Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 122 trang )

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN
BỆNH NGOẠI KHOA
Đối tượng: Cao đẳng điều dưỡng
- Số tín chỉ:
2 (2/0)
- Số tiết:
+ Lý thuyết:
30 tiết (2 tiết lên lớp/ tuần )
+ Lên lớp:
28 tiết
+ Kiểm tra, đánh giá:
2 tiết
+ Tự học:
60 tiết
- Thời điểm thực hiện:
Học kỳ IV
- Điều kiện tiên quyết: Điều dưỡng cơ sở, lý sinh, giải phẫu sinh lý, hóa sinh, dược lý,
chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa, chăm sóc người bệnh cấp cứu – chăm sóc tích
cực.
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, và hướng điều trị một số
bệnh ngoại khoa.
2. Phân tích được ý nghĩa của phân loại người bệnh, biện pháp xử trí trong q
trình chăm sóc người bệnh ngoại khoa và chuyên khoa hệ ngoại.
3. Phân loại, phát hiện xử trí và chăm sóc được người bệnh ngoại khoa.
4. Lập được KHCS sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa theo quy trình điều dưỡng.
5. Rèn luyện cho sinh viên có được sự cảm thơng, chia sẻ với người bệnh và gia đình
người bệnh trong q trình chăm sóc.
6. Nhận thức được tầm quan trọng của học phần để áp dụng vào thực tiễn lâm sàng.


NỘI DUNG HỌC PHẦN
STT

Tên Bài

Trang

1

Vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa

3

2

Chăm sóc người bệnh trước mổ, sau mổ

9

3

Chăm sóc người bệnh gây mê, gây tê

21

4

Chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp

34


5

Chăm sóc người bệnh thủng dạ dày - tá tràng

41

6

Chăm sóc người bệnh tắc ruột

51

7

Chăm sóc người bệnh trĩ

60

8

Chăm sóc người bệnh sỏi tiết niệu

66

1


9


Chăm sóc người bệnh chấn thương thận, bàng quang

76

10

Chăm sóc người bệnh u xơ tuyến tiền liệt

83

11

Chăm sóc người bệnh gãy xương

88

12

Chăm sóc người bệnh chấn thương cột sống

96

13

Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não

104

14


Chăm sóc người bệnh bỏng

115

Tổng

124

ĐÁNH GIÁ
- Hình thức thi: Tự luận
- Thang điểm: 10
- Điều kiện dự thi: Sinh viên không tham gia đủ 80% số tiết học LT trên lớp thì
khơng được thi lần đầu và điểm thi kết thúc học phần = 0, sinh viên nghỉ có phép khơng
được thi lần 1, khi đủ điều kiện dự thi được thi lần 2 tính điểm lần 1.
- Điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số
thập phân.
- Điểm học phần làm tròn đến phần nguyên.
- Cách tính điểm: Điểm thường xuyên X 10% + Điểm định kỳ X 20% + Điểm thi
kết thúc HP X 70%

2


BÀI 1
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA
MỤC TIÊU
1. Trình bày được vai trị của người điều dưỡng ngoại khoa.
2. Phân tích được những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa.
NỘI DUNG
1. Đại cương

Trong bệnh viện chuyên khoa ngoại hay khoa ngoại thuộc các bệnh viện đa khoa
công tác chữa bệnh chủ yếu là phẫu thuật, do đó có những đặc điểm như phải mổ những
người bệnh cấp cứu rất khẩn trương, phải bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn trong các phẫu thuật
và thủ thuật ngoại khoa, đồng thời phải sử dụng và bảo quản nhiều máy móc, y cụ, dụng cụ
hiện đại để thực hiện các kỹ thuật hiện đại.
Do tính chất đó, người điều dưỡng ngoại khoa cần đạt các yêu cầu đặc biệt sau đây
- Phải tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa.
- Thực hiện khẩn trương, tháo vát, chính xác và nghiêm túc các y lệnh của thầy
thuốc.
- Thường xuyên có ý thức và tác phong vô khuẩn trong khi thực hiện các kỹ thuật
và chăm sóc người bệnh.
- Theo dõi và chăm sóc người bệnh để phát hiện những biến chứng và diễn biến của
bệnh, giúp thầy thuốc xử trí kịp thời, đồng thời cộng tác với thầy thuốc để nhận định tình
trạng người bệnh và giải quyết các yêu cầu của người bệnh.
2. Vai trị của người điều dưỡng ngoại khoa
Trong khoa ngoại có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nội dung cộng
tác riêng. Do đó vai trị người điều dưỡng cộng tác ở mỗi bộ phận cũng khác nhau. Nhưng
dù cơng tác có khác nhau, vẫn phải tập trung đảm bảo nhiệm vụ chính là:
- Quan sát nhận định tình hình người bệnh
- Đánh giá các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộc mổ và những
vấn đề liên quan sau mổ.
- Giúp thầy thuốc trong cơng tác khám bệnh, chẩn đốn, phẫu thuật điều trị người
bệnh.
- Thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc.
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kết quả chăm
sóc đó.
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến bệnh để phục
hồi sức khoẻ cho người bệnh.
2.1. Tiếp đón người bệnh
- Thái độ của người điều dưỡng phải vui vẻ, hoà nhã, gần gũi, thân mật giúp đỡ

người bệnh đến khám bệnh, giới thiệu với người bệnh về bệnh viện, khoa phòng...

3


- Khẩn trương chuẩn bị cho thầy thuốc tiến hành khám bệnh và cộng tác với thầy
thuốc cùng khám (nếu cần).
- Đối với người bệnh cấp cứu, cần phải chuẩn bị nhanh chóng dụng cụ, thuốc men,
cùng thầy thuốc tiến hành hồi sức tại chỗ để cứu chữa người bệnh.
- Đối với người bệnh được lưu lại theo dõi, người điều dưỡng phải tiến hành theo
dõi chu đáo về huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, các triệu chứng lâm sàng và báo cáo lại
cho thầy thuốc những diễn biến của người bệnh.
- Đối với người bệnh được vào viện, tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ, người điều dưỡng
cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, phải trực tiếp đưa người bệnh vào khoa điều trị.
- Đối với người bệnh đến làm tiểu phẫu, bó bột, cần niềm nở tiếp đón, khẩn trương
tiến hành các thủ thuật hoặc hẹn và căn dặn người bệnh chu đáo.
2.2. Chuẩn bị người bệnh trước mổ
Việc chuẩn bị cho người bệnh mổ tuỳ thuộc vào chương trình mổ hoặc tổ chức cơ
quan của vùng cần mổ. Có hai loại chính : Mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu.
- Động viên an ủi người bệnh, tìm hiểu tâm sinh lý, hồn cảnh gia đình và kinh tế,
giải thích các thắc mắc lo âu của người bệnh.
- Theo dõi tình trạng diễn biến của người bệnh, báo cáo kịp thời cho thầy thuốc biết
và phát hiện các biến chứng xảy ra (nếu có).
- Theo dõi hàng ngày về mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, nhịp thở, nước tiểu,
phân... để nắm vững tình trạng của người bệnh.
- Tuỳ theo từng bệnh mà người điều dưỡng còn phải thực hiện theo dõi những yêu
cầu riêng của thầy thuốc.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh điều trị và thủ thuật cho người bệnh trong
những ngày trước khi mổ.
- Chú ý theo dõi vấn đề ăn uống và giấc ngủ của người bệnh, động viên để người

bệnh ăn uống tốt.
- Chuẩn bị cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, cho người bệnh đi khám
các chuyên khoa theo yêu cầu của thầy thuốc.
- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ bệnh án, giấy tờ khám bệnh có tính pháp lý, xét nghiệm,
X quang.... và các thủ tục hành chính khác: Địa chỉ của người bệnh phải được ghi rõ ràng
và tỷ mỷ.
- Tiến hành vệ sinh vùng mổ, cạo lơng, tóc,... thay quần áo và thực hiện y lệnh tiền
mê cho người bệnh.
2.3. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ
2.3.1. Theo dõi, chăm sóc trong 24 giờ đầu sau mổ
- Cần động viên an ủi người bệnh, có thái độ nhẹ nhàng, thơng cảm với sự đau đơn
của người bệnh.
- Nâng đỡ người bệnh để nằm theo tư thế thích hợp để người bệnh đỡ đau, dễ thở,
thoải mái.
- Tiếp tục theo dõi tình trạng tồn thân của người bệnh, ý thức, sắc mặt, mạch, huyết
áp, nhịp thở, nhiệt độ theo y lệnh cụ thể.
- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. Kiểm tra 15 phút/lần, 30 phút/lần, 1giờ/lần cho tới khi
dấu hiệu sinh tồn ổn định, tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ của người bệnh.
- Theo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra của người bệnh. Kiểm tra y lệnh và tốc
độ truyền để đảm bảo cho người bệnh được truyền đúng dịch và đúng tốc độ.

4


- Theo dõi và chăm sóc các ống dẫn lưu phải đảm bảo không bị gập và tắc. Phải giữ
ống được thông và vô khuẩn, các ống được cố định tránh tụt và di động. Theo dõi số lượng,
tính chất dịch thoát ra.
- Theo dõi vết mổ, băng và phát hiện kịp thời những biến chứng và báo ngay cho
thầy thuốc.
- Tiếp tục thực hiện các y lệnh về hồi sức, theo dõi và chăm sóc sau mổ, theo dõi số

lượng nước tiểu trong 24 giờ.
- Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra ngay sau khi mổ:
+ Nơn: Nếu người bệnh nôn, phải để nghiêng đầu cho nôn ra khay quả đậu, lau chùi
sạch sẽ đờm dãi và chất nơn.
+ Ngất: Do nơn, người bệnh có thể bị ngất, mạch mất, huyết áp tụt, cần phát hiện
sớm để báo ngay cho thầy thuốc xử lý kịp thời.
+ Ngạt: Do tụt lưỡi ra sau hoặc tắc đờm dãi, hay liệt cơ hơ hấp, phải phát hiện ngay.
Móc sạch đờm dãi, di vật, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo hoặc làm hô hấp viện trợ, thở
ô xy.
+ Shock: Thường do chảy máu cấp sau mổ, mạch nhanh, huyết áp tụt, xem ngay
băng, vết mổ và ống dẫn lưu, phát hiện ngay và báo cáo bác sỹ để hồi sức tuần hoàn khẩn
cấp, kịp thời.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các y lệnh về hồi sức, theo dõi và chăm sóc sau
mổ:
+ Truyền máu: Truyền dịch, trợ lực trợ tim.
+ Thở oxy: Cần phải lưu ý lưu lượng oxy và lượng nước trong bình ẩm phải ln
ln đủ và vận hành máy thở an toàn cho người bệnh, phát hiện kịp thời những hoạt động
khơng bình thường của máy thở. Biết kỹ thuật hút và nguyên tắc hút đờm dãi trên người
bệnh có máy thở. Biết sử dụng máy và theo dõi bão hoà oxy máu, tuỳ theo tình trạng hơ
hấp của người bệnh mà theo dõi lượng oxy trong máu 30 phút/lần hoặc 1 giờ/lần.
+ Ủ ấm: Đắp chăn cho người bệnh hay chườm lạnh nếu người bệnh sốt cao.
- Người điều dưỡng phải báo cáo kịp thời những diễn biến của người bệnh cho thầy
thuốc biết.
- Khi người bệnh gần tỉnh, hay giãy giụa, người điều dưỡng phải chăm sóc chu đáo.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập ho, khạc, nhổ, chú ý vệ sinh răng miệng và
xoa bóp tay chân.
2.3.2. Theo dõi chăm sóc người bệnh trong những ngày sau
- Theo dõi tình trạng toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và các diễn biến
của người bệnh nếu có.
- Theo dõi số lượng nước tiểu, đánh trung tiện (nếu người bệnh mổ về bụng), sau

khi đánh trung tiện được cho người bệnh ăn uống.
- Theo dõi ống dẫn lưu, chỉ rút ống dẫn lưu khi có chỉ định của bác sỹ.
- Theo dõi người bệnh ngồi dậy, tập cử động tay chân, tập đi men quanh giường .
- Rửa mặt, đánh răng, súc miệng, lau người, vệ sinh vùng sinh dục tiết niệu cho
người bệnh.
- Thực hiện các y lệnh về điều trị, ăn uống và chăm sóc, chú ý xoay trở người bệnh
đề phòng loét, viêm phổi... nếu người bệnh nằm lâu.
2.4. Chuẩn bị cho người bệnh xuất viện
Người điều dưỡng cần phải làm:

5


- Căn dặn người bệnh về các chế độ sau khi ra viện: Chế độ nghỉ ngơi, làm việc, chế
độ ăn uống tẩm bổ, kiêng khem...
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình cách xử trí khi bị đau, cách thay đổi tư thế.
- Chế độ sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt về giữ gìn giấc ngủ
- Cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ
- Các triệu chứng báo hiệu về những biến chứng có thể xảy ra
- Cách tập luyện để hồi phục dần các chức năng sinh lý
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện đơn thuốc và các lời khuyên của thầy thuốc sau
khi ra viện.
- Chuẩn bị các giấy tờ, hướng dẫn cho người bệnh thanh toán và làm các thủ tục ra
viện.
Quy trình điều dưỡng ngoại khoa

Nhận định/Đánh giá tình trạng người bệnh

Chuẩn bị người bệnh trước mổ


Chăm sóc người bệnh trong mổ

Chăm sóc người bệnh sau mổ

Phục hồi chức năng

Giáo dục sức khoẻ và chuẩn bị người bệnh ra viện
Sơ đồ 1.1. Quy trình điều dưỡng ngoại khoa
3. Mục tiêu của điều dưỡng ngoại khoa
- Giúp bệnh nhân hiểu rõ cuộc mổ mà họ chịu đựng và những gì có thể xảy ra sau
đó.
- Đánh giá chắc chắn rằng: Bệnh nhân có tình trạng tâm sinh lý và thể chất tốt để
chịu đựng cuộc mổ.
- Ngăn ngừa và phát hiện sớm các tai biến sau mổ.
- Hoàn trả, phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân tốt nhất, đem đến sự tự phục vụ cho
chính sức khoẻ bệnh nhân.
- Quy trình làm việc của điều dưỡng ngoại khoa:
+ Nhận định, đánh giá bệnh.

6


+ Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
+ Chăm sóc bệnh nhân trong thời gian mổ.
+ Chăm sóc và hồi sức sau mổ.
+ Phục hồi chức năng sau mổ.
+ Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và chuẩn bị ra viện.
4. Những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa
- Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác kỹ thuật chính xác:
+ Ln có tinh thần học tập nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, và những hiểu biết

về bệnh lý, cách chăm sóc theo dõi người bệnh.
+ Ln rèn luyện tay nghề, thủ thuật, kỹ thuật điêu luyện và chính xác.
+ Nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các y lệnh
+ Theo dõi tỷ mỷ, ghi chép đầy đủ, nhậy cảm phát hiện các diễn biến và biến
chứng của người bệnh.
- Có ý thức và tác phong vơ khuẩn trong mọi kỹ thuật và chăm sóc người bệnh.
+ Ln tự giác chấp hành kỷ luật vơ khuẩn, có ý thức giữ gìn vơ khuẩn cho
mình và cho người bệnh.
+ Thực hiện tuyệt đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác và trong việc
chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chức trách và quy tắc chuyên môn.
- Giúp đỡ thầy thuốc trong việc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh:
+ Theo dõi tỷ mỷ, chính xác, phát hiện kịp thời, chu đáo.
+ Tranh thủ từng phút, từng giờ, để cứu chữa nạn nhân.
+ Bình tĩnh, khơng hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người
bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng.
+ Khơng ngại khó khăn vất vả, nguy hiểm, bẩn thỉu đối với người bệnh, tất
cả vì người bệnh mà cứu chữa.
+ Nhanh nhẹn, tháo vát, làm việc có sáng tạo, thơng minh hợp đồng chặt chẽ,
khơng máy móc, ỷ nại.
- Có lịng thương u người bệnh cao độ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y
như từ mẫu":
+ Nêu cao trách nhiệm trước người bệnh, không để xảy ra những thiếu sót,
tai nạn do thiếu tinh thần trách nhiệm.
+ Gần gũi, thương yêu người bệnh, động viên, an ủi, thông cảm với sự đau
đớn của người bệnh.
+ Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm vinh quang của mình trong sự nghiệp bảo vệ
sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân.
LƯỢNG GIÁ
Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Mục tiêu của người điều dưỡng ngoại khoa là:
A. Ngăn ngừa và phát hiện sớm các tai biến sau mổ.
B. Ngăn ngừa tai biến có thể sảy ra với người bệnh.
C. Phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến.
D. Phát hiện các tai biến và biết cách xử trí.
Câu 2: Cơng việc đầu tiên trong quy trình điều dưỡng ngoại khoa là:
A. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.

7


B. Chăm sóc bệnh nhân trong thời gian mổ.
C. Phục hồi chức năng sau mổ.
D. Nhận định, đánh giá bệnh.
Câu 3: Khi bệnh nhân ra viện người điều dưỡng phải:
A. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc tại nhà.
B. Yêu cầu người bệnh tuân thủ chế độ nghỉ ngơi.
C. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân.
D. Dặn người bệnh đến khám lại.
Câu 4: Khi người bệnh trong cơn nguy kịch người điều dưỡng cần:
A. Bình tĩnh, hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch
phải khẩn trương cứu chữa đến cùng.
B. Chấn tĩnh lại, hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy
kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng.
C. Bình tĩnh, khơng hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh
nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng.
D. Chấn tĩnh bản thân, không nên hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp
người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng.
Câu 5: Người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh cần
A. Có lịng thương u người bệnh cao độ

B. Có tình thương u con người.
C. Có lịng thương vơ hạn .
D. Có sự quý trọng người bệnh.

8


BÀI 2

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ, SAU MỔ
MỤC TIÊU
1. Phân biệt được mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu.
2. Trình bày được cơng việc chuẩn bị người bệnh trước mổ.
3. Trình bày được cách chăm sóc người bệnh sau mổ.
NỘI DUNG
A. Chăm sóc bệnh nhân trước mổ
1. Đại cương
- Chuẩn bị người bệnh trước khi mổ là một cơng tác quan trọng, vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến phẫu thuật. Nếu chuẩn bị tốt sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến
trong khi gây mê và tiến hành phẫu thuật. Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hưởng
xấu đến kết quả phẫu thuật, đơi khi cịn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Do đó phải tiến hành chuẩn bị người bệnh trước khi mổ thật tốt, coi đó là một việc
hết sức quan trọng của cả quá trình phẫu thuật.
- Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị người bệnh trước khi mổ
nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm sẵn sàng chấp nhận cuộc mổ. Chăm sóc, theo
dõi và chuẩn bị trước mổ thật tốt góp phần vào sự thành cơng của cuộc mổ.
- Có hai loại chính: Mổ có chương trình (mổ theo kế hoạch) và mổ cấp cứu.
2. Chuẩn bị người bệnh mổ theo kế hoạch
Loại mổ này sau khi hội chẩn người có trách nhiệm chỉ định mổ sẽ sắp xếp thời gian
lịch mổ ngày nào, ai mổ, phương thức mổ.. Mổ theo kế hoạch gồm các loại bệnh cần mổ

có thể để thời gian nhất định mà khơng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
2.1. Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh
2.1.1. Đối với người bệnh
- Trong những ngày trước khi mổ, người điều dưỡng phải gần gũi an ủi, giải thích
cho người bệnh an tâm, gây cho người bệnh một niềm lạc quan, tin tưởng vào chun mơn,
giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của việc phẫu thuật.
- Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của người bệnh, phản ảnh cho bác sỹ và cùng
bác sỹ giải quyết cho người bệnh an tâm.
- Không được cho người bệnh biết tính mạng nguy kịch của bệnh mà sinh ra lo lắng
sợ hãi. Tuyệt đối khơng được giải thích những điều gì mà bác sỹ khơng cho phép.
2.1.2. Đối với thân nhân của người bệnh
- Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của người bệnh cho người nhà biết, không
giấu giếm những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng người
bệnh.

9


- Mặt khác cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình của gia đình kêu gọi họ quan tâm,
chia xẻ, động viên người bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị bệnh nhân để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiến hành phẫu thuật.
2.2. Chuẩn bị thể chất bệnh nhân
2.2.1. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án phải có đủ tất cả các loại giấy tờ có tính pháp lý, cần khai thác kỹ
quá trình diễn biến của người bệnh, đặc biệt chú trọng đến các triệu chứng cơ năng và toàn
thể, cần hỏi kỹ tiền sử của bệnh, ghi đầy đủ quá trình diễn biến bệnh tật. Địa chỉ của người
bệnh phải ghi rõ ràng, chính xác.
- Giấy cam kết chấp nhận phẫu thuật của bệnh nhân hoặc của thân nhân
- Điều dưỡng phải kiểm tra sức khoẻ của người bệnh:
+ Kiểm tra chiều cao, cân nặng: Cần phải cân người bệnh trước khi mổ vì là cần

thiết cho việc dùng thuốc hồi sức cho người bệnh sau này.
+ Xem người bệnh có các vấn đề đặcbiệt như hen phế quản, dị ứng thuốc, bệnh tim
mạch, cao huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm không.
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, Huyết áp, nhiệt độ, Nhịp thở
+ Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ, bình thường trong 24 giờ một người đái
từ 1,2 lít đến 2,5 lít.
+ Theo dõi phân: Số lần trong ngày, số lượng và màu sắc phân
+ Theo dõi nôn: Nếu người bệnh nơn thì phải theo dõi số lần nơn, số lượng nơn, chất
nơn, màu sắc...
- Trong q trình theo dõi, người điều dưỡng báo cáo kịp thời những diễn biến của
người bệnh cho bác sỹ biết để xử trí.
- Tất cả những theo dõi hàng ngày phải ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, giúp cho bác
sỹ chẩn đoán bệnh và tiên lượng sau này.
2.2.2. Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng
- Các xét nghiệm cơ bản:
+ Máu: Số lượng hồng câu, bạch cầu, tiểu cầu
Công thức bạch cầu
Nhóm máu để truyền máu khi cần
Tốc độ lắng máu
Thời gian đông máu, thời gian chảy máu
Tỷ lệ huyết cấu tố
Protit toàn phần, Lipit toàn phần, Glucoza huyết
Điện giải đồ
Urê huyết
+ Nước tiểu :
Định lượng urê niệu, Protein niệu, Glucoza niệu, Tế bào (hồng cầu, bạch cầu...)
+ Phân :
Tìm trứng ký sinh vật trong phân
Tìm các tế bào bất thường trong phân (hồng cầu, bạch cầu...)
Thăm do một số chức năng cần thiết.

+ Thăm dò chức năng gan:
Định lượng Cholestanl
Transaminaza SGOT, SGPT
Photphataza kiềm, Bilirubin, Prothrombine

10


Siêu âm gan mật
+ Thăm dò chức năng thận:
Urê niệu, Urê máu, Creatinin máu, Creatinin niệu
X quang : Chụp thận không chuẩn bị.
Chụp thận tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch
+ Thăm dò một số chức năng khác:
X quang: Chiếu hay chụp tim phổi
Tim mạch: Điện tâm đồ não đồ
Giáp trạng: Đo chuyển hóa
Thần kinh: Điện hố cơ bản
+ Một số các xét nghiệm đặc biệt: Chụp vi tính cắt lớp (CT Scaner), chụp cộng
hưởng từ (MRI)
2.2.3. Khám các chuyên khoa cần thiết
- Khám tai mũi họng: Phát hiện những viêm nhiễm mà điều trị trước khi mổ, vì nếu
có viêm nhiễm mà mổ thì có thể có những tai biến sau này.
- Khám tim mạch: Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong khi mổ hoặc sau
mổ.
- Khám thần kinh: Phát hiện những rối loạn tâm thần có liên quan và ảnh hưởng tới
phẫu thuật.
- Khám da liễu: Phát hiện các bệnh ngoài da, cần phải điều trị trước khi mổ.
2.3. Theo dõi và chăm sóc người bệnh trước khi mổ
2.3.1. Theo dõi và chăm sóc

- Theo dõi người bệnh về mặt tâm lý, phát hiện sự lo lắng, động viên, an ủi bệnh
nhân, người điều dưỡng phải gần gũi, thái độ nhẹ nhàng, chân thực gây cho bệnh nhân tin
tưởng vào chuyên môn.
- Để người bệnh được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh những xúc động, lo âu. Khuyên
không hút thuốc và không cho uống rượu (kể cả các thứ rượu thuốc).
- Hướng dẫn cho người bệnh cách thở sâu, tập ho, cách khạc nhổ hướng dẫn cách
ngồi tựa bằng kê các gối, hướng dẫn trở mình và vận động sau mổ để giúp cho sự hồi phục
nhanh chóng của người bệnh và đề phịng những biến chứng.
- Bệnh nhân được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răng miệng,
mũi họng, mặc quần áo sạch của bệnh viện.
- Chuẩn bị da vùng để mổ, làm sạch sẽ da vùng mổ bằng chất sát khuẩn, cạo hết lông
ở vùng mổ song lưu ý khơng để xây sát da vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, do đó có quan điểm
cho rằng khơng nên cạo lông vùng mổ và chỉ cạo khi cần thiết.
- Thủ thuật: + Thụt tháo hàng ngày, đối với bệnh nhân mổ đại tràng
+ Thụt rửa âm đạo đối với bệnh nhân mổ sa sinh dục
- Chuẩn bị chế độ ăn uống cho người bệnh trước khi mổ:
+ Đảm bảo cho người bệnh ăn uống tốt, cho ăn chế độ bồi dưỡng tăng prrotit, như
tăng thịt cá, trứng trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là những người bệnh thiếu máu. Đối
với những người bệnh không ăn được qua đường miệng báo cáo bác sỹ để cho ăn theo
đường khác như cho ăn bằng đường ống qua dạ dày, truyền dịch.
+ Đảm bảo lượng nhất định các loại vitamin trong hoa quả và rau xanh
+ Đối với người bệnh thiếu máu, người bệnh mổ nhiều lần, cần thiết phải truyền máu
trước, tuỳ theo mức độ cơ thể truyền một hay hai lần trước khi mổ ( do bác sỹ quyết định).
2.3.2. Dự phòng các biến chứng

11


Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ, cần phải điều trị dự
phòng trước.

2.3.2.1. Đối với người bệnh có bệnh tim
Cho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước
Vệ sinh răng miệng tốt
Lợi tiểu và trợ tim (Digitalin, Coramin...)
Điều trị tốt các bệnh phụ: Mũi, họng, hơ hấp...
2.3.2.2. Đối với người bệnh có bệnh thận
Cho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước
Lợi tiểu tốt.
Cho kháng sinh (Penixilin...)
2.3.2.3. Đối với người bệnh có bệnh gan
Cho ăn chế độ tăng protit, hạn chế lipit
Cho vitamin B12, vitamin K...
Axít glutamic...
2.3.2.4. Đối với người bệnh có bệnh tiêu hoá
Cho thụt tháo phân hàng ngày, một tuần trước khi mổ.
Cho kháng sinh – Clorocit. Sulfaguanidin (ganidan)
2.4. Chuẩn bị người bệnh một ngày trước khi mổ và ngày mổ
2.4.1. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, điều dưỡng phải ghi
chép đầy đủ vào hồ sơ
2.4.2. Chế độ ăn uống
- Trước ngày mổ người bệnh ăn nhẹ buổi sáng: Cháo bột, miến, súp rau, khoai, sữa,
buổi chiều uống nước đường hoặc truyền dịch.
- Nhịn ăn uống hoàn toàn 6 - 8 giờ trước mổ
- Đối với người bệnh mổ đường tiêu hố có thể có chỉ định thụt tháo hoặc rửa dạ
dày.
2.4.3. Chế độ vệ sinh toàn thân và da vùng mổ
- Cho tắm nước nóng hay lau người sạch sẽ
- Bỏ lại các tư trang và răng giả ( gửi lại người nhà hoặc kho)
- Da vùng mổ: Cạo lơng, tóc... bằng dao cạo tránh gây xây sát da vùng mổ.
- Rửa sạch vùng da bằng xà phịng và nước chín

- Sát khuẩn vùng mổ bằng cồn 700 hoặc ête
- Băng vô khuẩn da vùng mổ
2.4.4. Thực hiện các thủ thuật cần thiết
- Rửa dạ dày (đối với người bệnh mổ dạ dày)
- Thụt tháo: Nên thụt trước khi mổ 3 - 4 giờ. Thụt bằng dung dịch mặn đẳng trương.
- Thông đái: Nên thông đái vô khuẩn trước khi mổ 1 giờ
2.4.5. Thực hiện thuốc: Trước khi ngủ cho người bệnh uống thuốc an thần hay thuốc ngủ.
2.4.6. Chuyển người bệnh lên phịng mổ (sáng hơm mổ)
- Trước khi chuyển người bệnh lên phòng mổ, người điều dưỡng phải kiểm tra lại
dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở. Kết quả phải ghi vào hồ sơ bệnh án.
- Đeo bảng tên vào tay người bệnh
- Thay quần áo theo quy định cho bệnh nhân mổ
- Kiểm tra đầy đủ lại hồ sơ

12


- Phải chuyển bằng cáng. Chuyển nhẹ nhàng, êm dịu, tuyệt đối không được để người
bệnh tự đi (kể cả trường hợp đi đái, đi ỉa), đảm bảo cho người bệnh ấm áp trong khi chuyển.
- Bàn giao bệnh nhân với điều dưỡng phòng mổ.
3. Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu
- Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải mổ cấp cứu. Đối với những bệnh này,
cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa.
- Do đó công tác chuẩn bị cho phẫu thuật sẽ không đạt được u cầu hồn chỉnh.
Người bệnh ở trong tình trạng nặng, khơng có thời giờ để hồi sức chu đáo. Nhưng cũng
phải chuẩn bị tối thiểu, để đạt những yêu cầu cần thiết cho phẫu thuật.
- Hồi sức: Hồi sức ngay bằng truyền máu, truyền dịch, thở oxy, hút dạ dày, chống
sốc...
- Theo dõi:
+ Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, có trường hợp

cứ 15 - 30 phút phải lấy huyết áp và mạch một lần.
+ Các chất bài tiết của người bệnh (nôn, phân, nước tiểu) về số lượng và màu sắc,
giữ lại và báo cáo cho bác sỹ xem.
- Làm các xét nghiệm cơ bản: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, cơng thức bạch cầu, urê
huyết, nhóm máu. Thời gian máu đông, thời gian máu chảy.
- X quang cần thiết: Ổ bụng cấp cứu, tim phổi.
- Thực hiện y lệnh một cách khẩn trương chính xác
- Thay quần áo, làm sạch vùng mổ: Sát khuẩn vùng da mổ, băng vô khuẩn.
- Thủ tục hành chính làm khẩn trương
- Chuyển người bệnh lên phòng mổ: Nhẹ nhàng, êm dịu
4. Giáo dục sức khoẻ
- Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể những việc cần phối hợp giữa người bệnh và nhân viên
y tế, những việc người bệnh cần phải thực hiện trong suốt thời gian điều trị trước mổ, trong
khi chuẩn bị mổ và sau khi mổ.
- Đặc biệt sau khi thụt tháo người bệnh cần phải làm theo sự hướng dẫn của điều
dưỡng để cho cuộc mổ tiến hành có kết quả cao.
B. Chăm sóc người bệnh sau mổ
- Cơng tác theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ là hết sức quan trọng, mặc dù
phẫu thuật viên giỏi, có kinh nghiệm nhưng việc theo dõi và chăm sóc sau mổ của người
điều dưỡng khơng tốt thì kết quả sẽ bị hạn chế, thậm trí có những biến chứng mà khơng
phát hiện kịp thời cịn nguy hại tới tính mạng người bệnh.
- Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ phải do điều dưỡng viên có kinh nghiệm có khả
năng phát hiện những thay đổi tình trạng của người bệnh. Việc chăm sóc cần phối hợp với
bác sỹ để đưa lại sự an tồn cho người bệnh.
- Do đó cơng việc theo dõi và chăm sóc sau mổ sẽ góp phần quan trọng vào sự thành
cơng của phẫu thuật.
1. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ
1.1. Chăm sóc người bệnh ngay sau mổ
1.1.1. Chuẩn bị buồng hậu phẫu
- Buồng hậu phẫu ở sát phịng mổ, thống, n tĩnh và có đủ ánh sáng: nhiệt độ

phòng từ 200C đến 220 C.
- Buồng hậu phẫu phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trợ giúp cho việc hồi
sức cấp cứu người bệnh: Ambu, máy thở, phương tiện đo huyết áp tĩnh mạch trung ương,

13


Monitoning... và có đủ các dụng cụ thơng thường như: Máy đo huyết áp, nhiệt kế, bơm kim
tiêm, túi đựng nước tiểu, khay quả đậu, chai dẫn lưu... các giấy tờ cần thiết cho việc theo
dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ.
1.1.2. Di chuyển người bệnh từ phòng mổ sang phịng hậu phẫu.
- Mục đích trong phịng hậu phẫu là theo dõi để phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng
trong giai đoạn giữa mê và tỉnh. Người điều dưỡng phải ln có mặt và theo dõi sát sao.
- Người điều dưỡng phải kiểm tra HA, mạch, nhịp thở trước khi rời phòng mổ, nếu
HA ổn định (100/80 mmHg), thở khơng khị khè, khơng có co kéo và có y lệnh của bác sỹ
gây mê hồi sức mới chuyển.
- Di chuyển người bệnh cẩn thận, nhẹ nhàng, không thay đổi tư thế đột ngột khi
người bệnh còn mê vì dễ gây tụt huyết áp. Đặt người bệnh nằm thẳng, đầu nghiêng về một
bên để phịng nơn. Tránh khơng làm chỗ mổ bị tổn thương. An toàn cho người bệnh bằng
cách dùng dây buộc ngay trên đầu gối và khuỷu tay.
- Khi di chuyển nhân viên gây mê phải đi phía đầu người bệnh, điều dưỡng đi phía
cuối đều phải quan sát và theo dõi đề phòng người bệnh nôn, ngất, hay sốc.
- Đắp chăn ấm cho người bệnh, áo ướt phải thay. Cố định tốt các dây truyền và ống
dẫn lưu.
- Ngay sau khi đón người bệnh từ phòng mổ về, người điều dưỡng phòng hậu phẫu
cùng người điều dưỡng phòng mổ phải lượng giá ngay về các chỉ số sinh tồn, đánh giá tình
trạng người bệnh và bàn giao cụ thể mọi vấn đề liên quan của người bệnh.
- Ngay sau mổ, các chỉ thị của bác sỹ phải được thực hiện ngay. Không bỏ người
bệnh chưa tỉnh nằm một mình, người điều dưỡng phải ln có mặt bên cạnh để theo dõi và
chăm sóc.

* Cần lưu ý :
+ Để tránh tụt lưỡi ra sau khi người bệnh còn mê, nên đặt ống Mayo
+ Để tránh tắc đờm dãi : Lau sạch hoặc dùng máy hút, hút sạch đờm dãi.
+ Để tránh trào ngược dịch dạ dày vào khí quản : Để người bệnh nằm thẳng nhưng
nghiêng đầu.
- Theo dõi vẻ mặt và ý thức có sự biến đổi hay khơng vẻ mặt xanh tím hay đỏ, ý thức
có bị rối loạn, lo lắng hoặc mất ý thức không.
- Theo dõi biên độ, tần số thở để phát hiện suy hô hấp. Nếu người bệnh thở nhanh,
nông, tím tái có thể là một trong những lý do sau đây:
Tái Cura (thuốc giãn cơ) gây liệt cơ hô hấp
Ứ đọng đờm dãi
Co thắt thanh quản
Có thể do sốc
Cần phải hô hấp hỗ trợ hoặc thở ô xy, làm thông đường thở và báo cáo ngay cho
phẫu thuật viên biết để xử trí.
1.1.3. Chăm sóc người bệnh trong phịng hậu phẫu (24 giờ đầu sau mổ)
a. Tư thế người bệnh
- Tư thế bệnh nhân sau mổ tuỳ theo tính chất phẫu thuật, phương pháp gây mê, gây
tê và tình trạng sau mổ mà đặt theo tư thế thích hợp nhất để hạn chế các biến chứng và làm
cho bệnh nhân dễ chịu thoải mái.
- Tuỳ theo từng loại phẫu thuật:

14


+ Phẫu thuật bụng, nằm ngửa, thẳng đầu nghiêng một bên để phịng nơn hay tụt lưỡi.
Riêng mổ viêm phúc mạc: Nằm tư thế nửa người để mủ dồn xuống Douglas và dẫn lưu ra
ngoài.
+ Phẫu thuật ngực: Tư thế Fowler
+ Phẫu thuật thận: Nằm nghiêng về phía thận mổ, co một hay hai chân

- Tuỳ theo phương pháp gây mê, gây tê:
+ Gây mê: Đặt nằm ngửa, nằm thẳng hoặc nằm nghiêng. Có khi cho nằm tư thế
Fowler.
+ Gây tê: Thường nằm ngửa, thẳng trong 24 giờ. Nếu thuốc tê có tỷ trọng nhẹ hơn
nước não tuỷ thì cho nằm đầu thấp, nếu thuốc tê có tỷ trọng cao hơn nước não tuỷ thì cho
nằm đầu cao hoặc cho gối cao hơn một chút.
- Tuỳ theo tình trạng người bệnh:
+ Người bệnh sau mổ ổn định: Cho nằm thẳng, ngửa, đầu kê gối mỏng
+ Sau mổ có biến chứng: Chảy máu, người bệnh thiếu máu, sốc cho nằm thẳng, đầu
không gối và kê cao chân giường (Tư thế Trendelenburg)
+ Người bệnh mắc bệnh tim, bệnh phổi, người già tốt nhất tư thế Fowler
b. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Theo dõi mạch: Cứ 15 phút/lần trong 3 giờ đầu, nếu khơng có biến chứng thì 30
phút/lần trong 24 giờ.
- Theo dõi huyết áp: Phải đo huyết áp 15 phút/lần trong 3 giờ đầu, nếu khơng có biến
chứng thì ở những giờ sau cứ 30 phút - 60 phút / lần.
- Thường sau mổ mạch hơi nhanh nhỏ, HA hơi giảm nhưng mạch nhanh không quá
100 lần/phút, HA tối đa không thấp quá 100 mmHg.
Khi mạch nhanh nhỏ, yếu : HA tụt hoặc kẹt thường do chảy máu trong, do sốc sau
mổ. Tất cả biến đổi về mạch, huyết áp cần phải theo dõi sát và kịp thời báo cáo bác sỹ
c. Theo dõi và chăm sóc hơ hấp
- Ln duy trì đường thở thơng. Nếu người bệnh khó thở, da tím tái, hơi thở khị khè
cần phải chú ý các nguyên nhân:
- Tắc nghẽn do ứ đọng đờm dãi
- Tụt lưỡi
- Khó thở do tái Cura
Xử lý: + Hút đờm dãi, lau sạch đờm dãi
+ Giữ và đẩy hàm dưới ra phía trước. Đặt Mayo
+ Đặt đầu nằm nghiêng tránh chất nơn trào ngược vào khí phế quản.
+ Liệt cơ hô hấp do thuốc giãn cơ cần phải hô hấp viện trợ, thở oxy và báo

bác sỹ.
Những người bệnh cần có sự hơ hấp hỗ trợ như thở oxy qua mặt nạ hoặc qua ống
thơng thì phải lưu ý lượng oxy và lượng nước trong bình ẩm phải ln ln đủ và vận hành
máy thở an tồn cho người bệnh, phát hiện kịp thời những hoạt động khơng bình thường
của máy thở. Biết kỹ thuật hút và nguyên tắc hút đờm dãi trên người bệnh có máy thở. Biết
sử dụng máy và theo dõi bão hoà oxy máu, tuỳ theo tình trạng hơ hấp của người bệnh mà
theo dõi lượng oxy trong máu 30 phút/lần hoặc 1 giờ/lần.
d. Theo dõi nhiệt độ
- Ngay sau khi người bệnh về giường phải lấy nhiệt độ ngay xem thân nhiệt có thấp
khơng, nếu thân nhiệt thấp thì sưởi ấm cho bệnh nhân.

15


- Sau mổ thân nhiệt thường tăng đôi chút vào ngày thứ nhất và thứ hai do phản ứng
cơ thể,do bù nước không đủ... hoặc do chấn thương mất máu sau phẫu thuật. Nhưng từ ngày
thứ ba trở đi nếu thân nhiệt tăng 39 – 400 C thì phải nghĩ đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
vết mổ, viêm phổi, viêm đường tiết niệu.
- Các trường hợp mổ sọ não, giáp trạng nhiệt độ có thể tăng và đặc biệt là mổ trẻ em
người bệnh sốt cao nhưng không phải do nhiễm khuẩn. Cần xử trí nhanh để hạ nhiệt độ
xuống : Chườn lạnh, thụt APC, tiêm an thần.
e. Theo dõi phản ứng của người bệnh
- Vật vã kích thích : Do đau, phản ứng của cơ thể phục hồi sau khi dùng thuốc mê,
duy trì ở một tư thế quá lâu, bí đái.
- Xử lý: Cho thuốc giảm đau, thay đổi tư thế, kiểm tra băng xem có chặt q khơng,
kích thích cho người bệnh đi tiểu như chườm nóng tầng sinh môn hoặc thông đái khi thật
cần thiết.
- Rét run: Do lạnh đối với người bệnh có thời gian mổ lâu, truyền máu, truyền dịch
hay do phản ứng thuốc.
- Xử lý:

* Sưởi ấm, ngừng truyền, chống sốc.
* Thực hiện y lệnh thuốc: Nghiêm túc, chính xác, khẩn trương
* Theo dõi lượng nước tiểu 24 giờ: Tất cả lượng nước tiểu phải được ghi vào sổ theo
dõi, nếu lượng nước tiểu thải ra dưới 30 ml/giờ sau 2 giờ liền phải báo cáo.
* Chăm sóc các ống dẫn lưu: Ống dẫn lưu phải được thông, vô khuẩn, các ống được
cố định tránh tụt và di động, theo dõi số lượng, tính chất dịch chảy ra.
* Chăm sóc và theo dõi băng vết mổ: Quan sát băng vết mổ có máu chảy ướt băng
khơng, nếu ướt ít có thể đắp thêm băng, ướt nhiều phải báo bác sỹ. Khi thay băng phải
tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc vô trùng. Cắt chỉ vết mổ cho người bệnh khi có chỉ định.
* Tập vận động cho người bệnh tại giường: Co duỗi chi, gấp duỗi các ngón chân,
tay, xoa bóp chi cho người bệnh.
* Làm các xét nghiệm theo y lệnh: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch
cầu, urê máu...
g. Theo dõi các biến chứng ngay sau phẫu thuật
- Ngạt: Do tắc đường hơ hấp, tụt lưỡi, khó thở nhanh nơng, vẻ mặt xanh tím.
Xử lý: Nhanh chóng loại trừ các ngun nhân gây tắc như lau hút đờm dãi, lấy dị
vật. Kéo lưỡi ra đặt Mayor, hô hấp viện trợ hay cho thở oxy.
- Sốc sau mổ: Chảy máu sau mổ do tụt chỉ cầm máu, chảy máu ở vết mổ.
Biểu hiện: Mạch nhanh, HA tụt, nhịp thở nhanh nông, da lạnh và tái, nhiệt độ giảm.
Xử lý: Để đầu thấp, đắp chăn, sưởi ấm, thở oxy, truyền máu theo y lệnh của bác sỹ.
- Chảy máu: Chảy máu thường xảy ra khi HA được phục hồi, nguyên nhân do tụt
chỉ cầm máu, vỡ mạch hoặc rối loạn cơ chế đông máu.
Biểu hiện: Bệnh nhân bị sốc.
+ Chảy máu vết mổ nhiều gây thay đổi huyết động
+ Chảy máu trong: Người bệnh đột ngột vật vã, bồn chồn, sốc, đau sâu, máu tươi
chảy nhiều ra theo ống dãn lưu.
Xử lý: Chống sốc, nằm đầu thấp, sưởi ấm, thở oxy, báo cáo bác sỹ. Thực hiện y lệnh
truyền dịch, truyền máu, tiêm trợ tim, trợ lực. Kiểm tra vết mổ thấy chảy máu thì băng ép
cầm máu. Các trường hợp chảy máu trong có thể phải mổ để cầm máu.


16


Ngồi ra cịn thường gặp các triệu chứng khác tuỳ theo từng loại phẫu thuật như :
Thiếu dưỡng khí, nơn, nấc, ngất, nhức đầu, bụng chướng đau, dấu hiệu kiến bị.
1.1.4. Chăm sóc người bệnh sau mổ ở những ngày sau
Lúc này người bệnh thường đã tỉnh , các phản xạ đã làm việc trở lại và dấu hiệu sinh
tồn đã ổn định, trường hợp người bệnh có phẫu thuật phức tạp hoặc hậu phẫu nặng nề
thường được giữ ở phòng hồi sức cho tới khi dấu hiệu sinh tồn ổn định.
* Trước hết cần kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Tuỳ theo tình trạng người bệnh mà có
thể theo dõi các chỉ sinh tồn là 1 giờ hay 3 giờ/lần.
* Kiểm tra ý thức bệnh nhân: Tỉnh hay lo lắng sợ hãi, đặc biệt đối với người già có
thể gặp lũ lẫn.
Xử lý: Theo dõi sát người bệnh, động viên an ủi bệnh nhân. Có thể dùng thuốc an
thần.
* Thực hiện các y lệnh thuốc của bác sỹ: Tiêm kháng sinh, truyền dịch tiêm thuốc
trợ tim, trợ lực... Đối với người già, người bệnh có bệnh tim cần điều chỉnh tốc độ truyền
để tránh phù phổi cấp.
* Theo dõi ống thông dạ dày: Trong các trường hợp mổ bụng, hay có chướng bụng
sau mổ cần đặt thơng dạ dày cần ghi rõ số lượng dịch, màu sắc.
* Theo dõi ống thơng tiểu: Chăm sóc và theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu chảy
trong 24 giờ cho đến khi có y lệnh rút ống thơng tiểu, chú ý phải vệ sinh bộ phận sinh dục
hàng ngày.
* Theo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra của người bệnh.
- Lượng dịch vào: Hầu hết người bệnh sau mổ phải truyền dịch để bù vào lượng
nước, lượng máu đã mất.
Người điều dưỡng phải theo dõi dấu hiệu mất nước: khô niêm mạc miệng, khát, đàn
hồi da giảm, nước tiểu ít và đặc. Cần phải truyền bù đủ nước và điện giải, nếu người bệnh
tỉnh và khát thì dùng khăn thấm nước đẻ lau quanh miệng hoặc nhỏ vài giọt nước vào
miệng, có thể cho người bệnh ngậm một cục nước đá nhỏ. Khi có nhu động ruột cho người

bệnh uống ít một và tăng dần cho đến khi uống bình thường.
Tuy nhiên cần theo dõi sát để tránh truyền thừa nước cho người bệnh.
- Lượng dịch ra: Đó là lượng nước thốt ra theo đường mồ hơi và nước tiểu. Nước
tiểu phải đựng vào bô để ghi chép số lượng và màu sắc hàng ngày, nếu bí đái cần phải cho
người bệnh ngồi dậy sớm, chườm ấm vùng tầng sinh môn hoặc châm cứu, chỉ đặt thông
niệu đạo - bàng quang khi thật cần thiết.
* Theo dõi tình trạng ổ bụng: Bụng có chướng hay khơng. Thường có chướng nhẹ
do liệt ruột sau mổ. Nên đặt thông dạ dày và thông hậu mơn. Trong q trình theo dõi nếu
người bệnh đau bụng và có dấu hiệu co cứng thành bụng thì phải báo bác sỹ ngay.
* Theo dõi ống dẫn lưu: Cho người bệnh nằm nghiêng về phía mang ống dẫn lưu để
dịch dễ chảy ra ngồi, khơng để gập tắc ống dẫn lưu, kiểm tra chân ống có chảy máu không.
Dây ống phải để trong lọ vô khuẩn. Hàng ngày ghi chép đầy đủ số lượng, màu sắc của dịch.
Nếu có dịch bất thường chảy ra phải báo bác sỹ. Chỉ rút ống dẫn lưu khi có chỉ định.
* Theo dõi và chăm sóc vết mổ
- Phát hiện sớm sự nhiễm trùng của vết thương : Như đỏ ở chân chỉ, đau nhiều tại
vết mổ, sưng, nóng, đỏ, đau nơi vết mổ và người bệnh sốt.
- Chảy máu tại vết mổ ít thì băng ép, nếu chảy nhiều phải báo bác sỹ
- Các vết mổ khâu kín và khơ. Người bệnh không sốt, không đau tại vết mổ thường
7 ngày sau cắt chỉ.

17


- Đối với vết mổ để hở phải thay băng hàng ngày và theo dõi sự tiến triển của vết
thương, báo cáo tình trạng vết thương sau mỗi lần thay băng.
* Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Đối với mổ ngoài ổ bụng: Khi người bệnh tỉnh cho ăn uống nhẹ ngay như uống
nước đường, sữa. Sau 8 giờ người bệnh có thể ăn uống bình thường được.
- Đối với phẫu thuật ổ bụng: Khi chưa có trung tiện thì ni dưỡng bằng đường tĩnh
mạch, nếu có trung tiện ở ngày đầu tiên cho ăn chất lỏng, sữa loãng, nước hoa quả và ăn

đặc dần ở những ngày sau, chỉ cho ăn trở lại bình thường khi người bệnh đã đại tiện được.
* Theo dõi trung tiện, đại tiện của bệnh nhân: Sau phẫu thuật bụng người bệnh
thường bị liệt ruột cơ năng, làm khó chịu, chướng bụng, khó thở.
- Thông thường sau mổ từ 24 đến 48 giờ thì có trung tiện, nếu muộn q 72 giờ mà
vẫn khơng có cần báo bác sỹ cho xử trí như đặt thông hậu môn trực tràng... Nếu người bệnh
tỉnh tốt nhất vẫn là cho người bệnh dậy sớm giúp cho nhu động ruột chóng hồi phục.
- Sau khi nhu động ruột được phục hồi đến ngày thứ 3 - 4 người bệnh có thể đại tiện
được. Qua ngày thứ năm mà khơng đại tiện thì mới báo thầy thuốc để xử trí: cho thuốc
nhuận tràng hay thụt nhẹ bằng nước ấm.
- Có thể gặp một số trường hợp sau:
+ Ỉa chảy: Do cắt đoạn nhiều ruột, nhiễm khuẩn đường ruột cắt dạ dạy, loạn khuẩn
do dùng nhiều kháng sinh.
+ Táo bón: Do chấn thương ruột trong khi mổ gây liệt ruột, do uống ít nước, nằm
lâu...
* Theo dõi đau sau mổ:
- Do hết tác dụng của thuốc mê, thuốc tê, người bệnh đau tăng lên khi ho hoặc khi
nôn. Trước hết phải giải thích cho người bệnh, nếu khơng đỡ đau có thể dùng thuốc giảm
đau.
- Khi người bệnh đau bụng, sốt, khám có điểm đau khu trú ở bụng, co cứng thành
bụng phải báo cáo bác sỹ.
* Giúp người bệnh vận động sớm sau mổ:
- 2 - 3 giờ đầu sau mổ giúp người bệnh trở mình trên giường. Sau 24 giờ có thể cho
người bệnh ngồi dậy, vỗ lưng, tập ho, cho hít thở sâu để tránh liệt ruột, viêm phổi, tránh
loét.
- Ở những ngày sau giúp người bệnh đi lại quanh giường sau đó có thể cho đi lại
quanh phịng bệnh.
- Đối với người bệnh có bệnh suy tim, suy hô hấp không nên đi lại gắng sức.
* Giúp người bệnh vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể: Để đề phòng viêm tuyến
mang tai, viêm phổi...
* Theo dõi các biến chứng muộn sau mổ: Bí đái, viêm phổi, loét, nhức đầu, nhiễm

khuẩn vết mổ, viêm tĩnh mạch, tắc mạch (tắc mạch phổi, tắc mạch ở tim, tắc mạch não,
nhồi máu cơ tim), sẹo lồi.
2. Hướng dẫn người bệnh và gia đình khi ra viện
- Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình những điều cần phải làm sau khi ra viện.
- Hướng dẫn tận tình cho người bệnh và gia đình cách chăm sóc người bệnh.
- Hướng dẫn cho người bệnh đầy đủ về sử dụng thuốc tại gia đình
- Hướng dẫn cho người bệnh đầy đủ chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi và lao
động cho phù hợp với bệnh của người bệnh.
- Hướng dẫn việc cần thiết khi đến khám lại : Đúng hẹn, mang các giấy tờ cần thiết.

18


LƯỢNG GIÁ
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến câu 14
Câu 1: Di chuyển bệnh nhân sau mổ.
A. Cần nhẹ nhàng
B. Khi bệnh nhân đã tỉnh hẳn
C. Đặt bệnh nhân nằm đầu cao
D. Khi huyết áp lớn hơn 70 mmHg
Câu 2: Phương pháp xử lý khi bệnh nhân bị nôn sau mổ.
A. Đặt bệnh nhân nằm đầu ngửa
B. Cho bệnh nhân ngồi dậy
C. Cho bệnh nhân nằm sấp
D. Cho bệnh nhân nằm đầu nghiêng về 1 bên
Câu 3: Biến chứng xảy ra trong 24 giờ đầu sau mổ là:
A. Tắc ruột dính
B. Chảy máu
C. Viêm phổi
D. Viêm đường tiết niệu

Câu 4: Việc làm đúng nhất khi bệnh nhân bí tiểu tiện sau mổ là:
A. Chườm lạnh vùng hạ vị nếu không được thông đái cho bệnh nhân
B. Chườm nóng vùng hạ vị nếu khơng được thì thơng đái cho bệnh nhân
C. Thơng đái cho bệnh nhân
D. Tiêm thuốc lợi tiểu
Câu 5: Cách xử trí tốt nhất cho bệnh nhân bị bí đại tiện sau mổ là:
A. Cho bệnh nhân uống nhiều nước
B. Cho bệnh nhân ăn nhiều tinh bột
C. Thụt tháo cho bệnh nhân với áp lực nhẹ
D. Cho bệnh nhân ăn thức ăn có tính chất nhuận tràng
Câu 6: Thời gian để chẩn đốn bệnh nhân bị bí đại tiện sau mổ là:
A. Không đại tiện từ 2 ngày trở lên sau khi mổ
B. Không đại tiện từ 3 ngày trở lên sau khi mổ
C. Không đại tiện từ 4 ngày trở lên sau khi mổ
D. Không đại tiện từ 5 ngày trở lên sau khi mổ
Câu 7: Thời gian chẩn đoán bệnh nhân bí tiểu tiện sau mổ là:
A. Trên 6 giờ không đái
B. Trên 12 giờ không đái
C. Trên 18 giờ không đái
D. Trên 24 giờ không đái
Câu 8: Phương pháp xử lý khi vết mổ bị nhiễm trùng là:
A. Thay băng + cắt chỉ ngày thứ 5
B. Thay băng + tách vết mổ
C. Cắt chỉ + tách vết mổ
D. Thay bằng + cắt chỉ sớm
Câu 9: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ là:
A. Uống nước đường ngay sau khi mổ
B. Cho ăn cơm khi có trung tiện

19



C. Cho ăn từ lỏng tới đặc khi có trung tiện
D. Cho ăn từ lỏng tới đặc khi có đại tiện
Câu 10: Giúp bệnh nhân cao tuổi sau mổ vùng bụng vận động sớm để
A. Phòng ngạt thở
B. Phòng nhiễm trung vết mổ
C. Phòng tắc mạch
D. Phòng loét do chèn ép
Câu 11: Ngay sau mổ cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên để:
A. Tránh tụt lưỡi
B. Tránh tăng tiết đờm rãi
C. TRánh tụt canyn Mayo
D. Tránh nôn trào ngược vào đường thở
Câu 12: Rút ống thông mũi - dạ dày ở bệnh nhân sau mổ khi:
A. Bệnh nhân sốt cao
B. Bệnh nhân có trung tiện
C. Bệnh nhân có đại tiện
D. Bệnh nhân khó chịu
Câu 13: Nguyên nhân gây đái ít sau mổ là do:
A. Sốt
B. Bí trung tiện
C. Nằm nhiều
D. Bù dịch thiếu
Câu 14: Triệu chứng nhiễm trùng vết mổ là:
A. Sốt cao, đau bụng nhiều
B. Sốt, nôn
C. Sốt, bụng chướng
D. Sốt, đau vết mổ


20


BÀI 3

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÂY MÊ, GÂY TÊ
MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích tiền mê, ngun tắc dùng thuốc tiền mê.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh trước gây mê, trong gây mê, sau gây

3. Trình bày được các phương pháp gây tê, và các thuốc tê đang sử dụng.
4. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh trước, trong và sau khi gây tê, dự
phòng được các biến chứng sau khi gây tê.
NỘI DUNG
A. GÂY MÊ
Gây mê là phương pháp làm mất hoàn toàn ý thức, cảm giác, phản xạ, vận động tạo
điều kiện cho phẫu thuật tiến hành một cách tốt nhất, đảm bảo được tính mạng người bệnh
trong lúc phẫu thuật.
1. Các loại thuốc dùng trong gây mê
1.1. Thuốc tiền mê
1.1.1. Mục đích dùng thuốc tiền mê
- Giúp bệnh nhân an thần, giảm chuyển hố cơ bản do đó giảm lượng thuốc mê cần
thiết
- Làm giảm phản xạ nguy hiểm (nôn, co thắt khí phế quản, phản xạ phó giao cảm)
- Giảm tác dụng xấu của thuốc mê, giảm bài tiết đờm rãi
1.1.2. Nguyên tắc dùng thuốc tiền mê
- Kết hợp dùng 3 loại: An thần + giảm đau + kháng cholim
- Liều và thuốc phải cân nhắc cho phù hợp với thể trạng và yêu cầu phẫu thuật
- Tiêm bắp thịt 45 phút, tiêm tĩnh mạch 15 phút trước khi mổ, tiêm tại phòng tiền
mê và theo dõi đề phòng các biến chứng sau khi tiền mê

- Luôn luôn nhớ những trường hợp chống chỉ định và khi đã tiêm thuốc rồi thì khơng
sửa đuợc sai lầm
1.1.3. Các thuốc dùng trong tiền mê
a. Nhóm á phiện (opioids)
- Bao gồm mocphinclohydrat, pethidin, fentanyl, sufentariloitrate, alfentamil, có tác
dụng làm giảm đau, an thần giảm liều thuốc mê
- Tác dụng bất lợi là hạn chế hô hấp nên không dùng ở:
* Trẻ em dưới 6 tuổi và người lớn trên 60 tuổi
* Các phẫu thuật não bộ, bệnh nhân suy hô hấp CO2 tăng, áp suất nội sọ tăng
* Các bệnh nhân có bệnh phổi phế quản mãn tính
* Phóng thích histamin gây giãn mạch ngoại biên tụt huyết áp vì vậy bệnh nhân hen
và co thắt tiểu phế quản không dùng dẫn chất thuốc phiện
* Co cơ Oddi không dùng trong phẫu thuật đường mật
- Có tác dụng giảm nhu động ruột, dễ làm táo bón liệt ruột ở hậu phẫu
b. Nhóm thuốc kháng cholin (benladon alkaloid)
- Bao gồm Atropinsulfat và Scopolamin có tác dụng làm giảm tăng tiết ở miệng hầu
và các đường hơ hấp trên, giảm phản xạ phó giao cảm với liều lớn

21


c. Nhóm an thần
- Nhóm Bacbituric (Gardenal uống đêm trước mổ)
- Nhóm Butyrophenon (Droperidol) có tác dụng an thần, tăng cường tác dụng của á
phiện và của thuốc mê, phong toả giao cảm chống buồn nơn kháng histamin
- Nhóm Benjodiazepin: Diazepam hiện nay được dùng phổ biến nhất. Dùng để an
thần , gây ngủ, chống lo âu, ngăn ngừa và điều trị kích thích thần kinh của thuốc tê
d. Dùng thuốc tiền mê với trẻ em
- Trẻ sơ sinh: Dùng atropine 0.01-0,02 mg/kg tiêm bắp thịt (IM) hoặc tĩnh mạch (IV)
- Trẻ dưới 10kg: Atropine + Ketamine tiêm bắp thịt (liều Ketamine 4-6mg/kg cân

nặng)
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Dùng atropine + ketamine + diazepam hoặc domincum
- Diazepam hoặc domicum kết hợp với ketamine để tránh giấc mơ xấu
- Trẻ lớn: Atropine + diazepam + promethazine
1.2. Các loại thuốc mê
1.2.1. Thuốc mê đường hơ hấp
- Diethyl ete nhỏ giọt hít thở, hiện nay ít được sử dụng
- Các thuốc dùng máy gây mê đường hô hấp
+ Methoxyfluran
+ Enfluran
+ Iofluran
+ Sevofluran(Forane)
+ N2 O
+ Cyclopropan
+ Halothan (Fluothane) là một dung dịch trong suốt, khơng mầu, có mùi thơm
đặc biệt, khơng gây cháy, khởi mê ở mức 2-3% và duy trì ở mức 0,5-1,5% mê nhanh khơng
kích thích. Chống chỉ định dùng ở bệnh nhân suy gan và trường hợp mắc bệnh tăng
Adrenalin trong máu.
1.2.2 Thuốc mê đường tĩnh mạch
- Thiopental (Thiopentalum natrium, Pentothal sidium), là một chất bột màu vàng,
khơ, hồ tan trong nước, đóng lọ 0,5g và 1g và được giữ ở nơi khơ mát. Có tác dụng khởi
mê nhanh, gây mê ngắn, khơng có tác dụng giảm đau. Biệt dược: Farmotal, Intraval....
- Ketamin(ketamium: Calysol, ketalar, ketanest. Thuốc được sử dụng rộng rãi trong
gây mê có tác dụng giảm đau tốt, mất tri giác có tình trạng giữ ngun tư thế, làm tăng lưu
lượng máu lên não, tăng áp lực nội sọ, tăng chuyển hố não nên khơng dùng trong các phẫu
thuật sọ não, làm tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp, gây ảo giác và những giấc mơ xấu triệu
chứng này giảm nếu tiền mê bằng diazepam. Thuốc khơng có tác dụng giãn cơ, tiêm tĩnh
mạch với liều 2-3 mg/kg cân nặng tình trạng mê xảy ra sau 30 giây kéo dài 5- 15 phút , nếu
cần mê kéo dài có thể nhắc lại
- Dipivan 1% (Propofol, Profol) ống 20ml = 200mg, thuốc ở dạng nhũ tương dầu

trong nước đẳng trương màu trắng đục như sữa, dùng tiêm tĩnh mạch, truyền liên tục 412mg/kg/giờ hoặc tiêm nhiều lần, mỗi lần 2,5-5 ml để duy trì mê. Liều khởi mê: 2-2,5 mg
kg, trên 55 tuổi cần giảm liều. Pha duy nhất với Dextro 5% hỗn hợp ổn định trong 6 giờ,
sau 6 giờ cịn lại thuốc trong hỗ dịch cũng khơng dùng nữa. Thuốc có tác dụng khởi mê
nhanh khoảng 30 giây, êm dịu, gây mê nhanh. Cũng như mọi loại thuốc mê khác, phải dùng
thân trọng ở những bệnh nhân suy gan, tim, thận. Diprivan làm giảm lưu lượng máu não,
giảm áp lực nội sọ và chuyên hóa ở não, giảm áp lực nội sọ nhiều hơn ở bệnh nhân có áp

22


lực nội sọ cơ bản được tăng lên, phục hồi tri giác thường nhanh và bệnh nhân thấy nhẹ
nhõm, không nhức đầu.
1.3. Các loại thuốc giãn cơ
- Chia hai nhóm: Nhóm tranh chấp và nhóm khử cực
+ Nhóm khử cực(giãn cơ ngắn) Succinylcholin (Myorelaxin), sau khi tiêm 10-15
giây, giật cơ mặt, cổ và chi giật kéo dài 15-20 giây rồi các cơ giãn hoàn toàn và ngừng thở
5-7 phút. Được dùng để đặt ống nội khí quản, hoặc trong các phẫu thuật nhỏ thời gian ngắn.
Chống chỉ định khi bệnh nhân có tiền sử liên quan đến bệnh sốt cao ác tính hoặc
bệnh nhân tăng kali máu. Liều lượng 1,5-2mg/kg cân nặng
+ Nhóm tranh chấp (tác dụng dài):
* Gallamin (Flaxedil), tubocurarine chloride liệt cơ sau 1-2 phút tiêm tĩnh mạch
* Pancuronium bromid (Pavulon) đóng ống chứa 4mg, thuốc tác dụng nhanh sau
30-45 giây, tác dụng tối đa sau 3-5 phút và thời gian tác dụng kéo dài 30-45 phút, liều 0.070.1mg/kg
*Vecuronium bromid (Norcuron) đóng ống 4mg, liều khởi đầu 0,08-0,1mg/kg tác
dụng giãn cơ nhanh sau 2-3 giây và kéo dài 20-30 phút,
*Tracrium(atracuriumbesylate) là thuốc không độc với tim gan, thận thường
dùng để gây mê bệnh nhân có chức năng thận kém.
2. Các phương pháp gây mê
- Gây mê đường hô hấp thường dùng chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ thường: Narcotan,
Fluothane, Isofluran

- Gây mê nội khí quản là dùng thuốc gây mê kết hợp với thuốc giãn cơ có hơ hấp
điều khiển. Có thể gây mê đặt nội khí quản với giãn cơ hoặc gây tê để đặt nội khí quản, ống
nội khí quản có thể đặt qua mũi hoặc qua mồm. Có thể dùng đèn đặt ống nội khí quản hoặc
đặt mị qua mũi tuỳ theo từng trường hợp.
3. Chăm sóc bệnh nhân trước gây mê
- Bệnh nhân phải đồng ý mổ, người gây mê phải gây mê trước mổ, khám lại các cơ
quan sinh tồn như:
+ Dấu hiệu sinh tồn
+ Phổi: Xquang lồng ngực, chức năng hô hấp nếu cần
+ Điện tim, chức năng tim, xét nghiệm về tim, nghe tim.
+ Thận: Ure, creatinine, phân tích nước tiểu.
+ Bù dịch đầy đủ, đặc biệt đối với bệnh nhân nhịn đói lâu hoặc mất khối lượng máu
lưu hành.
+ Tắm rửa vệ sinh tồn thân, cạo lơng, rửa vùng mổ với các thuốc sát trùng, băng
vùng định mổ, mặc quần áo sạch
+ Cho bệnh nhân đi tiểu trước mổ
+ Chuẩn bị tinh thần cho bệnh nhân trước mổ
+ Cho thuốc tiền mê
+ Căn dặn bệnh nhân về chế độ ăn uống, tất cả mọi trường hợp mổ
chương trình phải nhịn ăn:
* Phẫu thuật ngồi đường tiêu hố thì đêm trước mổ đi đại tiện cho hết hoặc thụt
tháo phân.
* Phẫu thuật trên ruột non nhịn đói 6-12h trước mổ, nếu mổ đoạn hồi tràng cần thêm
kháng sinh đường ruột.
* Phẫu thuật trên ruột già:

23


Ngày một: Chế độ ăn ít bã + thuốc nhuận tràng

Ngày hai: Chế độ ăn ít bã + thuốc xổ + thụt tháo buổi tối bằng nước muối cho đến
khi nước trong
Ngày ba: Chế độ ăn lỏng (nước đường) + thuốc xổ + kháng sinh dưỡng ruột + truyền
dịch buổi chiều + đặt ống hút dạ dày suốt đêm
Ngày bốn: Mổ sáng
- Trường hợp mổ cấp cứu nếu bệnh nhân đã ăn trước khi xảy ra sự cố trong vòng 6
h phải rửa dạ dày(trừ trường hợp chẩn đốn có thủng đường tiêu hoá)
+ Căn dặn tháo bỏ tư trang quý giá cho người nhà giữ trước khi vào phòng mổ, tháo
bỏ răng giả hướng dẫn động viên an ủi người bệnh
+ Dự kiến phương pháp vơ cảm
- Đề phịng các tai biến ngay sau khi tiêm thuốc tiền mê
+ Giảm hô hấp do dùng mocphin do vậy sau khi tiền mê phải theo dõi người bệnh
đề phịng suy hơ hấp
+ Hạ huyết áp do thay đổi tư thế khi tiền mê dùng aminazin
4. Chăm sóc và theo dõi người bệnh gây mê
4.1. Đề phòng tai biến trong thời kỳ khởi mê
- Ngạt, ngừng thở, ngừng tim do lưỡi tụt, hoặc u đè vào khí quản hoặc dị vật khí
quản, do đặt nội khí quản lâu, khó đặt nội khí quản. Do vậy đối với những trường hợp tiên
lượng đặt nội khí quản khó cần giải thích động viên cho bệnh nhân để phối hợp gây tê đặt
nội khí quản.
- Co thắt thanh quản, khí phế quản ở những bệnh nhân có tiền sử hen phế quản. Do
vật cần chuẩn bị sẵn các thuốc cắt cơn hen phế quản như Thiophyline, Salputamon khi tiến
hành gây mê.
- Nơn và hít chất nôn trong dạ dày vào phổi (H.C Mendeler) cần đảm bảo có dạ dày
rỗng khi lên bàn mổ, trường hợp bệnh nhân có dạ dày đầy phải tiến hành đặt xông dạ dày
hút trước khi gây mê nhất là bệnh nhân tắc ruột, hẹp môn vị, khi bệnh nhân vừa ăn phải tiến
hành gây nôn hoặc phải rửa dạ dày.
4.2. Chăm sóc bệnh nhân gây mê đặt nội khí quản khơng có sonde dạ dày
- Để tránh nguy cơ hít chất nơn, ta có thể dùng các biện pháp an toàn sau đây:
+ Dùng thủ thuật Sellick: Cho bệnh nhân thở đường khí 7-10 phút qua mặt nạ để có

thêm dự trữ oxy sau đó cho bệnh nhân dùng Penocthel liều dẫn đầu và tiếp theo bằng liều
giãn cơ ngắn. Trong thời điểm này không rút thở đồng thời nhờ 1 người đứng ngồi dùng
2 ngón tay đè lên vịng nhẫn về phía cột sống với áp lực vừa phải, mục đích chèn thực quản
khơng cho các chất trong dạ dày trào lên miệng. Khi giãn cơ hô hấp đưa ống nội khí quản
qua dây thanh âm đồng thời nhấc dây chèn thanh quản ra, bơm túi hơi để thở và duy trì
mê.
+ Phương pháp đặt đầu cao 400: Cho bệnh nhân thở oxy từ 3-5 phút. quay bàn cho
đầu cao 400, chân ngang dùng Penthoral và Myorelaxin, khơng bóp bóng giúp thở. Khi giãn
cơ hiệu nghiệm bỏ mặt nạ ra, đứng trên bục cao để đặt ống nội khí quản, các chất trong dạ
dày sẽ bớt khả năng trào lên miệng nhờ yếu tố trọng lực sau khi bơm túi hơi ống nội khí
quản, cho bệnh nhân nằm ngang
+ Phương pháp để đầu thấp: Cũng dẫn đầu như trên nhưng để đầu thấp hơn thân
người 150 đặt nội khí quản xong, bơm túi hơi, giúp thở và quay bàn về vị trí bình thường.
Phương pháp này nếu bệnh nhân nơn sẽ chảy ra ngồi bớt nguy cơ hít ngược vào phổi, và

24


khi cần hút cũng dễ dàng đồng thời luôn đề phịng tình huống có thể xảy ra khi bệnh nhân
nơn và chuẩn bị máy hút tốt kịp thời móc đờm rãi thức ăn cho bệnh nhân.
- Trường hợp có chấn thương lồng ngực tràn khí màng phổi van hoặc vết thương
ngực hở cần thăm khám phát hiện và đề nghị dẫn lưu màng phổi sau đó mới gây mê đặt nội
khí quản
4.3. Chăm sóc đề phịng các tai biến do đặt ống nội khí quản
- Gẫy răng chảy máu lợi, xây sát niêm mạc họng do thao tác đặt ống thơ bạo và
trường hợp bệnh nhân bị móm phải lót một miếng gạc vào lợi khi đặt ống nội khí quản
- Đặt nhầm ống nội khí quản vào thực quản, để tránh tai biến này cần nhìn rõ hai dây
thanh âm mới đặt ống nội khí quản và sau khi đặt xong cần ấn vào lồng ngực kiểm tra xem
khí có phụt ra hay khơng, sau đó nghe phổi kiểm tra tiếng rì rào phế nang đều rõ hai bên
phổi

- Đặt ống nội khí quản khá sâu vào bên phổi phải khi đó nghe phổi chỉ thấy ở bên
phải cịn bên trái thì khơng nghe thấy tiếng rì rào phế nang
- Khơng đặt được ống nội khí quản do khó đặt, những trường hợp khó đặt như bướu
cổ to, hầu cao, cổ ngắn, răng vẩu, gãy xương hàm trên, gãy xương hàm dưới, sẹo co kéo
vùng cổ, cổ không ngửa được...cần được tiên lượng trước để có phương pháp chiến thuật
gây mê hợp lý
- Rơi răng giả, hoặc răng lung lay vào đường thở để tránh tai biến này cần bảo bệnh
nhân tháo bỏ răng giả khi đi mổ và đề phịng răng lung lay có khả năng rơi vào đường thở
khi gây mê đặt ống nội khí quản và khi rút ống nội khí quản
4.4. Theo dõi và chăm sóc trong khi gây mê
- Theo dõi nhịp thở của người bệnh hoặc theo dõi máy thở về biên độ, tần số, áp lực
thở vào, thể tích lưu thơng, đo độ bão hòa oxy trong máu mạch (SpO 2)
- Theo dõi mạch, huyết áp động mạch đo ở khuỷu tay, hoặc đo huyết áp trực tiếp
động mạch quay, theo dõi huyết áp tĩnh mạch trung tâm, trong mổ tim hở có thể sử dụng
máy tuần hồn, hơ hấp ngồi cơ thể
- Theo dõi sự mất máu, mầu sắc máu tại vết mổ, tình trạng da niêm mạc
- Theo dõi nước tiểu qua sonde bàng quang hàng giờ trong khi mổ ở trường hợp mổ
lớn và người bệnh nặng, để có biện pháp hồi sức kịp thời
- Theo dõi tri giác người bệnh. Hiện nay người gây mê thường dựa trên những phản
ứng của bệnh nhân đối với kích thích phẫu thuật, người ta thường chia ra làm ba mức độ
gây mê:
Độ mê nhẹ, mê không đủ để mổ
Độ mê phẫu thuật, mê đủ để mổ
Quá liều thuốc mê, mê quá sâu
- Trong mổ nên duy trì thuốc mê đảm bảo bệnh nhân mê ở giai đoạn đủ để mổ (nằm
yên, kích thước đồng tử bình thường và cịn phản xạ với ánh sáng, thở đều, mạch và huyết
áp gần như bình thường). trong mổ ln đánh giá nhu cầu của thuốc mê so sánh giữa cường
độ kích thích của phẫu thuật và quan sát mức độ phản ứng của bệnh nhân để giúp ta có thể
ước lượng được nhu cầu của thuốc mê trong khi mổ. Nếu mổ mà phản ứng của bệnh nhân
gia tăng cần điều chỉnh hoặc gia tăng độ mê hoặc dùng thêm thuốc giảm đau giãn cơ. Khi

bệnh nhân đã ngủ mê rồi thường phải giảm nồng độ thuốc mê để tránh quá liều khi các mơ
đã bão hịa thuốc mê. Khi gây mê với ether, lúc đầu huyết áp sẽ tăng và thường ổn định, chỉ
tụt khi mê quá sâu, nhưng với Halothan, Isofluorane huyết áp thường tụt là triệu chứng chủ
yếu của thuốc mê, dù có dùng chung với N2O hay khơng

25


×