Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 137 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHĂM SĨC SỨC KHỎE TÂM THẦN
NGHỀ: CƠNG TÁC XàHỘI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCĐCGNB ngày…….tháng….năm  
2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

1


Ninh Bình, năm 2018
TUN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được  
pháp dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về  đào tạo và tham 
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần được biên soạn trên cơ sở tn thủ 
các nội dung chính trong chương trình khung của Nhà nước, có tham khảo các tài  
liệu của các tác giả  có uy tín và đặc biệt được cập nhật các chủ  trương, chính  
sách, các văn bản pháp luật mới nhất của Đảng và Nhà nước. Giáo trình là tài 
liệu học tập, tham khảo chính trong đào tạo nghề Cơng tác xã hội.


Giáo trình được biên soạn làm 5 chương.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
         CHƯƠNG II: CÁC TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN
         CHƯƠNG III: CÁC HỘI CHỨNG TÂM THẦN
        CHƯƠNG IV: CÁC BỆNH TÂM THẦN
         CHƯƠNG V: CHĂM SĨC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG
Mặc dù đã có nhiều cố  gắng nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm,   thời 
gian cịn hạn chế  nên giáo trình khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, 
rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các em học  
sinh, sinh viên.
                                 Ninh Bình, ngày…....tháng…...năm 2018
Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Thị Lành
                                                                  2. Phạm Thu Phương

3


MỤC LỤC

4


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Mã số mơn học: MH 32
Vị trí, tính chất, vai trị và ý nghĩa của mơn học:
­ Vị trí mơn học: Mơn học Chăm sóc sức khỏe tâm thần là mơn học chun 
ngành quan trọng của chương trình đào tạo nghề  Cơng tác xã hội liên quan tới 
hoạt động bảo vệ và cung cấp dịch vụ xã hội cho đối tượng bị tâm thần.

­ Tính chất của mơn học: Là mơn học chun mơn nghề tự chọn.
Mục tiêu mơn học: 
­ Kiến thức:
+ Trình bày được  khái niệm, thuật ngữ, lịch sử phát triển, phân loại bệnh theo  
hệ thống phân loại;
+ Nhận biết được tổng quan về các  triệu chứng,  hội chứng và các loại bệnh 
tâm thần; 
+ Trình bày được ngun nhân, tác hại, các quan điểm nhận thức về  các  
loại bệnh tâm thần và  các dịch vụ, chính sách, pháp luật trong chăm sóc người bị 
tâm thần.
­ Kỹ năng: 
+ Áp dụng kiến thức đã học trong tham vấn, biện hộ, thương thuyết, làm 
việc nhóm, huy động cộng đồng trong trợ giúp người bị bệnh tâm thần;
  + Hỗ  trợ, giúp đỡ  người bị  bệnh tâm thần và rối loạn tư  duy để  học có  
cách ứng xử tốt hơn.
5


­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Nhìn nhận đúng đắn hơn về các trường hợp bị bệnh tâm thần;
+ Tích cực tun truyền, vận động, phối hợp với gia đình và xã hội trong 
can thiệp và giúp đỡ người bị bệnh tâm thần.
Nội dung mơn học: 

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Mã chương: MH32­CH01
Mục tiêu: 
­ Kiến thức:
+  Trình bày được  những hiểu biết về  các thuật ngữ: tâm thần học, tâm 
bệnh học, sức khoẻ tâm thần, triệu chứng, hội chứng, chẩn đốn lâm sang, rối  

loạn tâm thần.
­ Kỹ  năng: Vận dụng kiến thức đã học trong hoạt động chăm sóc và trợ 
giúp các đối tượng xã hội có hiệu quả.
­ Năng lực tự  chủ  và trách nhiệm:  Cảm thơng và tích cực tun truyền, 
vận động, phối hợp với gia đình và xã hội trong can thiệp và giúp đỡ  người bị 
bệnh tâm thần.
Nội dung chính:
1. Các khái niệm cơ bản.
Điên loạn tâm thần ln là chủ  đề  được mọi người quan tâm. Nhìn thấy  
một người điên người ta vừa cảm thấy sợ  lại vừa cảm thấy tị mị muốn quan 
tâm. Có nhiều người cảm thấy thương hại người điên đó. 
Chức năng tâm lý cơ bản của con người là định hướng, điều khiển, kiểm  
tra và điều chỉnh các hoạt động chủ  thể. Nhờ  có tâm lý con người mới có thể 
nhận biết được thế  giới khách quan tác động vào đối tượng, tạo ra những sản 
phẩm để  thoả  mãn nhu cầu của bản thân, xã hội. Nhờ  có tâm lý – ý thức con 
6


người khơng chỉ  hoạt động để  thoả  mãn nhu cầu tức thì mà cịn cải tạo hiện  
thực, xây dựng thế giới theo cách của mình. 
Theo tâm lý học các hiện tượng tâm lý con người là sự  phản  ảnh hiện  
thực khách quan vào não. Nếu ví các hiện tượng tâm lý như  là những hình  ảnh  
được sao chụp, phản chiếu thì não như  là tấm gương , là bộ  máy sao chụp để 
cho ra những hình  ảnh đó. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện 
tượng tâm lý, các quy luật của những hiện tượng này và cơ  chế  tạo nên chúng. 
Bộ não con người có cấu trúc phức tạp và hoạt động rất tinh vi. Do vậy khi não  
bị tổn thương thì các hiện tượng khách quan cũng bị phản ánh một cách méo mó, 
sai lệch.
Tổn thương não có thể  xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ  những 
tổn thương có thể nhìn thấy như trường hợp chấn thương sọ não, u não cho đến 

những trường hợp chưa nhìn thấy được như  tâm thần phân liệt, rối loạn cảm  
xúc…Rối loạn tâm thần cũng có thể  xuất hiện khi những hoạt động phức tạp 
của não bộ  bị  mất đồng bộ, mất nhịp nhàng, hậu quả  của một tác động từ  bên 
ngồi cơ thể .
Một nhân viên cơng tác xã hội khơng chỉ  cần nắm vững những kiến thức  
về  trợ  giúp cá nhân,  trợ  giúp nhóm, phát triên cộng  đồng…cịn cần phải có 
những kiến thức liên quan đến tâm bệnh của thân chủ nhìn từ góc độ Y học. 
Tâm thần học là khoa học chun nghiên cứu các bệnh tâm thần riêng biệt 
và phương pháp điều trị chúng. 
Theo chúng tơi cụm từ  tâm bệnh/tâm bệnh học tương đương với cụm từ 
tâm thần/tâm thần học. 
Như  phần trên chúng tơi đã nói cụm từ  tâm thần học /tâm thần có hàm  
nghĩa tương đương với cụm từ tâm bệnh học. Do đó trong giáo trình này chúng 
tơi muốn nghiêng về tìm hiểu tâm thần học theo hướng của tâm bệnh học.
Sức khoẻ  tâm thần: theo định nghĩa của Tổ  chức Y tế  thế  giới: sức khoẻ 
bao gồm sự  khoẻ mạnh về thể chất, tâm lý, xã hội. Có thể  hiểu sức khoẻ  tâm 
thần vừa là một bộ phần cấu thành vừa là một lĩnh vực mang tính độc lập tương 
đối. Trong trường hợp này chúng tơi hiểu cụm từ  sức khoẻ  tâm thần tương  
đương với cụm từ sức khoẻ tâm lý. 
7


Sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng được hiểu là:
1. Một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Đạt được niềm tin vào giá trị  bản thân, vào phẩm chất và giá trị  của 
người khác.
3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
5. Có khả  năng tự  hàn gắn để  duy trì cân bằng khi có các sự  cố  gây mất  
thăng bằng, căng thẳng (stress). 

Lâm sàng: tại giường. Ý muốn nói đến cơng việc thăm khám ngay tại  
giường bệnh.
Triệu chứng: Dấu hiệu của trạng thái bệnh lý hoặc của một bệnh được  
thể hiện ra bên ngồi.
Hội chứng: là sự  kết hợp nhất định của một số  triệu chứng. Từng triệu 
chứng khơng tồn tại độc lập mà trong sự  kết hợp với các triệu chứng khác.  
Những đặc điểm lâm sàng của hội chứng, sự  thay đổi hội chứng là cơ  sở  cho 
việc chẩn đốn bệnh.
Chẩn   đốn  lâm  sàng:  nhận  định mang  tính  kết  luận  của thầy  thuốc  về 
bệnh.Chẩn đốn có nhiều loại: chẩn đốn triệu chứng, chẩn đốn hội chứng,  
chẩn đốn bệnh, chẩn đốn sơ bộ, chẩn đốn xác định…
Rối loạn phản ánh thực tại do những biến đổi hoạt động của não.
2. Lịch sử phát triển ngành tâm thần học và chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.1. Sự phát triển của tâm thần học trên thế giới
2.1.1. Thời thượng cổ
Bệnh tâm thần cũng như mọi loại bệnh tật khác có lẽ xuất hiện ngay từ khi  
bắt đầu có lồi người, quan niệm sơ  khai cho rằng đây là loại bệnh bị  ma ám 
hoặc do sự giận dữ của thần thánh.
Trong kinh Ayur veda của người Hindu vào thế kỷ 14 TCN có mơ tả  một 
người đàn ơng háu ăn, bẩn thỉu, trần truồng, khơng có trí nhớ, đi lại một cách 
khó khăn. 

8


Trong kinh Cựu  ước viết khoảng năm 700 TCN cũng đề  cập đến một 
người có tên là Nebuchadnezzar đã bị tước quyền làm người, ăn như bị, tóc mọc  
như lơng vũ đại bàng, bàn tay, bàn chân có móng như chim. 
Trong các tư  liệu trên người ta miêu tả  người điên như  một người mất  
phẩm giá, khơng tự chăm sóc bản thân, bị khinh bỉ…

Hypocrat một thầy thuốc Hy Lạp được tơn vinh là người cha của nền Y 
học hiện đại cho rằng hiện tượng điên là do mất cân bằng thể dịch.
2.1.2. Thời trung cổ
Dưới sự thống trị của thiên chúa giáo và chế  độ  phong kiến, những bệnh  
nhân tâm thần được coi như là hiện thân của quỷ dữ hoặc alf nhưng tên phù thuỷ 
chống lại ý chúa. Vì vậy những người bị  bệnh tâm thần bị  truy nã khắp nơi bị 
trừng phát hết sức dã man, bị trói buộc bằng gong cùm, xiềng xích bị  tra tấn vơ  
cùng dã man. Nhiều người tâm thần bị  thiêu sống, bị  dìm xuống nước, treo cổ,  
hành hình…
Vào thế kỷ XII những cơ sở đầu tiên dành cho những bệnh nhan tâm thần 
được xây dựng. Đó là những trại tập trung kín trong các tu viện. Một số nơi khác  
xây dựng các trại tập trung dành riêng cho những người điên với chế độ quản lý 
hà khắc và tàn bạo, man rợ.
2.1.3. Thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX
Số  phận bi thảm của người tâm thần kéo dài suốt thời kỳ  thượng cổ  và  
trung cổ cho đến cuối thể kỷ XVIII mới được cải thiện. 
Năm 1793, Philippe Pinel ( 1745 ­1826) là người đầu tiên đã xố bỏ  xiềng 
xích trói buộc cho những người bệnh tâm thần tại 2 trại người “điên” Bicretre và  
Salpetriere  ở Pháp. Ơng đã cải tiến chế  độ  săn sóc cứu trợ  cải thiện hồn cảnh  
sinh hoạt, phân loại sắp xếp người bệnh theo mức  độ  bệnh nặng hay nhẹ,  
chống những hành vi ngược đãi, tàn bạo, khinh thường người bệnh. 
Ơng u cầu đổi tên những trại người điên thành các bệnh viên tâm thần. 
Những tưởng và hành độngc cải cách tiến bộ của ơng đã lan sang các nước khác  
trên thế giới. 
Thời kỳ  này có nhiều thầy thuốc tâm thần nổi tiếng như: K Kkahlbaum  
( 1828 ­1899), Emil Kraepelin (1856 ­1926) đã dày cơng quan sát và đúc kết những 
9


quy luật tiến triển và kết thúc của bệnh tâm thần, quy luật đó vạch ra ranh giới  

của từng bệnh riêng biệt, đặc biệt là các nghiên cứu của X.X Korxakov về  rối 
loạn tâm thần do rượu năm 1887, mở  đường cho những nghiên cứu khác về  rối 
loạn tâm thần thực tổn. 
2.1.4. Nửa đầu thế kỷ XX
Ở hầu hết các nước trên thế giới tâm thần học ngày càng phát triển mạnh  
mẽ, có những tiến bộ trong lĩnh vực tổ chức cứu chữa bệnh nhân tâm thần.
Những nghiên cứu về  phản xạ  có điều kiện của Paplop, các nghiên cứu 
về bệnh mất trí nhớ tuổi già Alzheimer (1907) đã mở đường cho những hiểu biết 
quan trọng về cơ chế hoạt động tâm thần, có cơ sở sinh lý hoạt động thần kinh 
cao cấp, cùng với nghiên cứu chụp não bơm khí của Dandy, nghiên cứu điện não  
của H. Berger là những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tâm thần học.
Năm 1911, E Bleuler – Nhà tâm thần học nổi tiếng Thuỵ Sĩ đã đặt lại tên  
cho hội chứng sa sút sớm thành tâm thần phân liệt. Cũng như  E. Kraepelin, E 
Beuler tin rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt khơng bao giờ  hồi phục được. Có 
lẽ một phần là do những bệnh nhân của ơng ta bị giam giữ hàng chục năm trong  
các nhà thương điên Thuỵ Sĩ mà khơng được điều trị gì. Đối với cơng chúng, cho 
đến ngày nay tâm thần phân liệt vẫn mang  ấn tượng là một bệnh khơng hồi  
phục, khơng chữa khỏi và tâm thần phân liệt đồng nghĩa với một bản án hơn là  
một bệnh.
Để xây dựng nhà thương điên để điều trị người bệnh tâm thần, đặc biệt là  
những trường hợp loạn thần, đã làm cho ngành tâm thần tách biệt khỏi ngành y. 
Vào cuối thế kỷ 19 một nhánh Tâm thần học đã trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ, 
tách khỏi các nhà thương điên để  chun tâm chăm sóc người bệnh tâm căn. 
Nhánh này chịu  ảnh hưởng rất mạnh của những nghiên cứu, quan niệm về  thơi  
miên ( vấn đề  thời sự  lúc bấy giờ). Nổi bật nhất là những nghiên cứu và sử 
dụng   thôi   miên   của   Trường   phái   Pari   do   giáo   sư   J.Charcot   (Bệnh   viện 
Salpeetriere) dẫn đầu. Cũng trong trường phái Pari cịn phải kể đến P.Janet. Ơng 
đã phát triển lý thuyết phân li – nghĩa là sự chia cắt tư duy ra khỏi các hoạt động 
khác. Lý thuyết này nhằm lí giải bệnh hysteria và qn tâm căn.
10



Trong nửa đầu thế  kỷ  20 nhân vật nổi bật trong Tâm thần học chính là  
Freud. Ơng cũng là người đầu tiên nghiên cứu chứng rối loạn ngơn ngữ  và bại  
não ở trẻ em, tiếp đó là những rối loạn tâm căn. Tuy nhiên những đóng góp lớn  
của ơng là những nghiên cứu về  vơ thức: cơ  chế  kìm nén những xung động vơ  
thức, cơ  chế  phịng vệ, cơ  chế  hình thành nhân cách…Cũng khơng ngạc nhiên 
khi tình dục hình thành yếu tố trung tâm trong học thuyết của Freud khi nó mới 
được khai sinh và nó cũng mở ra một thời kỳ phóng khống về tình dục trong văn 
học nghệ thuật, khoa học.
2.1.5. Nửa cuối thế kỷ XX đến nay
Cả  hai cuộc chiến tranh thế giới nhất là cuộc chiến tranh thế  giới thứ  hai  
đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành tâm thần học:
­ Tỷ  lệ  cao những bệnh nhân bị  “sốc đạn pháo” trong chiến tranh thế  giới 
thứ nhất cho thấy rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trên một tập thể, khơng chỉ 
đối với những người có yếu tố di truyền .
­ Bất cứ ai bị tác động bới các sang chấn đều có thể xuất hiện rối loạn tâm 
thần kéo dài.
­ W Rivers, một thầy thuốc tâm thần, một nhà nhân chủng học người Anh 
đã khởi xướng một loạt nghiên cứu lâm sàng, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu rối 
loạn stress sau sang chấn.
Một khía cạnh tích cực do chiến tranh thế giới hai mang lại là sự phát triển  
các kỹ thuật đánh giá tâm lý đối với các tân binh. Kết quả các nghiên cứu về số 
liệu tâm thần trong thanh niên đã kích thích sự phát triển dịch tễ học tâm thần.
Cũng do trong chiến tranh thế  giới hai số  lượng bệnh binh tâm thần tăng 
đột ngột. Do nhu cầu điều trị số lượng lớn như vậy các thầy thuốc chun khoa  
tâm thần qn đội đã sáng tạo ra liệu pháp tâm lý nhóm. Chỉ cần một thầy thuốc  
có thể  quản lí, chăm sóc cả  nhóm bệnh nhân. Mặt khác trong liệu pháp tâm lý 
nhóm bệnh nhân học hỏi lẫn nhau cách kiểm sốt và chiến thắng bệnh tật. Liệu  
pháp này cũng có tác dụng phá vỡ sự độc đốn cứng nhắc của các bệnh viện tâm 

thần.
Các liệu pháp tâm lý cá nhân cũng phát triển mạnh trong thời gian này. Từ 
đầu thế kỷ này một loạt các liệu pháp tâm lý thực sự nở hoa trong giai đoạn này 
11


như: liệu pháp hành vi, liệu pháp phân tích tâm lý, liệu pháp khách hàng là trung  
tâm, liệu pháp hiện sinh…Bản thân mỗi trường phái lại phát triển một cách hết 
sức linh hoạt.
Thời gian này cũng là sự  phát triển của các liệu pháp sinh học, đặc biệt là 
liệu pháp hố dược phẩm. Năm 1938, Celeti và Bini đã phát minh ra liệu pháp  
gây co giật bằng điện. Đây là liệu pháp đơn giản, hiệu quả  nhanh đối với hội  
chứng trầm cảm nặng. Liệu pháp sốc điện đã được chấp nhận trên tồn thế giới 
và vẫn đang được sử  dụng cho đến ngày nay với nhiều cải tiến hiệu quả  điều 
trị và độ an tồn vẫn cịn có những hiểu lầm từ phía cơng chúng.
Năm 1949, J Cade đã phát hiện tác dụng điều trị  và phịng ngừ  của lithium  
đối với rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Năm 1952, Jean delay và Pierre Denniker  ở  Pari đã phát hiện ra thuốc an 
thần, kể từ đó danh mục các thuốc này ngày càng kéo dài hơn.
Những phát hiện quan trọng về  dược lí trong thời gian gần đây như  sự  ra  
đời   của   thuốc   chống   trầm   cảm   thế   hệ   mới,   các   thuốc   ức   chế   tài   hấp   thu  
serotonin có ít tác dụng phụ và giảm thiểu nguy cơ tử vong khi dùng q liều…
đã cải thiện rất nhiều về điều trị tâm thần.
Các dịch vụ  tâm thần đã có những thay đổi đáng kể. Các bệnh viện tâm 
thần xuất hiện đã phá vỡ  hệ  thống nhà thương điên. Những bệnh viện này đã 
đạt dến đỉnh cao vào những năm 50 của thế  kỷ  20. Đây là những bệnh viện  
được xây dựng với quy mơ lớn, có sức chứa khoảng hơn một ngàn bệnh nhân  
được xây dựng xa khu dân cư đơ thị.
Từ  năm 1960, tâm thần học có một bước chuyển quan trọng về  xây dựng  
mơ hình tổ chức cứu chữa bệnh tâm thần và chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên cơ 

sở lồng ghép với y tế cộng đồng như:
­ Khơng xây dựng bệnh viện tâm thần lớn và tập trung nữ mà xây dựng các 
bệnh viện tâm thần cỡ  nhỏ, trung bình 100 ­ 500 giường bệnh  ở  gần khu vực 
dân cư.
­ Giải toả các cơ sở nội trú gị bó, đưa tối đa bệnh nhân tâm thần trở về với  
gia đình, giảm giường bệnh nội trú. 
12


­ Với các chính sách trên đã xuất hiện hai loại mơ hình tổ  chức chăm sóc  
sức khoẻ tâm thần. 
­ Khu vực tâm thần học ở Pháp.
­ Khu vực dịch tễ học ở Mỹ.
­ Khu vực tâm thần hoc được xác định bởi 4 tiêu chuẩn: 
+ Về địa lý: là khu vực quản lý một số dân cư nhất định
+ Về bệnh: các bệnh tâm thần, nghiện rượu, nghiện mat
+ Về  chính sách y tế: phát hiện sớm, phịng bệnh và chăm sóc sau khi ra 
viện. 
+ Thực hiện chăm sóc SKTT: có nhiều bộ  mơn tham gia như  bác sĩ tâm 
thần, cán bộ tâm lý lâm sàng, cán sự xã hội, y tá tâm thần.
Mỗi khu vực có một khoa nội trú 50 giường tại một bệnh viện tâm thần  
gần nhất. 
Xây dựng các khu tâm thần nhằm 3 mục đích:
­ Làm cho mọi cơng dân có thể  được chăm sóc có chất lượng  ở  gần nơi 
mình ở nhất.
­ Tránh việc nằm viện hoặc tái nằm viện bằng cách hướng các cố  gắng  
vào việc phịng bệnh và điều trị sau đợt nằm viện.
­ Cải thiện các điều kiện nằm viện và nhất là chuyển các nhân viên gác 
bệnh thành y tá.
Trong các khu tâm thần chúng có khu tâm thần trẻ em. 

Khu vực dịch tễ học:
Khu vực dịch tễ học được thành lập ở Mỹ năm 1963, quản lý một khu vực 
địa lý với 200.000 dân. Nhiệm vụ  cũng tương tự  như  khu vực tâm thần của 
Pháp. Đây là mơ hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần tiên tiến.
­ Tỷ lệ giường bệnh tâm thần 1/1.000 dân
­ Về  nhân lực: có ê kíp tâm thần hồn chỉnh gồm bác sĩ tâm thần chun  
khoa sâu các loại, cử nhân tâm lý lâm sàng, cán sự xã hội và y tá tâm thần.
­ Kinh phí cho chăm sóc sức khoẻ tâm thần là rất lớn, theo nghiên cứu gần  

đây  ở  Mỹ  năm 1990 kinh phí cho bệnh nhân tâm thần là 148 tỷ  đơ la, cho lạm  
dụng rượu là 99 tỷ đơ la, cho nghiện ma t là 67 tỷ đơ la.
13


­ Kinh phí dành cho bệnh trầm cảm bằng kinh phí cấp cho các bệnh nhân 
tim mạch.
Trong khu vực Asean, mạng lưới chăm sóc sức khoẻ  tâm thần cũng có 
nhiều bước phát triển nhất định. Như ở Thái Lan ngồi hệ thống các cơ sở điều  
trị  tâm thần họ  cịn có hình thức chăm sóc sức khoẻ  tâm thần học đường, bao  
gồm thành phần: giáo viên, nhà tâm thần học và cha mẹ học sinh. 
2.2. Lịch sử phát triển tâm thần học ở Việt Nam
Cũng như  trong lịch sử  lồi người,  ở  nước ta bệnh tâm thần xuất hiện từ 
khi con người  ở trong bộ lạc, thị tộc đầu tiên. Khi có bệnh nhân tâm thần là có 
thầy thuốc và có phương pháp chữa bệnh. Tuy nhiên do việc biên soạn, ấn lốt  
của ơng cha ta chưa phát triển, việc lưu trữ gặp nhiều khó khăn, qua nhiều thời 
kỳ chiến tranh dựng nước và giữ nước đến nay các tài liệu sưu tầm được q ít. 
Danh y Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu các bệnh thuộc tâm, các chứng mất ngủ, 
điên cuồng, kém trí nhớ. Ơng đã có những khái niệm phân biệt điên và cuồng. 
Điên là cười và nói năng rối loạn, do tâm huyết khơng đủ mà phát ra nên điều trị 
bằng an thần dưỡng huyết. Cuồng là nói sai, làm sai, khơng cịn lí trí, chạy nhảy, 

làm càn do đàm hoả thịnh mà phát ra, nên điều trị bằng thanh hoả hạ đàm, lợi đại 
tiện khơng ăn no. Ơng đã dùng thuốc nam, cây cỏ  để  trị  bệnh lo sợ, bực tức,  
cuồng nhiệt, cười nói vơ cớ, nói về ma quỷ…
Hải Thượng Lãn Ơng đã bàn luận nhiều về  y lý, tâm và thần, phương 
pháp tiết dục, phương pháp an thần bổ tâm, an thần dưỡng tâm. Ơng đã sử dụng  
cách chữa bằng tính chí để chữa cho các bệnh nhân rối loạn thất tình mà sinh ra. 
Do ảnh hưởng của tơn giáo và phong kiến nên tổ  tiên ta khơng thốt khỏi 
những quan điểm duy tâm thần bí về bệnh tâm thần. Quan niệm bệnh nhân tâm 
thần là do ma quỷ, do âm khí, do tà thuật, nên chữa bệnh bằng cúng tế, lên đồng, 
đuổi ma quỷ bằng uống tàn hương nước thải, đánh bằng roi dâu, tạt nước tiểu  
vào mặt… vẫn cịn tồn tại ở một số địa phương.
Thời kỳ thực dân Pháp đơ hộ
Trong thời kỳ  thực dân Pháp thống trị  , việc điều trị  bệnh tâm thần chưa  
được quan tâm. Mơn tâm thần học chưa có trong chương trình giảng dạy  ở 
trường đại học Y, khơng có bác sĩ tâm thần nào. Những nhà thương điên thực 
14


chất chỉ  là nơi trơng nhốt bệnh nhân, với những căn buồng chật hẹp hơi thối,  
bẩn thỉu. Nhiều bệnh nhân chết mà khơng có tên tuổi chỉ được gọi bằng những 
con số. 
Dưới thời Pháp thuộc  ở  nước ta có hai cơ  sở  tâm thần xây dựng theo kiểu 
tập trung. Ở miền Nam, có bệnh viện Tâm thần Biên Hồ xây dựng từ năm 1915  
với nhiều đợt tu bổ  thêm, nơi này là nơi thu dung các bệnh nhân tâm thần khu 
vực miền nam. Ngồi bắc có trại tâm thần Vơi (Lạng Giang, Bắc Giang) xây  
dựng năm 1939, thời kỳ  phát xít Nhật chiếm đóng đã phá huỷ  hồn tồn. Tháng 
12 năm 1956 thành lập khoa Tâm – thần kinh ở bệnh viện Bạch Mai này là Bệnh 
viện tâm thần trung ương 

1. 


Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc nước ta hồn tồn giải phóng, Đảng 
và chính phủ đã quan tâm xây dựng cải tạo nhiều cơ sở tâm thần trở thành bệnh 
viện tâm thần từ  địa phương đến trung  ương. Các trường đại học y đều có 
chương trình giảng dạy mơn Tâm thần, nhiều trường có bộ mơn tâm thần học. 
Do nhu cầu chữa bệnh cấp thiết của nhân dân, trong thời gian chiến tranh  
các cơ  sở  bệnh viện tâm thần và trạm tâm thần đã phát triển  ở  nhiều tỉnh và  
thành phố. Sau ngày đất nước thống nhất các cơ sở tâm thần ở miền Bắc được  
củng cố  và phát triển thêm  ở  nhiều tỉnh thành.  Ở  các tỉnh miền Nam mới giải 
phóng các cơ  sở  tâm thần dần dần theo mơ hình như   ở  miền Bắc. Hệ  thống  
củng tổ  chức cứu chữa bệnh tâm thần ngày càng được củng cố  và phát triển. 
Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế 
nên ngành tâm thần nước ta đã trưởng thành vượt bậc cả  về  đội ngũ cán bộ 
giảng dạy và đội ngũ cán bộ chun khoa, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiện nay hệ  thống nội trú trong cả  nước có 22 bệnh viện tâm thần (phần  
lớn phía bắc,  ở  phía nam có 5 bệnh viện) và 20 khoa tâm thần năm trong các 
bệnh viện đa khoa. Tổng số giường bệnh là 5000, ngồi ra cịn có 1.800 giường 
cho bệnh nhân tâm thần mạn tính, sa sút nặng thuộc quản lý của Bộ  Lao động  
Thương binh và Xã hội.Cả  nước cũng có 42 trạm tâm thần. Số  quận huyện có  
tổ  chức khám bệnh tâm thần là 20%. Nhiều tỉnh đã có 80%số  huyện có phịng  
khám tâm thần với 1­ 2 thầy thuốc hoạt động.  
3. Ngun nhân và phân loại các dạng bệnh tâm thần
15


3.1. Ngun nhân.
Các ngun nhân chủ yếu thường được nêu ra bao gồm:
3.1.1. Các ngun nhân thực tổn.
­ Chấn thương sọ não.
­ Nhiễm khuẩn thần kinh (Viêm não, giang mai thần kinh, ...)

­ Nhiễm độc thần kinh (Nghiện các chất, nhiễm độc nghề nghiệp...).
­ Các bệnh mạch máu não.
­ Các tổn thương não khác (U não, teo não, xơ rải rác, ...)
­ Các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
3.1.2. Các ngun nhân tâm lý.
Chủ yếu các stress tâm lý – xã hội tác động vào các nhân cách có đặc điểm 
riêng, gây ra:
­ Các rối loạn tâm căn.
­ Các rối loạn liên quan đến stress.
­ Các rối loạn dạng cơ thể.
3.1.3. Các ngun nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý
­ Chậm phát triển tâm thần.
­ Nhân cách bệnh.
3.1.4. Các ngun nhân chưa rõ ràng (Hay các ngun nhân nội sinh).
   Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều ngun nhân khác nhau (Di truyền, 
chuyển hố, miễn dịch, cấu tạo thể chất, ...) nên khó xác định ngun nhân chủ 
yếu. Các rối loạn tâm thần thường gọi là nội sinh như:
­ Bệnh tâm thần phân liệt.
­ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
­ Động kinh ngun phát.
3.2. Phân loại
Cách chia thứ nhất: Rối loạn tâm thần được chia thành 3 nhóm chính:
­ Rối loạn tâm căn (rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, rối loạn phân li…)
­ Rối loạn ranh giới (rối loạn nhân cách, chậm phát triên trí tuệ…)
­ Loạn thần (tâm thần phân liệt, động kinh tâm thần…)

Cách chia thứ hai: Rối loạn tâm thần bao gồm:
16



­ Rối loạn tâm thần khơng loạn thần
­ Rối loạn tâm thần có loạn thần

Loạn thần được hiểu là nhóm các triệu chứng thể  hiện  ở  hầu hết các rối 
loạn tâm bệnh nặng dạng như tâm thần phần liệt, hưng cảm, rối loạn giảm/mất  
khả  năng thích  ứng, khơng phân biệt được hiện tượng thực và khơng thực.  Ở 
cấp độ thao tác, loạn thần là nhóm các triệu chứng chung thường thấy  ở những  
rối loạn nặng. Nghĩa hẹp loạn thần là có hoang tưởng, ảo giác, cảm xúc khơng 
phù hợp.
Phân loại các rối loạn tâm bệnh ln ln là một vấn đề thời sự trong tâm 
thần học. Cho đến nay vẫn chưa có sự  thống nhất trong phân loại các rối loạn  
tâm thần. Ngay cả đến định nghĩa thế nào là bệnh tâm thần, thế nào là rối loạn 
tâm thần, thế nào là khơng bình thường về mặt tâm thần cũng vẫn là cuộc thảo 
luận trong tâm thần học. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau trong vấn đề  này.  
Các triệu chứng và hội chứng rối loạn tâm thần cịn nhiều bất đồng, đặc biệt là  
những ý kiến về đơn vị  bệnh lý và danh pháp các bệnh đó. Cho đến nay thay vì 
dùng tràn lan bệnh tâm thần người ta đã thay bằng cụm từ rối loạn tâm thần. 
Năm 1882, Kandinxki là người đầu tiên đã khởi thảo bảng phân loại các 
bệnh tâm thần. Tuy bảng phân loại cịn rất sơ khai, song đã khẳng định rằng các 
rối loạn tâm thần là một nhóm các đơn thể  bệnh. Đến năm 1898 nhà tâm thần 
học người Đức là E.Kraepelin mới thống nhất các triệu chứng rối loạn tâm thần 
riêng lẻ  vào một thể  bệnh nhất định. Căn cứ  vảo bảng tiêu chuẩn lâm sàng  
giống nhau mà Ơng  đưa ra một bảng phân loại các bệnh tâm thần dựa trên 
ngun tắc phân chia theo các đơn thể bệnh riêng biệt. Người ta coi đây là bảng 
phân loại các bệnh tâm thần đầu tiên trên thế giới. Cho đến những năm gần đây,  
một số  quốc gia vẫn sử  dụng bảng phân loại bệnh và làm nền tảng bổ  sung  
mới. 
Tuy vậy  ở một số nước khác, các nhà tâm thần học nhận thấy cách phân 
chia đơn lẻ thể bệnh có tính chất gượng ép, vì các triệu chứng rối loạn tâm thần 
rất đa dạng và có những đơn thể  bệnh có q nhiều ngun nhân, q nhiều 

dạng cảnh. Họ chủ trương chỉ phân loại các triệu chứng, hội chứng bệnh là đủ 
và cho rằng khơng có những đơn thể bệnh tâm thần mà chỉ có những hội chứng  
17


tâm thần. Cho đến gần đây vẫn có nhà tâm thần học cho rằng bệnh tâm thần chỉ 
có một với nhiều cách biểu hiện lâm sàng khác nhau. Do đó hiện nay vẫn tồn tại 
hai trường phái khác nhau về phân loại bệnh tâm thần. Một phái chủ trương hội  
chứng luận, một phái chủ  trương phân bệnh luận. Tuy nhiên trong từng trường 
phái cũng khơng thống nhất với nhau cách phân chia các nhóm thể. 
Tình trạng hỗn độn đó đưa đến những hậu quả  bất lợi cho sự  phát triển 
tâm thần học như: khơng có nội dung cụ thể, khơng có quy định giới hạn rõ ràng, 
khơng có sự hiểu biết lẫn nhau nói chung giữa các nước. 
Hiện nay chúng ta đã và đang sử dụng bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 
10   vào   trong   chẩn   đoán   và   phân   loại   bệnh   (ICD10   ­   Intemational   statistical  
clasissfication of diseases and related health problems tanh revision) 
Các rối loạn tâm thần được ghi mã trong chương F. 
F00 ­ F09  Các rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm cả  rối loạn tâm thần  
triệu chứng: 
F00  Mất trí trong bệnh Altheimer 
F01  Mất trí trong bệnh mạch máu 
F02 Mất trí trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác 
F03  Mất trí khơng biệt định 
F04  Hội chứng qn thực tổn, khơng do rượu và các chất tác động tâm thần 
khác  
F05  Sảng khơng do rượu và các chất tác động tâm thần khác 
F06   Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương não và các rối loạn chức 
năng não và bệnh cơ thể
F07  Các rối loạn hành vi và nhân cách do bệnh lý não, tổn thương não và  
rối loạn chức năng não 

F09  Rối loạn tâm thần triệu chứng hoặc thực tổn khơng biệt định 
F10 – F19  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử  dụng các chất tác động 
tâm thần: 
F10 Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu 
F11  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất có thuốc phiện  
F12 Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa 
18


F13  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các thuốc an dịu hoặc các 
thuốc ngủ
F14  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocain 
F15  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác  
bao gồm cafein  
F16  Cácrối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác. 
F17  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lá 
F18  Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các dung mơi dễ bay hơi  
F19   Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử  dụng nhiều loại ma túy và 
sửdụng các chất tác động tâm thần khác 
F20 ­ F29 Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối  
loạn hoang 
tưởng 
F20  Bệnh tâm thần phân liệt  
F21  Các rối loạn loại phân liệt 
F22  Các rối loạn hoang tưởng dai dẳng  
F23  Các rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 
F24  Các rối loạn hoang tưởng cảm ứng 
F25  Các rối loạn phân liệt cảm xúc 
F28  Các rối loạn loạn thần khơng thực tổn khác 
F29  Bệnh loạn thần khơng thực tổn khơng biệt định.  

F30 ­ F39 Rối loạn khí sắc (cảm xúc)  
F30  Giai đoạn hưng cảm 
F31 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực 
F32  Giai đoạn trầm cảm 
F33  Rối loạn trầm cảm tái diễn 
F34  Các trạng thái rối loạn khí sắc (cảm xúc) dai dẳng 
F38  Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) khác 
F39  Rối loạn khí sắc (cảm xúc) khơng biệt định  
F40 ­ F48  Các rối loạn bệnh tâm căm có liên quan đến Stress và dạng cơ 
thể
19


F40  Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ
F41  Các rối loạn lo âu khác 
F42  Rối loạn ám ảnh nghi thức 
F43  Phản ứng Stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng 
F44  Các rối loạn phân ly (di chuyển) 
F45  Các rối loạn dạng cơ thể
F48  Các rối loạn tâm căn khác 
F50 ­ F59  Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các 
nhân tố cơ thể  
F50  Các rối loạn ăn uống 
F51  Các rối loạn giấc ngủ khơng thực tổn 
F52  Loạn chức năng tình dục khơng do rối loạn hoặc bệnh thực tổn 
F53  Các rối loạn hành vi và tâm thần kết hơp với thời kỳ  sinh đẻ, khơng 
phân loại ở nơi khác 
F54  Các nhân tố  tâm lý và hành vi kết hợp với rối loạn hoặc phân loại  ở 
nơi khác  
F55  Lạm dụng các chất khơng gây nghiện 

F59  Các hội chứng hành vi khơng biệt định kết hợp với các rối loạn sinh lý  
và các nhân tố cơ thể
F60 ­ F69  Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên 
F60  Các rối loạn nhân cách đặc hiệu 
F61  Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các rối loạn nhân cách khác 
F62  Các biến đổi nhân cách lâu dài mà khơng thể gán cho một tổn thương 
não hoặc một bệnh não 
F63  Các rối loạn thói quen và xung đột 
F64  Các rối loạn về ưa chuộng giới tính 
F66  Các rối loạn hành vi và tâm lý kết hơp với sự phát triển và định hướng 
giới tính  
F68  Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở người thành mên 
F69  Rối loạn khơng biệt định về hành vi và nhân cách ở người thành niên  
F70 ­ F79  chậm phát triển tâm thần 
20


F70  Chậm phát triển tâm thần nhẹ
F71  Chậm phát triển tâm thần vừa 
F72  Chậm phát triển tâm thần nặng 
F73  Chậm phát triển tâm thần trầm trọng 
F78  Chậm phát triển tâm thần khác 
F79  Chậm phát triển tâm thần khơng biệt định 
F80 ­F89  Các rối loạn về phát triển tâm lý 
F80  Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngơn ngữ  
F81  Các rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ năng ở nhà trường 
F82  Các rối loạn đặc hiệu về phát triển chức năng vận động 
F83  Các rối loạn hỗn hợp và đặc hiệu về phát triển 
F84  Các rối loạn phát triển lan tỏa 
F88  Các rối loạn khác của phát triển tâm lý 

F89  Các rối loạn khơng đặc hiệu của phát triển tâm lý 
F90 ­ F99  Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em 
và thanh thiếu niên
F90  Các rối loạn tăng động 
F91  Các rối loạn hành vi 
F92  Các rối loạn hỗn hơp của hành vi và cảm xúc 
F93  Các rối loạn cảm xúc với sự khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em 
F94  Rối loạn hoạt  động xã hội với sự khởi phát  đặc biệt  ở tuổi trẻ em và  
thanh thiếu niên  
F95  Các rối loạn tic 
F98   Những rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát  ở  trẻ  em và 
thanh thiếu niên 
F99  Rối loạn tâm thần, khơng biệt định cách khác

21


CHƯƠNG 2: CÁC TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN
Mã chương: MH32­CH02
Mục tiêu: 
­ Kiến thức: Trình bày được các triệu chứng rối loạn cảm giác, tri giác, tư 
duy, cảm xúc, trí nhớ, hoạt động chủ yếu
­ Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học trong việc trợ giúp các đối tượng xã 
hội có hiệu quả
­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tun truyền, vận động, phối 
hợp với gia đình và xã hội trong can thiệp và giúp đỡ người bị bệnh tâm thần.
Nội dung chính:
1. Các triệu chứng rối loạn cảm giác
1.1. Tăng cảm giác
Tăng cảm giác là tăng khả  năng thụ  cảm với những kích thích tự  nhiên 

(ngưỡng kích thích hạ  thấp) mà trong trạng thái bình thường khơng nhận thấy. 
Ánh sáng bình thường cũng làm cho người bệnh hoa mắt, màu sắc của các vật 
xung quanh trở  nên rực rỡ  khác thường, hình thù của chúng đặc biệt rõ ràng. 
Những tiếng động làm inh tai, tiếng đập cửa như súng nổ. Các mùi trở nên nồng 
nặc, có tính chất kích thích, v.v...
Thường gặp trong trạng thái q mệt mỏi  ở người bình thường, trạng thái 
suy kiệt nặng, hội chứng suy nhược thần kinh, trong một số  bệnh cơ thể cấp  
tính và các biểu hiện ban đầu của một số bệnh loạn tàm thần cấp tính, sự  phát  
triển này đi trước một số trạng thái mù mờ ý thức.
1.2. Giảm cảm giác
Giảm cảm giác là giảm khả  năng thụ  cảm với những kích thích tự  nhiên 
(nói cách khác là ngưỡng kích thích tăng lên).
22


Tất cả  mọi sự  vật người bệnh tiếp thu một cách lờ  mờ, khơng rõ rệt, xa 
xăm như thể nhìn qua một màn sương mù, mờ mờ ảo ảo, khơng rõ hình thù.
Âm thanh nghe mờ nhạt, thiếu sự cộng hưởng, tiếng nói của những người 
xung quanh trở nên khơng có bản sắc và khơng rõ của ai,v.v...
Thường gặp trong trạng thái trầm cảm và trong tổn thương đồi thị.
1.3. Loạn cảm giác bản thể, loạn nội cảm giác
Loạn cảm giác bản thể là những cảm giác rất đa dạng, rất lạ  lùng và khó 
tả, rất khó chịu và nặng nề trong các nội tạng. Người bệnh trở nên gị bó, nóng  
ran, đè nén, đau xé, trào ra đảo lộn, ngứa ngáy, v.v...mà khơng xác định được 
ngun nhân.
Chúng khác với tăng cảm giác xảy ra do kích thích bệnh lý của dưới vỏ 
khuếch tán lên vỏ  não do tăng cường các xung động từ  những đầu ngoại biên  
của các giác quan phân tích
Khác với giảm cảm giác là do sự hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất  
bị suy yếu trong khi cịn bảo tồn được tối đa hệ thống tín hiệu thứ hai.

Trong khi đó loạn cảm giác bản thể là do sự ức chế hệ thống nội thụ cảm 
có tác dụng áp đảo và điều chỉnh của cơ quan ngoại thụ cảm.
Thường gặp trong các hội chứng nghi bệnh, trong các trạng thái trầm cảm.
2. Các triệu chứng rối loạn tri giác
Tri giác là một q trình tâm lý, có khả  năng tập hợp các đặc tính riêng lẻ 
của sự  vật hiện tượng, do các giác quan phản ánh, từ  đó chúng ta nhận thức 
được sự vật và hiện tượng một cách tồn bộ .
Tri giác là mức độ nhận thức cao hơn cảm giác, nó có tính chất tổng hợp  
phức tạp chứ khơng phải là một tổng số đơn giản của các cảm giác. Tri giác cịn 
tồn tại trong óc ta dưới dạng biểu tượng, cho nên ta có thể  tri giác được sự  vật 
và hiện tượng khi chúng khơng cịn ở trước mắt ta nữa .
2.1. Tri giác nhầm
Tri giác nhầm (Một số tài liệu dùng thuật ngữ ảo tưởng) là tri giác sai lệch  
về một sự vật hay một hiện tượng khách quan (sự vật có thật ở bên ngồi). Thí 
dụ: " Trơng gà hố cuốc"
Tri giác nhầm có thể  xảy ra trong điều kiện bình thường. Trong điều kiện  
23


bệnh lý, tri giác nhầm dễ xuất hiện hơn.
2.1.1.Tri giác nhầm cảm xúc
Tri giác nhầm cảm xúc hay xuất hiện trong các trạng thái cảm xúc bệnh lý:  
lo âu, sợ  hãi, trạng thái trầm cảm, hoặc trầm cảm paranoid, trạng thái hưng  
cảm. Trong trạng thái đó, chiếc áo treo  ở  góc buồng được người bệnh tri giác 
thành như  kẻ  giết người đang đứng nấp. Tiếng thìa, tiếng đũa từ  nhà ăn vọng 
đến lại được người bệnh tri giác như là tiếng vũ khí sắp sửa hành hình.
2.1.2. Tri giác nhầm lời nói
Tri giác nhầm lời nói là tri giác sai lầm về nội dung thực tế câu chuyện. Lời 
nói của những người xung quanh về  một đề  tài xa lạ, hồn tồn khơng có liên  
quan gì đến người bệnh nhưng họ  lại nghe ra thành những lời buộc tội, vạch 

mặt, quở mắng, chửi bới, hăm doạ người bệnh.
Những tri giác nhầm tương tự, phát sinh trong trạng thái nghi ngờ, lo âu, sợ 
hãi, căng thẳng, theo đặc điểm của nó, có thể được xem như là một biến thể của  
tri giác nhầm cảm xúc.
Cần phân biệt tri giác nhầm lời nói với hoang tưởng liên hệ. Trong hoang 
tưởng liên hệ, thường bệnh nhân khơng nghe rõ mà suy đốn câu chuyện qua thái  
độ của người xung quanh hoặc bệnh nhân nghe rõ ràng câu nói nhưng tìm một ý 
nghĩ thầm kín phía sau câu nói ấy theo trạng thái cảm xúc của mình.
2.1.3. Tri giác nhầm kỳ lạ
Là tri giác nhầm thị  giác đa dạng, sinh động, phong phú và rất kỳ  lạ, xuất 
hiện khơng phụ  thuộc vào cảm xúc của bệnh nhân mà ngược lại làm thay đổi 
cảm xúc bệnh nhân.
Trong trường hợp có giảm trương lực hoạt động tâm thần và thụ  động. 
Người ta thường thấy những đường hoa văn trên tấm thảm, những chỗ nứt trên  
tường, những hình đắp trên trần nhà, v.v... người bệnh lại trơng ra những người 
ăn mặc khác thường, những vị  anh hùng trong chuyện thần thoại, những qi  
vật, những tồ nhà khổng lồ, những cảnh vật sặc sỡ nhiều màu sắc.
Cần phân biệt tri giác nhầm với sự  nhận xét sai lầm và kết luận khơng 
đúng đắn. Mảnh kính vỡ  do mặt trời chiếu sáng chói lại bị  nhận nhầm thành 
vàng. Đây khơng phải là tri giác nhầm mà là một sự phán đốn sai lầm.
24


2.2. Ảo giác
2.2.1. Khái niệm
Ảo giác là tri giác về một sự vật khơng hề có trong thực tại khách quan, đó  
là tri giác khơng có đối tượng.
Đối với người bệnh,  ảo giác là một tri giác có thật chứ  khơng phải là một 
điều gì tưởng tượng. Trong  ảo giác, người bệnh trơng thấy, nghe thấy, ngửi 
thấy thật chứ khơng phải là tưởng tượng, hình dung ra.

Thí dụ: Griesinger đã trích dẫn: " Tơi nghe thấy những tiếng nói, bởi vì tơi  
nghe thấy những tiếng nói. Việc  ấy xảy ra như  thế  nào tơi khơng biết, nhiừĩg  
những tiếng nói đó đối với tơi cũng rành rọt như tiếng nói của anh; nếu như tơi  
tin được những lời nói của anh là thật thì cho phép tơi tin là có thật. Cả  những  
lời nói của anh, cả  những lời nói kia tơi đều có thể  cảm thấy  ở  mức độ  như  
nhau”.
Có một số cách phân loại ảo giác
­ Theo giác quan:  ảo thị, ảo thính, ảo xúc giác, ảo khứu giác và ảo giác nội  
tạng
­ Theo kết cấu: thơ sơ, phức tạp.
­ Theo nhận thức và thái độ của bệnh nhân đối với ảo giác.
+ Ảo giác thật (hallucination).
+ Áo giác giả (pseudo ­ hallucination).
2.2.2. Các loại ảo giác 
2.2.2.1. Ảo giác thật
­ Ảo giác thính giác (ảo thanh)
Ảo thanh gồm có  ảo thanh thơ sơ  và  ảo thanh rõ rệt.  ảo thanh thơ sơ: nghe 
như tiếng chng, tiếng cịi, tiếng máy nổ, tiếng súng...cịn ảo thanh rõ rệt tức là 
nghe thấy tiếng nói, tiếng trị chuyện. Tính chất của nó có thể  là bình phẩm  
hoặc ra lệnh. Nội dung cũng có thể rất đa dạng, từ phê bình, chế nhạo cho đến 
mệt thị, chửi rủa. Tiếng nói có thể của một người hoặc nhiều người, có thể của 
đàn ơng hoặc đàn bà hay trẻ  con, có thể  của người quen hoặc người lạ. Tiếng  
nói cũng có thể  là nói một mình hoặc đối thoại với người bệnh,  ảo thanh cũng  
có thể xảy ra liên tục hoặc từng thời gian.Ảo thanh có thể ảnh hưởng đến cảm 
25


×