Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU BÀI KIỂM NGHIỆM TINH DẦU SẢ CHANH VÀ TINH DẦU TRÀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.75 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC

Bộ Môn Thực Vật Dược – Dược Liệu – Dược Cổ Truyền

BÀI 6
KIỂM NGHIỆM TINH DẦU SẢ CHANH VÀ
TINH DẦU TRÀM
Môn: Dược liệu 2 (MCC 401)
Giảng viên: Trần Thị Diễm Thùy
Mail:
1


MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi thực hành, sinh viên phải:
- Kiểm nghiệm được các chất pha trộn trong tinh dầu để phát
hiện sự giả mạo.
- Định tính citral trong tinh dầu sả.
- Định tính cineol trong tinh dầu tràm.

2


NỘI DUNG

4

1 1

NỘI


DUNG

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2

DƯỢC LIỆU

3

CÁCH TIẾN HÀNH


1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tinh dầu là một hỗn hợp các chất bay hơi phức tạp, có cấu
tạo chủ yếu là các hydrocarbon mono và sesquiterpen,
thường có mùi rất thơm, thu được chủ yếu từ thực vật, có
thể cất kéo theo hơi nước.

4


1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đa số các tinh dầu không có màu hay màu vàng nhạt, ở dạng
lỏng ở nhiệt độ thường, tỉ trọng <1 (một vài tinh dầu có màu
đặc biệt, 1 số ít có tỉ trọng >1).

5



1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khi bị oxy hóa, tinh dầu bị hóa nhựa làm thay đổi các tính
chất lý hóa của tinh dầu.
Các tinh dầu dễ tan trong các dung môi kém phân cực như
ether dầu hỏa, n-hexan, benzen, cloroform, ether; ít tan hơn
trong các dung mơi phân cực như aceton, cồn; gần như
không tan trong nước.

6


2. DƯỢC LIỆU

Tinh dầu Sả

Tinh dầu Tràm
7


3. CÁCH TIẾN HÀNH
A. PHẢN ỨNG TÌM NƯỚC
 Cho vào ống nghiệm thật khơ 1ml tinh dầu, thêm một ít
tinh thể Na2SO4 khan, lắc kỹ. Nếu thấy Na2SO4 vón cục
hoặc chảy ướt là tinh dầu có nước.

Na2SO4

8



3. CÁCH TIẾN HÀNH
A. PHẢN ỨNG TÌM NƯỚC
 Có thể dùng CuSO4 khan thay cho Na2SO4. Nếu tinh dầu
có nước sẽ làm CuSO4 chuyển từ màu lam nhạt sang màu
xanh dương đậm hơn của CuSO4.5H2O.

CuSO4

9


3. CÁCH TIẾN HÀNH
B. PHẢN ỨNG TÌM DẦU MỠ
Nhỏ 1 giọt tinh dầu lên một miếng giấy mỏng. Hơ nhẹ trên
bếp điện cho bay hết tinh dầu. Nếu trên tờ giấy cịn lại vết
trong mờ là có dầu mỡ.

Giấy lọc

10


3. CÁCH TIẾN HÀNH
B. PHẢN ỨNG TÌM DẦU MỠ
Cho vào ống nghiệm 1ml tinh dầu và 8ml cồn 95%, lắc đều.
Tinh dầu tan vào trong cồn, chất béo không tan trong cồn sẽ
bị đẩy ra dưới dạng giọt lắng xuống hay bám ở thành ống
nghiệm. Nếu lượng chất béo ít sẽ thấy dung dịch bị đục.

11



3. CÁCH TIẾN HÀNH
C. PHẢN ỨNG TÌM ALCOL
Cho vào một ống nghiệm lớn, khô 2ml tinh dầu. Nút miệng
ống nghiệm (khơng q chặt) bằng 1 miếng bơng có gói vài
tinh thể fuschin. Hơ nhẹ ống nghiệm trên đèn cồn cho hỗn
hợp bốc hơi (không đun sôi ống nghiệm). Nếu nút bơng
được nhuộm đỏ là tinh dầu có alcol.

12


3. CÁCH TIẾN HÀNH
D. ĐỊNH TÍNH ALDEHYD TRONG TINH DẦU SẢ
Cho vào ống nghiệm 2ml tinh dầu Sả, 2ml dung dịch NaHSO3
bão hòa (mới pha). Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn,
khuấy kỹ trong vài phút thì hợp chất cộng được tạo ra có thể
chất giống như kem.

13


3. CÁCH TIẾN HÀNH
E. ĐỊNH TÍNH ALDEHYD TRONG TINH DẦU TRÀM
Cho vào ống nghiệm 1ml tinh dầu Tràm và 1ml H3PO4 đậm
đặc. Đặt ống nghiệm vào một hỗn hợp sinh hàn, khuấy kỹ
trong vài phút. Phức chất cộng cineol phosphat được tạo
thành có thể chất như kem, màu từ trắng ngà đến đỏ cam
tùy theo độ tinh khiết của tinh dầu.


14


HỎI - ĐÁP
1. Tinh dầu tan được trong nước?
A. Đúng
B. Sai
2. Tinh dầu thường khơng có màu hay màu vàng nhạt, ở
dạng lỏng ở nhiệt độ thường, đa số tỉ trọng <1
A. Đúng
B. Sai

15


CÂU HỎI THẢO LUẬN
(?) Lý giải vì sao nước lại có mặt trong tinh dầu?
(?) Lý giải vì sao ở phản ứng tìm alcol phải tiến hành hơ nhẹ
ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, nếu giả sử ta vô tình hơ
hỗn hợp tinh dầu trong ống nghiệm sơi lên có được khơng?
Giải thích?

16


17




×