Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Quản lý thuế trong bối cảnh dịch covid 19 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.11 KB, 82 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------⁂----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Đề tài:
QUẢN LÝ THUẾ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội - 2021

: Nguyễn Thị Hồng Nhung
: CQ56/02.06
: Th.S Nguyễn Thùy Trang


MỤC LỤC
MỤC
LỤC .............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................4
DANH MỤC CÁC
BẢNG.....................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ....................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TRONG BỐI
CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM…………………………………10
1.1. Tổng quan về đại dịch Covid-19 và tác động của đại dịch Covid-19 ……..10


1.1.1. Tổng quan về đại dịch Covid-19……………………………………...10
1.1.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới kinh tế-xã hội của Việt Nam……16
1.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới quản lý thuế ở Việt Nam ……………29
1.2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 tới quản lý người nộp thuế………...29
1.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới quản lý kê khai thuế…………....32
1.2.3. Tác động của đại dịch Covid-19 tới quản lý thu nộp thuế……….…..35
1.2.4. Tác động của đại dịch Covid-19 tới quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế..38
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và
bải học cho Việt Nam…………………………………………………………..41
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch Covid19………………………………………………………………………………..41
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…………………………….….…44

2


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG BỐI
CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM ……………………...…………46
2.1. Thực trạng công tác quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt
Nam …………………………………………………………………………….46
2.1.1 Thực trạng công tác quản lý người nộp thuế…………………….…….46
2.1.2. Thực trạng công tác quản lý kê khai, quyết tốn thuế ……….…..…...50
2.1.3. Thực trang cơng tác quản lý thu, nộp thuế ………………………..….53
2.1.4. Thực trạng công tác quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế ………………...67
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt
Nam…………………………………………………………………………….62
2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân……………………………………62
2.2.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân………………………………………66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ THUẾ TRONG
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM ……………………...……70
3.1. Dự báo về tình hình đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế-xã hội trong thời

gian tới……………………………………………………………………..……70
3.1.1. Dự báo về tình hình đại dịch Covid-19……………………………....70
3.1.2. Dự đoán bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong tương lai…………….75
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở
Việt Nam………………………………………………………………………..76
3.2.1. Về chính sách thuế……………………………………………………76
3.2.2. Về lực lượng cán bộ quản lý thuế…………………………………….79
3.2.2. Về lực lượng cán bộ quản lý thuế………………………………….…80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………..……81

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTT
DN
NSNN
CQT
GTGT
TNDN
TNCN
CNTT
TTĐB

Người nộp thuế
Doanh nghiệp
Ngân sách nhà nước
Cơ quan Thuế
Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập cá nhân
Công nghệ thông tin
Tiêu thụ đặc biệt

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007- 2018…...19
Bảng 2: Tình hình tỉ lệ thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà nước ta trong
thời gian qua (Tài liệu của Tổng cục thuế)………………………………….….19

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1: Các triệu chứng của COVID-19……………………………………..…12
Hình 2: Sự tăng trưởng kinh tế- xã hội của Việt Nam qua 20 năm đổi mới……17
Hình 3: Biểu đồ số lượng Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và
hoàn tất giải thể (2013-2020)…………………………………………………...47

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế là một trong những công cụ hiệu quả để quản lý vĩ mô nền kinh tế
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội, để động viên thêm
một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào Ngân sách Nhà

nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và xã hội.
Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả
quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng và
nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta đang phải đối mặ
với nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, …
Cơng tác quản lý thuế cũng như các chính sách về thuế ln có tầm quan
trọng đối với nền kinh tế, điều tiết sự phát triển của tất cả thành phần kinh tế.
Trên thực tế công tác quản lý thuế vốn dĩ đang cịn nhiều bất cập, khó khăn
nay lại gặp phải đại dịch Covid lại càng khiến cho việc quản lý gặp nhiều
thách thức hơn nữa. Vừa đảm bảo đúng nguyên tắc lại không tạo ra sức ép
quá lớn đối với các chủ thể thực hiện.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý Thuế trong
bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay” để có cái nhìn tổng quan,
trung thực và đưa ra một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý thuế trước
những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và có thể là áp dụng khi nền kinh tế
ổn định
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

7


Với cái nhìn chuyên sâu hơn, khi đi nghiên cứu đề tài sẽ chỉ ra được những
mặt tích cực cũng như hạn chế trong công tác quản lý thuế tại thời điểm dịch
bệnh, đồng thời nêu ra được những biện pháp nâng cao công tác quản lý thuế
trong bối cảnh dịch Covid hiện nay, cùng với đó là những biện pháp hỗ trợ đối
với người nộp thuế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài xoay quanh công tác quản lý thuế, những

khó khăn cả trước và sau khi đối mặt với dịch bệnh, thực trạng hiện nay và
phương hướng giải quyết khắc phục nâng cao, …
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khơng gian: Tồn bộ nền kinh tế Việt Nam
+ Về thời gian: Các vấn đề liên quan thời gian trước,đang, sau khi có dịch
bệnh Covid
+ Về nội dung: tổng quan chung về quản lý thuế, thực trạng của công tác
quản lý thuế trước và đang có dịch bệnh, giải pháp nâng cao công tác quản lý
thuế cho tương
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt
nhiều phương pháp khác nhau.
Cụ thể, đề tài dựa trên cơ sở kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu thực
tiễn như phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp,… kết hợp với những
phương pháp dựa trên lý thuyết như phương pháp lịch sử, phân loại, thống kê
để tiến hành nghiên cứu và tổng hợp.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 chương :

8


Chương 1 : Những vấn đề cơ bản cơ bản về quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 ở Việt Nam
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở
Việt Nam
Chương 3 : Một số giải pháp đẩy mạnh quản lý thuế trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 ở Việt Nam

9



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TRONG
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về đại dịch Covid-19 và tác động của đại dịch Covid-19
1.1.1. Tổng quan về đại dịch Covid-19
1.1.1.1. Đại dịch Covid-19 là gì ?
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân
là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối
tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ
Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm
phổi khơng rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó
họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc
tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y
tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARSCoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12
năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài
Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật
Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ
lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm
2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ
thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.

10


Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi

"COVID-19" là "Đại dịch tồn cầu".
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo
vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên tồn cầu, bao
gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử
dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đơng người,
đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến
khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra
ngồi khi khơng cần thiết, đồng thời chuyển đổi mơ hình hoạt động kinh doanh,
học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể
kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung
Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc;
phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt
động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở
mức cao. Ngồi ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên tồn quốc hoặc ở
một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên
toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao
gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài
ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc
truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
1.1.1.2. Đặc điểm của đại dịch Covid-19
Sự lây truyền
Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong khơng khí khi
một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot
(0,91 m) đến 6 foot (1,8 m). Trong số 41 trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền
11


sử tiếp xúc với Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Tháng 5 năm 2020, một nghiên
cứu tại Đại học Hong Kong – Trung Quốc cũng cho biết virus này cũng lây qua

mắt cao gấp 100 lần so với SARS

Dấu hiệu và triệu chứng

Hình 1 : Các triệu chứng của COVID-19
Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt
mỏi và ho khan trong 80% trường hợp, 20% bị khó thở và suy hơ hấp chiếm
15%.X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi. Dấu hiệu sống nhìn
chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân.Các xét nghiệm
máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu
lympho). Nhiều bệnh nhân cịn có thể gặp các biểu hiện ngoài da, đặc biệt là ở
các ngón chân

12


Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC),
25% số người bệnh có thể khơng có triệu chứng gì hoặc triệu chứng khơng rõ
ràng.
Khả năng virus cịn sót lại sau khi hồi phục
Một nghiên cứu công bố vào ngày 27 tháng 2 trên JAMA Network cho thấy
virus SAR-CoV-2 có thể cịn sót lại trong cơ thể bệnh nhân ít nhất hai tuần sau
khi khơng cịn triệu chứng. Các nghiên cứu cho rằng, mặc dù virus cịn sót lại ở
người, hầu hết chúng đã được hệ miễn dịch người đó chống lại rất mạnh, do đó
nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn hồi phục là rất thấp. Virus lây nhiễm qua các
giọt dịch hô hấp do người bệnh bắn ra, nhưng những người hồi phục không có
triệu chứng ho, hắt hơi, đồng thời lượng virus trong cơ thể thấp nên việc lây lan
đòi hỏi phải tiếp xúc rất gần.
1.1.1.3. Tác động kinh tế xã hội
Đại dịch Covid-19 dẫn thiếu nguồn cung, xuất phát từ: việc sử dụng thiết bị

gia tăng trên toàn cầu để chống dịch, mua tích trữ và hoạt động nhà máy và hậu
cần gián đoạn do dịch. FDA đã đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu thuốc và thiết
bị y tế do nhu cầu của người tiêu dùng và nhà cung cấp tăng lên. Một số địa
phương, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Ý và Hồng Kông, cũng chứng kiến sự hoảng
loạn khi mua hàng dẫn đến việc kệ hàng chứa nhu yếu phẩm như thực
phẩm, giấy vệ sinh và nước đóng chai, gây ra trống trơn, dẫn đến tình trạng thiếu
nguồn cung. Ngành cơng nghệ nói riêng đã cảnh báo về sự chậm trễ đối với các
lô hàng điện tử. Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, nhu cầu về thiết bị
bảo vệ cá nhân đã tăng gấp 100 lần và nhu cầu này đã dẫn đến việc tăng giá lên
tới 20 lần so với giá thông thường, gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp các
mặt hàng y tế trong bốn đến sáu tháng.WHO nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt thiết
bị bảo vệ cá nhân trên toàn thế giới sẽ gây nguy hiểm và tăng độ rủi ro cho nhân
viên y tế
13


Vì Trung Quốc đại lục là một nền kinh tế lớn và là trung tâm sản xuất của thế
giới, sự bùng phát virus được coi là một mối đe dọa gây bất ổn lớn cho nền kinh
tế toàn cầu. Agedit Demarais của doanh nghiệp Economist Intelligence Unit dự
báo rằng các thị trường sẽ vẫn biến động cho đến khi có một tầm nhìn khả quan
hơn về dịch bệnh. Một số nhà phân tích đã ước tính rằng sự sụp đổ kinh tế do
COVID-19 đối với tăng trưởng tồn cầu có thể vượt qua dịch SARS Một ước
tính COVID-19 tác động hơn 300 tỷ đô la cho chuỗi cung ứng của thế giới có thể
kéo dài tới hai năm. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa "tranh giành" thị phần
do nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc khiến giá dầu giảm mạnh. Thị trường chứng
khốn tồn cầu chìm trong sắc đỏ vào ngày 24 tháng 2 do sự gia tăng đáng kể số
lượng người nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục. Vào ngày 27
tháng 2, do lo ngại về sự bùng phát của virus corona, các chỉ số chứng
khoán khác nhau của Hoa Kỳ bao gồm NASDAQ-100, S&P 500 Index và Chỉ số
công nghiệp Dow Jones đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Chỉ số Dow Jones

giảm 1.191 điểm, đợt giảm lớn nhất trong một ngày kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính 2007-2008. Kết thúc tuần, tất cả ba chỉ số đều giảm hơn 10%.] Ngày 28
tháng 2,Scope Ratings GmbH xác nhận xếp hạng tín dụng của Trung Quốc,
nhưng vẫn có cái nhìn tiêu cực. Chứng khốn sụt giảm một lần nữa do nỗi sợ
COVID-19, đợt giảm điểm lớn nhất là vào ngày 9 tháng 3 năm 2020. Nhiều
người cho rằng một cuộc suy thối kinh tế có thể diễn ra.
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lượng
khách du lịch từ Trung Quốc đại lục giảm mạnh. Hậu quả là nhiều hãng hàng
không như British Airways, China Eastern và Qantas đã hủy các chuyến bay do
nhu cầu đi lại thấp, thậm chí hãng hàng khơng khu vực Anh Flybe phải phá sản.
Một số nhà ga và bến phà cũng đã bị đóng cửa. Dịch bệnh trùng với mùa
Chunyun, một mùa du lịch lớn gắn liền với kỳ nghỉ đón năm mới của Trung
Quốc. Một số sự kiện tụ tập đông người đã bị chính quyền các quốc gia và khu
vực hủy bỏ, bao gồm các lễ hội năm mới hàng năm. Các cơng ty tư nhân cũng tự
đóng cửa cửa hàng và điểm du lịch của mình như Hong Kong
14


Disneyland và Shanghai Disneyland. Nhiều sự kiện Tết Âm lịch và các điểm
tham quan du lịch đóng cửa nhằm ngăn chặn tụ họp đông người, bao gồm Tử
Cấm Thành ở Bắc Kinh, các hội chợ đền truyền thống. 24 trong số 31 tỉnh, thành
phố và khu vực của Trung Quốc, chính quyền đã kéo dài kỳ nghỉ lễ năm mới đến
ngày 10 tháng 2, hầu hết các nơi làm việc khơng mở cửa cho đến ngày
đó. Những khu vực này đóng góp 80% GDP quốc gia và 90% xuất khẩu. Hồng
Kông đã nâng mức độ phản ứng với bệnh truyền nhiễm lên mức cao nhất và
tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa các trường học cho đến tháng 3 và hủy
bỏ lễ đón năm mới.
1.1.1.4. Phịng tránh
Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, khó thở và ho, được mô tả là "giống
như cúm". Để ngăn ngừa nhiễm virus, WHO khuyến cáo: "rửa tay thường

xuyên, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi và giữ khoảng cách ít nhất là
2 mét (6,56 feet) với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi,
tránh đưa tay chạm mắt, mũi, miệng khi tay chưa rửa sạch. Nếu bản thân có
biểu hiện sốt, ho hay khó thở, nên ở nhà và tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức
bằng cách gọi trước cho bác sĩ hay trung tâm y tế, tuân thủ chỉ dẫn của chính
quyền địa phương. Ln cập nhật thơng tin về dịch bệnh và tuân theo các hướng
dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe".
Chính phủ nhiều nước khuyến cáo người dân nên hạn chế tất cả các chuyến du
lịch không cần thiết đến các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh. Khơng có bằng chứng cho thấy vật ni, chẳng hạn như chó và mèo có thể
bị nhiễm bệnh. Trung Quốc đã cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chăm sóc người bị nhiễm
bệnh, biện pháp phịng ngừa tiêu chuẩn cần thêm kính bảo vệ mắt.

15


Mặc dù khơng có phương pháp điều trị cụ thể đối với coronavirus mới ở
người, CDC Hoa Kỳ khuyên rằng người nhiễm bệnh có thể làm giảm các triệu
chứng của họ bằng cách uống thuốc giảm đau hạ sốt (lưu ý không
dùng aspirin cho trẻ nhỏ), uống nước và nghỉ ngơi. Một số quốc gia yêu cầu mọi
người thông báo các triệu chứng giống cúm đến bác sĩ, đặc biệt nếu họ đã từng
du lịch đến Trung Quốc đại lục.
Dịch tễ là một phương pháp quan trọng để các cơ quan y tế xác định nguồn
lây nhiễm và ngăn ngừa lây truyền thêm. Các biện pháp cách ly với xã hội cũng
được khuyến nghị để ngăn ngừa lây truyền trong cộng đồng.
Những quan niệm sai lầm đang trôi nổi về cách ngăn ngừa nhiễm virus như
rửa mũi, súc miệng bằng nước súc miệng, ăn tỏi... là không hiệu quả
Để chủ động phịng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường
mới”, thực hiện “Thông điệp 5K" của Bộ Y Tế Việt Nam với các nội dung chính

sau đây:
KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập
trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện
thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thơng
thống.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP đông người, nơi đông người
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trung thực, tử tế; cài đặt ứng dụng
BlueZone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
16


1.1.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới kinh tế-xã hội của Việt Nam
1.1.2.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam trước đại dịch Covid-19
a. Những thành tựu đạt được
Trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã có những kỷ lục phát triển đáng chú ý.
Những cải cách kinh tế và chính trị theo Đổi mới, được đưa ra vào năm 1986, đã
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng và biến Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một quốc gia có nền kinh tế
đang phát triển mạnh mẽ.
Nền kinh tế được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ và sản xuất định
hướng xuất khẩu. Tỷ lệ nghèo được ước tính đã giảm xuống dưới 3%. Sau mức
tăng trưởng 6,8% trong năm 2017, dữ liệu sơ bộ cho thấy tăng trưởng GDP đã
tăng lên mức 7,1% trong năm 2018, được củng cố bởi sự đón đầu trên diện rộng
trong hoạt động kinh tế.
Tăng trưởng Việt Nam được dự báo sẽ ở mức vừa phải khoảng 6,6% trong
năm 2019, được thúc đẩy bởi việc thắt chặt tín dụng, tiêu dùng tư nhân chậm hơn
và nhu cầu bên ngoài yếu hơn. Áp lực lạm phát được dự báo sẽ ở mức vừa phải,

do điều kiện nhu cầu toàn cầu giảm và giá năng lượng, thực phẩm toàn cầu ở
mức vừa phải.

17


Hình 2: Sự tăng trưởng kinh tế- xã hội của Việt Nam qua 20 năm đổi mới
Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin Kinh tế Xã hội Quốc gia (NCIF) 2019:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,6 – 6,8%; Tăng trưởng giá tiêu dùng
trung bình (CPI) là khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; Tỷ lệ
thâm hụt thương mại trên tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư
và phát triển xã hội là khoảng 33-34% GDP.
Theo Báo cáo thường niên kinh tế vĩ mô Việt Nam, sự tăng trưởng ấn tượng
của nền kinh tế Việt Nam năm ngoái đi kèm với ba điểm sáng:


Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đến từ tất cả các khu vực cho thấy sự gia
tăng khá đồng đều trong hoạt động kinh tế
18






Thứ hai, vai trị của một đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của khu
vực tư nhân là rõ ràng. Tiêu dùng tư nhân cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của
tổng cầu với mức tăng 11,7% so với năm trước. Đầu tư tư nhân vẫn giữ mức
tăng trưởng 18,5% của năm trước trong bối cảnh tăng trưởng đầu tư xã hội
thấp hơn so với năm trước.

Thứ ba, hoạt động xuất nhập khẩu đã lập kỷ lục mới với thặng dư xuất
khẩu hàng năm là 7,2 tỷ USD, tăng 147% so với năm trước. Đặc biệt, lần đầu
tiên, khu vực tư nhân có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn khu vực đầu tư
nước ngoài (15,9% so với 12,9%).
Theo Tổng Giám đốc Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, kết quả tích cực
của nền kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ tạo ra động lực tăng trưởng cho năm 2019
và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục xu
hướng tăng trưởng chậm với các yếu tố rủi ro và thách thức ngày càng tăng.
Còn đối với Việt Nam, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2018, Diễn đàn
kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam là 77/140 nền kinh tế có điểm số và thứ hạng
tương đối cao về mô ổn định kinh tế vĩ mô; về sức khỏe và quy mô thị trường.

Bảng 1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20072018

19


Ngoài ra, kết quả về việc huy động vốn cũng đáng khích lệ. Giai đoạn 19862017, để tạo nguồn lực tài chính cho phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã khuyến
khích mọi cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu
tư phát triển kinh tế. Kết quả là tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước ta ngày
càng tăng. Nếu như giai đoạn 1998-2000, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 117,9
nghìn tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 1667,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 14 lần so
với giai đoạn 1998-2000.

Năm

Tổng số thuế và phí (tỷ
đồng)

% So với tổng thu

NSNN

% So với GDP

199
0

5906

73.7

14.0

199
1

9844

92.7

12.83

199
2

18514

88.0

16.75


199
3

28695

90.5

21.0

199
4

36629

89.6

21.51

Bảng 2: Tình hình tỉ lệ thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà nước ta
trong thời gian qua (Tài liệu của Tổng cục thuế).
Qua biểu trên ta thấy số thu thuế và phí đã chiếm phần chủ yếu trong tổng
thu NSNN và tăng nhanh qua các năm, đã bảo đảm về cơ bản yêu cầu chi thường
xuyên ngày càng tăng của NSNN, giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng

20


bước góp phần ổn định trật tự xã hội, giành một phần để tăng chi cho tích luỹ.
Như vậy, chứng tỏ thuế là nguồn thu quan trọng nhất của NSNN.

b. Những thách thức gặp phải
Trong những năm vừa qua cũng như trong những năm tiếp theo, sự phát triển
kinh tế của Việt Nam khơng chỉ có cơ hội, mà cịn có khơng ít thách thức, thậm
chí cả những nguy cơ. Điều đáng chú ý là nhiều thách thức trong đó lại xuất phát
từ những mặt khác của chính những yếu tố tạo ra cơ hội cho phát triển kinh tế
đất nước.
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các
sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với
các doanh nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của nước ngồi khơng chỉ ở thị trường
nước ngồi mà ngay cả ở thị trường trong nước của Việt Nam; trong khi các
doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ cơng nghệ
thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn,
công nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu
nổi tiếng trên thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị sản
xuất toàn cầu, hiện nay, phần lớn là ở những công đoạn có trình độ cơng nghệ
thấp, gia cơng, lắp ráp.
Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động
trực tiếp, nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên ngoài, từ những biến
động trên thị trường khu vực, thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền,
nhất là những đồng tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi của các luồng hàng
hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và nghiêm trọng hơn là chịu sự tác động, ảnh
hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và trên thế
giới. Tác động với nền kinh tế đất nước sẽ rất nghiêm trọng nếu Việt Nam khơng
chủ động có biện pháp ứng phó và nếu nội lực của nền kinh tế yếu. Đồng thời,
các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với những thách thức từ những cuộc tấn
công mạng vào các hệ thống quản lý, hệ thống dữ liệu để ăn cắp dữ liệu, ăn cắp
21


cơng nghệ, kế hoạch, các bí quyết kinh doanh, nhất là của những đối thủ cạnh

tranh.
Khi hội nhập quốc tế, việc giữ vững, không ngừng củng cố nền kinh tế độc
lập, tự chủ của đất nước cũng gặp những thách thức bởi một tỷ lệ không nhỏ các
yếu tố đầu vào cho hoạt động của nền kinh tế (vốn, công nghệ, máy móc, thiết bị,
vật tư, nguyên liệu) là nhập khẩu từ nước ngồi và thị trường bên ngồi có vai
trò rất lớn, rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mà nền kinh
tế đất nước tạo ra. Hàng hóa nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ góp phần
làm phong phú hơn hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân, nhưng sẽ trở thành thách thức nếu hàng hóa nước ngồi chiếm lĩnh thị
trường, loại hàng hóa Việt Nam ra khỏi thị trường, bóp chết sản xuất trong nước.
Những điều kiện vay vốn nước ngồi (vay chính phủ các nước, vay các ngân
hàng, tổ chức tài chính quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế…) càng dễ dàng,
thuận lợi thì nợ nước ngồi cũng càng có khả năng, điều kiện tăng nhanh, sẽ trở
thành thách thức lớn khi việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không phải chỉ tạo ra cơ hội
cho kinh tế Việt Nam phát triển, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước
tiên tiến, mà cũng tạo cho Việt Nam nhiều thách thức lớn phải vượt qua và chỉ
khi vượt qua những thách thức này mới nắm bắt được cơ hội, chuyển cơ hội
thành hiện thực. Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là vấn đề tốc độ phát triển
rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của những thay đổi, phát
triển công nghệ diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Theo kịp tốc độ phát triển này
đối với Việt Nam là một thách thức lớn. Hơn nữa, trong khi ở Việt Nam, hệ
thống thể chế cho các hoạt động, các lĩnh vực, các mơ hình kinh doanh mới, việc
bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, xử lý tranh chấp,… việc quản lý
các hoạt động kinh tế, sinh hoạt xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp lần
thứ tư cịn chưa hình thành; việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển
khoa học - công nghệ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng… đáp ứng đòi hỏi phát
22



triển kinh tế đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không
phải là nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng.
Thách thức khác đối với Việt Nam là trình độ khoa học - cơng nghệ rất
cao, rất mới, diễn ra trên diện rất rộng, hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế, phạm
vi tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để nắm bắt được
cơ hội, đòi hỏi phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu đặt ra, đòi hỏi đất
nước cũng phải có trình độ phát triển cao về khoa học - cơng nghệ, có nguồn
nhân lực chất lượng cao, từ cán bộ nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ,
thiết kế sản phẩm đến những người trực tiếp sản xuất; đòi hỏi cả những thay đổi
tâm lý, nếp sống của các tầng lớp xã hội, thay đổi tổ chức, quản lý của hệ thống
chính quyền các cấp, các ngành; đây không phải là vấn đề dễ dàng, mà thật sự là
những thách thức. Không vượt qua được những thách thức nhỏ, cụ thể này thì
thách thức lớn nhất với Việt Nam sẽ là tụt hậu xa hơn, so với các nước khác
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á
phát triển năng động, nhưng cũng là khu vực có sự cạnh tranh, tranh giành ảnh
hưởng mạnh mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung
Quốc. Đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước trong khu vực
hết sức căng thẳng, có nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Giữ vững chủ quyền
biển, đảo của đất nước, đồng thời phải giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để
phát triển kinh tế đất nước là thách thức lớn đối với Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam phát triển chưa ổn định, bền vững. Nợ công, thâm hụt
ngân sách nhà nước cao, kéo dài. Doanh nghiệp trong nước 95-96% là doanh
nghiệp nhỏ, trình độ cơng nghệ thấp. Nền kinh tế cơ bản cịn phát triển theo
chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông,
chuyển dịch sang phát triển theo chiều sâu dựa trên khoa học – công nghệ và
nguồn nhân lực chất lượng cao còn chậm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh kinh tế thấp, chuyển biến chậm.

23



Đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân
tầng xã hội có xu hướng mở rộng khơng chỉ ảnh hưởng tới ổn định xã hội mà
cịn ảnh hưởng tới sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế. Tình
trạng ơ nhiễm mơi trường được quan tâm ngăn ngừa, xử lý, nhưng chưa ngăn
chặn được, vẫn có xu hướng tăng lên, nguồn lực, chi phí cho bảo vệ mơi trường
cũng ngày càng tăng lên. Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng
lên, điều kiện sống được cải thiện, nhưng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội bị
suy thối, xuống cấp; tình trạng tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu của một bộ
phận cán bộ, công chức làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, làm giảm
hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoạt động của các doanh nghiệp. Tất cả
những điều này đều ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, là những thách thức
phải vượt qua.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới sẽ chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu (theo đánh giá của các tổ chức
quốc tế). Hiện nay, biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra nhanh, tình trạng nước
biển xâm nhập sâu vào các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long; sạt lở đê biển,
sói lở bờ biển xảy ra ở nhiều vùng; thiên tai, bão lũ cường độ lớn xảy ra nhiều
hơn, mức độ tàn phá lớn hơn. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Việt Nam tăng
lên, tình trạng hạn hán, thiếu nước khá nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều vùng.
Đầu tư cho phịng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng cao.
Đây là những thách thức rất lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong những
năm tới.
1.1.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới kinh tế-xã hội Việt Nam
a. Giảm mức tăng trưởng kinh tế
Trong quý 1 năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh tăng chỉ có 0,42%, Hà
Nội tăng 3,72%, Hải Phòng tăng 14,9% (dẫn đầu cả nước), Cần Thơ 4,07%, Đà
Nẵng chưa có số liệu cụ thể nhưng báo cáo chính phủ tăng trưởng âm, thấp kỷ
24



lục sau nhiều năm và đánh giá thấp hơn cả TP.HCM. Các tỉnh: Quảng Ninh
7,2%, An Giang 4,75%, Vĩnh Phúc tăng 6,38%, Khánh Hòa giảm 9,33%, Lâm
Đồng tăng 9,8%, Đắk Nông tăng 5,04%, Tiền Giang tăng 3,86%, Bắc Giang tăng
7,4%, Bắc Ninh 5,9%, Thái Bình tăng 6,87%, Phú Yên tăng 1,08%... Theo IMF
thì Việt Nam năm 2020 tăng khoảng 2,7%, cao hàng đầu châu Á (trong khi Đông
Nam Á giảm 0,7% và toàn thế giới giảm 3%).
Tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 là 1,81% (quý 2 là 0,36%). Theo IHS
Markit, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng 1% năm 2020. Tăng trưởng ở một số
địa phương 6 tháng đầu năm: TP.HCM tăng 1,02% (tính theo giá so sánh 2010);
Hà Nội tăng 3,39%; Hải Phòng tăng 10,87% (cao nhất nước); Cần Thơ tăng
1,43%; Bình Định tăng 2,01%; Đồng Nai tăng 5,8%; Bình Thuận tăng 2,81%,..
Chín tháng đầu năm cả nước tăng 2,12%, Hải Phịng tăng ước tính 11,39%,
Hà Nội tăng 3,27%, TP Hồ Chí Minh tăng 0,77%, Đà Nẵng quý 3 giảm mạnh, dự
báo cả năm giảm 9,26%, Bắc Giang ước đạt 10,98%, Quảng Ninh 6,5%, Cần
Thơ 1,98%...GRDP Đà Nẵng năm 2020 giảm 9,77% so với cùng kỳ năm 2019,
GRDP bình quân đầu người giảm 10,2% cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GRDP) năm 2020 Quảng Ninh tăng 10,05%, Hà Nội cả năm ước tăng 3,98%,
TP. Hồ Chí Minh cả năm tăng 1,39%.
GDP quý 4 của Việt Nam tăng 4,48%.
Kinh tế năm 2020 của Việt Nam tăng 2,91%, theo báo cáo của nhà nước, mức
tăng này theo Reuters, thuộc hàng cao nhất thế giới, nhưng vẫn là thấp nhất trong
vịng 30 năm. Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68% so với cùng kỳ
năm trước, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98% và dịch vụ
tăng 2,34%. GDP của Việt Nam tăng 7,02% trong năm 2019, vượt mục tiêu của
năm đề ra 6,6 đến 6,8%. Bắc Giang bất ngờ đạt mức tăng trưởng cao nhất cả
nước năm 2020, đạt 13,02%, Hải Phòng đứng ở vị trí thứ hai, tăng 11,22%,
Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng 10,05%, Ninh Thuận tăng 9,58% xếp thứ 3 và
25



×