Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đặc điểm bệnh tay chân miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.07 KB, 15 trang )

ĐẶC ĐIỂM BỆNH TAY CHÂN MIỆNG


TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh tay chân miệng (TCM) tại Khoa Nhiễm – Thần
Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007.
Phương pháp: Cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Có 538 trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện. Có đến 91% các trẻ này chưa
đến 36 tháng tuổi. Số trẻ có triệu chứng thần kinh là 448 (83,3%). Trong số trẻ có
triệu chứng thần kinh, 189 trẻ (35,1%) có biến chứng nặng (viêm màng não, viêm não
thân não, viêm não tủy và liệt mềm cấp). Số trẻ có biến chứng hô hấp tuần hoàn là 90
(16,7%), trong đó 22 trẻ (4,1%) phù phổi và sốc. Có 16 trẻ tử vong, chiếm tỉ lệ 3%.
Sốt là mốc thời gian đáng tin cậy để theo dõi diễn tiến bệnh. Trẻ bệnh thường bị biến
chứng thần kinh vào ngày 2, biến chứng hô hấp- tuần hoàn vào ngày 3 của sốt. Có
14/16 trẻ tử vong trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện biến chứng hô hấp- tuần hoàn,
vào ngày 3 hoặc 4 kể từ lúc sốt. Các yếu tố có liên quan đến biến chứng và tử vong
của bệnh tay chân miệng là sốt cao và ói.
Kết luận: Cần theo dõi sát các trẻ bệnh tay chân miệng có sốt cao, ói nhiều để phát
hiện sớm các biến chứng về hô hấp và tuần hoàn, đặc biệt vào ngày thứ hai kể từ khi
có sốt.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF THE HAND FOOT MOUTH DISEASE AT THE
CHILDREN HOSPITAL N
o
I – HO CHI MINH CITY – IN 2007
Truong Thi Chiet Ngu, Doan Thi Ngoc Diep, Truong Huu Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 219 - 223
Objectives: To describe clinical characteristics and evolution of hand- foot- mouth
patients admitted to Hospital Children I.
Method: Cross-sectional descriptive study.
Results: There were 538 patients admitted Hospital Children I. Four hundred and


ninety patients (91%) are under 36 months. Four hundred and forty eight patients
(83.3%) had neurological complications, including meningitis, rhomb encephalitis,
and acute flaccid paralysis. Ninety patients (16.7%) had cardiopulmonary
complications, including tachypnea, tachycardia, hypertension and eventually
pulmonary edema- shock. There were 16 children (3%) died. Fever is a time-point
that is reliable to follow up patients. They often had complications at the second or
third day of fever. Fourteen of 16 patients died in 24 hours after cardiopulmonary
complications appeared.
Conclusions: We should strictly follow up the HFM patients who have high fever,
vomiting to recognize the cardiopulmonary complications, especially at the second
day of fever.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng phát ban khá chuyên biệt gây ra bởi
Enterovirus (EV). Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackievirus A16
(CVA16). Bệnh cũng có thể do một số tác nhân khác như Enterovirus 71 (EV71);
Coxsackieviruses A (CVA) 5, 7, 9, 10 và Coxsackieviruses B 2 và 5. Trong đó, EV71
là tác nhân đáng quan tâm nhất vì có thể gây ra các bệnh cảnh trầm trọng đưa đến tử
vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
(Error! Reference source not found.)
.
Ở vùng Châu Á- Thái Bình Dương, kể từ năm 1997, nhiều trận dịch lớn và sự lưu
hành địa phương mức độ cao của EV71 đã được báo cáo, đặc biệt là 2 trận dịch
TCM lớn ở Sarawak (năm 1997) và Đài Loan (năm 1998)
(Error! Reference source not
found.)
. Một đặc tính cảnh báo của các trận dịch trên là sự xuất hiện của hội chứng
phù phổi thần kinh kèm với viêm não thân não gây tử vong nhanh chóng, thường
là trong vòng 24 đến 48 giờ sau khởi bệnh.
Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây cũng đã ghi nhận rất nhiều trẻ bệnh TCM,
cũng như các trẻ bị TCM có biến chứng thần kinh, hô hấp và tuần hoàn. Nghiên

cứu này nhằm mô tả những đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh
TCM ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 385 trẻ.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các trẻ được chẩn đoán bệnh TCM nhập Khoa Nhiễm-
Thần Kinh hay Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh
nhân có bệnh lý nền mạn tính hay các bệnh lý khác kèm theo.
Một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
Phân độ nặng trẻ TCM
Độ I: Sang thương da niêm đơn thuần. Độ II: Có các triệu chứng thần kinh như: giật
mình, run chi, yếu chi, co giật, hôn mê...Độ III A: Rối loạn hệ thần kinh tự động. Độ
IIIB: Phù phổi cấp, suy tuần hoàn (±).
Biến chứng thần kinh
Trẻ bệnh TCM từ độ II trở lên.
Biến chứng thần kinh nặng
Viêm màng não, viêm não, viêm não tủy và liệt mềm cấp.
Biến chứng hô hấp- tuần hoàn
Trẻ bệnh TCM độ IIIA và IIIB.
Biến chứng hô hấp- tuần hoàn nặng
Trẻ bệnh TCM độ IIIB.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Có 538 trẻ được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 90 BN (16,6%) độ I, 358 BN
(66,6%) độ II, 68 BN (12,6%) độ IIIA và 22 BN (4,1%) độ IIIB.
Đặc điểm về dịch tễ học
Giới tính
Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỉ lệ nam: nữ là 1,45:1. Có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ
nam giữa 2 nhóm có biến chứng thần kinh- hô hấp- tuần hoàn và nhóm không biến
chứng. Có thể là do khả năng mẫn cảm bệnh ở mức độ gen của ký chủ

(Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.)
. Trong nghiên cứu này, không thấy sự liên quan giữa
giới tính và tử vong trong bệnh TCM.
Tuổi
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, đỉnh là 1-2 tuổi (48,3%) và ít gặp ở trẻ nhỏ hơn
6 tháng và trên 5 tuổi. Đối với các trường hợp TCM có biến chứng hô hấp- tuần
hoàn chủ yếu là trẻ từ 12-24 tháng (47,8%) và không có trẻ nào dưới 6 tháng tuổi.
Địa phương
Bệnh TCM xảy ra rải rác ở tất cả các tỉnh thành miền Nam.
Khả năng tái nhiễm
Trẻ có thể mắc bệnh TCM nhiều lần, thậm chí trong cùng một mùa bệnh. Số lần
mắc bệnh không liên quan đến độ nặng bệnh và độ nặng giữa 2 lần mắc bệnh cũng
không giống nhau. Điều này cho thấy khả năng trẻ nhiễm các chủng huyết thanh
EV khác nhau trong các lần mắc bệnh.

×