Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích cách xác định và chế độ pháp lý biên giới quốc gia trên bộ từ thực tiễn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.07 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B.NỘI DUNG.......................................................................................................1
I.CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ...............................1
1.Biên giới quốc gia trên bộ...........................................................................1
2.Những nguyên tắc trong quá trình phân định biên giới trên bộ..................2
3.Cách xác định biên giới quốc gia trên bộ...................................................3
3.1.Các bước tiến hành..................................................................................3
3.2. Một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định biên giới quốc gia trên
bộ...................................................................................................................8
4.Ý nghĩa của việc xác định biên giới quốc gia trên bộ...............................11
II.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ...........................11
1.Về nguyên tắc chung và phương hướng xây dựng...................................12
2. Những quy định chung.............................................................................12
3.Quy chế pháp lý qua lại của người, phương tiện hàng hóa ở khu vực biên
giới...............................................................................................................13
4.Quy chế pháp lý về quy hoạch phát triển, khai thác tài nguyên...............14
5.Quy chế pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới...........................................14
6.Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.............15
III.THỰC TIỄN VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
TRÊN BỘ VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG.........................................16
1.Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc....................17
2. Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Lào................................19
3. Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Cam Pu Chia ................21
IV. BIỆN PHÁP HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG BIÊN GIỚI TRÊN BỘ NƯỚC
TA....................................................................................................................22
C.KẾT LUẬN.....................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................25


A.MỞ ĐẦU


Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia
nào. Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ của các
quốc gia với nhau. Hiện nay, trong xu thế tồn cầu hóa, các quốc gia đều cố
gắng tạo ra một thế giới phẳng về kinh tế, văn hóa,… nhằm gắn kết và xóa nhịa
khoảng cách. Tuy nhiên đối với vấn đề biên giới lãnh thổ nói chung và biên giới
quốc gia trên bộ nói riêng thì luôn là một vấn đề phức tạp, rất dễ xảy ra các
tranh chấp, được các quốc gia chú trọng, quy định, hoạch định một cách rõ ràng.
Nhận thấy được tầm quan trọng ấy, nhằm tìm hiểu về biên giới quốc gia
trên bộ trong quy định của quốc tế và cũng như thực tiễn áp dụng của Việt Nam,
Tổ 3 lớp K4L xin chọn đề tài: “ Phân tích cách xác định và chế độ pháp lý biên
giới quốc gia trên bộ từ thực tiễn Việt Nam”. Qua rõ làm rõ được phần nào cách
xác định đường biên giới quốc gia trên bộ và những quy chế được quy định
trong pháp luật nước ta về đường biên giới quốc gia trên bộ.
B.NỘI DUNG
I.CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ
1.Biên giới quốc gia trên bộ
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với
lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên
biển1. Biên giới quốc gia gồm có các bộ phận là biên giới quốc gia trên bộ, biên
giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên khơng và biên giới lịng đất.
Biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền,
trên đảo, trên sông hồ, trên kênh, biển nội địa… Biên giới trên bộ chủ yếu được
quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường
hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các
cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý2.

1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016, tr.238
2 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016, tr.239

1



2.Những nguyên tắc trong quá trình phân định biên giới trên bộ
Phân định biên giới quốc gia là một quá trình lâu dài, phúc tạp, là cả một
quá trình hình thành và pháp triển. Tùy theo tính chất và hồn cảnh mà các quốc
gia có thể sử dụng những nguyên tắc khác nhau để giải quyết vấn đề xác định
biên giới lãnh thổ. Nhưng tựu trung lại có 3 nguyên tắc cơ bản để xác định biên
giới. Đó là : Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ;
nguyên tắc sử dụng các đường danh giới đã có sẵn (Uti possidetis); nguyên tắc
thỏa

thuận.


Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ.

“Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc
này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc
tế đối với lãnh thổ nào đó”
Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước về biên giới lãnh thổ là việc mà một quốc
gia mới có nghĩa vụ phải tuân thủ các hiệp ước về biên giới lãnh thổ của quốc
gia trước đã ký với các nước láng giềng. Cơ sở của nguyên tắc được quy định
tại Công ước Viên về kế thừa của các quốc gia đối với điều ước quốc tế năm
1978, cụ thể tại Điều 11: “Sự kế thừa quốc gia không ảnh hưởng tới:
a, Một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định;
b, Các nghĩa vụ và quyền được xác định bởi một hiệp định liên quan tới
thể chế biên giới”3
Như vậy khác với các điều ước quốc tế quy định về các vấn đề chung
khác thì quốc gia kế thừa có thể tôn trọng hoặc không. Nhưng đối với các điều
ước quốc tế về biên giới thì bắt buộc phải tuân theo.



Nguyên tắc thỏa thuận

Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc xây dựng biên giới quốc gia.
Thực chất của việc xây dựng biên giới quốc gia là việc giới hạn chủ quyền và
quyền lực tối cao của Nhà nước đối với lãnh thổ của mình. Chính vì vậy, khi
3 Xem thêm: Điều 11, Công ước Viên về sự kế thừa năm 1978.

2


xây
dựng biên giới quốc gia, đặc biệt là biên giới quốc gia trên bộ và biên giới quốc
gia trên biển các quốc gia có chung biên giới phải thỏa thuận, thống nhất để
cùng nhau xác lập một biên giới ổn định, hịa bình vì lợi ích chung của các quốc
gia. Luật Quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn về vạch biên giới, về hoạch định
biên giới quốc gia. Do vâỵ, để xây dựng một biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp
tác thì các quốc gia phải thỏa thuận, thống nhất xây dựng biên giới, dựa trên
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.


Nguyên tắc sử dụng các đường danh giới đã có sẵn (Uti

possidetis)
Nguyên tắc được xuất hiện ở Châu Mĩ La Tinh, được khẳng định ở Châu Phi
thời kì phi thực dân hố những năm 1960. Theo nguyên tắc này các đường phân
chia địa giới hành chính thời kì thuộc địa sẽ được chuyển thành các đường biên
giới quốc tế phân định lãnh thổ của các quốc gia độc lập. Nội dung của nguyên
tắc là khi đường biên giới đã được phân vạch rõ ràng thì cứ theo đúng sự phân

vạch đó, khi đường biên giới đã được xác định nhưng có thiếu sót thì hai bên
phải tiến hành thưong lượng để giải quyết. Việc này hồn tồn phải dựa vào
thiện chí của các bên, nếu khơng sẽ khơng có cách nào giải quyết được triệt
để. Nguyên tắc này được nhiều quốc gia sử dụng và Liên hợp quốc công nhận.
Nước ta đã xác định biên giới trên bộ với các nước láng giềng: Trung
Quốc,Lào, Campuchia theo nguyên tắc này.
3.Cách xác định biên giới quốc gia trên bộ
3.1.Các bước tiến hành
Luật quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn bắt buộc khi xác định biên giới và
cũng khơng chủ thể nào có quyền xác định biên giới cho quốc gia khác. Bởi
vậy, thỏa thuận là con đường duy nhất để tạo một đường biên giới rõ ràng, ổn
định, phù hợp với lợi ích, địa vị bình đẳng của các quốc gia. Là một bộ phận của
biên giới quốc gia, biên giới trên bộ được xác định thông qua các bước sau:



Hoạch định biên giới quốc gia
3


Đây là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng với những hoạt động pháp lý
nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới và là giai đoạn chủ yếu
mang tính lý thuyết. Tồn bộ giai đoạn hoạch định phải được tiến hành trên cơ
sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Phương pháp
hoạch định là thông qua đàm phán và các phương thức hịa bình khác. u cầu
và nội dung của hoạch định biên giới là:
-Phải thỏa thuận được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định
đường biên giới.
-Các điểm được lựa chọn để xác định biên giới, hướng đi của đường biên
giới phải rõ ràng, tránh mơ hồ hay gây khó dễ trong q trình phân giới, cắm

mốc sau này và để hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh. Yêu cầu việc lựa
chọn phải vừa đạt độ chính xác về phương diện kỹ thuật nhưng phải phù hợp
với thực địa4.
Kết quả của giai đoạn này là một điều ước quốc tế về xác định biên giới
được ký kết giữa hai quốc gia.
Trong thực tiễn xác định biên giới, các bên hữu quan có thể lựa chọn các
hình thức sau:
Thứ nhất, hoạch định biên giới mới. Với hình thức này, biên giới tự nhiên
và biên giới nhân tạo là hai loại hình được áp dụng để xác định biên giới mới.
Biên giới tự nhiên hết sức đa dạng vì nó được xác định trên thực địa như
núi, sơng, hồ… và với mỗi địa hình lại có nguyên tắc và phương thức xác định
riêng. Ví dụ: Biên giới tự nhiên được xác định trên biên giới giữa Việt Nam với
Lào dựa trên thực địa dãy núi Trường sơn, hoặc ở biên giới Việt Nam với Trung
Quốc có đoạn dựa trên sông Nạm Thi,....
Biên giới nhân tạo là khái niệm được sử dụng với ý nghĩa để phân biệt với
đường biên giới được các quốc gia xác định khơng dựa vào đặc điểm tự nhiên
của địa hình. Biên giới nhân tạo gồm: Biên giới thiên văn (được xác định theo
kinh tuyến hoặc vĩ tuyến). Ví dụ: Biên giới giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn
4 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016, tr.240

4


Quốc được xác định theo vĩ tuyến 38 độ bắc; hoặc phần lớn biên giới của Mĩ và
Canada chạy dọc theo vĩ tuyến 45 độ bắc. Biên giới hình học (là đường biên
giới được xác định bằng các đoạn thẳng nối điểm xác định này với điểm xác
định kia hoặc đường vịng cung mà tâm điểm và bán kính đã được các bên thỏa
thuận). Loại hình biên giới này chúng ta thấy tồn tại phổ biến ở Châu Phi như
giữa Libya và Ai Cập, Nigieria với Mali,..
Biên giới tự nhiên được xác định và căn cứ vào địa hình sẵn có nên thuận

tiện khi hoạch định nhưng địa hình tự nhiên cũng có thể thay đổi và làm biến
đổi đường biên giới. Biên giới nhân tạo dễ xác định khi phân giới, cắm mốc
nhưng cũng rất nhạy cảm bới đường biên giới này phân chia các địa hình tự
nhiên hoặc cộng đồng dân cư nếu có. Vì vậy, hoạch định biên giới loại nào và
áp dụng ở địa hình cũng như khu vực biên giới nào thì các bên phải xem xét cụ
thể để thỏa thuận5.
Thứ hai, sử dụng đường ranh giới đã có (nguyên tắc Uti possidetis): Uti
possidetis (hãy tiếp tục sở hữu những gì mà anh đang sở hữu) là nguyên tắc xuất
hiện ở Châu Mĩ La Tinh được khẳng định ở Châu Phi thời ký phi thực dân hóa
những năm 1960. Theo nguyên tắc này, các đường phân chia địa giới hành
chính thời kỳ thuộc địa sẽ được chuyển thành các đường biên giới quốc tế phân
định lãnh thổ của các quốc gia độc lập. Uti possidetis là kết quả của q trình
phi thực dân hóa và trở thành nguyên tắc khi hoặc định biên giới nó được áp
dụng cho các quốc gia Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh vốn là thuộc địa của
các nước Tư bản Châu Âu. Không những vậy, nguyên tắc này cũng được áp
dụng để giải quyết các vấn để biên giới lãnh thổ của các quốc gia Đông Âu thời
kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Những yêu cầu liên quan đặt ra:
Hoạch định biên giới là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác định phương
hướng, vị trí, tính chất của đường biên giới trên văn bản điều ước, kèm theo các
tài liệu cần thiết và bản đồ mô tả chi tiết đường biên giới theo thỏa thuận bao
5 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016, tr.241

5


gồm những nội dung cơ bản như: Xác định nguyên tắc chung của việc hoạch
định; Xác định chiều hướng chung của đường biên giới; Thỏa thuận sử dụng các
biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình hoạch định đường biên giới; Thủ tục
ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước; Xác định các nguyên tắc giải quyết khi có

tranh chấp phát sinh.Để tiến hành giai đoạn này, các bên thường thành lập và ủy
quyền cho cơ quan thay mặt mình tiến hành công việc (ủy ban liên hợp hoạch
định biên giới). Điều ước quốc tế về hoạch định biên giới do Ủy ban này dự
thảo phải được các đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền ký, phê chuẩn theo
đúng quy định của Hiến pháp. Điều ước này chính là cơ sở pháp lý cho việc
hoạch định biên giới. Các bên chuyển sang giai đoạn tiếp theo của việc xác định
biên giới quốc gia.
Như vậy, hoạch định biên giới là giai đoạn thực hiện các hoạt động pháp lý
nhằm thống nhất quan điểm và nguyên tắc xác định biên giới cũng như các yếu
tố có liên quan. Đường biên giới về lý thuyết được tạo ra là kết quả của giai
đoạn này.



Phân giới thực địa

Phân giới là quá trình kiểm tra nhằm tìm ra sự thống nhất giữa đường biên
giới trên bản đồ và thực địa...Là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong
điều ước quốc tế. Nếu khơng có sự thống nhất các bên phải kiểm tra, đàm phán
để xác định lại các vị trí có sự sai lệch. Tồn bộ cơng việc này thường do một ủy
ban hỗn hợp mà các quốc gia tổ chức để thực hiện các công việc như đánh dấu
thực địa, điều chỉnh đường biên giới do yêu cầu đặc biệt của địa hình thực tế mà
do đó cần phải có sự sửa đổi ở mức độ nhất định.
Những yêu cầu liên quan đặt ra:
Sau khi ký hiệp định hoạch định biên giới nên tiến hành ngay giai đoạn phân
giới và cắm mốc, vì nếu để lâu có thể nảy sinh các vấn đề phức tạp phải giải
quyết. Hơn nữa, các họat động phân giới thực địa ghi chép đầy đủ, chi tiết trong
các hồ sơ, biên bản, sơ đồ kèm theo Hiệp định về biên giới. Tất cả những sửa
chữa, thay đổi dù ở bất kỳ hình thức nào cũng phải được các bên liên quan đồng
6



ý thỏa thuận. Trên thực tế, để vạch ra chính xác một đường biên giới như trong
Hiệp định là vấn đề hết sức khó khăn, do gặp phải các yếu tố như: địa điểm địa
hình hiểm trở, phức tạp, đường biên giới ghi trên Hiệp định đi ngang qua cơng
trình đang xây dựng, sử dụng của một quốc gia, hay ngang qua một vùng cư dân
sinh sống trên vùng biên giới đó,…Mặt khác, việc hoạch định biên giới quốc gia
thường bị nhầm lẫn với phân giới thực địa. Thực chất, nay là hai giai đoạn của
quá trình xác định biên giới quốc gia. Việc hoạch định biên giới quốc gia là hoạt
động pháp lý, mang tính lý thuyết. Sản phẩm của việc hoạch định này là một điều
ước quốc tế cùng các tài liệu và bản đồ mô tả chi tiết được ghi trên văn bản điều
ước. Còn việc phân giới thực địa là q trình mang tính vật lý, kỹ thuật. Sản
phẩm này là việc xác định chính xác được vị trí, hướng đi của đường biên giới
trên thực địa.


Cắm mốc biên giới

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân giới thực địa. Giai đoạn này
ủy ban hỗn hợp sẽ tiến hành cắm mốc các cột mốc cụ thể tại các điểm đã được
hai bên đánh dấu trên thực địa. Thông thường các bên sẽ thỏa thuận về số
lượng, chất liệu, kích cỡ, độ cao, ký mã hiệu của cột mốc, cách thức cắm cột
mốc... Ví dụ, Việt Nam và Campuchia thỏa thuận với nhau bên Việt Nam sẽ
cắm những cột mốc số lẻ, Campuchia cắm những cột mốc số chẵn.
Trong quá trình xác định đường biên giới, các quốc gia có thể thỏa thuận
với nhau về việc tiến hành các giai đoạn riêng lẻ, hay gộp chung giai đoạn phân
giới thực địa và cắm mốc làm một. Ví dụ, Việt Nam và Cam-Pu-Chia thỏa
thuận cứ phân giới theo phương pháp cuốn chiếu đến đâu sẽ cắm mốc đến đó,
trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận phải hoàn tất giai đoạn phân
giới thực địa trên toàn tuyến xong mới tiến hành cắm mốc

Các dấu mốc biên giới đóng vai trị là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi
của đường biên giới trên thực địa. Vì vậy, sự chính xác của các mốc dấu là yêu
cầu rất cao phải do cả hai bên thực hiện. Căn cứ và địa hình cụ thể, cột mốc biên
giới thường đặt ở các vị trí:
7


-Các của khẩu;
-Các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân
núi hoặc các địa điểm quan trọng;
-Các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt, sông suối mà đường biên giới
cắt ngang qua;
Sau khi hoàn tất các giai đoạn trên, các bên phải vẽ lại toàn bộ sơ đồ, vị trí
tọa độ của các cột mốc. Nếu sơ đồ, vị trí các cột mốc khơng chính xác như trong
hiệp định, hai nước sẽ phải ký với nhau một hiệp định bổ sung xác định lại sự
thỏa thuận về biên giới. Cả sơ đồ và hiệp định này phải gắn liền với hiệp định gốc
được ký kết ban đầu. Đồng thời, ngay khi việc cắm mốc được hoàn thành, các
bên cũng phải ký với nhau một Nghị định thư về quy chế dành cho khu vực biên
giới.
Những yêu cầu liên quan đặt ra:
Đối với mỗi cột mốc xây dựng, đều phải lập hồ sơ cột mốc. Mỗi khi cần
sửa chữa, thay đổi, phục hồi hay hủy bỏ mốc dấu biên giới đều phải do hai bên
thỏa thuận cùng tiến hành nhưng không được làm thay đổi hướng đi của đường
biên giới đã được hoạch định, phân vạch và cắm mốc chính thức.
Kết thúc q trình cắm mốc trên thực địa, Ủy ban liên hợp phải lập bản đồ
về biên giới kèm theo hiệp định về biên giới để các quốc gia tiến hành các thủ
tục pháp lý theo quy định của điều ước và pháp luật quốc gia.
Trên cơ sở các bước xác định biên giới quốc gia trên bộ được đề cập ở
trên, là thành viên, cũng như là một trong các bên hữu quan trong việc xác định
đường biên giới trên bộ với các quốc gia láng giềng, Việt Nam cũng dựa vào các

bước ấy để xác định đường biên giới của mình. Và việc xác định đương biên
giới trên bộ được ghi nhận tại khoản 2 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm
2003: “Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực
địa bằng hệ thống mốc quốc giới.”

8


3.2. Một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định biên giới quốc gia
trên bộ.
Thực tế xác định đường biên giới quốc gia ở trên bộ cho thấy phần lớn
đường biên giới giữa các quốc gia là chạy qua các địa hình đặc biệt như núi,
sơng, hồ,… với những địa hình như vậy, có nhiều phương pháp được áp dụng
trên cơ sở thoả thuận để xác định biên giới.


Địa hình núi

Với địa hình núi có ba phương pháp: Biên giới theo chân núi, phương pháp
này làm cho quả núi hoặc hệ thống núi thuộc về một trong số các quốc gia có
liên quan. Tất nhiên phương pháp này cũng làm cho quốc gia có ưu thế hơn về
quốc phịng; Biên giới theo đường phân thủy, (đường mòn được vạch ra bởi
nước mưa), đó là sự phân chia tự nhiên và căn cứ vào đường mịn đó để xác
định biên giới nhưng tự nhiên tạo ra đường phân thủy thì tự nhiên cũng có thể
làm biến đổi nó nên phương pháp này cũng dễ làm phát sinh tranh chấp trên
thực tế; Biên giới theo đỉnh núi, được xác định căn cứ vào các đỉnh núi trong hệ
thống núi nằm trong khu vực biên giới mà các bên đã thỏa thuận. Đường thẳng
nối các đỉnh núi chiếu xuống dưới là đường biên giới. Phương pháp này áp dụng
ở những nơi địa hình hiểm trở, nơi đó có sự qua lại của con người, phương tiện
rất khó khăn. Ví dụ biên giới theo đỉnh núi được áp dụng trong xác định biên

giới Việt – Lào tại khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế
(Việt Nam) với tỉnh Sanvanakhet (Lào).


Địa hình sơng.

Với địa hình là sơng thì tùy đặc điểm của con sơng ấy mà có thể áp dụng
phương pháp xác định đường biên giới khác nhau.
-Đối với sông không sử dụng cho giao thông đường thuỷ:Xác định biên
giới thường áp dụng phương pháp đường trung tuyến của con sông. Đường
trung tuyến là đường ở giữa con sông và đảm bảo lợi ích cơng bằng cho hai
quốc gia.
9


-Đối với sông sử dụng cho giao thông đường thuỷ: thường xác định theo
dịng chảy của con sơng, ở những nơi lịng sâu có độ sâu lớn nhất (hay cịn gọi
là phương pháp Thalweg – đáy lũng). Phương pháp này chú ý tới dịng chảy của
con sơng cũng như hoạt động giao thông đường thủy của tàu thuyền qua lại trên
sông. Phần lớn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trên sông Mekong được
xác định theo phương pháp Thalweg.
-Nếu sông có nhiều nhánh: xác định đau là nhánh chính và xác định đường
biên giới trên nhánh chính đó.
-Đối với sơng có cầu bắc ngang: thường xác định đường biên giới trên cầu
nằm ở chính giữa sơng, khơng nhất thiết đường biên giới trên cầu phải trùng với
đường biên giới trên sơng. Ví dụ, Biên giới trên sơng Ranh gia Pháp và Đức
được xác định là đường đáy lũng, còn biên giới trên cầu bắc qua sông Ranh giữa
hai nước là điểm giữa cầu, hai đường này khơng trùng khít với nhau.
-Với một đoạn sơng bất kì ở biên giới các quốc gia có thể phân khúc con
sơng để xác định khúc nào thuộc chủ quyền của quốc gia này, khúc nào thuộc

chủ quyền của phía bên kia.
Ngồi ra, ở địa hình sơng cịn có thể áp dụng phương pháp xác định biên
giới theo bờ sông. Phương pháp này làm cho con sông biên giới thuộc về một
trong hai quốc gia nên nó được áp dụng ở những nơi có địa hình hiểm trở, ít dân
cư và khơng có các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với hai bờ sơng.


Với địa hình cầu

Phương pháp duy nhất được xác định biên giới qua địa hình cầu là đường
biên giới sẽ chạy qua chính giữa cầu cách hai mố cầu. Trong nhiều trường hợp
biên giới cầu và biên giới sông sẽ là trùng nhau vì cầu gắn liền với địa hình
sơng6.


Với địa hình là hồ

Trong trường hợp các quốc gia cùng giáp nhau ở một hồ biên giới, các bên
sẽ thoả thuận xác định tâm của hồ, sau đó nối các điểm biên giới trên bờ hồ của
6 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016, tr.245

10


các quốc gia qua tâm của hồ để phân chia vùng hồ thuộc chủ quyền của mỗi
bên. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào địa hình cụ thể mà đường biên giới trên hồ
của các quốc gia không nhất thiết phải là đường thẳng nối qua tâm của hồ.
Ngoài ra, người ta còn xác định đường biên giới trên hồ bằng cách:
+Đường trung tuyến hình học là đường cách đều 2 bờ hồ.
+Đường trung tuyến điều ước.

+Đường thẳng nối 2 điểm mút trên biên giới đất liền.
+ Đường biên giới thiên văn
Đối với các đảo nằm trong hồ trên đường trung tuyến, các quốc gia thường
thỏa thuận cho biên giới đi vòng quanh đảo để tránh cắt qua chúng trong trường
hợp đảo quá nhỏ.
4.Ý nghĩa của việc xác định biên giới quốc gia trên bộ
- Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm phải được quản lý,
bảo vệ vững chắc trong mọi tình huống. Vì vậy, việc xác định biên giới, trong
đó có biên giới trên bộ là góp phần tạo nên sự thiêng liêng và bất khả xâm phạm
ấy.
-Việc xác định đường biên giới quốc gia nói chung và biên giới trên bộ nói
riêng một cách rõ ràng, chính xác là cơ sở để phân định đâu là lãnh thổ quốc gia
với các vùng khác không thuộc lãnh thổ quốc gia.
- Biên giới quốc gia trên bộ được xác định cùng với biên giới trên biển,
trên không, trong lòng đất cấu thành bộ phận của biên giới quốc gia thể hiện chủ
quyền của một quốc gia, qua đó góp phần xác định phạm vi lãnh thổ của quốc
gia.
-Xác định biên giới quốc gia gắn liền với sự tồn tại của quốc gia, là điều
kiện cho an ninh quốc gia và là quyền lợi cơ bản của quốc gia, việc xác định
biên giới quốc gia là giới hạn tồn tại quyền lực tối cao của quốc gia với lãnh thổ
và đặt đối trọng lợi ích của quốc gia hữu quan.
-Xác định và sự ổn định của biên giới quốc gia là điều kiện đảm bảo cho
hồ bình và an ninh quốc tế,…
11


II.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ
Chế độ pháp lý biên giới trên bộ của một quốc gia được quy định trong
pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về biên giới mà quốc gia ký kết với
các nước láng giềng. Có nghĩa là, chế độ pháp lý về biên giới quốc gia trên bộ

chủ yếu được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương
giữa các quốc hữu quan có chung đường biên giới ký kết với nhau. Vì vậy, trong
phần nội dung về chế độ pháp lý biên giới quốc gia trên bộ, để làm rõ phần nào
các quy chế pháp lý ấy nhóm chúng em xin lấy các quy định của pháp luật Việt
Nam trong việc quy định, áp dụng ở biên giới trên bộ.
Ở Việt Nam, trên cơ sở của việc ký kết các điều ước quốc tế để xác định
biên giới, nước ta đã xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật để xác lập quy chế
biên giới, mà điển hình ở đây là Luật Biên giới quốc gia năm 2003 có hiệu lực
từ ngày 1/1/2004 với 6 chương, 41 điều điều chỉnh toàn bộ các vấn đề pháp lý
liên quan đến biên giới nói chung, trong đó có biên giới quốc gia trên bộ. Vì
trên cơ sở của pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà pháp luật nước ta cũng có
những điểm cốt lõi tương đồng nhau về chế độ pháp lý biên giới quốc gia trên
bộ. Những quy định ấy được ghi nhận ở một số phương diện nổi bật như:
1.Về nguyên tắc chung và phương hướng xây dựng
Nguyên tắc của Việt Nam trong việc xây dựng đường biên giới được ghi
nhận trong Luật Biên giới quốc gia năm 2003. Theo đó, pháp luật nước ta ghi
nhận:
-Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng
biên giới hồ bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết
các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. (Điều 11)
-Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững
mạnh về mọi mặt; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực
biên giới; xây dựng cơng trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt,
12


chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
trong mọi tình huống. (Điều 12)
-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện
pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân. (Điều 13)
2. Những quy định chung
Theo Điều 14 Luật Biên giới quốc gia 2003, Nhà nước ta ghi nhận những
hành bị nghiêm cấm liên quan đến khu vức biên giới quốc gia đó là:
-Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường
biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư
hại mốc quốc giới;
-Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh,
xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại cơng trình biên giới;
-Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm mơi trường, xâm
phạm tài ngun thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
-Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hố, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia;
vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá
khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
-Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia
trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại
cho quốc phịng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an tồn
hàng khơng và trật tự, an tồn xã hội ở khu vực biên giới;
-Và các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
3.Quy chế pháp lý qua lại của người, phương tiện hàng hóa ở khu vực
biên giới

13


Quy chế qua lại của người, phương tiện hàng hóa ở khu vực biên giới trên
bộ ở nước ta được ghi nhận trong Luật Biên giới quốc gia 2003 với những nội

dung cơ bản sau:
-Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới
quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ
đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại
biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu
hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới; Người, phương tiện, hàng hố qua lại biên
giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm sốt
của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.(Điều 15)
-Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu,
đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa,
đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết
định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở
khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.(Điều 16)
- Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Chính
phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại
khu vực cửa khẩu. (Điều 17)
- Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc
theo đề nghị của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạn chế
hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia. Quyết định về việc hạn chế, tạm
ngừng phải được thơng báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của
nước hữu quan biết (Điều 21)
4.Quy chế pháp lý về quy hoạch phát triển, khai thác tài nguyên.

14



Chế độ pháp lý về quy hoạch phát triển, khai thác tài nguyên được ghi
nhận cụ thể như sau:
-Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia
phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực
hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật
và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Điều 23).
-Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch
vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực
biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới. Quy chế khu vực biên giới
do Chính phủ quy định (Điều 24)
5.Quy chế pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới
Quy chế pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới được ghi nhận từ Điều 25 đến
Điều 34 của Luật Biên giới quốc gia 2003 với những nội dung như:
-Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực
biên giới vững mạnh tồn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phịng, an
ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu
vực biên giới (Điều 25). Các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực biên giới, cơng
trình biên giới trình Chính phủ quyết định (Điều 26).
-Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơng trình biên giới, mốc quốc giới để
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Điều 27).
-Nhà nước xây dựng nền biên phịng tồn dân và thế trận biên phịng tồn
dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.(Điều 28).
-Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, cơng trình biên giới phải
được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Việc khôi phục, sửa chữa mốc quốc
giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết. Việc giải quyết vụ việc xảy ra liên quan đến biên giới quốc gia

15



phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập.(Điều 29, 30)
- Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm
vụ của Nhà nước và của toàn dân. Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới
quốc gia được sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, phương
tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.(Điều 31, 32)
- Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người
được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Điều 33).
Hàng năm, Nhà nước dành ngân sách thích đáng bảo đảm cho hoạt động xây
dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Điều 34).
6.Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.
Ở khu vực biên giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể phát
sinh do bên này hoặc bên kia mà làm xảy ra các tranh chấp đáng tiếc. Vì vậy,
việc giải quyết vụ việc xảy ra liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân theo
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập (Điều 30). Về nguyên tắc những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm
quyền của các cơ quan nhà nước cấp trung ương theo ngun tắc có đi có lại và
tơn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia.
Trên đây là những quy chế điển hình nhất mà pháp luật Việt Nam đã ghi
nhận trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về vấn đề biên
giới quốc gia nói chung trong đó có biên giới quốc gia trên bộ.
III.THỰC TIỄN VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI QUỐC
GIA TRÊN BỘ VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG.
Việt Nam - một quốc gia nằm ở khu vực Đơng Nam Á, với diện tích
khoảng 330.000 km², lãnh thổ trên đát liền của nước ta hình chữ S nằm ở rìa bán
đảo Đơng Dương và tiếp giáp với biển Đơng. Việt Nam có biên giới chung với
Trung Quốc ở phía Bắc, tiếp giáp với Lào ở phía Tây, tiếp giáp với Cam- PuChia ở phái Tây Nam. Đường biên giới trên bộ của nước ta dài khoảng hơn
4.500 km, đi qua 25 tỉnh, 90 huyện, khoảng 390 xã với trên 50 dân tộc sinh
16



sống. Đường biên giới với Trung Quốc dài khoảng 1.400 km; đường biên giới
với Lào dài khoảng 2.037 km; đường biên giới với Cam- Pu- Chia dài khoảng
1.100 km. Đất nước ta với địa hình 3/4 là đồi núi vì vậy, đường biên giới trên
đất liền của nước ta với các nước láng giềng chủ yếu chạy dọc theo các dãy núi
cao, rừng rậm.
Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao thăng
trầm, biến cố lớn. Tuy nhiên, phải đến cuối thể kỷ XVIII đường biên giới trên bộ
của nước ta mới hình thành gần giống với ngày nay, nhưng vẫn chưa được hoạch
định bằng bất cứ điều ước nào. Đến khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, về cơ
bản đưườg biên giới trên bộ của nước ta cũng khơng có sự thay đổi đáng kể. Sau
khi giành được độc lập, nước ta cùng với các nước láng giềngđã thống nhất duy trì
đường biên giới từ thời Pháp thuộc, đồng thời điều chỉnh những đoạn còn chưa rõ
ràng.
Hiện nay, về cơ bản đường biên giới trên bộ của nước ta đã được hoạch
định xong. Ta cùng các nước láng giềng đã tiến hành phân giới, cắm mốc thực
địa. phần lớn biên giới của nước ta với các nước đã được phân định bằng hệ
thống cột mốc kiên cố, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân ta và cá dân
tộc anh em. Việt nam và các nước láng giềng đang cố gắng giải quyết nhanh
chóng các vấn đề biên giới cịn tồn tại trên cơ sở các nguyên tắc mà các bên đã
thống nhất.
1.Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km tiếp
giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông. Đường biên giới này đã được
hình thành hàng nghìn năm và tồn tại một cách tương đối ổn định. Tạp chí
Geographer số 38 của Vụ Tình báo và Nghiên cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày
29/10/1964 viết: "Sau hơn 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939 Bắc Kỳ phá vỡ ách đô
hộ của Trung Quốc và thành lập Vương quốc Đại Cồ Việt... nhà nước mới này
đã bảo vệ được nền độc lập của mình... một đường biên giới gần giống như

17


ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia cách đây 10 thế kỷ" 7.Tuy
nhiên, biên giới Việt - Trung lúc này mang tính khái niệm biên giới vùng, chưa
được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính xác.
Sau khi hồn thành q trình xâm lược Đơng Dương, dựa trên đường biên
giới lịch sử vốn có đã tồn tại từ lâu đời nhân danh nhà nước bảo hộ Chính phủ
Pháp đã ký với Triều đình Mãn Thanh “Công ước 26/6/1887” và “Công ước bổ
sung 20/6/1895” về phân chia biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc, đồng thời
tiến hành phân giới, cắm mốc. Các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Sau khi giành được độc lập, đặc biệt là sau 1954,hai nước nhất trí tơn trọng
hiện trạng đường biên giới lịch sử do hai công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895
để lại và giải quyết mọi tranh chấp có thể thơng qua thương lượng hịa bình.
Đây là thắng lợi quan trọng của quan hệ Trung - Việt. Tuy nhiên do chiến tranh
chống Mỹ, hai nước đã khơng có điều kiện hồn thiện chất lượng đường biên
giới.
Sau ngày thống nhất, biên giới Việt – Trung đứng trước thực tế có nhiều
điểm tranh chấp, khơng rõ ràng. Hai bên đã có những vịng đàm phán như: Lần
thứ nhất tại Bắc Kinh ngày 15/8/1974, lần thứ hai diễn ra từ 7/10/1977 đến
tháng 6/1978, lần thứ ba tại Hà Nội từ ngày 18/4/1979. Sau khi bình thường hố
quan hệ năm 1991, đàm phán hai bên nối lại lần thứ tư bắt đầu từ tháng
10/1992. Ngày 19/10/1993, hai đoàn đàm phán Chính phủ đã ký “Thoả thuận về
những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam –
Trung Quốc”, phần nói về biên giới trên bộ quy định: "Hai bên đồng ý căn cứ
vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp 26/6/1887 và
Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới 20/6/1895 cùng các văn kiện
và bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được Cơng ước và
Cơng ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới


7 Xem thêm: Trang thơng tin điện tử Biên phịng Việt Nam, “Biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Mốc mới ổn
định, lâu bền”, 2011

18


cắm theo quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa
hai nước Việt Nam - Trung Quốc".
Đàm phán lần thứ tư kéo dài 7 năm trên nhiều diễn đàn, kết quả hai bên đã
“ký Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền ngày 30/12/1999”. Theo ghi nhận
của Hiệp ước này thì nguyên tắc hoạch định biên giới mà hai nước thỏa thuận là
kế thừa các điều ước quốc tế có sẵn về biên giới. hiệp ước đã giải quyết trọn vẹn
vấn đề hoạch định biên giới giữa hai nước, tạo điều kiện tiến hành cơng tác
phân giới, cấm mốc và góp phần tạo dừng mơi trường hịa bình, ổn định và phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Ngày 27/12/2001 hai nước đã
tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) – Đơng
Hưng (Trung Quốc). Hoạt động phân giới thực địa, cắm mốc trên toàn tuyến
biên giới đất liền Việt – Trung đã hoàn thành vào cuối năm 20088.
Ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, đại diện Chính phủ hai nước đã ký kết
“Nghị định thư phân giới cắm mốc”, “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới”
và “Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền
Việt Nam –Trung Quốc”. Với việc ký kết 3 văn kiện trên, Việt Nam và Trung
Quốc đã kết thúc 35 năm đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền-một
sự kiện có ý nghĩa trọng đại, cùng với Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam
– Trung Quốc năm 1999 là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới trên đất
liền Việt – Trung. Sau khi 3 văn kiện này được hai nước phê chuẩn, Hiệp ước
Biên giới trên đất liền ký năm 1999 sẽ thực sự đi vào cuộc sống, là cơ sở để xây
dựng đường biên giới hồ bình, hữu nghị ổn định lâu dài trên biên giới đất liền
Việt Nam – Trung Quốc.

2. Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Lào.
Ðường biên giới Việt Nam - Lào dài khoảng 2.037 km, tiếp giáp giữa 10
tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào.Trước năm 1945 cả Việt Nam và Lào đều
là thuộc địa của Pháp. Pháp sát nhập hai nước vào “Liên Bang Đông Dương”
thuộc Pháp, biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào trước kia biến thành ranh
8 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016, tr.250

19


giới hành chính giữa các Xứ Ai Lao và hai xứ Bắc kỳ và Trung kỳ, vấn đề biên
giới giữa hai nước Việt Nam và Lào đã không được đặt ra. Sau khi hai nước đã
giành được độc lập hoàn toàn năm 1975 vấn đề biên giới giữa hai nước mới có
điều kiện để giải quyết. Đầu năm 1976, hai nước đã họp để thống nhất các
nguyên tắc trong việc xác định đường biên giới giữa hai quốc gia.
Trên cơ sở thỏa thuận của hai nước, có thể thấy nguyên tắc được áp dụng
để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước là nguyên tắc “ Uti possidetis” –
Hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang sở hữu. Việc áp dụng nguyên tắc trên
hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tình hình biên giới lúc bấy giờ, là cơ sở quan
trọng để hai nước giải quyết tốt vấn đề biên giới chung. Thực hiện nguyên tắc
này, hai nước đã họp để tiến hành hoạch định biên giới dựa trên đường ranh giới
hành chính được thể hiện trên bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945.
Nơi nào khơng có bản đồ của Sở Địa dư Đơng Dương in năm 1945 thì dùng bản
đồ in trước đó hoặc sau đó vài năm. Ngồi ra, trên thực tế có những đoạn biên
giới khơng có bản đồ hoặc chưa được quy định trên bản đồ của Pháp. Hai nước
Việt – Lào sử dụng một cách xác định khác là vạch các đoạn biên giới mới.
Ngày 18/7/1977, Việt Nam và Lào đã kết thúc đàm phán và ký kết "Hiệp
ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và
nước CHDCND Lào", tạo cơ sở về mặt chính trị và pháp lý cho việc giải quyết
vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Thực hiện Hiệp ước hoạch định, trong

giai đoạn 1978 - 1987, hai bên đã tổ chức và hồn thành cơ bản cơng tác phân
giới cắm mốc đường biên giới trên thực địa, giải quyết xong các vấn đề phát
sinh liên quan việc giải quyết biên giới giữa hai nước như việc chuyển giao đất,
bàn giao dân và tài sản giữa hai bên... phù hợp với luật pháp quốc tế, mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào và thực tế đường biên giới giữa hai nước. Tất cả các
kết quả đó được hai bên ghi nhận trong “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định
ký ngày 24/1/1986”, “Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc
quốc giới ký ngày 24/1/1986” và “Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về phân
giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới ký ngày 16/10/1987”.
20


Từ năm 1987 đến nay, đồng thời với việc phối hợp tổ chức quản lý, bảo vệ
và xây dựng đường biên giới chung, hai bên đã hồn thành các cơng việc như:
lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 bằng
công nghệ kỹ thuật số, chính xác, hiện đại; giải quyết tồn bộ các sai lệch về
đường biên, mốc giới và các đoạn biên giới còn tồn đọng trước đây; phối hợp
với Trung Quốc cắm mốc và ký Hiệp ước về điểm ngã ba biên giới Việt Nam Lào - Trung Quốc; phối hợp với Cam-pu-chia cắm mốc và ký Hiệp ước về điểm
ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
Từ năm 2008 đến năm 2016, hai nước phối hợp triển khai Dự án tăng dày
và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào ghi nhận chi tiết tại “Nghị
định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ký ngày 16-32016”9. Nghị định thư này là văn kiện pháp lý cấp nhà nước ghi nhận toàn bộ
thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước, bao gồm: kết quả hoạch định và
phân giới cắm mốc giai đoạn 1977-1987; kết quả giải quyết một số đoạn biên
giới tồn đọng và các mâu thuẫn, sai lệch về đường biên giới, mốc quốc giới sau
phân giới cắm mốc trước đây; và nhất là kết quả thực hiện Dự án tăng dày, tôn
tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2008-2016. Ðiểm đáng
lưu ý của Nghị định thư là mơ tả chính xác vị trí của 1.002 mốc quốc giới và
cọc dấu có tọa độ địa lý được đo bằng máy GPS hai tần số, mô tả chi tiết hướng
đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua theo hướng từ Bắc

xuống Nam. Nghị định thư gồm có bốn phụ lục đính kèm, trong đó quan trọng
nhất là Bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 thể
hiện toàn bộ thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước.
3. Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Cam Pu Chia .
Đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Cam Pu Chia đã hình thành từ
lâu có chiều dài khoảng 1100 km, từ điểm cực bắc là cột mốc ngã ba biên giới
Việt Nam-Lào-Campuchia, đến điểm cực nam là điểm bờ biển vịnh Thái Lan ở
Xà Xía (Kiên Giang). Cũng giống như đường biên giới với Lào, đường biên
9Xem thêm: Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ngày 16/3/2016.

21


giới Việt Nam – Cam Pu Chia trước kia chưa được xác định bởi bất cứ điều ước
quốc tế nào.
Ngày 20/7/1983 hai nước ký “Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn
đề biên giới” và “Hiệp định về quy chế biên giới” giữa hai nước tại thủ đô
Phnôm Pênh - Campuchia. Theo đó, nguyên tắc được hai nước sử dụng trong
phân định biên giới trên bộ là nguyên tắc Uti possidetis. Hai nước cơng nhận
đường ranh giới hành chính do Pháp xác định trước kia là biên giới lịch sử giữa
hai quốc gia, đồng thời tôn trọng và tuân thủ đường biên giới đó.
Ngày 27/12/ 1985 hai nước ký “ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia”
tại Phnôm Pênh. Trên cơ sở đó, một một số nguyên tắc điều chỉnh, xác định các
đoạn biên giới được quy định như: Lấy theo đường đỉnh núi hoặc đường phân
thủy trong trường hợp đường biên giới đi theo núi; lấy đường lãnh sâu trong
trường hợp đường biên giới đi theo song suối mà tàu thuyền đi lại được; phải
tính đến tình hình quản lý thực tế đối với những vùng nhân dân cư trú lâu đời.
Sau một thời gian gián đoạn trong việc tiến hành phân giới cắm mốc do tình
hình chính trị khơng ổn định của Cam Pu Chia. Năm 1999 hai nước thành lập
Ủy ban Liên hợp về biên giới để tiếp tục thực hiện những công việc gián đoạn.

Ngày 10/10/2005 tại thủ đô Hà Nội, hai nước ký “Hiệp ước bổ sung Hiệp
ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”. Trên cơ sở Hiệp ước bổ sung
này, một số khu vực cụ thể của biên giới hai nước được xác định theo nguyên
tắc “Biên giới theo sông suối”. Trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp
dụng các nguyên tắc quy định, hai bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm gia một
giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được10.
Trên cơ sở những nguyên tắc điều chỉnh đã được thỏa thuận bổ sung năm
2005. Hai nước tiếp tục tiến hành việc hoạch định biên giới trên bộ và đã đạt
được một số thành quả nhất định: Năm 2008, hoàn thành việc hoạch định biên
giới trên bản đồ. Tháng 3 năm 2010, hai bên đã xác định được 80% vị trí mốc
trên bản đồ và 40% vị trí mốc trên thực địa. Hai nước khẳng định quyết tâm
10 Xem thêm: Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam Pu Chia bổ sung
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, ký ngày 10/10/2005;

22


hồn thành tồn bộ cơng tác cắm mốc vào cuối năm 2012. Trong thời gian gần
đây, các cơ quan hữu quan của hai nước cũng có những mối quan hệ hợp tác tốt
đẹp trong hoạt động hợp tác vì biên giới hịa bình, hữu nghị, khơng tranh chấp.
IV. BIỆN PHÁP HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG BIÊN GIỚI TRÊN BỘ
NƯỚC TA
Phần lớn đường biên giới trên bộ của Việt Nam với các nước láng giềng đã
được phân định, cắm mốc trên thực địa. Tuy nhiên ở tuyến biên giới- nơi địa
đầu của tổ quốc ln tìm ẩn những nguy cơ đe dọa đến an ninh biên giới. Vì
vậy, việc hồn chỉnh hệ thống biên giới trên bộ này có ý nghĩa rất lớn trong việc
ngừa ngừa sự đe dọa đó.
Đối với đoạn biên giới Viêt – Trung, việc hoạch định, cắm mốc đã hoàn
thành. Tuy nhiên, để bảo vệ chủ quyền và quản lý tốt khu vực biên giới Nhà
nước ta cần tăng cường cơng tác các cơng trình biên giới với sự phối hợp của tất

cả các lực lượng chức năng trên toàn tuyến biên giới phức tạp và nhạy cảm này.
Đồng thời Nhà nước ta cũng cần phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc trong
việc quản lý các cơng trình biên giới, thống nhất về việc tự do đi lại của tàu
thuyền tại khu vực cửa sông Bắc Luân, hợp tác phát triển du lịch tai khu vực
thác Bản Giốc.
Đối với tuyến biên giới Việt – Lào, với khoảng cách trung bình giữa hai
cột mốc là 10 Km như hiện nay là q xa, rất khó cho cơng tác quản lý biên
giới. Vì vậy, cần phải tăng dầy số cột mốc, đồng thời tôn tạo các cột mốc biên
giới quốc gia đã có. Phải tăng cường bổ sung thiết bị, phương tiện, cơ sở vật
chất khác phục vụ cho lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ canh gác, bảo
vệ biên giới của mình.
Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia, Nhà nước ta cần phối
hợp chặt chẽ với nước bạn để đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc trên thực
địa. Tăng cường các lực lượng, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện để thực hiện
việc phân giới, cắm mốc cho những đoạn biên giới cịn chưa hồn thành việc
23


cắm mốc. Đối với những đoạn biên giới đã cắm mốc, phải tăng cường bảo vệ và
tôn tạo các công trình biên giới.
Một khó khăn hiện nay diễn ra trên tồn tuyến biên giới trên bộ của nước
ta đó là lực lượng bộ đội biên phịng cịn q ít so với chiều dài của đường biên,
chúng ta cần phải tăng cường về số lượng cũng như trang thiết bị, nhu yếu phẩm
cần thiết đẻ đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc cho các cán bộ, chiến sĩ
làm công tác bảo vệ biên giới.
Tuy nhiên công tác quan trọng nhất cần phải tiến hành ngay đó là tăng
cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân
địa phương vùng biên giới về vai trò, tầm quan trọng của đường biên giới. Đây
là biện pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất phải thực hiện. Trong chính
sách an ninh quốc phịng, Nhà nước ta cần chú trọng đến vai trò của nhân dân

trong vấn đề an ninh biên giới bên cạnh các lực lượng chun trách như: bộ đội
biên phịng, cơng an, hải quan… thì nhân dân là lực lượng đơng đảo có khả
năng nắm thông tin, tạo điều kiện giúp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm
vụ của mình.
C.KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập thế giới như hiện nay, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có
những chính sách phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Mặc dù vậy,
vấn đề chủ quyền và biên giới quốc gia vấn là mối quan tâm hàng đầu của bất kì
quốc gia nào. Và việc xác định rõ ràng, chính xác biên giới quốc gia nói chung
và biên giới quốc gia trên bộ nói riêng, cũng như xây dựng một cơ chế pháp lý
phù hợp, cụ thể sẽ tạo ra sự độc lập và tồn vẹn về lãnh thổ, đồng thời cịn tạo
dựng mối quan hệ tốt mối quan hệ với các nước láng giềng, hạn chế sự xung đột
về tranh chấp biên giới giữa các quốc gia láng giềng. Vấn đề đặt ra là tùy thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể mà các quốc gia có thể lựa chọn các hình thức xác định
biên giới khác nhau và có các chế độ pháp lý phù hợp hoàn cảnh cụ thể.

24


×