Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề lao động trẻ em- khuyến nghị sử đổi, bổ sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.49 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục lục
Trang
Lời giới thiệu
2
Chơng I. Hệ thống pháp luật liên quan đến
vấn đề lao động trẻ em
3
1.1 Những quan điểm, chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về
công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
3
1.2 Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em
3
1.3 Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em
ở Việt Nam
5
Chơng II. So sánh hệ thống pháp luật lao động
Việt nam với các Công ớc của ILO liên quan
đến vấn đề lao động trẻ em
10
Chơng III. Đề xuất sửa đổi và bổ sung đối với Hệ
thống pháp luật hiện hành về lao động trẻ em
14
Kết luận
15
Phụ lục
16
Lời giới thiệu
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tơng lai của đất nớc. Đó là t tởng
luôn luôn đợc quán triệt trong mọi chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hay
gián tiếp liên quan đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Những qui
định đầu tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định
trẻ em có quyền đợc bảo vệ, chăm sóc và học tập. Cho đến nay trải qua rất nhiều
thời kỳ xây dựng và phát triển đất nớc, các qui định về quyền của trẻ em ngày
càng đợc mở rộng, cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn về mặt nội dung trong các văn
bản pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề lao động trẻ em.
Mối quan tâm này càng thể hiện rõ hơn khi Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành các luật quan trọng: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo
dục trẻ em, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học năm 1991 và Bộ luật Lao động năm
1994. Các Luật này đã góp phần hạn chế đợc tình trạng trẻ em phải lao động
sớm và tạo ra bớc chuyển biến trong ý thức cũng nh trong hành động của các cơ
quan Nhà nớc, các tổ chức xã hội cũng nh của các đối tợng.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức phát triển thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo
còn cao, nhng không thể lấy lý do đói nghèo để chậm hành động cho việc
chống lại sự tuyển dụng trẻ em vào làm những công việc có điều kiện nguy hiểm
và độc hại cho sức khoẻ của các em. Do đó chỉ có những chính sách kinh tế thúc
đẩy sự phát triển của ngời nghèo trong dân c mới có khả năng có nhiều tác dụng
đối với việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em.
Bài viết này nhằm đa ra một đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật hiện hành
của Việt Nam về vấn đề lao động trẻ em cũng nh những khuyến nghị đối với
việc sửa đổi và bổ sung cần thiết để tạo ra một hàng rào pháp luật có hiệu quả để
bảo vệ các quyền của trẻ em.
Chơng I. Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động
trẻ em
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1 Những quan điểm, chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em


Tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng
chí Tổng Bí th Lê Khả Phiêu đã nêu rõ một trong những quan điểm cơ bản chi
phối toàn bộ đờng lối của đảng ta là coi trọng con ngời vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp phát triển đất nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa, mà
trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tơng lai của dân tộc.
Các em sẽ là lớp ngời kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhng khi
các em còn cha phát triển đầy đủ, còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, dễ bị
tổn thơng thì việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn luôn là mối quan
tâm đặc biệt, hàng đầu của đảng và Nhà nớc ta. Đồng thời đồng chí Tổng Bí th
còn nhấn mạnh rằng ở phạm vi quốc gia, u tiên cho trẻ em có nghĩa là các vấn
đề chăm sóc, bảo vệ, phát triển trẻ em, trở thành một bộ phận quan trọng không
thể thiếu đợc trong chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà
nớc phải thực hiện chính sách đầu t ngày một tăng, để mọi trẻ em đều có cơ hội
đợc hởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thể thao.. một cách bình
đẳng
1
.
Những quan điểm chỉ đạo này đã đợc thể hiện rất rõ trong hệ thống pháp luật về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó có vấn đề lao động trẻ em.
1.2 Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Đảng và Nhà nớc Việt Nam đã khẳng định ngay trong Hiến pháp từ bản Hiến
pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 1992 các quyền của trẻ em. Trong Hiến
pháp năm 1992, vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã đợc đề cập nổi
bật trong các điều 35, 40, 59 và 65. Năm 1991, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ
em Việt Nam đợc thành lập - cơ quan của Chính phủ chuyên trách theo dõi, phối
hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan để giúp Nhà nớc ban hành một hệ
thống các văn bản pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Trong các văn bản
pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã phản ánh đợc các quyền cơ bản: đợc
1

Bài phát biểu của đồng chí Lê Khả Phiêu - Tổng Bí th Ban chấp hành Trung ơng Đảng Cộng sản Việt nam tại
Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tháng 6 năm 1998.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nuôi dỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, hớng nghiệp, dạy
nghề, bày tỏ ý kiến, Thực hiện các chính sách và văn bản pháp luật nêu trên đã
có nhiều thành tựu trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội, đặc biệt các dịch vụ
xã hội cơ bản nh giáo dục và trợ giúp xã hội, góp phần hạn chế đợc tình trạng trẻ
em phải tham gia lao động sớm.
Giáo dục là một trong những quốc sách và lĩnh vực u tiên hàng đầu ở Việt Nam.
Đi học và biết chữ là những chỉ số quan trọng về chất lợng cuộc sống và cũng là
những nhân tố quyết định đối với khả năng của những ngời nghèo đạt tới những
cơ hội có thể tạo nên thu nhập khá hơn. Vì vậy, sau một vài năm bị hạn chế về
nguồn ngân sách, vào cuối những năm 80 và đầu năm 90 Chính phủ đã tăng
nguồn hỗ trợ cho giáo dục và đa ra các chính sách về giáo dục nhằm hỗ trợ cho
các đối tợng yếu thế, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nớc cũng có
những chính sách miễn học phí cho cấp tiểu học, chính sách miễn, giảm học phí
và các đóng góp khác cho học sinh con em các gia đình nghèo trong Chơng
trình Mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo và các u đãi khác cho trẻ em dân
tộc thiểu số. Nhờ vậy tỷ lệ đến trờng ở cấp tiểu học và trung học cơ sở đã tăng
và tỷ lệ trẻ em bỏ học giảm xuống vào những năm đầu của thập kỷ 90. Theo báo
cáo của ủy ban Quốc gia đánh giá giáo dục cho mọi ngời đến năm 2000, trong
giai đoạn 1993 - 1998 các chỉ tiêu về giáo dục tiểu học đã có nhiều tín hiệu khả
quan, ví dụ nh tỷ lệ trẻ em tham gia các chơng trình giáo dục đã tăng từ 91,25%
lên 96,7% và tỷ lệ học sinh hoàn thành các chơng trình học tăng từ 54,55% lên
66,3%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ em lu ban giảm từ 6,2% xuống 3,6% và tỷ lệ trẻ
em bỏ học cũng giảm từ 6,6% xuống 5,8%
2
.
Những năm qua Việt Nam đã có chính sách trợ giúp cho một số đối tợng yếu thế

nh trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang và mồ côi. Từ 1990 đến 1997 mức chi cho
các dịch vụ lới an sinh xã hội đã tăng 9,3 lần và chiếm 14% tổng chi ngân sách
Nhà nớc. Các chính sách này đã góp phần cải thiện vấn đề phúc lợi xã hội của
ngời Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng.
1.3 Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam
2
Dự thảo báo cáo của ủy ban Quốc gia đánh giá giáo dục cho mọi ngời đến năm 2000
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vấn đề cấm sử dụng trẻ em tham gia lao động sớm đã đợc đề cập từ rất sớm
trong các văn bản pháp qui của Nhà nớc Việt nam
3
. Tuy nhiên, vấn đề lao động
trẻ em lần đầu tiên đợc đề cập trong Báo cáo đầu tiên về hai năm thực hiện
Công ớc về Quyền trẻ em của Chính phủ gửi Uỷ ban của Liên hợp quốc về
Quyền Trẻ em trong năm 1992.
ở Việt Nam hầu hết trẻ em có tham gia làm việc để giúp đỡ cha mẹ trong các
công việc vặt gia đình hay tham gia lao động để góp thêm thu nhập. Các hoạt
động lao động mà trẻ em tham gia giúp các em trởng thành, có thêm kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp, phát triển trí lực, thể lực và nhân cách chuẩn bị cho
cuộc sống ngày mai. Tham gia lao động làm cho các em thêm lòng tin, sự tự
trọng và giúp các em hoà nhập, gắn bó hơn với cộng đồng. Chính vì vậy, với
cách nhìn thực tế luật pháp Việt Nam không ngăn cấm hoàn toàn trẻ em làm
việc để kiếm sống. Một mặt, luật pháp khuyến khích những hoạt động lao động
phù hợp với lứa tuổi, không ảnh hởng đến việc học hành và sự phát triển thể lực
và trí lực của trẻ em, mặt khác luật pháp bảo vệ trẻ em đang tham gia lao động,
đồng thời nghiêm cấm các hành vi lợi dụng, lạm dụng trẻ em về mặt kinh tế.
Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình xem xét và sửa đổi các văn bản pháp
luật có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề lao động trẻ em sao cho phù hợp
hơn nữa với tinh thần và nội dung của Công ớc về Quyền Trẻ em và những Công

ớc Quốc tế có liên quan khác nhằm bảo vệ các quyền của trẻ em, để trẻ em
không bị bóc lột, lạm dụng và xâm hại về thể xác, tinh thần và kinh tế.
Độ tuổi đợc phép nhận vào làm việc
Vấn đề lao động trẻ em đã đợc Đảng và Nhà nớc quan tâm từ rất sớm. Sắc lệnh
số 29/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 cấm các xởng kỹ nghệ, hầm mỏ và thơng
điếm thuê mớn trẻ con dới 12 tuổi, đồng thời nghiêm cấm sử dụng trẻ em trai dới
15 tuổi và phụ nữ làm việc dới hầm mỏ và trong những xởng kỹ nghệ có hại cho
sức khỏe hay nguy hiểm mà Nhà nớc đã qui định. Tuy những qui định này còn
sơ khai nhng đã thể hiện sự quan tâm của pháp luật Việt nam đối với vấn đề lao
3
Sắc lệnh số 29-SL ngày 12-3-1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động trẻ em, góp phần bảo vệ trẻ em và làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách
và pháp luật liên quan đến lao động trẻ em sau này.
Các văn bản pháp luật lao động trớc khi Bộ luật Lao động đợc ban hành nh Pháp
lệnh Hợp đồng lao động ngày 30 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Nhà nớc đã
qui định chỉ những ngời lao động từ đủ 15 tuổi trở lên mới đợc quyền giao kết
hợp đồng lao động. Ngời dới 15 tuổi cũng có thể giao kết hợp đồng lao động để
làm những công việc mà pháp luật cho phép, nhng phải có sự đồng ý của cha
mẹ, hoặc ngời đại diện hợp pháp khác. Nh vậy, độ tuổi trẻ em đợc phép nhận vào
làm việc đã tăng từ 12 lên 15 tuổi.
Bộ Luật Lao động của nớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đợc ban hành
ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1995 là một bớc tiến
quan trọng nhằm bảo vệ ngời lao động có quan hệ lao động trong quá trình lao
động, trong đó có lao động trẻ em. Bộ Luật quy định độ tuổi tối thiểu của ngời
lao động là đủ 15 tuổi.
Quy định 15 tuổi là tuổi tối thiểu đợc nhận vào làm việc xuất phát từ thực tế ở
Việt Nam là ở độ tuổi đó trẻ em kết thúc phổ thông trung học cơ sở mà phần
đông sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở các em không đi học nữa.

Đối với một số công việc độ tuổi này đợc nâng lên 18 nh qui định đối với những
ngời lao động đợc phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nớc ngoài tại Việt Nam
(điều 1 Nghị định số 85/1998/NĐ-CP); làm việc tại các nhà hàng, khách sạn,
quán bar (thông t số 04/LĐTBXH-TT); và một số công việc và trong điều kiện
làm việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm (thông t số 09/LB-TT).
Các Luật khác của Việt Nam nh Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật
Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan đều có
những qui định về nghĩa vụ và quyền lợi của trẻ em phù hợp với độ tuổi đợc
nhận vào làm việc qui định trong pháp luật lao động.
Thời giời làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
6

×