Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

“Hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp luật Common law và Civil law”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.74 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực châu Á có nền văn hóa và giá
trị truyền thống lâu đời. Ngày nay, Nhật Bản đã là một quốc gia văn minh,
tiến bộ với sự phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và cả pháp
luật. Trong lịch sử, Nhật Bản đã có những chính sách giao thương với các
nước phương Tây nên đất nước này ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng từ các
quốc gia phương Tây này, sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ nét nhất ở
hệ thống pháp luật của Nhật Bản. Hệ thống pháp luật của Nhật Bản được
biết đến là một hệ thống pháp luật tiến bộ, chứa đựng những ưu điểm của
pháp luật phương Tây kết hợp với những giá trị truyền thống của quốc
gia. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật của Nhật Bản và tìm
hiểu tại sao lại có sự kết hợp này em xin chọn đề tài: “Bằng hiểu biết của
mình về luật so sánh, Anh/chị hãy bình luận về nhận định: “Hệ thống
pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp luật Common law
và Civil law”.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản
Pháp luật và các thiết chế chính quyền của Nhật Bản ở thời kì tiền cổ đại
(khoảng từ năm 250 TCN đến năm 603) mang tính “thuần Nhật”, chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của tư tưởng, triết lí tơn giáo và không bị ảnh hưởng của các
yếu tố ngoại lai. Pháp luật Nhật Bản ở thời kì tiền cổ đại hầu như khơng có sự


phân biệt rạch ròi giữa quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội và các quy
phạm tôn giáo khác. Ở thời kì cổ đại và trung đại pháp luật Nhật Bản đã chịu
ảnh hưởng sâu sắc bởi pháp luật phong kiến Trung Hoa1.
Hệ thống pháp luật Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luật Trung
Quốc từ thế kỉ thứ V. Những đạo luật đầu tiên của Nhật Bản thời kỳ này được
xây dựng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc và có những điểm
tương đồng với các đạo luật của nhà Đường ở Trung Quốc (từ năm 618 – 907).


Thậm chí Nhật Bản cịn tổ chức lại Nhà nước theo mơ hình nhà nước phong kiến
Trung Quốc.
Ở thời kỳ cận đại và hiện đại, nhận rõ được sự bất cập của triết lí Trung Quốc
và với nhu cầu tìm hiểu, học hỏi văn minh phương Tây đã làm cho người Nhật
nới lỏng chính sách cấm du nhập văn hóa phương Tây vào trong nước. Nhật Bản
cho rằng việc tiếp nhận Common law sẽ khó khăn hơn là việc pháp điển hóa và
ban hành các bộ luật nên vào thế kỷ thứ XIX, các bộ luật của Pháp và Đức và
một số cường quốc ở châu Âu đã được biên dịch ở Nhật Bản. Bộ luật hình sự
Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở học hỏi khn mẫu pháp luật của Pháp cịn
Bộ luật dân sự, tố tụng dân sự hay cách thức tổ chức hệ thống tòa án Nhật Bản
được học hỏi và chịu ảnh hưởng rất lớn từ pháp luật Đức2.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, ở Nhật Bản diễn ra công cuộc đại cải tổ pháp
luật và hệ thống pháp luật Nhật Bản lúc này chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp
luật của Mỹ nên Nhật Bản đã cho ra đời Hiến pháp năm 1946 thay thế cho Hiến
pháp năm 1889. Với sự ra đời của bản Hiến pháp mới này, Nhật Bản đã có
những thay đổi lớn về tổ chức hành chính nhà nước, thẩm quyền quản lý nhà
nước và cả thủ tục tố tụng, hệ thống tòa án của mình.
Như vậy, có thể thấy ở giai đoạn sau này của pháp luật Nhật Bản, việc xác
định chính xác nguồn của pháp luật Nhật Bản rất khó khăn vì pháp luật Nhật
Bản chịu ảnh hưởng từ cả hệ thống pháp luật Pháp và Đức và sự ảnh hưởng của
hệ thống pháp luật Mỹ nên rất khó xác định nguồn gốc của hệ thống pháp luật
Nhật Bản là Civil law hay Common law nên có thể nói rằng hệ thống pháp luật
Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp luật Common law và Civil law.
1 Nguyễn Văn Quang, Văn hóa pháp luật Nhật Bản- Sự kết hợp truyền thống và hiện đại. Tạp chí Luật học
8/2014.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh. NXB Công an nhân dân.


II. Khái quát chung về dòng họ pháp luật Common law và Civil law
1. Dòng họ pháp luật Civil law

Đây là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di
sản của Luật La Mã, phát triển ở các nước Pháp, Đức và một số nước lục địa
Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp, Đức là quan trọng nhất và có ảnh hưởng
lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này. Hệ thống pháp
luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, luật vật
chất được coi trọng hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật được chú trọng
hơn cả. Họ pháp luật này coi trọng văn bản qui phạm pháp luật và đã thốt ly
khỏi tơn giáo, ln lý, đề cao tự do cá nhân. Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng của
hệ thống Civil Law tương đối rộng bao gồm các nước Châu Âu lục địa (Pháp,
Đức, Italia…), Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước
Châu Mỹ Latinh (Brazin, Vênêduêla…).
Các hệ thống pháp luật của dòng họ pháp luật này được chia thành Jus
publicum (công pháp) và Jus privatum (tư pháp). Công pháp bao gồm các ngành
luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của
cơ quan nhà nước, những quan hệ mà một bên tham gia là các cơ quan nhà
nước. Còn tư pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh
các quan hệ liên quan đến các cá nhân, tổ chức khác. Cốt lõi của luật tư là
nguyên tắc tự do ý chí. Tự do ý chí mang bản chất giới hạn quyền lực nhà nước
và thừa nhận công dân được làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm. Trong
lĩnh vực luật tư nhà nước đóng vai trị như người trọng tài. Cốt lõi của luật công
là công quyền chỉ được làm những gì mà luật cho phép. Nhà nước buộc phải
tuân thủ pháp luật. Hệ thống Civil law quan niệm luật pháp là phải đi từ các chế
định cụ thể và tính pháp điển hóa của dịng họ pháp luật Civil law có ưu điểm rõ
nét là tính khái qt hóa, tính ổn định cao.
2. Dòng họ pháp luật Common law
Pháp luật Anh – Mỹ là hệ thống pháp luật lớn thứ hai thế giới, là hệ thống
pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của
Anh, Mĩ trước đây. Dòng họ pháp luật này là một hệ thống pháp luật lớn trên thế
giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh. Án lệ của Common Law
được tạo ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viện. Pháp luật Anh – Mỹ



khơng ảnh hưởng sâu sắc và gắn bó mật thiết với những nguyên tắc của luật dân
sự La Mã như pháp luật lục địa. Lý do là họ quan niệm Tịa án chỉ có thẩm
quyền với từng vụ việc cụ thể. Luật gia phải được đào tạo và trưởng thành trong
thực tiễn. Hệ thống Common law quan niệm luật pháp được hình thành từ tập
quán. Pháp luật Common law dựa chủ yếu trên nguồn luật là tiền lệ pháp. Thẩm
phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.
Ưu điểm rõ nét nhất của các tập quán là tính cụ thể, linh hoạt và phù hợp với sự
phát triển của các quan hệ xã hội. Dịng họ pháp luật Common law khơng phân
chia thành luật cơng và luật tư như dịng họ pháp luật Civil law.
III. Hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp
luật Common law và Civil law
1. Đặc điểm của dòng họ pháp luật Civil law trong pháp luật Nhật Bản
Từ khi Nhật Bản xóa bỏ chính sách tự cơ lập và tiếp nhận nhận văn hóa và
pháp luật phương Tây thì pháp luật Nhật Bản chịu ảnh hưởng đầu tiên từ dòng
họ pháp luật Civil law mà đại diện là hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.
1.1. Hệ thống tòa án
Hệ thống tòa án của Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở mơ hình hệ thống
tịa án của các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law mà hình mẫu điển hình
là hệ thống pháp luật của Pháp và hệ thống pháp luật của Đức và chịu sự giám
sát của cơ quan hành pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống tịa án của
Nhật Bản khơng cịn chịu sự can thiệp của Chính phủ như trước mà đã có vị trí
độc lập hiến định trong bộ máy nhà nước. Hiện nay, tương tự như các nước
thuộc dòng họ Civil law, hệ thống tòa án Nhật Bản cũng đã phân chia ra thành
các cấp tòa án.
1.2. Nguồn luật
Cũng như pháp luật Pháp, Đức - các hệ thống pháp luật Civil Law, hình
thành trên cơ sở luật La Mã và Nhật Bản cũng không ngoại lệ khi chịu ảnh
hưởng của dịng họ pháp luật này. Nhật Bản có hệ thống pháp luật thành văn.

Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bởi pháp luật
thông qua các văn bản thành văn, như: Hiến pháp, Bộ luật, văn bản quy phạm
của Nghị viện và Chính phủ trung ương hay các văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau được ban hành bởi chính quyền địa phương. Trong hệ thống pháp


luật, nguồn luật quan trọng của pháp luật Nhật Bản là Hiến pháp, đạo luật của
Nghị viện, văn bản pháp luật do Nội các hay các cơ quan hành chính ban hành,
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương Nhật Bản. Ngồi ra,
cịn có các điều ước quốc tế, tập quán pháp, các quan điểm học thuật, các bản án
mẫu hay hình thức giải thích pháp luật bởi tịa án. Có thể thấy hệ thống pháp luật
của Pháp và Đức đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản trong
giai đoạn này. Năm 1898, Nhật hoàng đã ban hành Bộ luật dân sự mới với nội
dung chịu ảnh hưởng sâu sắc của Bộ luật dân sự Đức. Nguồn luật quan trọng và
được ưu tiên áp dụng thứ hai sau luật thành văn của Nhật Bản là tập qn pháp.
Phán quyết của Tịa án khơng được coi là nguồn luật mặc dù trên thực tế phán
quyết của tịa án đóng vai trị quan trọng với tư cách là nguồn luật bổ trợ giống
như ở các nước châu Âu lục địa. Trên thực tế, không phải mọi trưởng hợp luật
thành văn đều có vị trí quan trọng hơn tập quán pháp. Trong một số trường hợp
khác thì thẩm phán cịn có thể dựa vào những tập quán không phù hợp với luật
thực định nhằm đưa ra giải pháp thỏa đáng3.
1.3. Đào tạo luật ở Nhật Bản
Nhìn chung đào tạo luật ở Nhật Bản cũng tương tự như đào tạo luật ở các nước
thuộc dòng họ Civil law mà điển hình là hình thức đào tạo của hệ thống pháp
luật Pháp và hệ thống pháp luật Đức. Phương pháp đào tạo luật ở Nhật Bản vẫn
chủ yếu là phương pháp thuyết trình ở các lớp học có quy mơ 500 sinh viên với
nội dung chính của bài giảng là tập trung vào lý thuyết. Sau khi tốt nghiệp khoa
luật, các cử nhân luật có thể lựa chọn học tiếp để trở thành thạc sĩ hoặc tiến sĩ
luật, hay lựa chọn học tại các tổ chức đào tạo luật chuyên biệt để trở thành luật
sư.

2. Đặc điểm của dòng họ pháp luật Common law trong hệ thống pháp
luật Nhật Bản
Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng từ dòng họ pháp luật Civil law, hệ thống pháp
luật của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng từ dòng họ pháp luật Common law và
điển hình là hệ thống pháp luật Mỹ. Những quan điểm, tư tưởng mới đã được
Mỹ mang đến cho Nhật Bản, đặc biệt là tư tưởng dân chủ, bình đẳng và bảo vệ
hịa bình. Hiến pháp năm 1946 của Nhật được xây dựng với mục đích vơ cùng
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh. NXB Công an nhân dân.


tiến bộ. Trong đó, buộc nhà nước phải hoạch định nền chính trị theo những quy
định tối cao của Hiến pháp. Hiến pháp đã xác định ba nguyên tắc: Chủ quyền
cho nhân dân, bảo đảm nhân quyền cơ bản và tinh thần hịa bình.
2.1. Hệ thống tịa án
Những ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Common law tới pháp luật Nhật
Bản được thể hiện rõ nét trong các chế định pháp luật về tổ chức hệ thống tòa
án. Quyền kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật được giao cho tòa án
tối cao, hệ thống tòa án được tổ chức theo một ngạch duy nhất. Nhật Bản khơng
chia hệ thống tịa án thành các cấp hành chính mà chia thành các cấp xét xử (sơ
thẩm, phúc thẩm và thượng thẩm) và ở Nhật Bản một bản án có thể được kháng
án hai lần.
2.2. Thủ tục tố tụng
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1948 của Nhật Bản trong q trình soạn thảo có
sự giúp đỡ tích cực từ phía Mỹ và phản ảnh rõ nét quan điểm pháp luật tố tụng
của người Mỹ. Cụ thể, sự ảnh hưởng đó thể hiện trong các quy định về nguyên
tắc tranh tụng, điều tra thu thập tài liệu,chứng cứ, hạn chế trong việc chấp nhận
chứng cứ gián tiếp. Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Bản được soạn thảo theo
khn mẫu của Bộ luật tố tụng hình sự Mỹ ngoại trừ chế định xét xử có Bồi
thẩm đồn. Trong quá trình tố tụng, nguyên tắc tranh tụng được đề cao, thẩm
phán chỉ đóng vai trị là người trọng tài, vai trị chính trong q trình tố tụng là

của bên buộc tội và bên bị buộc tội. Nhật Bản còn ban hành đạo luật về Viện
công tố, đạo luật về luật sư và các đạo luật này đều chịu ảnh hưởng của dòng họ
pháp luật Common law và những đạo luật này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay
mặc dù đã có sửa đổi.
3. Giá trị truyền thống của pháp luật Nhật Bản vẫn được kế thừa
Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cả hai dòng họ pháp luật là Civil law và
Common law nhưng hệ thống pháp luật của Nhật Bản vẫn giữ được những nét
văn hóa, giá trị truyền thống của riêng mình.
Yếu tố truyền thống của Nhật Bản được thể hiện trong nguồn luật của Nhật
Bản, mặc dù chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa và giống
với các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa thì Nhật Bản cũng sử
dụng nguồn luật chủ yếu là luật thành văn. Nhưng trên thực tiễn thì có những


trường hợp ngoại lệ, thẩm phán có thể dựa vào những tập quán để đưa ra phán
quyết nhằm giải quyết một cách thỏa đáng. Bên cạnh đó, giá trị truyền thống
cũng được thể hiện qua cách người Nhật giải quyết tranh chấp. Bất kể những
chuyển biến của hệ thống pháp luật, xã hội Nhật Bản vẫn khác xa xã hội của các
nước phương Tây. Người Nhật vẫn tồn tại tư duy và thói quen cũ trong cuộc
sống của mình, ngay cả giai cấp công nhân, tiểu thương và tầng lớp dân thành
thị vẫn còn tồn tại những tư duy và nề nếp thói quen truyền thống của người
Nhật. Đại đa số người Nhật Bản khơng thích tham gia vào các lĩnh vực hoạt
động cơng quyền và có xu hướng thích giao phó những cơng việc đó cho số ít
những người có quyền lực trong xã hội. Hơn nữa, người Nhật Bản cịn có thói
quen, thậm chí có thể nói là văn hóa né tránh kiện tụng vì họ cho rằng sự xuất
hiện của họ tại phiên tòa, ngay cả những vụ việc dân sự cũng làm ảnh hưởng xấu
tới danh dự của họ. Vì vậy những cơng dân tốt thường có xu hướng tránh xa
pháp luật, coi pháp luật là sự gắn liền với hình phạt, với nhà tù và sự ô danh.
Trên thực tế, người Nhật thường lựa chọn giải quyết những tranh chấp bằng hòa
giải hơn là lựa chọn tranh tụng tại tịa án.

IV.Bình luận về nhận định “Hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp
giữa hai dòng họ pháp luật Common law và Civil law”
Qua phân tích trên có thể thấy, mặc dù có sự ảnh hưởng, lai tạp giữa hai dòng
họ pháp luật Common law và dòng họ pháp luật Civil law nhưng hệ thống pháp
luật Nhật Bản vẫn giữ lại, vẫn kế thừa những giá trị văn hịa và truyền thống của
mình để tạo nên một hệ thống pháp luật phát triển, tiến bộ và tồn tại đến mãi sau
này. Sự lai tạp của hệ thống pháp luật Nhật Bản đã được Nhật Bản áp dụng một
cách thành công những đặc điểm nổi bật của hai dòng họ pháp luật Civil law và
Common law. Nhật Bản đã “Nhật hóa” những đặc điểm của hai dòng họ pháp
luật này thành những nét riêng của hệ thống pháp luật của mình và kết hợp với
yếu tố truyền thống của pháp luật Nhật Bản để có được sự thành công của hệ
thống pháp luật như bây giờ.
Thành quả của q trình học hỏi từ hai dịng họ pháp luật Civil law và
Common law đã thể hiện Nhật Bản đã biết chọn lọc những điểm tiến bộ từ hai
dòng họ pháp luật này và áp dụng thành công vào việc xây dựng hệ thống pháp


luật nước mình để có được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tiền bộ như bây giờ.
Hệ thống pháp luật của Nhật Bản là hệ thống pháp luật mà các quốc gia khác
trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng cần phải học hỏi để đúc rút ra những
kinh nghiệm lập pháp cho hệ thống pháp luật của nước mình.

C. KẾT LUẬN
Như vậy, hệ thống pháp luật Nhật Bản từ khi mới hình thành đến nay khơng
chỉ chịu sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc mà sau đó cịn chịu
ảnh hưởng bởi hai hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới: Hệ thống pháp luật Civil
Law và hệ thống pháp luật Common Law. Sự ảnh hưởng đó vừa có yếu tố khách
quan, nhưng phần lớn là sự tiếp nhận một các chủ động do nhu cầu tự thân và sự
hấp dẫn bởi những giá trị tiến bộ. Nhật Bản đã cẩn trọng, khôn khéo và nỗ lực
trong việc tiếp nhận và “Nhật hóa” những giá trị tiên tiến nhất về pháp luật ở

khắp nơi trên thế giới để chuyển hóa thành những thành những chuẩn mực của
mình. Thành quả là Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống pháp luật tồn diện,
tiến bộ, phù hợp, có vị trí trên bản đồ pháp luật thế giới, thực sự là hình mẫu để
nhiều quốc gia học hỏi, tham khảo, trong đó có Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Quang, Văn hóa pháp luật Nhật Bản- Sự kết hợp truyền
thống và hiện đại. Tạp chí Luật học 8/2014.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh. NXB Cơng an nhân
dân.
3. TS. Phạm Hồng Quang, Nguồn luật và một số kinh nghiệm giải thích
pháp luật ở Nhật Bản. Tạp chí Luật học 8/2011.


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
B. NỘI DUNG...............................................................................................2
I.

Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản................................................2

II. Khái quát chung về dòng họ pháp luật Common law và Civil law...........3
1.

Dòng họ pháp luật Civil law.....................................................................3

2.

Dòng họ pháp luật Common law..............................................................4


III. Hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa hai dòng họ pháp luật
Common law và Civil law.........................................................................4
1.

Đặc điểm của dòng họ pháp luật Civil law trong pháp luật Nhật Bản......4

1.1. Hệ thống tòa án.........................................................................................4
1.2. Nguồn luật.................................................................................................5
1.3. Đào tạo luật ở Nhật Bản............................................................................5
2.

Đặc điểm của dòng họ pháp luật Common law trong hệ thống pháp luật
Nhật Bản....................................................................................................6

2.1. Hệ thống tòa án.........................................................................................6
2.2. Thủ tục tố tụng..........................................................................................6
3.

Giá trị truyền thống của pháp luật Nhật Bản vẫn được kế thừa................7

IV. Bình luận về nhận định “Hệ thống pháp luật Nhật Bản là sự lai tạp giữa
hai dòng họ pháp luật Common law và Civil law”...................................8
C. KẾT LUẬN...............................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................10





×