bằng nghề nói thơ Lục Vân Tiên dạo.  Thơ Lục Vân Tiên đối với người dân nông thôn Bến Tre, nhất là Ba Tri, là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Hầu như nhà nào cũng có một quyển Lục Vân Tiên.  Giọng ru con bằng những câu lục bát rất dễ hiểu từ truyện Lục Vân Tiên.  Thơ Lục Vân Tiên phổ cập và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Bến Tre tới mức, khi Cách mạnh thành công, các đồng chí lãnh đạo Việt Minh tỉnh lúc bấy giờ đề nghị đồng bào đổi74tên.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ LỤC VÂN TIÊN – MỘT HỆ THỐNG HÌNH ẢNH VÍ VON.  Liên hệ so sánh với người ngoài đời. • Những chàng trai không nghiêm túc sẽ được ví như “Bùi Kiệm” điển hình qua những câu thơ: “Kiệm, từ khi thi rớt trở về, Bùi ông mắng nhiếc nhún trề, Trách bởi chàng ham bề ăn chơi…” • Trong những năm kháng chiến, chị em phụ nữ thường gợi lên hình ảnh của Kiều Nguyệt Nga để động viên nhau giữ lòng 75 chung thuỷ với người yêu..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ. LỤC VÂN TIÊN – MỘT BÀI HỌC TRIẾT LÍ  Chính nghĩa tự dưng mà có, mà là kết quả của cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu.  Triết lý sống và chiến đấu có thể nói là được gói gọn trong hai chữ Đạo và Đâm. • Đạo là nghĩa nhân, là lòng vị tha. • “Đâm” là đâm kẻ cướp nước, kẻ bán nước, kẻ hại đời người, kẻ ngăn cản ánh sáng của đạo nhân nghĩa.  Đấu tranh để bảo vệ đạo nhân nghĩa trong Lục Vân Tiên không chỉ có trai mà còn có gái. 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ. LỤC VÂN TIÊN – MỘT BÀI HỌC TRIẾT LÍ  Sống theo đạo nhân nghĩa của dân tộc: người làm ơn không đòi được trả nhưng về phía mình người chịu ơn chớ vội quên ơn.  Mối quan hệ thân ái, nhân hậu giữa người với người trong cuộc sống. Þ Nguyễn Đình Chiểu – một nhà giáo không chỉ dạy chữ mà còn dậy đạo làm người. Þ Nguyễn Đình Chiểu – một người thầy thuốc không chỉ chữa bệnh cơ thể, mà còn bệnh về tư tưởng, tâm hồn. 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> TRONG VĂN HỌC LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN “…từ bên kia Hải Vân ra Bắc người ta đọc truyện Kiều. Từ bên này vào Nam, người ta đọc Lục Vân Tiên. Nói như thế không phải quyển này và quyển kia không ảnh hưởng tới miền kế cận.” (Hoài Thanh). 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN  Vài nhân vật của truyện Lục Vân Tiên được nhắc đến trong văn nghệ dân gian đất Bắc. Chẳng hạn câu sau đây trong lời hát rao của hát Phường Vải vùng Thanh Nghệ Tĩnh: “Tình cờ ta lại gặp ta, Vân Tiên mới gặp Nguyệt Nga một lần.”. 79.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN  Trong lời giới thiệu, G. Aubaret đã viết: “Truyện thơ này, hay nói đúng hơn, truyện truyền thuyết này, đã được sáng tác bằng tiếng nói bình dân, chưa bao giờ được in thành bản. Tác phẩm đã được lưu truyền đến ngày nay với những đoạn chép tay bằng thứ chữ riêng. Chúng tôi đã phải nhờ một số lớn người bản xứ để thu thập năm hay sáu bản chép tay ấy mà chúng tôi đã sử dụng để dựng lại câu chuyện cho tương đối có đầu đuôi và nhất quán”. Thứ chữ riêng G. Aubaret nhắc đến ở đây là chữ Nôm. 80.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN  Đất Nam Kỳ Lục Tỉnh đã hình thành một sinh hoạt văn nghệ dân gian khá hấp dẫn, được đông đảo quần chúng thưởng ngoạn, đó là nghệ thuật nói thơ Vân Tiên. • Đây là một hình thức diễn xướng khá đặc biệt, không giống như đọc thơ, cũng không giống như ngâm thơ, nó nằm giữa đọc và ngâm, khi hùng hồn, khi êm dịu lắng đọng tùy theo ý nghĩa của từng đoạn thơ Lục Vân Tiên. Hình thức diễn xướng độc đáo này còn được ghi lại qua câu ca dao: “Vân tiên vân tiển vân tiền, Cho tôi một tiền tôi kể Vân Tiên.” 81.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN  Người ta còn nhân truyện Lục Vân Tiên mà sáng tác ra những những vần thơ theo nhiều thể loại khác nhau và cũng dùng hình thức kể thơ hay nói thơ mà diễn xướng: “Đêm năm canh trong dạ bồi hồi Ngày sáu khắc không nguôi dạ ngọc Đó em noi cô Nguyệt Nga mà học Họa tượng chồng thờ Lục Vân Tiên Nào hay đâu cống sứ qua Phiên Nhảy xuống sông xa vời hồn phách…” 82.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN  Đọc truyện thơ Lục Vân Tiên, chúng ta bắt gặp một số câu được xem là ca dao. Loại ca dao này có thể nằm trong 2 trường hợp: • Hoặc là tác giả truyện Nôm mượn ca dao để đem vào truyện – phần này chiếm rất ít. • Hoặc là câu thơ từ trong truyện Nôm trở thành ca dao – phần này chiếm một lượng rất lớn.. 83.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN  Hai câu 179-180 trong Lục Vân Tiên: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” đã được ghi trong trang sưu tập Ca dao Dân ca Nam Kỳ Lục Tỉnh: “ Có câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”  Hai câu 277-278 trong Lục Vân Tiên: “Chữ tình càng tưởng càng thâm, Muốn pha khó lợt, muốn dầm khôn phai.” đã được các tác giả Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang…sưu tập trong Dân Ca Miền Nam Trung Bộ (tập 1, tr. 190) như sau: “Chữ tình càng tưởng càng thâm Muốn pha khó lợt, muốn dầm khó phai.” 84.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> LỤC VÂN TIÊN GẮN LIỀN VỚI CA DAO – DÂN CA VÀ CÁC HÌNH THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN Þ Quan sát mối quan hệ qua lại thân thiết giữa Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian chúng ta có thể thấy một cách sâu sắc: nhân dân Nam Bộ đã đứng dậy, cất lên tiếng nói chân thật, chấc phác của mình thông qua các câu ca dao và các làn điệu dân ca.. 85.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> TRONG VĂN HỌC LỤC VÂN TIÊN ĐỐNG GÓP CHO KHUYNH HƯỚNG THUYẾT GIÁO ĐẠO ĐỨC CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT  Thừa kế tiền nhân, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã nhắc đến quan điểm giáo dục nầy như là quan điểm cốt lõi của toàn bộ truyện Lục Vân Tiên. “Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe, Dữ răn việc trước, lành dè thân sau. Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.” 86.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> LỤC VÂN TIÊN ĐỐNG GÓP CHO KHUYNH HƯỚNG THUYẾT GIÁO ĐẠO ĐỨC CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT  Nhân vật chính thứ nhất của truyện là chàng Lục Vân Tiên. • Một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. • Một đấng nam nhi trong thời loạn lạc. • Mang cả ước vọng của người dân miền Đồng Nai Cửu Long, ra tay trừ bạo, dù gặp bao gian nan hiểm nghèo cũng không sờn lòng, quyết phấn đấu để cuối cùng đạt được ước vọng đem tài ra cứu nước.. 87.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> LỤC VÂN TIÊN ĐỐNG GÓP CHO KHUYNH HƯỚNG THUYẾT GIÁO ĐẠO ĐỨC CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT  Nhân vật chính thứ hai của truyện là nàng Kiều Nguyệt Nga. • Là một thiếu nữ tài sắc và đức độ vẹn toàn. • Là một phụ nữ trung trinh tiết liệt, giàu sang quyền quý không khuất phục được tấm lòng thủy chung như nhất của nàng đối với Lục Vân Tiên. • Là một tấm gương cho giới phụ nữ noi theo.. 88.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> LỤC VÂN TIÊN ĐỐNG GÓP CHO KHUYNH HƯỚNG THUYẾT GIÁO ĐẠO ĐỨC CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT  Nhân vật phản diện Bùi Kiệm và Trịnh Hâm. • Là nho sinh nhưng tư cách hèn kém, mang danh nho sĩ là người học chữ thánh hiền mà không giữ đạo đức của Thánh hiền . • Mang tính ganh ghét đố kị, lòng dạ hiểm độc. • Cuối cùng đều bị trừng thích đáng. Þ Theo quan niệm “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo ; thiện ác đáo đầu chung hữu báo ; chỉ hữu lai tảo dữ lai trì”, gieo nhân nào ắt gặt quả đấy. 89.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> KẾT LUẬN  Cố giáo sư Trần Văn Giàu: "Tôi cho rằng sở dĩ người Việt Nam ở miền Nam thích truyện "Lục Vân Tiên"trước hết là vì họ thấy mình trong các nhân vật tích cực được ca tụng trong truyện, y như Nguyễn Đình Chiểu nói về họ. Có gì thích thú hơn là đọc truyện mà thấy chính mình trong truyện?“  Lục Vân Tiên xứng đáng là tác phẩm lớn đưa nền văn học Nam Bộ bấy giờ hoà chung vào dòng chảy văn học của nước nhà. 90.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE 91.

<span class='text_page_counter'>(92)</span>

×