Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay-chân-miệng và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 76 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI HÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH
TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2006 - 2012
Hà Nội - 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI HÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH
TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2011

Chuyên ngành: Y học dự phòng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tiến sỹ: Hoàng Đức Hạnh
Thạc sỹ: Nguyễn Trọng Tài
Hà Nội - 2012
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADN Acid Deoxyribo Nucleic
ARN Acid Ribonucleic
BCĐ Ban chỉ đạo
BN Bệnh nhân


BYT Bộ Y tế
EV Enterovirus
HFMD Hand, foot and mouth disease
HIV/AIDS Human immunodeficiency virus / Acquired Immune
Deficiency Syndrome
HN Hà Nội
IgM Immunoglobulin M
IgG Immunoglobulin G
KH Kế hoạch
PCD Phòng chống dịch
PH Hydrogen power
RT-PCR Real time - Polymerase Chain Reaction
SYT Sở Y tế
TT Thông tư
4
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TCM Tay chân miệng
UBND Ủy ban nhân dân
VRĐR Vi rút đường ruột
QĐ Quyết định
5
Lời cảm ơn
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y học Dự phòng
dưới sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Đức Hạnh và
Ths. Nguyễn Trọng Tài hai người thầy đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Viện Đào tạo Y Học
Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, đặc biệt là các thầy, các cô trong bộ môn
Dịch tễ đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóa

luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các cô, chú và các anh chị công tác tại Trung tâm y tế dự
phòng Hà Nội, Sở y tế Thành phố Hà Nội đã có những hỗ trợ cần thiết đối với
tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người đã luôn cổ vũ, động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Sau cùng tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn tới gia đình đã
luôn chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2012
6
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải Hà

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận một cách khoa học, chính xác
và trung thực. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa được
đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012


7
8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng là bệnh chủ yếu do vi rút đường ruột gây ra
thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi và có thể xảy ra đối với người lớn. Vi rút

thường gây sốt, đau họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Bệnh lây từ
người sang người và dễ gây thành dịch. Bệnh thường ở mức độ nhẹ và hồi
phục trong vòng 7-10 ngày. Một trong các chủng gây bệnh là EV71 có thể
gây các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… và
tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [4].
Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang
người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng
nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên
bị bệnh.
Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những
người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là
những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có
kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu
chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái nhiễm do một chủng virus
khác gây nên.
Bệnh gặp ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới
như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan. Trong mấy năm gần đây
dịch đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới và gây ra nhiều vụ dịch lớn.
Ở Việt Nam tình hình bệnh tay chân miệng đang ở mức báo động. Từ
năm 2008- 2010, mỗi năm cả nước ghi nhận trên 10.000 trường hợp mắc bệnh
tay chân miệng. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy từ đầu năm 2011
đến nay, số bệnh nhân mắc tay chân miệng trên cả nước tăng gấp đôi so với
9
cùng kỳ năm ngoái với tổng số mắc lên đến 20.000 người. Số bệnh nhân tử
vong cập nhật mới nhất đã lên đến 56 trường hợp. Trong đó 50/56 trường hợp
tử vong là bệnh nhi của các tỉnh phía Nam [1].
Tại miền Nam tỷ lệ mắc bệnh cao và đã có nhiều nghiên cứu về bệnh
tay chân miệng, nhưng miền Bắc còn ít nghiên cứu về đề tài này. Tại miền
Bắc bệnh tay chân miệng có những diễn biến bất thường thể hiện bằng những
báo cáo bệnh tăng liên tiếp tại các địa phương, bệnh tay chân miệng đã trở

thành một vấn đề thời sự gây nhiều hoang mang cho người dân.
Tại Hà Nội, tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức
tạp với tỷ lệ mắc cao trong 2 năm gần đây. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào
về tình hình dịch tễ bệnh tay chân miệng tại Hà Nội. Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:  !" #$%#
"&!"'&''()*+ ,-./001.
Mục tiêu:
02 3!" %",4
-./002
.2 3&!"'&''(!" %")*+ 
,-./002
10
CHƯƠNG 1
TỐNG QUAN
1.1 Dịch tễ học bệnh Tay Chân Miệng
5 !"
1.1.1.1 Định nghĩa ca bệnh
- Ca bệnh lâm sàng: Trẻ em dưới 15 tuổi với các biểu hiện:
+ Sốt (trên 37,5°C)
+ Loét miệng (vết loét đỏ hay mọng nước đường kính 2-3 mm ở niêm
mạc miệng, lợi, lưỡi) và/hoặc phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân,
vùng mông, đầu gối.
- Ca bệnh xác định: Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xét
nghiệm dương tính với virus (Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16;
Coxsakievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71) [2].
1.1.1.2 Chẩn đoán phân biệt.
Triệu chứng
bệnh
Tay chân
miệng

Thủy đậu Zona (giời
leo)
Herpes
simplex
Tuổi < 10 5-11 tuổi,
người lớn
Vị trí ban Lòng bàn tay,
khuỷu tay, đầu
gối, mông,
bụng, lòng bàn
chân, loét
Rải rác toàn
thân, lan từ
đầu, mặt,
xuống thân
và tay chân
Chỉ ở 1 bên
cơ thể
Từng chùm
mụn nước
nhỏ quanh
miệng
Dạng ban Đỏ + Mụn
nước, sẩn,
hồng ban, màu
xám, hình bầu
Mụn nước cũ
xen lẫn mới,
lõm ở giữa
khi mới mọc,

Chùm mụn
nước to nhỏ
không đều +
hạch ở cổ,
Mụn nước sẽ
vỡ, chảy
dịch, đóng
mày và lành
11
dục, khi lành
không thành
sẹo
trong lẫn đục
(mủ) do bội
nhiễm vi
khuẩn
nách, bẹn
cùng bên
sẹo
Cảm giác Không đau,
không ngứa
Ngứa, đau
nhức rất khó
chịu
Ngứa, đau
nhức rất khó
chịu
Ngứa, rát



Tay chân miệng
Zona
Thủy đậu
Herpes simplex
12
602076'89:!" #%#"4;4<= 4
>*'>'?>@
1.1.1.3 Xét nghiệm
Loại bệnh phẩm
- Phân, dịch ngoáy họng, dịch nốt phồng, dịch nốt loét, dịch não tủy là
các bệnh phẩm để phân lập virus và thực hiện các xét nghiệm sinh học
phân tử.
- Máu để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc
hiệu.
Phương pháp xét nghiệm
- Phân lập virus: Cấy bệnh phẩm vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôi
người. Virus phá hủy tế bào.
- Xét nghiệm RT-PCR phát hiện ARN của virus.
- Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản
ứng trung hòa, miễn dịch huỳnh quang [2].
1.1.1.4 Tiến triển của bệnh
Bệnh thường diễn biến lành tính, đa số các trường hợp tay chân miệng
cải thiện lâm sàng sau 3-5 ngày, tổn thương da và niêm mạc hết sau khoảng 7-
10 ngày, bệnh tự khỏi không để lại di chứng. Bệnh nhân tiếp tục thải virus
qua phân trong vài tuần [4].
Bệnh nhân bị tay chân miệng do Coxsakievirus có thể bị viêm màng
não vô khuẩn, mặc dù rất hiếm gặp.
Bệnh nhân bị bệnh do EV71 có thể có biểu hiện các biến chứng thần
kinh bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm tủy… ngoài ra những trẻ này
còn có thể xuất hiện biến chứng hô hấp-tuần hoàn, thường dẫn tới trụy tim

mạch và phù phổi [15], [17].
13
%%!"
Tác nhân gây bệnh chính là virus nhóm Enterovirus (virus đường ruột)
gây bệnh ở người, thuộc họ Picornaviridae. Các virus này bao gồm virus bại
liệt, virus Coxsackie, Echovirus và các tác nhân mới được phát hiện gọi
chung là Newer enterovirus. Tuy nhiên hay gặp nhất là Coxsakievirus A16 và
Enterovirus 71 hoặc một loại virus khác thuộc nhóm Enterovirus [15], [16],
[27], [33].
602.76ABC0*+D"E
Coxsakie virus và EV71 đều là nhưng virus nhỏ có cấu trúc đối xứng
hình khối đa giác đều 20 mặt, kích thước 20-30 nm, trong đó có chứa acid
nucleic là chuỗi đơn ARN không vỏ bọc. Thành phần hạt virus bao gồm acid
nucleic chiếm 20-30% khối lượng, còn 70-80% là protein, không có glucid và
lipid. Các virus này tồn tại được ở PH dao động từ 2-10, ete, cồn nhưng bị bất
hoạt ở 50
o
C, fomon, chất oxy hóa mạnh [15].
Coxsakie virus lần đầu tiên được phân lập trong phân người tại thị trấn
Coxsakie, New York, năm 1948 bởi G.DallDorf. Virus Coxsakie được phân
14
thành 2 nhóm A và B. Nhóm A (24 chủng) gây hoại tử cơ và tử vong, virus
typ A16 là nguyên nhân liên quan trong phần lớn các ca tay chân miệng [15].
Tuy nhiên, một số chủng khác cũng gây bệnh bao gồm Coxsakie typ huyết
thanh A5, A7, A9, A10. Coxsackievirus nhóm B (6 chủng) gây tổn thương
nội tạng nhưng thường nhẹ hơn, typ B1, B2, B3, B5 cũng là nguyên nhân gây
bệnh tay chân miệng [16]. Cả virus Coxsakie nhóm A và B đều có thể gây
viêm màng não, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim nhưng thường ít gặp.
Bệnh nhân tay chân miệng do Coxsakie A16 thường gặp nhất: theo nghiên
cứu của Yang ZH và cộng sự năm 2002 thấy rằng căn nguyên chủ yếu gây vụ

dịch tay chân miệng ở Thượng Hải là Coxsackie A16 (58/67) [35]; năm 2005
tai miền Nam Việt Nam, Phan Văn Tú cho biết 52,1% các ca tay chân miệng
do Coxsakie A16 gây ra thường có biểu hiện nhẹ không cần điều trị trong
khoảng 7-10 ngày hiếm khi có biến chứng viêm màng não hay viêm não [27].
Enterovirus typ 71 là một trong các virus đường ruột mới cũng gây
bệnh tay chân miệng. EV71 lần đầu tiên phân lập được ở một trẻ em viêm
màng não tại California năm 1969 [21]. Bệnh có khả năng gây dịch ở khắp
các nước trên thế giới, trong đó nhiều ca tử vong do biến chứng thần kinh đã
được ghi nhận: Một nghiên cứu ở Singapore vụ dịch năm 2000 có tới 59/71
mẫu phân lập thấy EV71 [31]; Tại Thái Lan năm 2008-2009 cho thấy trong
48 ca biểu hiện tay chân miệng có 28/48 ca nhiễm EV, trong đó 23/28 ca là
EV71, còn lại là Coxsakie [34]; một nghiên cứu khác ở Đài Loan trong vòng
8 năm từ 1998-2005 cho thấy tỷ lệ gặp EV71 chiếm 38,4% tổng số ca tay
chân miệng [32]. Ngoài các tổn thương trong bệnh tay chân miệng, EV71 còn
có thể gây ra các biến chứng hệ thần kinh nặng như viêm não, viêm màng não
tủy… và có thể dẫn tới tử vong [21]. Cụ thể trong nghiên cứu của Huang và
cộng sự năm 1998 tại Đài Loan có 14% bệnh nhân tay chân miệng chết do
biến chứng thần kinh mà chủ yếu là viêm não [19].
15
Bên cạnh Coxsakie và Enterovirus người ta thấy một số typ Echovirus
cũng gây bệnh tay chân miệng như Echovirus typ 4, 6, 9, 11, 16, 30. Đặc biệt
Echovirus typ 30 hay gây biến chứng viêm màng não [15]. Echo 4 có liên
quan nhiều đến viêm màng não vô khuẩn, viêm não, viêm màng não tủy…
các vụ dịch viêm màng não vô khuẩn di Echo 4 đã ghi nhận được ở
Cubanawm 1972-1999, Ấn Độ năm 2002, Tây Ban Nha từ 1988 đến 2003.
Năm 2003, một vụ dịch lớn đã xảy ra ở Trung Quốc đã xác định do Echovirus
typ 19 [36].
Một số virus khác như virus thủy đậu (Varicellce zoster) cũng gây tổn
thương da dạng phỏng nước giống bệnh tay chân miệng, tuy nhiên các ban
xuất hiện thường ở cả mu bàn tay, mu bàn chân, rải rác khắp toàn thân, ban

phỏng nước nhiều lứa tuổi, nhiều hình thái khác nhau, kích thước to hơn.
$FG!"
Nhiễm trùng thông thường xảy ra qua con đường phân miệng, hoặc qua
đường tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da và chất tiết ở miệng. Sau khi
nhiễm, virus được nhân lên trong các tế bào niêm mạc và các tổ chức lympho
của đường hô hấp trên và đường tiêu hóa. Trong giai đoạn này virus được đào
thải qua phân và chất tiết đường hô hấp trên. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-10
ngày [4].
Sau giai đoạn phát triển tại ống tiêu hóa, một số virus sẽ xâm nhập vào
máu gây nhiễm virus máu và từ đó lan tỏa đến các cơ quan đích như da, tim,
hệ thần kinh trung ương.
Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy sự hoại tử tế bào và tổn thương thâm
nhiễm các tế bào đơn nhân đối với hệ thần kinh trung ương, các tế bào tổn
thương tập trung ở phần lớn ở quanh mạch máu. Tổn thương các tổ chức đầu
tiên thông qua quá trình phân hủy tế bào do sự nhân lên của virus [4].
16
Khi các triệu chứng xuất hiện thường không phát hiện được virus
huyết, nhưng sự kết thúc quá trình nhân lên của virus bắt đầu xảy ra khi có sự
lưu hành của Interferon, kháng thể trung hòa và thâm nhiễm tế bào đơn nhân
của các tổ chức bị thương. Đáp ứng kháng thể sớm chủ yếu là globulin miễn
dịch IgM đặc hiệu, thường giảm trong vòng 6-12 tuần sau khi bệnh khởi phát
và được thay thế bởi kháng thể đặc hiệu IgG [4].
Mặc dù tổn thương các tổ chức đầu tiên là hậu quả của tác dụng phá
hủy tế bào của virus ta có thể phát hiện được nhờ sự phân lập virus và phát
hiện sự thay đổi hiệu giá kháng thể bằng các phương pháp thông thường. Các
biểu hiện thứ phát tiếp theo là sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào với
virus, hoặc với kháng nguyên của virus tồn tại trong tổ chức bị thương: như
viêm cơ tim, viêm cơ do Enterovirus được phát hiện thấy ARN trong các tổ chức
trước tiên nhờ các bằng chứng về huyết thanh và thông qua ADNc [4], [17].
Các nhiễm trùng do typ huyết thanh đặc hiệu ở trẻ có hệ miễn dịch bình

thường được đáp ứng bởi các kháng thể của cơ thể, có thể dễ dàng nhận biết
nhờ phản ứng trung hòa. Có sự liên quan miễn dịch đối với trường hợp nhiễm
lại do typ huyết thanh tương tự, tuy nhiên sự nhiễm nhiều khi chỉ biểu hiện ít
triệu chứng hoặc bị rất nhẹ [4].
$FG?%!"
Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết từ
hầu, mũi, họng, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của người bệnh.
Bệnh tay chân miệng lây qua đường phân miệng, và tiếp xúc trực tiếp,
nhưng chủ yếu lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi hầu,
họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, hoặc tiếp xúc gián tiếp với chất
tiết và bài tiết của bệnh nhân trên đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ sinh hoạt, nền
nhà… Đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường hô hấp thì việc hắt
17
hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây trực tiếp từ người sang
người [3], [13].
Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho tới khi
hết loét miệng và các bóng nước trên da lành. Những ngày đầu của bệnh là
thời gian lây mạnh nhất và virus tồn tại trong phân đến vài tuần sau khi không
còn dấu hiệu bệnh nên bệnh nhân vẫn là nguồn lây quan trọng [4].
Bệnh tay chân miệng tuy là bệnh truyền nhiễm nhưng không phải ai
nhiễm virus cũng bị bệnh. Trẻ nhỏ hay bị bệnh và thường có biểu hiện nặng
hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn hảo [14].
Trẻ em sinh hoạt chung nhau ở nhà trẻ, mầm non, trường học cũng là
môi trường tốt cho bệnh lan truyền từ trẻ này sang trẻ khác [25].
Trẻ đã mắc bệnh đều có miễn dịch với virus của kỳ này và vẫn có thể
mắc bệnh với virus khác cùng nhóm [4].
0202H5
Enterovirus phân bố rộng rãi trên thế giới và hay gặp nhiễm virus mà
không có triệu chứng. Hàng năm Mỹ có khoảng 5-10 triệu người nhiễm EV
chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 44,2% [20]. Tỷ lệ bị

nhiễm phát triển thành bệnh thay đổi từ 2-100% tùy thuộc typ huyết thanh và
các chủng gây nhiễm, tình trạng miễn dịch sẵn có và tuổi của bệnh nhân [3].
Mặc dù mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm EV nhưng theo các nghiên cứu
và sự giám sát dựa trên các quần thể trong các vụ dịch đã chứng minh tỷ lệ
nhiễm bệnh ở trẻ dưới 4 tuổi cao gấp nhiều lần so với trẻ lớn, nam có nguy cơ
mắc bệnh cao gấp đôi nữ [21], [24], [26], [32].
Nhiễm trùng thứ phát của những người trong gia đình hay xảy ra và
chiếm tỷ lệ cao từ 40%-70% phụ thuộc và độ lớn của gia đình, mức độ chật
chội, điều kiện vệ sinh [4]. Theo nghiên cứu của Luan-Yin Chang và các cộng
18
sự thì tỷ lệ lây của các trẻ sống cùng trong gia đình là 84%, đặc biệt trẻ dưới 6
tuổi có nguy cơ lây nhiễm cao (96%) và tỷ lệ nam/nữ là 112/71 [25].
Theo các nghiên cứu về dịch tễ học lâm sàng của bệnh tay chân miệng
cho thấy rằng dịch bệnh có xu hướng theo mùa, thường gặp trong mùa hè-đầu
thu gần đây lại có xu hướng tăng vào mùa đông-xuân, tuy nhiên vẫn có những
ca lẻ tẻ mắc trong năm [23], [24], [27].
Đường lây truyền hay gặp nhất được coi là lây trực tiếp hay gián tiếp
qua đường phân miệng. Sau khi xâm nhập, virus tồn tại ở hầu họng trong vòng 1
đến 4 tuần, và chúng được đào thải qua phân trong vòng 1 đến 18 tuần.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Theo Ho M và cộng sự đã phân
tích ca mắc tay chân miệng trong vụ dịch ở Đài Loan năm 1998 cho thấy tuổi
thường gặp là dưới 5 [18].
Tai Anh trong vụ dịch năm 1994 có 952 ca mắc trong đó hầu hết bệnh
nhân có độ tuổi từ 1-4 [12]. Tại Singapore các vụ dịch xảy ra từ năm 2001
đến 2007 thì tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 0-4 là khoảng 62%-74% [24].
Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3
tuổi. Những cá thể trong cùng gia đình, hoặc tiếp xúc gần gũi với trẻ bị bệnh
cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh như học chung lớp nhà trẻ mẫu giáo. Một số
báo cáo thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 giới nam và nữ [9].
Bệnh hay gặp vào cuối hè-đầu thu, tỷ lệ mắc tăng cao ở các tỉnh phía

Nam và biến chứng cũng nặng nề hơn so với miền Bắc [2].
0202IJ?K !"
1.1.6.1. Trên thế giới
Bệnh tay chân miệng do Enterovirus phân bố khá phổ biến trên thế
giới, bệnh thường xảy ra ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tại Hoa Kỳ dịch thường xảy ra vào những tháng hè-đầu thu, mặc dù
các ca lẻ tẻ quanh năm. Năm 1969 tại California đã phát hiện ra ca bệnh đầu
19
tiên nhiễm EV71 có biến chứng viêm màng não, cho tới năm 1974 EV71 đã
được xếp vào nhóm những virus đường ruột mới. Trong những năm tiếp theo
EV71 cũng phân lập được tại Mỹ, Úc, Thụy Điển, Nhật… [17].
Sau đó các vụ dịch viêm não trên bệnh nhân tay chân miệng do EV71
tiếp tục xảy ra. Gần đây EV71 tiếp tục gây dịch tay chân miệng ở khu vực
Thái Bình Dương, trong đó các ca có biến chứng viêm não là phổ biến.
Theo nghiên cứu của Sazaly AbuBarkar và cộng sự cho biết: từ tháng 3
đến tháng 10 năm 2006 có ít nhất 100 bệnh nhân có triệu chứng bệnh tay chân
miệng nhập viện của trường Đại Học Y Dược Malaya trong đó có 34 bệnh
nhân phân lập thấy EV71. Các yếu tố nguy cơ của trận dịch này là trẻ có nhập
điều trị tại các trung tâm chăm sóc nhi, tiếp xúc với người bệnh tay chân
miệng, gia đình đông người… [29].
Điểm lại số tử vong do bệnh tay chân miệng từ năm 1997 đến nay
·0LLC7Wikinews có liên quan đến một số tin tức đề cập về bệnh tay chân
miệng lây nhiễm cao giết chết trẻ em Trung Quốc. Năm 1997, có 31 trẻ chết
trong một vụ dịch tại bang Sarawak của Malaysia.
·0LLM7 Vụ dịch tại Đài Loan, đã ảnh hưởng lên chủ yếu ở trẻ em. Khoảng
405 trẻ có biến chứng nghiêm trọng và 78 trẻ tử vong. Tổng số ca trong vụ
dịch đó ước tính lên đến 1.5 triệu.
·.//I77 người chết trong vụ dịch ở Kuching, Sarawak (theo tạp chí New
Straits Times, 14 tháng 3 năm 2006). Sau một vụ dịch Chikungunya tại phía
nam và tây của Ấn Độ và ở đó có số ca của bệnh TCM được báo cáo.

·.//C7 Vụ dịch lớn nhất của bệnh TCM tại Ấn Độ xảy ra năm 2007 tại
phía đông của quốc gia Tây Bengal. Các tác giả tìm thấy 38 ca bị bệnh TCM
ở khắp Kolkata.
·.//M7 Một vụ dịch diễn ra tại Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 3 tại
Fuyang, Anhui, dẫn đến 25.000 ca nhiễm và 42 trường hợp tử vong vào ngày
20
13 tháng 5. Các vụ dịch khác tương tự được báo cáo tại Singapore (hơn 2.600
ca vào ngày 20 tháng 4 năm 2008), tại Việt Nam (2.300 ca, 11 trường hợp tử
vong), Mongolia (1.600 ca) và tại Brunei (1.053 ca từ tháng 6 đến tháng 8
năm 2008).
·.//L7 17 trẻ chết trong một vụ dịch từ tháng 3 đến 4.2009 tại tỉnh
Shandong, Trung Quốc và 18 trẻ chết tại tỉnh láng giềng Henan. Trong số
115.000 ca báo cáo tại Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 4. 2009, có đến 773
ca nhiễm trùng nặng và 50 trường hợp tử vong. Tại Indonesia, nơi mà bệnh
thường được gọi là cúm người Singapore (Singaporean influenza) hoặc flu
Singapura, bệnh được báo cáo tại vùng Jakarta, bắt đầu với 8 đứa trẻ nhỏ bị
mắc. Vào cuối tháng 4, các cơ quan y tế tại Jakarta đã cảnh báo các trung tâm
y tế công động và đưa ra các bước dự phòng bệnh, bao gồm việc sử dụng các
máy quét kiểm tra thân nhiệt (thermal scanners) tại các sân bay và tránh du
lịch đến Singapore.
·./0/7 tại Trung Quốc, một vụ dịch xảy ra tại phía nam khu tự trị
Guangxi Trung Quốc cũng như tại Guangdong, Henan, Hebei và Shandong.
Đến tháng 3, có đến 70.756 trẻ em mắc bệnh và trong số đó có đến 40 ca tử
vong [11].
Năm 2011, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao tại nhiều nước
trên thế giới. Theo thông báo ngày 25/10/2011 của Tổ chức y tế thế giới khu
vực Tây Thái Bình Dương bệnh tay chân miệng vẫn đang tiếp tục được ghi
nhận tại Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc), Trung Quốc, Singapore, Hàn
Quốc. Một số nước có tỷ lệ mắc cao là:
- Singapore: đã ghi nhận 15.254 trường hợp mắc tay chân miệng, tỷ lệ

mắc/100.000 dân là: 324,5.
- Nhật Bản ghi nhận 314.461 trường hợp mắc tay chân miệng, tỷ lệ
mắc/100.000 dân là 253,0. So với cùng kỳ 2010 số mắc cao gấp 2,2 lần.
21
- Ma Cao (Trung Quốc) đã ghi nhận 914 trường hợp mắc, tỷ lệ
mắc/100.000 dân là 181,6; cao gấp 1,2 lần so với số mắc cả năm 2010.
- Trung Quốc đã ghi nhận 1.217.768 trường hợp mắc, tỷ lệ mắc/100.000
dân là 90,9; trong đó 399 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,03%.
- Hàn Quốc số liệu từ các điểm giám sát cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tay
chân miệng là 10,2/1.000 trường hợp đến khám bệnh tại các bệnh viện, cao
gấp 2,2 lần so với năm 2010 [1].
1.1.6.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đã có thông báo về bệnh tay chân miệng từ năm 1997. Cho
đến năm 2003 thì bệnh được quan tâm nhiều hơn. Theo thông báo của viện
Paster thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên phát hiên EV71 ở Việt Nam từ
bệnh phẩm của bệnh nhi 2 tuổi bị bệnh tay chân miệng tại Tây Ninh. Cũng trong
tháng đầu năm 2003 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và các bệnh viện miền Nam xuất
hiện nhiều trường hợp tử vong nhanh ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi với bệnh cảnh lâm
sàng diễn biến nhanh trên nền hội chứng TCM nghi ngờ do EV71 [27].
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1-TP Hồ Chí Minh: Năm 2005 có 764 trẻ
được nhập viện với hội chứng TCM, 411 bệnh nhân được lấy mẫu để phân lập
virus thì có 173 ca EV71 dương tính (42,1%), 241 ca thấy Coxsackievirus
A16 chiếm 52,1% [9].
Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2006 có 2284 ca mắc bệnh, năm 2007 có
2988 ca mắc trong đó có 1 số ca tử vong. Năm 2011 bệnh tay chân miệng ở
Việt Nam có những diễn biến phức tạp.
- Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các
tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến
tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi,

đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như
22
trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố
nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
Từ đầu năm 2011 đến tháng 11/2011, cả nước đã ghi nhận 90.189
trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 địa phương, trong đó có 153 trường
hợp tử vong tại 28 tỉnh thành phố; tỷ lệ mắc /100.000 dân cả nước là 100,8.
Miền Bắc 35,3 ; miền Trung 113,7; miền Nam 173,7; Tây Nguyên: 98,2.
N80207!"%E==!"$,:O*=KP
Q0R./00G00R./002
Theo biểu đồ diễn biến tình hình dịch tay chân miệng từ tháng 1-11-
2011, dịch đã đạt cao nhất vào tháng 9 và đang có xu hướng giảm vào tháng
10, tháng 11[1].
23
N802.7S%!!"%T$9B" >=U Q
0R./00#00R./002
Năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010 và đỉnh cao nhất là tháng 9,
tháng 11 có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn có nguy cơ duy trì số mắc và tử
vong cao [1].
1.1.6.3 .Tại Hà Nội
Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở
phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên
phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
Với diện tích: 33447000 km2 và dân số: 6232940 người.
Bao gồm 29 quận, huyện, thị xã; 577 xã, phường, thị trấn.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Theo báo cáo tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội về tình hình mắc và
tử vong do tay chân miệng giai đoạn từ 2003 – 2011, trong 7 năm tình hình

bệnh tay chân miệng có những diễn biến phức tạp. Trong giai đoạn từ năm
24
2003 tới 2007 Hà Nội không phát hiện trường hợp nào mắc tay chân miệng.
Nhưng tới năm 2008 số bệnh nhân mắc tay chân miệng đột ngột tăng cao 648
trường hợp. Năm 2009 Hà Nội không phát hiện ca TCM nào, tới 2010 số
trường hợp mắc TCM giảm hẳn, chỉ xuất hiện 25 ca bệnh.
Tuy vậy chưa ghi nhận được trường hợp nào tử vong do bệnh tay chân
miệng ở Hà Nội.
1.2 Các biện pháp phòng chống dịch Tay Chân Miệng
02.20$&!"'&'J'(
• Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
-Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với
bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
 Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
- Cách ly theo nhóm bệnh.
- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi
chăm sóc.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B
2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu
khám bệnh.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ
chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 Phòng bệnh ở cộng đồng:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần
áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các
dung dịch khử khuẩn khác.
25

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ
chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh [2].
• Biện pháp dự phòng cụ thể:
 Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền
thông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ, mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ
gìn vệ sinh, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn,
chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn
chín, uống sôi.
 Vệ sinh phòng dịch: Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loét
miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc
tay chân miệng trong vòng 7 ngày, thì cho lớp học nghỉ 10 ngày kể từ
ngày khởi bệnh của ca cuối cùng.
 Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho gia
đình và cơ quan y tế.
 Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng
Chloramin B 2%. Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc… ngâm, tráng
nước sôi trước khi ăn, sử dụng [11].
02.2.N"'&'
Phải tiến hành xử lý ngay trong vòng 48 giờ khi phát hiện trường hợp
bệnh/ổ dịch.
• Các biện pháp chung
- Sở Y tế tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
tiếp chỉ đạo, huy động nguồn lực và các ban, ngành, đoàn thể triển khai các
biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương
- Quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT

×