Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PH N TÍCH VỀ NHU CẦU TIÊU DÙNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.24 KB, 14 trang )

Đề tài:


DỰA VÀO THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW PHÂN TÍCH VỀ NHU
CẦU TIÊU DÙNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ VĂN HÓA TIÊU
DÙNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM



BÀI LÀM


Trải qua các thời kì phát triển khác nhau của xã hội, nhu cầu tiêu dùng và
mức độ thỏa mãn nhu cầu đó cũng dần thay đổi. Đối với nước ta-một quốc
gia vốn phải trải qua nhiều biến động của lịch sử thì sự thay đổi đó lại càng
rõ rệt và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhiều mặt của xã hội. Đặc biệt, Việt
Nam lại thuộc nhóm nước có dân số đông và trẻ nên việc nghiên cứu hành
vi tiêu dùng của giới trẻ ngày nay lại càng phải được quan tâm hơn bao giờ
hết.


Vậy, nhu cầu tiêu dùng là gì và nó có tác động như thế nào đến việc
hình

thành

văn

hóa

tiêu



dùng?

Nhu cầu tiêu dùng có thể được hiểu khái qt là những địi hỏi, mong muốn
về vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn mục đích tồn tại và phát triển của
con người trong xã hội. Văn hóa tiêu dùng được định nghĩa là một loại hình
văn hóa mà ở đó vị thế xã hội, các giá trị, các hoạt động xã hội tập trung
vào việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ (Theo vanhoanghean.com.vn).
Nghiên cứu văn hóa tiêu dùng cũng như nhu cầu tiêu dùng sẽ góp phần
định hướng được xu thế biến đổi của xã hội để từ đó có cái nhìn tổng quát
hơn về đời sống con người và bộ mặt xã hội.


Đối với Việt Nam hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu tiêu
dùng của người Việt đặc biệt là giới trẻ đã và đang có những thay đổi đáng
kể. Giới trẻ là lớp người có độ tuổi trên dưới 15-30 tuổi, họ có thể là học
sinh, sinh viên thậm chí là những người đã trưởng thành có gia đình sự
nghiệp ổn định. Thực chất đây chỉ là một cách nhìn mang tính chất tương
đối dựa trên cơ sở tuổi tác vì khơng ít người lớn tuổi hoặc trẻ em vẫn có
thói quen tiêu dùng tương tự như vậy, nói chung là cịn tùy thuộc vào điều
kiện, hồn cảnh và các yếu tố khác. Tuy nhiên, xem xét dựa trên góc độ của
người trẻ sẽ cho ta cái nhìn khách quan hơn bởi họ là đối tượng vô cùng
nhạy bén trước sự biến đổi của xã hội và xu thế chung của tồn cầu. Nhưng
một khi nói về nhu cầu và mức độ tiêu dùng, trong độ tuổi này, cũng đã có
sự khác biệt khá lớn giữa những người chưa có khả năng kinh tế( cịn phụ
thuộc vào gia đình) và những người đã tự lập, ít nhiều có khả năng chi trả
cho nhu cầu của mình ; giữa nam và nữ; giữa người giàu và người nghèo….
Phân tích dựa trên tháp nhu cầu Maslow, đầu tiên xét về tiềm lực kinh tế,
đại đa số những người chưa độc lập tài chính hay người có điều kiện khó
khăn về tài chính thường tiêu dùng các mặt hàng nhằm mục đích đáp ứng

yêu câu về thể lí tức là làm sao được ăn uống đầy đủ, được an toàn về sức
khỏe, được tơn trọng trong cộng đồng. Họ đâu có đủ điều kiện để mua xe,
mua nhà lại càng không có nhu cầu tự khẳng định, thậm chí nhiều người
cịn bất chấp việc đánh mất đạo đức, đánh mất quyền được tôn trọng để làm
những việc xấu xa và lấy những đồng tiền xấu xa chi trả cho đời sống
buông thả của mình cịn người có điều kiện tài chính hoặc hơn nữa là dư
thừa về tài chính sẽ có xu hướng tìm kiếm các mục đích tiêu dùng cao hơn,
đó là họ mong muốn nhận được sự quan tâm, muốn được tự khẳng định.
Những thứ họ mua có thể không cần thiết với bản thân nhưng mà họ vẫn
sẵn sàng chi trả để khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Một dẫn chứng
cụ thể đó là người mấu diễn viên Ngọc Trinh, có thể nói mọi điều kiện vật
chất tinh thần đều được đáp ứng đầy đủ nhưng cơ ta vẫn sẵn lịng chi cả


mấy tỉ một tháng để thỏa mãn mong muốn chiếm hữu những đồ hiệu đắt đỏ
và sang trọng bậc nhất. Đó là cách Ngọc Trinh khẳng định vị trí của mình
trong showbiz và trong cộng đồng. Thứ hai, nếu xem xét dựa vào giới tính,
giữa nam và nữ kể cả giới tính thứ 3 cũng ít nhiều có sự khác biệt, trong khi
đàn ơng theo đuổi kết quả thì phụ nữ theo đuổi hành trình, nam giới thường
có xu hướng trung thành với thương hiệu thì nữ giới lại chú tâm đến dịch
vụ chăm sóc khách hàng, nam giới thích sử dụng các mặt hàng thể hiện
phong cách nam tính như rượu bia, xe, đồ điện tử như cách để khẳng định
bản lĩnh và khả năng thì nữ giới đa phần lại quan tâm nhiều hơn đến hàng
tiêu dùng, đồ sinh hoạt và các dịch vụ giải trí như du lịch..và điều đó khá
đúng với nước ta khi trong gia đình hoặc xã hội, phái nữ vẫn thường phải
chăm lo nhiều cho gia đình trong khi đàn ơng lo kinh tế như các cụ ta vẫn
thường bảo: “ đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.


Theo góc nhìn khơng gian, giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng

miền thậm chí là trong từng địa phương lại có nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
Trước đây, giới trẻ nơng thơn và thành thị có sự phân biệt tương đối rạch
rịi khi mà chỉ cần nhìn vào bộ trang phục, phương tiện di chuyển, cách
hành xử .. là đều có thể phân biệt được ngay ai là “ nhà q”, ai là thị dân
chính hiệu. Bởi vì hầu như trước đây( có thể tính là trước những năm
2000), nông thôn Việt Nam luôn gắn liền với ruộng đồng, trang trại, hoạt
động hằng ngày của họ là cày bừa, chăn nuôi nên nhu cầu của họ chủ yếu
dừng lại ở mức độ được ăn no, mặc ấm, khỏe mạnh để đi làm. Chính vì vậy
mà nhu cầu tiêu dùng( dựa trên tháp nhu cầu) chỉ nhằm phục vụ đủ quá
trình sinh hoạt, sản xuất, nhưng theo thời gian, sự đơ thị hóa nơng thơn và
mức độ phủ sóng đến chóng mặt của viễn thơng và internet đã gần như xóa
bỏ ranh giới giữa nơng thơn và thành thị thậm chí giới trẻ nơng thơn cịn bắt
kịp xu thế nhanh và mạnh hơn đơ thị. Thay vì đi chợ mua đồ thì ngày nay,
giới trẻ dùng các ứng dụng mua bán trực tuyến như Tiki, Shopee,.. để tiết
kiệm thời gian và tiền bạc. Đối với từng vùng miền thì nhu cầu tiêu dùng
của giới trẻ cũng phần nào khác biệt, theo đánh giá tổng quan thì miền Bắc
thường coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam coi trọng giá trị đích thực, tất
nhiên là khơng hồn tồn chính xác nhưng một cách chủ quan lấy hai thành
phố tiêu biểu là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có thể thấy có thói quen tiết
kiệm nhưng người trẻ Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những
mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, khơng chỉ thỏa mãn tâm lí
coi trọng vẻ bề ngồi mà cịn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một món đồ
chất lượng thì sẽ tiết kiệm hơn. Trong khi đó, người miền Nam thường
chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm thực tế, bao gồm những tính
năng hữu hình và vơ hình mà sản phẩm, dịch vụ đem lại. Họ chỉ mua cái họ
cần hơn là đem ra để khoe khoang với mọi người và khơng tìm cách mua
các sản phẩm đắt tiền. Theo một nghiên cứu vào tháng 5/2019 của
FTA( khu vực mậu dịch tự do) thì 80% người tiêu dùng thành phố Hồ Chí



Minh cho rằng thái độ phục vụ quan trọng hơn bản thân sản phẩm, cịn Hà
Nội chỉ có 70%. Người miền Nam thường mua sắm nhanh và tùy hứng
trong khi người miền Bắc lên lịch rõ ràng. Không bị áp lực về yếu tố phải
khẳng định bản thân và cũng khơng có thói quen tiết kiệm để chi trả cho
những món hàng xa xỉ nên việc họ hướng tới mua các sản phẩm rẻ tiền hơn
và mua sắm thoải mái hơn cũng là điều dễ hiểu. . Đặc biệt, không như
người miền Trung và Miền Bắc người miền Nam thích một mức giá cố định
hơn là mặc cả. Lí giải về sự khác nhau này, có thể đó là do sự khác biệt về
địa lí, khí hậu, đặc điểm tự nhiên đã dẫn đến sự thay đổi về nếp sống và văn
hóa tiêu dùng giữa các vùng miền.


Theo cách nhìn về thời gian, tiêu dùng của giới trẻ xưa và nay có sự
biến đổi khá lớn. Xét theo các nhu cầu của Maslow, trước năm 1986 đất
nước xã hội cịn nghèo nàn, lạc hậu, lại vừa thốt khỏi chiến tranh cộng
thêm nền kinh tế tập trung bao cấp, người trẻ đâu có nhiều sự lựa chọn. Kết
quả làm ra đa phần chỉ phục vụ mục đích về thể lí, làm sao ăn no mặc ấm
nhưng bây giờ nhu cầu tiêu dùng không chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản đó mà
cịn là thước đo vị trí xã hội cũng như mức độ được “ trân trọng” . Lí do là
đất nước mở cửa, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần mở ra nhiều cơ
hội mới cho các cá nhân, tổ chức. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự nở
rộ của các chợ online đã làm thay đổi tư duy của người tiêu dùng, họ chỉ
việc ngồi ở nhà thay vì phải xách giỏ ra chợ truyền thống để mua hàng và
tất nhiên chỉ cần nhấn nút “ order” , mọi việc đều được giải quyết nhanh
gọn. Không những không phải xuống nước mặc cả từng đồng để được giảm
giá, giới trẻ ngày nay cịn có thêm quyền lợi như mua hàng tích điểm, quà
tặng khuyến mãi khi tải các ứng dụng mua hàng và cung ứng như shopee,
grab, momo,…kể cả ở các trung tâm thương mại lớn, họ cũng được quyền
lợi tương tự như Vincom, Co.op, Big C…



Nói tóm lại, qua các góc nhìn trên, có thể khẳng định nhu cầu tiêu dùng
của giới trẻ Việt Nam đã và đang tăng lên không ngừng nhằm thỏa mãn
yêu cầu về mọi mặt và đồng thời các nhu cầu đó cũng được đặt trong liên
hệ chặt chẽ với quá trình văn hóa hóa. Nói cách khác, nhu cầu tiêu dùng đã
thoát khỏi sự mặc định là để đáp ứng một phần mục đích để tồn tại mà cịn
nhằm thể hiện những giá trị tinh thần, văn hóa đặc trưng của một quốc gia,
dân tộc. Văn hóa tiêu dùng của giới trẻ nói riêng và người Việt nói chung
đã đáp ứng tồn bộ tiêu chí đánh giá một nền văn hóa thơng qua tháp nhu
cầu của Maslow. Và việc trở thành một thứ văn hóa hữu hình như vậy nên
nó đồng thời cũng đặt ra những chuẩn mực nhất định trong tiêu dùng ngày
nay như “vật chất chỉ là thứ yếu, trải nghiệm chính là vua”, “Người Việt ưu
tiên dùng hàng Việt”... Vì thế mỗi người, trong bất kì hồn cảnh nào, sở
thích ra sao cũng cố gắng tự điều chỉnh sự tự thỏa mãn nhu cầu để thích
ứng với các tiêu chí văn hóa của cộng đồng.


Vấn đề cần phải nói thêm ở đây là làm sao để xây dựng trong giới trẻ
một nền văn hóa tiêu dùng đậm chất Việt Nam, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của đất nước và hoàn cảnh của từng cá nhân. Thực tế cho thấy, nhiều
người trẻ đã biết ý thức về vị trí xã hội của mình để có nhu cầu tiêu dùng
sao cho phù hợp nhưng ln có một bộ phận chưa thực sự ý thức về lao
động và hưởng thụ. Trong khi cịn rất nhiều hồn cảnh khó khăn, nhiều
người nghèo chưa hề được đáp ứng những điều kiện căn bản nhất như ăn
mặc, an toàn, tơn trọng thì vẫn có một số người chạy theo lối sống xa xỉ,
phô trương kiểu sống hưởng thụ mà cho là thời thượng, quyền được
hưởng. Tất nhiên họ làm ra tiền họ có quyền thụ hưởng nhưng nếu khơng
được điều chỉnh và phân phối một cách hợp lí thì nó hồn tồn là tiêu cực,
bừa bãi, lãng phí và liệu rằng có một nền văn hóa nào chứa chấp những
điều phản cảm ấy hay nó sẽ làm cho văn hóa tiêu dùng ngày càng xấu đi,

mất đi giá trị tinh thần vốn có? Chính vì thế, hãy tự ý thức, hãy biêt trân
trọng những thứ mà mình làm ra thậm chí là gia đình mình cung cấp cho
mình để có văn hóa tiêu dùng lành mạnh, tốt đẹp. Đồng thời, hãy tập cho
mình thói quen cho và nhận vì khi mình giúp đỡ một ai khó khăn thiếu thốn
thì cũng chính là lúc mình đang sử dụng văn hóa tiêu dùng một cách có ích,
đó mới là sự tự khẳng định danh giá nhất và thứ mình nhận lại nhiều nhất là
sự biết ơn, lịng trân trọng. Xã hơi đang cần một lối sống lành mạnh cho cả
người giàu và người nghèo!




×