Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ho so phap che 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.78 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG TH THANH VĂN Số : 90 /QĐ-THTV. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thanh Văn,ngày 24 tháng 10 năm 2016. QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác pháp chế Năm học 2016- 2017 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH VĂN Căn cứ văn bản số 542/PGD&ĐT ngày 11 tháng 10 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 về công tác pháp chế; Căn cứ vào quyền hạn của Hiệu trưởng ghi trong Điều lệ trường Tiểu học; Xét năng lực và đạo đức của cán bộ , giáo viên, công nhân viên. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Thành lập Ban chỉ đạo công tác pháp chế của trường Tiểu học Thanh Văn gồm các ông, bà có tên trong danh sách (đính kèm). Điều 2: Ban chỉ đạo công tác pháp chế có nhiệm vụ triển khai và tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của trường Tiểu học Thanh Văn. Điều 3: Các thành viên trong Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: -Như điều 1; -Trường ;(để báo cáo); -Lưu:VT.. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2016 ( Kèm theo QĐ số: 90/QĐ-THTV ngày 24 tháng 10 năm 2016) ST Họ và tên T 1 2 3 4 5 6 7 8 9. Chức vụ. Bà: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Bà Nguyễn Thị Bình Bà Hoàng Thị Vin Bà: Phạm Thị Kim Tuyến Bà: Phạm Ánh Ngọc Bà: Nguyễn Thị Hiền Lương Bà: Kiều Thị Thu Hường Bà: Lê Thị Nhung Bà: Nguyễn Thị Hà Bà: Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng- Phó CTC Đ Phó hiệu trưởng BTCĐ Ban TTND- TT tổ 2+ 3 TT tổ 1 TT tổ 2+3 TT tổ 4+5 TT tổ HC. Nhiệm vụ Trưởng ban Phó ban Phó ban Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên. Tổng kết danh sách này gồm 10 thành viên.. PHÒNG GD & ĐT THANH OAI TRƯỜNG TH THANH VĂN Số: 91/KH-THTV. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thanh Văn, ngày 24 tháng 10 năm 2016. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM HỌC 2016 -2017.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thực hiện công văn số 4326/BGD&ĐT-PC ngày 1 /9/2016 của Bộ Giáo dục &ĐT hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 đối với công tác pháp chế; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế của sở GD&ĐT Hà Nội. Công văn số: 542/PGD&ĐT ngày 11/10/2016 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai v/v hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 về công tác pháp chế. Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2016 -2017, trường TH Thanh Văn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2016 -2017 như sau: I. NHIỆM VỤ CHUNG: 1. Tập trung nâng cao chất lượng công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học 2016- 2017 theo quy định tại nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. 2. Triển khai, thực hiện có hiệu quả quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt các thủ tục hành chính chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; Triển khai thực hiện Chương trình số 474/CTr-BGD&ĐT-BTP ngày 24/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phối hợp thực hiện công tác pháp chế giai đoạn 2015-2020; 3. Tiếp tục kiện toàn tổ pháp chế , phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kĩ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế. II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ: 1. Kiện toàn tổ chức pháp chế: Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và năng lực của cán bộ Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định cử đồng chí Phạm Thị Kim Tuyến theo dõi thực hiện công tác pháp chế của đơn vị..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ làm công tác pháp chế được tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụ khi các cơ quan chuyên môn tổ chức. 2. Hoạt động, tổ chức pháp chế: 2.1 Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật Thực hiện tốt việc triển khai lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của các cơ quan cấp trên theo yêu cầu. Chủ động phát hiện và có ý kiến kịp thời các điểm bất hợp lý trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. 2.2.Công tác kiểm tra, xử lí rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính: Thực hiện nghiêm túc việc ban hành văn bản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ ngày 06/5/2005 và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Quản lý văn bản đi, đến , lập sổ đăng ký văn bản đi, văn bản đến theo mẫu quy định tại Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 15/7/2005 của Cục Lưu trữ Nhà nước về Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến; Văn bản số 139/VTLTNN-TTTH ngày 14/3/2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng. Việc quản lý văn bản phải thống nhất giữa nhân viên văn thư và lãnh đạo nhà trường; đối với văn bản đến, nhân viên văn thư phải tiếp nhận, phân loại, vào sổ đăng ký và chuyển giao cho Hiệu trưởng kịp thời trong ngày; Khi nhận văn bản đến Hiệu trưởng phải có trách nhiệm giải quyết kịp thời đúng thời gian quy định. Đối với văn bản đi, phải kiểm tra chặt chẽ về thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày, vào sổ đăng ký văn bản trước khi ban hành và được lưu giữ 01 bản tại bộ phận văn thư của đơn vị. Hàng năm tiến hành xây dựng báo cáo về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lí với cấp trên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phổ biến GDPL năm học 2016-2017 trong đó lồng ghép việc triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên về Nghị quyết 29-NQ-TW, Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ và Quyết định số 2653/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/7/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ-TW và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mới được ban hành vào việc thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; Tiếp tục tổ chức phổ biến kịp thời đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh các luật mới liên quan đến giáo dục và đào tạo; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nhà trường; Thực hiện đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa, tăng cường công tác ngoại khóa. Tổ chức môn thi học sinh nổi trội, giáo viên giỏi bộ môn theo cấp học có lồng ghép nội dung pháp luật, tổ chức có hiệu quả Ngày pháp luật và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật . Tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi về thực hiện quy chế dân chủ trong trường, (Theo kế hoạch liên ngành của phòng GD&ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai); Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường; Chỉ đạo triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục ngoại khóa do Bộ GD&ĐT ban hành. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; sáng tạo và tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau;.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tham gia đầy đủ các cuộc thi do phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT hoặc Thành phố tổ chức; Rà soát, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên để bố trí giáo viên .Tổng phụ trách đội phụ trách công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kĩ năng phổ biến giáo dục pháp luật. Tập trung đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khoá, tăng cường nội dung phổ biến giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức “Ngày pháp luật”, và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Xây dựng tủ sách pháp luật trong trường học đảm bảo đủ các loại sách, báo, tài liệu pháp lý phục vụ cho công tác quản lý, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, giảng dạy và học tập; ngoài ra cần chọn lọc, bổ sung các loại sách, báo, tài liệu khác có nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phân công bố trí cán bộ, giáo viên có hiểu biết nhất định về pháp luật để quản lý và hướng dẫn khai thác tủ sách pháp luật; thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đọc và tìm hiểu các sách, báo, tài liệu pháp lý của tủ sách pháp luật; phổ biến kịp thời các loại sách, tài liệu tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm khai thác triệt để nguồn sách, tài liệu có trong tủ sách pháp luật của nhà trường. 2.4. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật : Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tổ chức theo dõi việc triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác do các cơ quan Nhà nước đề nghị hoặc yêu cầu cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, nghiêm túc, chất lượng, kịp thời theo đúng thời gian, đối tượng quy định.Thực hiện chế độ báo cáo kết quả lên cấp trên theo yêu cầu. 2.5.Về công tác bồi thường của nhà nước:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường. 2.6. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và công tác tham mưu về các vấn đề pháp lí và tham gia tố tụng: Thực hiện công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý theo quy định của pháp luật 2.7. Về công tác cải cách thủ tục hành chính: Thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Niêm yết công khai các nội quy, quy chế, quy định, chế độ chính sách của cán bộ, công chức, học sinh… 2.8. Về công tác thi đua, khen thưởng: Định kì sơ kết, tổng kết và đề xuất với cấp trên có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Ban giám hiệu: Chỉ đạo công tác pháp chế trong nhà trường. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. 2. Tổ pháp chế: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2016 - 2017, Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc thực hiện công tác pháp chế, thực hiện chế độ báo cáo kịp thời. 3. Giáo viên , Đoàn TN, Đội TN có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.. Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác pháp chế của trường TH Thanh Văn năm học 2016 - 2017. Nơi nhận:. - Phòng GD&ĐT (b/c); - Các bộ phận( t/h) - Lưu: VT. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nguyễn Thị Quỳnh Hoa.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×