Đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI
MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH
TRỊ, NHÌN TỪ THỰC TIỄN VIỆT
NAM
............, Tháng .... năm .......
Mục lục
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ, NHÌN TỪ
THỰC TIỄN VIỆT NAM .....................................................................................................13
Hoàng Chí Bảo.......................................................................................................................13
GS.TS Triết học,.....................................................................................................................13
Hội đồng Lý luận Trung ương...............................................................................................13
_____......................................................................................................................................13
Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực trọng yếu nhất của đời sống xã hội. Đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị cũng là những nội dung quan trọng và nổi bật nhất trong tiến trình đổi
mới ở nước ta trong hơn 20 năm nay và chắc chắn còn diễn ra lâu dài về sau....................13
Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ cốt
lõi, chẳng những thuộc về lý luận đổi mới, phát triển và hiện đại hoá xã hội mà còn là nội
dung hợp thành lý luận chủ nghĩa xã hội Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Hiểu đúng thực chất và giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa đổi mới kinh
tế với đổi mới chính trị trong thực tiễn là vấn đề phức tạp, khó khăn nhất..........................13
Tình hình kinh tế và chính trị nước ta trước đổi mới (75-85)...............................................13
Sau giải phóng miền Nam (30-4-1975), Tổ quốc đã thống nhất, cả nước cùng quá độ tới
chủ nghĩa xã hội. Đại hội IV của Đảng (1976) đã thông qua Nghị quyết quan trọng về cách
mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, bao gồm
đường lối chung và đường lối xây dựng phát triển kinh tế...................................................13
Các văn kiện Đại hội nhấn mạnh tới những quan điểm lớn có tác dụng chỉ đạo và định
hướng phát triển đất nước như xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tiến hành
đồng thời 3 cuộc cách mạng, trong đó cách mạng quan hệ sản xuất đi trước một bước, xây
dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Cách
mạng khoa học kỹ thuật là then chốt và công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ
quá độ. Đại hội IV (và tiếp theo là Đại hội V vào năm 1981) còn đặc biệt nhấn mạnh vai
trò của cách mạng tư tưởng văn hoá nhằm xây dựng con người mới, lối sống mới xã hội
chủ nghĩa với những đặc trưng lý tưởng, thực hiện chế độ làm chủ tập thể, coi đó là mục
tiêu, động lực của phát triển, thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Kèm theo đó
là một hệ thống chỉ tiêu phát triển để phấn đấu thực hiện trong kế hoạch 5 năm (76-81),
điển hình là sau kế hoạch 5 năm sẽ đạt 21 triệu tấn lương thực...........................................13
Một sự kiện quan trọng diễn ra tại Đại hội IV là đổi tên Đảng và đổi tên nước, từ tên gọi
“Đảng Lao động Việt Nam” thành “Đảng Cộng sản Việt Nam”, từ nước “Việt Nam dân
chủ Cộng hoà” thành nước “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”...................................13
Có thể nói, thể chế chính trị và thể chế kinh tế – xã hội nước ta được xác lập theo đặc trưng
chế độ xã hội chủ nghĩa và mô hình chủ nghĩa xã hội, mang những nét phổ biến của chủ
nghĩa xã hội hiện thực thế giới lúc bấy giờ với những ảnh hưởng khá đậm nét của mô hình
Xô viết....................................................................................................................................13
Sau khi cách mạng miền Nam đã hoàn toàn thắng lợi, sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước suốt 30 năm (1945-1975) đã kết thúc, đất
nước bước vào một kỳ mới, thuận lợi đan xen cùng khó khăn, tình hình mới, nhiệm vụ và
yêu cầu mới đặt ra rất nhiều vấn đề trong bước chuyển tiếp lịch sử từ chiến tranh sang hoà
bình.........................................................................................................................................13
Thuận lợi của cách mạng nước ta ở thời điểm đó chính là: .................................................13
- Đất nước đã thống nhất, chiến tranh đã kết thúc, có thể tập trung mọi nguồn lực và mọi
nỗ lực vào công cuộc tái thiết, đưa dân tộc ta đi lên trên con đường phát triển mới, thực
hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân...........13
- Vị thế của Việt Nam sau thắng lợi có tầm vóc lịch sử của cách mạng, được nâng cao rõ
rệt. Dân tộc ta đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trong cuộc đấu tranh vì những
mục tiêu cao cả của thời đại và thế giới nhân loại, vì hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã
hội và chủ nghĩa xã hội. Cơ hội cho phát triển được mở ra sau chiến tranh........................13
Song khó khăn và những tình huống phức tạp cũng không ít. Đó là giải quyết những hậu
quả nặng nề của chiến tranh, nhất là những hậu quả về mặt xã hội, khôi phục và phát triển
kinh tế, giải quyết những nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của nhân dân, khắc phục những
khác biệt về đặc điểm, tính chất và trình độ phát triển giữa hai miền đất nước, đánh bại
những âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước… Mười
năm sau giải phóng miền Nam và cũng là 10 năm trước đổi mới là một giai đoạn hết sức
khó khăn, phức tạp với không ít tình huống nảy sinh ngoài ý muốn, nhưng xét kỹ ra đó
cũng lại chính là hệ quả của những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do chính chúng ta
mắc phải. Phải nhận rõ điều này để hiểu đúng những nguyên nhân, cắt nghĩa đúng lý do
phải đổi mới và tầm vóc của quyết sách chiến lược đổi mới do Đảng ta khởi xướng ở Đại
hội VI (1986)..........................................................................................................................13
Có thể nêu vắn tắt mấy điểm dưới đây:.................................................................................13
- Hai cuộc chiến tranh liên tiếp ở biên giới Tây Nam (1978) và phía Bắc (1979) tuy không
dài nhưng hậu quả rất nặng nề về nhiều mặt mà phải mất nhiều năm sau nước ta mới bình
thường hoá được quan hệ với Campuchia và Trung Quốc...................................................13
- Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận đối với nền kinh tế nước ta, đặt nước ta vào một
tình thế rất khó khăn...............................................................................................................13
- Nền kinh tế trong nước sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân, nhất là các tầng lớp cơ
bản rất khó khăn do lạm phát và khủng hoảng, đặc biệt là từ khi tổng điều chỉnh giá -
lương – tiền vào năm 1985. Bên thềm của đổi mới, lạm phát “phi mã” tới 3 con số (776%),
giá cả leo thang, hàng hoá khan hiếm, sản xuất trì trệ, đình đốn, lưu thông phân phối ách
tắc và rối loạn, tình trạng người lao động thiếu việc làm và thất nghiệp là phổ biến. Vào lúc
đó, đã từng có nhận định rằng, nền kinh tế nước ta đã đứng trên bờ vực thẳm của sự sụp
đổ............................................................................................................................................13
Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Đại hội IV đề ra đã không thực hiện
được. Chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực, phải nhiều năm sau, khi đất nước đi vào đổi mới,
tháo dỡ được các rào cản từ cơ chế bao cấp, phân phối bình quân, các quy định trái tự
nhiên, kìm hãm sản xuất - lưu thông - phân phối theo kiểu “ngăn sông cấm chợ” mới thực
hiện được................................................................................................................................13
Với kinh tế kế hoạch hoá tập trung và phương thức quản lý tập trung quan liêu, hành chính
mệnh lệnh, bao cấp và bình quân, làm trái quy luật, mang nặng tính chủ quan duy ý chí,
chúng ta đã tạo ra tình trạng thừa – thiếu giả tạo cả trong sản xuất và tiêu dùng. Kinh tế nhà
nước, khu vực quốc doanh trong một thời gian dài rơi vào tình cảnh “lãi giả lỗ thật”. Kinh
tế tập thể, các hợp tác xã, nhất là ở miền Nam với chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa và
tập thể hoá một cách nhanh chóng đã đổ vỡ hàng loạt..........................................................13
Điểm sâu xa của tình hình kinh tế nước ta trong 10 năm sau giải phóng mà lạm phát thì
không kiểm soát được, mức độ suy thoái thì đã đến đáy, nền kinh tế không có động lực để
phát triển… chính là sức sản xuất (lực lượng sản xuất) bị kìm hãm, không giải phóng được
nên không phát triển được. Nó chịu tác động tổng hợp từ nhận thức lý luận sai, chính sách
lạc hậu, cơ chế hỏng, cùng với bộ máy (thiết chế) và thể chế kinh tế chẳng những không
thúc đẩy mà còn kìm hãm phát triển. Cách giải quyết về đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
là một ví dụ. Xoá bỏ sản xuất nhỏ trái với quy luật và lôgíc phát triển tự nhiên của nó, lại
tạo lập sản xuất lớn không phải bằng tất yếu kinh tế mà bằng ý chí chủ quan nên hậu quả là
3
kinh tế không phát triển, ngược lại ngày càng giảm sút. Lợi ích của người lao động không
thực hiện được, bởi phương thức quản lý kinh tế bằng những công cụ và biện pháp phi
kinh tế. Thực trạng kinh tế đó, tất yếu dẫn tới những tiêu cực nặng nề về phương diện xã
hội, làm tiềm ẩn những mâu thuẫn và xung đột, niềm tin của dân chúng đối với Đảng và
Nhà nước giảm sút nghiêm trọng. Chính trị là hệ quả của kinh tế – xã hội, và thực trạng
kinh tế – xã hội đó cho thấy chính trị nước ta trong 10 năm sau khi đất nước thống nhất
không đóng được vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển, chẳng những thế, khi cái giá đỡ vật
chất của kinh tế non yếu thì thượng tầng chính trị không thể vững mạnh, ổn định. Tâm
trạng xã hội nao núng, suy giảm niềm tin, ngay một bộ phận cán bộ đảng viên trong Đảng
cũng vậy, là một thực tế chính trị cho thấy nhiều điều bất ổn và nhu cầu cần một sự thay
đổi đã hình thành một cách bức xúc và phổ biến. Những khuyết điểm, sai lầm nghiêm
trọng trong chủ trương, đường lối, chính sách đã bộc lộ rõ rệt với hậu quả nặng nề. Sau
này, khi khởi xướng đường lối đổi mới, Đảng ta đã đánh giá và tự phê bình nghiêm khắc
những khuyết điểm sai lầm đó, đòi hỏi phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật. Đó là lực đẩy, là xuất phát điểm mạnh mẽ nhất của đổi mới..13
Tóm lại, 10 năm sau giải phóng miền Nam, 10 năm trước đổi mới, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội
phát triển, mắc sai lầm về lý luận, cùng với các chủ trương, chính sách, giải pháp sai đã
dẫn tới khủng hoảng. Chỉ có đổi mới, mới có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế -
xã hội trầm trọng đó. Những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý đã phải trả giá
bằng cuộc khủng hoảng đó nhưng cũng qua đó mới có thể làm cho chúng ta giác ngộ ra
điều hệ trọng này: đổi mới hay là chết, tồn tại hay không tồn tại? Thực tế 10 năm trước
Đổi mới làm sáng tỏ mấy điều cốt yếu sau đây:....................................................................13
Thứ nhất, khi cách mạng chuyển giai đoạn cần có đột phá, thì trước hết cần phải đột phá về
lý luận. Một lý luận đúng đắn sáng tạo, dẫn đường cho sự phát triển phải là lý luận được
phát hiện từ trong thực tiễn, được thực tiễn kiểm chứng, lại cũng từ thực tiễn mà thúc đẩy
tìm tòi lý luận mới chứ không phải lý luận cứng nhắc, bám vào sách vở, lệ thuộc giáo điều.
Đổi mới đòi hỏi phải “làm mới” và hiện đại hoá lý luận. Đổi mới đòi phải có lý luận về
Đổi mới...................................................................................................................................13
Thứ hai, khi tình hình mới, nhiệm vụ mới và yêu cầu phát triển mới đã xuất hiện, đòi hỏi
phải nhanh chóng thích ứng và kịp thời thay đổi cách nhìn, cách tổ chức và cách hành
động. Chỉ dẫn của Lênin là còn nguyên giá trị: không thể giải quyết nhiệm vụ của ngày
hôm nay bằng kinh nghiệm, hiểu biết của ngày hôm qua. Kéo dài một cái hợp lý đã đến độ
tới hạn của nó, lập tức nó trở thành cái phi lý, không được cuộc sống chấp nhận. Khuyết
điểm chẳng qua chỉ là sử dụng ưu điểm một cách quá mức cần thiết..................................13
Thứ ba, nền kinh tế hiện vật, kế hoạch, phi hàng hoá, phi thị trường là không thể có triển
vọng. Hơn thế nữa, còn không thể tồn tại được vì nó trái quy luật. Một nền kinh tế mà
không có động lực kinh tế thúc đẩy, không được quản lý bằng những công cụ, những
phương tiện mang sức mạnh tất yếu kinh tế, lại không mở cửa, hợp tác, cạnh tranh với thế
giới bên ngoài là nền kinh tế thiếu sức sống từ bên trong. Nó thiếu điều kiện cho tăng
trưởng và phát triển, do đó suy thoái, lạm phát, khủng hoảng là tất yếu. Cùng với kinh tế,
nền chính trị nước ta, nhất là hệ thống tổ chức bộ máy, phương thức và phương pháp hoạt
động vốn chỉ phù hợp với giai đoạn trước, lãnh đạo, quản lý, điều hành trong chiến tranh lẽ
ra phải kịp thời thay đổi thì lại giữ nguyên như cũ, chẳng những không thúc đẩy mà còn
kìm hãm phát triển. Do đó, để đổi mới kinh tế thì phải đổi mới chính trị cho tương thích,
phải dân chủ hoá để phát triển...............................................................................................13
2- Nhận thức mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ................................13
Cơ sở lý luận để giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là xuất
phát từ vai trò của kinh tế đối với phát triển xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội
cũng như khả năng tác động trở lại của nhân tố chính trị đối với kinh tế và đời sống xã hội.
................................................................................................................................................13
4
Ai nấy đều biết quan hệ này là biện chứng chứ không phải siêu hình. Điều quan trọng là
không cường điệu hoá, tuyệt đối hoá một yếu tố nào, cũng không tách rời biệt lập chúng
với nhau. Cần phải thấy hết tính chế ước, quy định và quyết định của những nhân tố đối
với sự phát triển xã hội, trong đó kinh tế quyết định chính trị, đồng thời cũng phải nhận rõ
khả năng rất to lớn của chính trị, cả mặt tích cực và tiêu cực của nó khi tác động vào kinh
tế. Tác động tích cực của chính trị sẽ xuất hiện khi đường lối chính trị và các quyết sách
chính trị của chủ thể lãnh đạo, quản lý là đúng đắn, có cơ sở khoa học, đúng quy luật, phù
hợp với thực tiễn và đáp ứng kịp thời, đúng lúc những đòi hỏi của phát triển kinh tế, lại có
sự đồng bộ của thể chế, chính sách, cơ chế. Tác động tiêu cực của chính trị sẽ xảy ra khi
chủ trương, đường lối chính trị sai lầm, không phù hợp với thực tiễn, chính sách và cơ chế
lạc hậu, chậm thay đổi, chủ thể chính trị hoặc chủ quan duy ý chí, năng lực lãnh đạo, quản
lý không ngang tầm với tình hình và yêu cầu mới hoặc phiêu lưu, mạo hiểm trong các
quyết sách, mất phương hướng trong những thời điểm phát triển bước ngoặt....................13
Sự trì trệ của bộ máy, sự bất cập so với yêu cầu của đội ngũ công chức, quan chức trong bộ
máy các cấp, những sự thoái hoá, biến dạng của con người chính trị mà điển hình là quan
liêu, tham nhũng cũng là những tác nhân làm suy giảm sự phát triển kinh tế và sự ổn định,
phát triển lành mạnh của xã hội. Chúng ta chú ý tới những luận điểm quan trọng của các
nhà kinh điển về vấn đề này...................................................................................................13
Mác và Ăngghen ngay ở thời kỳ xây dựng học thuyết khoa học và cách mạng của mình đã
nhấn mạnh:.............................................................................................................................13
- Mọi sự biến thiên của lịch sử dù rích rắc đến thế nào thì cuối cùng vẫn lần thấy sợi dây
của tính tất yếu kinh tế chi phối sự vận động của lịch sử. ...................................................13
- Xét đến cùng, kinh tế là nhân tố quyết định mọi tiến bộ lịch sử. Nó là nhân tố quan trọng
và quyết định cuối cùng chứ không phải là nhân tố duy nhất quyết định.............................13
- Tách rời tư tưởng với lợi ích thì tư tưởng sẽ bị mất tín nhiệm, nghĩa là tự nó làm nhục bản
thân nó (“Gia đình thần thánh”, 1845)...................................................................................13
- Nhà nước chuyên chính vô sản sẽ còn có tác dụng gì nữa, một khi nó trở nên bất lực trong
việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế. Đặc biệt là Lênin, từ kinh nghiệm thực tiễn của cách
mạng Tháng Mười Nga và những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước Nga Xô
Viết, ông đã nêu lên những luận đề có tính tổng kết rất sâu sắc về vai trò của kinh tế, của
chính trị và quan hệ tác động qua lại giữa chúng với nhau...................................................13
Theo Lênin, kinh tế quyết định chính trị đồng thời chính trị không hề thụ động mà tác động
trở lại đối với kinh tế. Trên một ý nghĩa nào đó mà xem xét thì chính trị cũng quyết định
kinh tế. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế cô đọng lại. Chính
trị không thể không giữ vị trí ưu tiên hàng đầu khi nó quyết định phương hướng phát triển
kinh tế.....................................................................................................................................13
Cũng theo Lênin, chính trị có lôgíc khách quan của nó và chính trị cũng còn có lôgíc chủ
quan của nó nữa......................................................................................................................13
Sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau giữa kinh tế và chính trị đến mức mà Lênin nhận xét
rằng, khi đi vào xây dựng kiến thiết chủ nghĩa xã hội ở nước Nga thì nhiệm vụ nổi bật ở
hàng đầu là phát triển kinh tế. Bởi thế, cái chính trị quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, lý thú
nhất lúc này (tức thời điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải cách kinh tế - xã hội với NEP)
là làm kinh tế..........................................................................................................................13
Đối với những người lao động xây dựng xã hội mới, vấn đề không dừng lại ở những lời hô
hào, động viên và tuyên truyền, cùng với những điều đó, phải quan tâm đem lại lợi ích
chính đáng, thiết thực hàng ngày của họ, là đem lợi ích đến cho họ. Việc áp dụng các đòn
bẩy kinh tế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế và đem lại lợi ích cho người lao động
- đó là điều hết sức cần thiết để giữ vững chế độ, mà trong NEP, Lênin nói rằng, thông qua
việc áp dụng NEP, chủ nghĩa xã hội sẽ định hình là một chế độ hợp tác của những người
lao động, văn minh.................................................................................................................13
5