LV32
Mục lục
Mở đầu: ..............................................................................................................3
Phần một: Những vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng tài sản .......................4
cố định trong các doanh ngiệp công nghiệp ......................................................4
I. Tài sản cố định của doanh ngiệp ....................................................................4
1. Tài sản cố định của doanh nghiệp ..................................................................4
1.1 Khái niệm, vai trò của tài sản cố định .........................................................4
1.2 Đặc điểm của TSCĐ .....................................................................................4
2. Phân loại tài sản cố định ................................................................................5
II. Nội dung chủ yếu của quản lý và sử dụng tài sản cố định ............................7
1. Tạo vốn và xác định cơ cấu TSCĐ trong các doanh ngiệp ............................7
2. Khấu hao TSCĐ............................................................................................. 8
2.1 Khấu hao TSCĐ ........................................................................................8
2.2 Các phơng pháp tính khấu hao TSCĐ ........................................................10
3. Bảo toàn và phát triển TSCĐ trong doanh ngiệp ...................................... 12
3.1 Thực chất của bảo toàn và phát triển TSCĐ ........................................... 12
3.2 Sự cần thiết của bảo toàn và phát triển TSCĐ ........................................ 12
3.3 Phơng thức bảo toàn TSCĐ của doanh ngiệp ........................................ 13
3.4 Các phơng pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ ...................................... 13
4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ .................................... 14
4.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế..................................................... 14
4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ .................................. 15
III. Một số nhân tố ảnh hởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ .......................... 16
1. Những nhân tố khách quan ....................................................................... 16
2. Những nhân tố chủ quan .......................................................................... 17
IV. Kinh nghiệm của Mỹ + Tây Âu và Nhật Bản trong quản lý
và sử dụng TSCĐ .......................................................................................... 18
Phần hai: Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty
cơ khí và xây dựng Thăng Long ................................................................... 19
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ........................................ 19
1. Quá trình hình thành.................................................................................. 19
1
2. Qúa trình phát triển .................................................................................. 23
II. Đặc điểm công nghệ kinh tế chủ yếu có liên quan đến
quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty ........................................................ 25
1. Nhiệm vụ kinh doanh và tính chất của sản phẩm ........................................25
2. Thị trờng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ....................................... 26
3. Quy trình thực hiện công trình, các hạng mục công trình và gói thầu ..... 26
4. Đặc điểm của cơ cấu lao động của Công ty ............................................. 27
5. Đặc điểm của nguyên nhiên liệu đầu vào ................................................. 29
III. Thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty .................................... 30
1. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty ....................... 30
1.1 Tạo vốn và xác định cơ cấu TSCĐ ở Công ty ......................................... 30
1.2 Quản lý khấu hao TSCĐ ở Công ty ........................................................ 34
2. Bảo toàn và phát triển TSCĐ Công ty........................................................36
2.1 Tình hình tăng, giảm từng loại TSCĐ ở Công ty .................................... 36
2.2 Tình hình bảo dỡng, sửa chữa TSCĐ ở Công ty ................................... 39
3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ.....................................40
IV. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty ........................45
1. Những thành tựu đã đạt đợc .........................................................................45
2. Một số tồn tại ........................................................................................... 46
2.1 Hiệu quả sử dụngTSCĐ cha cao ................................................................46
2.2 Cách tính và phơng pháp tính khấu hao cha hợp lý....................................46
2.3 Các TSCĐ phục vụ cho sản xuất còn thiếu và cha đồng bộ ................. 47
2.4 Công tác phân công điều hành quản lý, sử dụng TSCĐ cha sâu sát ..... 47
Phần ba: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ ở Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long ....................................... 49
Biện pháp 1: Bố trí, sắp xếp lại các cấp quản lý TSCĐ ở công ty ................ 49
Biện pháp 2: áp dụng phơng pháp tính khấu hao hợp lý ........................... 52
Biện pháp 3: Đổi mới, nâng cấp TSCĐ cho đồng bộ .................................... 56
2
mở đầu:
Trong nền kinh tế thị trờng, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh thì cần phải có tối thiểu ba yếu tố, đó là: t liệu lao động, đối tợng lao động
và con ngời. Trong đó t liệu lao động, nó bao gồm nhiều yếu tố nhng quan trọng
hơn hết là tài sản cố định. Trong một doang nghiệp công nghiệp và xây dựng thì
tài sản cố định nó có vai trò vo cùng to lớn và nó cũng là một nhân tố góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao chất lợng, hạ giá thành sản phẩm, làm cho doanh
nghiệp có thể tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Việc hạch toán độc lập về kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp phải tự bảo
toàn, tự phát triển vốn của mình để cho sản xuất kinh doanh đợc tiến hành một
cách liên tục, phát triển vốn nhằm đổi mới các t liệu lao động, mỏ rộng quy trình
sản xuất, tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy việc quản lý và sử dụng vốn hay các t
liệu lao động phải hợp lý, có hiệu quả. Nếu căn cứ vào công dụng kinh tế thì vốn
bao gồm vốn cố định ( VCĐ ) và vốn lu động (VLĐ ). Mà dới hình thức biểu hiện
vật chất là tài sản cố định và tài sản lu động. Thông thờng trong các doanh
nghiệp công nghiệp thì vốn cố định nói chung, tài sản cố định nói riêng, nó chiếm
một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhng lại cha đợc
quan tâm đúng mức. Vì vậy việc nghiên cứu về đề tài này là rất cần thiết.
Tầm quan trọng của vốn nói chung, tài sản cố định nói riêng trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh và đặc biệt là qua thời gian thực tập tại Công ty cơ khí và
Xây dựng Thăng Long đã thôi thúc em chọn hớng đề tài: Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cơ khí và xây dựng
Thăng Long .
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm ba phần:
Phần một: Những vấn đề lý luận vè quản lý và sử dụng TSCĐ trong các
doanh nghiệp công nghiệp.
Phần hai: Thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty cơ khí và xây
dựng Thăng Long.
Phần ba: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công
ty cơ khí và xây dựng Thăng Long.
3
Phần thứ nhất:
Những vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng tài sản
cố định trong các doanh ngiệp công nghiệp.
I. tài sản cố định của doanh nghiệp:
1. Tài sản cố định của doanh nghiệp:
1.1 Khái niệm, vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp:
* Khái niệm: Để có thể sản xuất kinh doanh thì phải cần đến hai yếu tố cơ bản
là sức lao động và t liệu lao động sản xuất. T liệu sản xuất đợc chia thành hai loại là
t liệu lao động và đối tợng lao động.T liệu lao động lkại đợc chia thành hai nhóm là
tài sản cố định và công cụ lao động nhỏ.
Tài sản cố định là những t liệu lao động chủ yếu, tham gia vào trực tiếp hoặc
gián tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghniệp nh là máy móc thiết bị,
nhà xởng, phơng tiện vận chuyển bốc dỡ, các công trình kiến trúc, bằng phát minh,
sáng chế, bản quyền...
* Vai trò: TSCĐ là một bộ phận quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, cũng nh là một yếu tố thể hiện quy mô, trình độ trang bị máy
móc, trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó TSCĐ có vai trò rất to lớn đối với
mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng chặt chẽ, có
hiệu quả.
1.2 Đặc điểm của TSCĐ:
* Đặc điểm: Tài sản cố định là t liệu lao động nhng không phải bất cứ t liệu lao
động nào cũng là tài sản cố định, do Tài sản cố định có những đặc điểm sau:
+ Tài sản cố định đó cũng chính là sản phẩm do con ngời tạo ra, do đó nó cũng
có hia thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, nói cách khác nó cũng chính là hàng
hoá, có thể thông qua trao đổi, buôn bán trên thị trờng để có đợc quyền sở hữu sử
dụng.
+ Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp và nó khác với đối tợng lao động ở chỗ: mặc dù nó tham gia vào
4
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhng nó vẫn giữ nguyên hình dạng vật chất ban
đầu cho đến lúc h hỏng.
Việc quản lý tài sản cố định ( TSCĐ ) thực tế là một công việc hết sức phức tạp.
Để tạo điều kiện quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các TSCĐ này, về mặt kế toán ng-
ời ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn về thời gian và giá trị sử
dụng của TSCĐ. Nhà nớc quy định hai tiêu chuẩn này là:
- Thời gian sử dụng tối thiểu là một năm.
- Giá trị tối thiếu là năm triệu VND.
+ Trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần, giá
trị của TSCĐ chuyển dịch dần vào giá thành của bản thân sản phẩm làm ra. Khi sản
phẩm làm ra đợc tiêu thụ thì hao mòn này đợc chuyển thành vốn tiền tệ. Vốn này đ-
ợc dùng để tái sản xuất lại TSCĐ khi cần thiết.
2. Phân loại TSCĐ:
Tài sản cố định của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau hợp thành, do đó
mỗi loại có công dụng khác nhau, kỳ hạn sử dụng khác nhau, mức độ ảnh hởng của
chúng tới quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Do đó để tiện cho việc
quản lý và sử dụng, ngời ta chia tài sản cố định thành các loại khác nhau, có nhiều
cách phân loại tài sản cố định dựa vào các căn cứ khác nhau:
+ Căn cứ vào hình thái biểu hiện, phân loại tài sản cố định thành:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản mà từng đơn vị tài sản có kết cấu
độc lập, có đặc điểm riêng biệt hoặc là một hệ thống gồm nhiều nhiều bộ phận liên
kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định, có hình thái vật chất
cụ thể, có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định. Tài sản
cố định này bao gồm cả thuê ngoài và tự có.
- Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất,
phản ánh một lợng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu t, có liên quan trực tiếp
đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh: chi phí thành lập doanh
nghiệp, bằng phát minh, sáng chế, bản quyền...
Cách phân loại này phần nào giúp cho doanh nghiệp, nhà quản lý biết đợc cơ
cấu vốn đầu t trong TSCĐ của mình. Đây là cơ sở căn cứ quan trọng giúp cho các
5
quyết định đầu t hoặc điều chỉnh phơng hớng đầu t, đề ra các biện pháp quản lý,
tính khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Căn cứ theo công dụng kinh tế, phân loại TSCĐ thành:
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định trực
tiếp tham gia hoặc phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nh máy móc, thiết bị, phơng tiện vận tải,... toàn bộ tài sản cố định này bắt
buộc phải tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định dùng ngoài phạm vi sản xuất kinh doanh: là các TSCĐ dùng
trong hành chính sự nghiệp đơn thuần, dùng trong phúc lợi xã hội, an ninh quốc
phòng, TSCĐ chờ xử lý,...
Cách phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế cho ta thấy đợc những thông tin về
cơ cấu, về năng lực hiện có của TSCĐ, từ đó giúp doanh nghiệp hạch toàn phân bổ
chính xác, có biện pháp đối với TSCĐ chờ xử lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
+ Căn cứ vào tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ, chia TSCĐ thành ba loại:
- TSCĐ đang dùng đến.
- TSCĐ cha cần dùng đến.
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý, nhợng bán.
Cách phân loại này giúp cho ngời quản lý biết đợc tình hình sử dụng TSCĐ một
cách tổng quát cả về số lợng và chất lợng, từ đó thấy đợc khả năng sản xuất kinh
doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ của mình thông qua việc đánh giá, phân tích, kiểm
tra.
+ Phân loại TSCĐ căn cứ theo quan hệ sở hữu, theo đó TSCĐ chia thành:
- TSCĐ chủ sở hữu: là các TSCĐ do doanh nghiệp tự đầu t, xây dựng, mua sắm
mới bằng vốn tự bổ sung ( vốn chủ sở hữu ), vốn do ngân sách Nhà nớc cấp, vốn do
vay, vốn do liên doanh và tài sản cố định đợc tặng, biếu... ( đây là những tài sản cố
định mà doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng và những tài sản cố định
này đợc phản ánh trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp ).
- TSCĐ thuê ngoài: Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định
theo các hợp đồng đã ký kết nh thuê tài chính, thuê hoạt động.
6
TSCĐ thuê tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho
thuê tài chính, thoả mãn một trong bốn điều kiện sau:
ĐK1: Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê đợc nhận quyền sở hữu tài
sản thuê hoặc đợc tiếp tục thuê theo thoả thuận.
ĐK2: Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê đợc quyền lựa chọn mua tài
sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời
gian mua lại.
ĐK3: Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu
hao tài sản.
ĐK4: Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tơng đơng với giá cả của
tài sản đó trên thị trờng vào thời điểm ký hợp đồng.
TSCĐ thuê hoạt động: Là những tài sản cố định thuê ngoài, không thoả mãn bất
kỳ điều kiện nào trong bốn điều kiện trên.
Trong hai loại TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động thì chỉ có TSCĐ
thuê tài chính đợc phản ánh trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có trách nhiệm
quản lý, sử dụng và tiến hành trích khấu hao nh các loại tài sản cố định khác hiện
có.Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết đợc nguồn gốc hình thành của các
TSCĐ để có hớng sử dụng và trích khấu hao cho đúng đắn.
II. Nội dung chủ yếu của quản lý và sử dụng TSCĐ:
1. Tạo vốn và xác định cơ cấu tài sản cố định trong doanh nghiệp:
Tạo vốn và xác định cơ cấu TSCĐ là khâu đầu tiên trong công tác quản lý, sử
dụng vốn nói chung, trong quản lý và sử dụng TSCĐ nói riêng trong doanh nghiệp.
Nó là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý TSCĐ về sau trong doanh nghiệp.
Nếu việc tạo vốn và xác định cở cấu của TSCĐ hợp lý thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác quản lý TSCĐ, là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh
nghiệp. Chính vì đây là công tác rất quan trọng nên doanh nghiệp phải căn cứ vào
tình hình sản xuất kinh doanh của mình, căn cứ vào khả năng huy động vốn để xác
định nhu cầu về vốn và cơ cấu TSCĐ một cách hợp lý.
Tạo vốn, huy động vốn từ các nguồn nào và sử dụng vốn nh thế nào cho có hiệu
quả. Đây là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết
7
làm ăn, hạch toán kinh tế, đặc biệt phải có ý thức tự chủ trong việc huy động vốn
vào sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc huy động đợc vốn rồi, thì việc xác điịnh cơ cấu vốn, cơ cấu TSCĐ
trong tổng vốn kinh doanh cũng rất quan trọng. Cơ cáu TSCĐ phản ánh số lợng các
bộ phận hợp thành và tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số vốn TSCĐ. Cũng nh
các vấn đề kinh tế khác, khi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ bao giờ cũng phải xem xét
trên hai mặt là nội dung cấu thành và quan hệ tỷ lệ của mỗi bộ phận so với toàn bộ.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng đợc một cơ cấu TSCĐ hợp lý, phù hợp với trình độ
phát triển khoa học kỹ thuật, phù hợp với tình hình nhu cầu cần có để có thể sử
dụng có hiệu quả nhất.
Quan hệ tỷ trọng vốn là chỉ tiêu động, ngời quản lý không chỉ thoả mãn với một
cơ cấu ổn định nhất định mà phải luôn cải tạo để có đơcj một cơ cấu hợp lý tối u.
Muốn vậy một trong các hớng sau sẽ đáp ứng đợc cơ cấu đó:
- Tăng tỷ trọng chất lợng của bộ phận TSCĐ ( nh máy móc thiết bị sản xuất, ph-
ơng tiện quản lý,...) đem lại doanh thu lớn trong doanh nghiệp - là những tài sản cố
định chính, chủ yếu tham gia vào sản xuất trong doanh nghiệp.
- Đảm bảo nâng cao chất lợng cho các sản phẩm chính, hạ giá thành sản phẩm
chính, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng lợi nhuận.
- Đảm bảo cơ cấu tài sản cố định phải cân đối, đồng bộ giữa các loại, giữa các
bộ phận giá trị.
Cơ cấu TSCĐ trong doanh nghiệp chịu ảnh hởng của các nhân tố nh:
1.1 Đặc điểm của mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi loại sản phẩm khác nhau là kết quả
của một dây truyền sản xuất, thiết bị công nghệ khác nhau, do đó mà cơ cấu về
TSCĐ cũng khác nhau. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp công nghiệp và xây
dựng thì cơ cấu TSCĐ cũng tơng ứng với từng loại hình công trình, nên cơ cấu
TSCĐ bao gồm nhiều loại TSCĐ khác nhau.
8
1.2 Sự phân công lao động xã hội sâu sắc và sự hoàn thiện của tổ chức sản
xuất:
Do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nên trình độ sản xuất, cơ giới hoá, hiện đại
hoá, tự động hoá cao, tỷ trọng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng tăng,
càng tinh vi hơn, đi vào từng công đoạn nhỏ trong quy trình sản xuất sản phẩm,
trong khi đó diện tích nhà xởng, diện tích sản xuất ngày càng hạn chế, do vậy việc
áp dụng máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất với khối lợng lớn cơ cấu TSCĐ thay
đổi rõ rệt: tỷ trọng giá trị của TSCĐ trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm ngày
càng tăng, tỷ trọng của TSCĐ không trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm ngày
càng giảm ( nh nhà cửa, vật kiến trúc, công xởng, phòng ban,.. ).
1.3 Điều kiện địa lý, khí hậu và sự phân bố sản xuất:
Điều kiện địa lý, khí hậu và sự phân bố sản xuất ảnh hởng trực tiếp đến cơ sở hạ
tầng nh đờng xá, nhà xởng, vật kiến trúc,... trong khi đó cơ sở hạ tầng có phát triển
thì sự giao lu buôn bán, trao đổi giữa các vùng với nhau mới phát triển, ngợc lại cơ
sở hạ tầng không phát triển thì sẽ ảnh hởng tới sự giao lu, lu thông. Do đó ảnh hởng
tới sự phân bố sản xuất, ảnh hởng tới cơ cấu TSCĐ.
2. Khấu hao TSCĐ:
2.1 Khấu hao TSCĐ:
Theo biên bản kèm theo Nghị định 1062 của Bộ trởng Bộ tài chính thì: ... khấu
hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống Nguyên giá của TSCĐ
vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ.
Nh vậy, trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và giá trị sử
dụng, phần giá trị hao mòn này đợc chuyển dần vào giá trị sản phẩm dới hình thức
trích khấu hao. Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị
TSCĐ đã hao mòn. Các cách phân bổ, trích khấu hao khác nhau sẽ dẫn đến giá
thành sản phẩm sẽ khác nhau.
Khấu hao TSCĐ là phơng pháp xác định bộ phận giá trị đã hao mòn chuyển
dịch vào giá trị của sản phẩm, đợc trích từ tiền bán sản phẩm và đợc tích luỹ lại
trong một quỹ nhất định gọi là quỹ khấu hao cơ bản.
Mục đích của khấu hao hao mòn TSCĐ là mộ biện pháp chủ quan nhằm tính
toán chính xác giá thành cuả sản phẩm, thu hồi lại vốn đã đầu t nhằm bảp toàn vốn
9
của doanh nghiệp, thu hồi vốn để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị h hỏng hoặc đầu t mới
TSCĐ.
ý nghĩa của tính, trích khấu hao TSCĐ chính là để thực hiện quá trình tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ, đảm bảo cho quá trình sản xuất đợc
diễn ra liên tục.
Hiện nay xu hớng chung trong các doanh nghiệp là áp dụng phơng pháp tính
khấu hao luỹ thoái để tăng tỷ trọng tiền trích khấu hao trong tổng chi phí sản xuất
kinh doanh. Nó tạo cơ hội cho doanh nghiệp rút ngắn đợc thời gian tính khấu hao,
thu hồi vốn nhanh chóng, từ đó đổi mới các TSCĐ, trang thiết bị, phơng tiện vận
tải,... nhanh chóng, liên tục, phù hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa
học, kỹ thuật. Ngoài ra nó còn một thuận lợi khác là tránh đợc hao mòn vô hình gây
ra cho TSCĐ của doanh nghiệp.Doanh nghiệp sử dụng phơng pháp tính khấu hao là
dựa vào đặc điểm kinh doanh, đặc điểm của TSCĐ của doanh nghiệp.
2.2 Một số phơng pháp tính khấu hao cơ bản:
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phơng pháp tính khấu
hao, song nhìn chung đều áp dụng một số biện pháp chủ yếu sau:
+ Phơng pháp tính khấu hao bình quân hay phơng pháp tính khấu hao tuyến
tính: Đây là phơng pháp tính khấu hao đều qua các năm. Đặc điểm của phơng pháp
này là xác định mức khấu hao gồm các yếu tố:
Nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ ( tuổi thọ của TSCĐ ).
NG
M
kh
=
T
Trong đó M
KH
là mức khấu hao bình quân.
NG là nguyên giá TSCĐ.
T: là thời gian sử dụng TSCĐ.
T
KH
là tỷ lệ khấu hao. T
KH
= ( 1/T )* 100%.
Nếu doanh nghiệp muốn tính khấu hao cho từng tháng thì lấy M
KH
/12.
Phơng pháp tính khấu hao này đơn giản và dễ sử dụng, đảm bảo thu hồi vốn đầy
đủ khi TSCĐ hết tuổi thọ ( hết năm sử dụng ), nó tạo ra sự ổn định về chi phí khấu
hao trong giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó nó có những nhợc điểm nh:
10
- ít hạn chế tổn thất do hao mòn vô hình.
- Kéo dài việc đầu t đổi mới TSCĐ.
- Thời gian khấu hao, thu hồi vốn lâu.
+ Phơng pháp tính khấu hao luỹ thoái hay giảm dần:
Công thức tính: M
KH
= T
KH
* NG
2*( T - t + 1 )
T
KH
=
T ( T + 1 )
Trong đó:
T
KH
là tỷ lệ khấu hao.
T: là thời gian sử dụng TSCĐ.
t : là thứ tự năm cần tính khấu hao.
Ưu điểm của phơng pháp này là:
- Rút ngắn thời gian tính khấu hao, thu hồi vốn nhanh.
- Hạn chế phần nào do hao mòn, tổn thất vô hình.
- Tạo điều kiện đổi mới TSCĐ nhanh.
Nhợc điểm:
- Ban đầu tỷ lệ khấu hao lớn sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.
- Khó áp dụng đối với những TSCĐ sản xuất mặt hàng đã có.
+ Tính khấu hao tổng hợp bằng phơng pháp tỷ trọng:
Phơng pháp này đợc tính dựa trên cơ sở phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp thành các nhóm TSCĐ có tỷ lệ khấu hao cá biệt tơng tự. Sau đó xác định tỷ
trọng và tỷ lệ khấu hao bình quân và mức khấu hao của toàn bộ TSCĐ trong năm
của doanh nghiệp.
n
T
KH
= Fi * Zi
i = 1
11
M
KH
= NG * T
KH
Trong dó:
T
KH
là tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp.
Fi là tỷ trọng của nhóm TSCĐ thứ i.
Zi là tỷ lệ khấu hao nhóm TSCĐ thứ i.
M
KH
là mức khấu hao tổng hợp bình quân.
NG là nguyên giá của toan bộ TSCĐ.
3. Bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:
3.1 Thực chất của bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:
Thực chất của bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp là sau mỗi chu kỳ
sản xuất kinh doanh thì một phần giá trị của TSCĐ đợc thu hồi do việc trích khấu
hao, tích luỹ lại trong một quỹ khấu hao cơ bản.
Thật vậy, theo chỉ thị số 138 - CT của Hội đồng Bộ trởng ( nay là chính phủ ) và
thông t số 31 - TC/CN của Bộ tài chính thì bảo toàn vốn là trong quá trình sử dụng
vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo cho các loại tài
sản không bị h hỏng trớc khi hết thời hạn sử dụng, không bị mất mát hoặc ăn chia
vào vốn, không đợc tạo ra lãi giả để làm giảm vốn, kể cả vốn cố định và vốn lu
động. Đồng thời ngời sử dụng vốn phải thờng xuyên duy trì đợc giá trị đồng vốn của
mình thể hiện bằng năng lực sản xuất của TSCĐ, khả năng mua sắm cho khâu dự
trữ,...
3.2 Sự cần thiết phải bảo toàn và phát triển TSCĐ:
Bảo toàn vốn nói chung, bảo toàn TSCĐ nói riêng nhằm thu hồi lại số vốn bỏ ra
ban đầu, còn phát triển là sự tăng thêm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát
triển vốn kinh doanh nói chung, TSCĐ nói riêng nhằm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng. Nh vậy bảo toàn và phát triển vốn nói chung, TSCĐ nói riêng là
điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
3.3 Phơng thức bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:
12
Bảo toàn vốn nói chung và bảo toàn TSCĐ của doanh nghiệp nói riêng là xác
đinh đúng nguyên giá của TSCĐ theo giá cả thị trờng để làm cơ sở tính dúng và tính
đủ khấu hao TSCĐ để tạo nguồn thay thế và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ.
Mức độ bảo toàn TSCĐ đợc xác định bằng cách so sánh số TSCĐ thực có tại thời
điểm mỗi năm với số giá trị phải bảo toàn mỗi năm. Nếu số thực có tại thời điểm
cuối năm lớn hơn hoặc bằng số thực có tại thời điểm đầu năm phải bảo toàn thì có
nghĩa là doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển TSCĐ. Bảo toàn TSCĐ có nghĩa là
bảo toàn cả về mặt hiện vật và về mặt giá trị.
+ Bảo toàn về mặt giá trị nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá, các
doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của Nhà nớc về việc điều chỉnh nguyên
giá TSCĐ theo các hệ số đã tính toán xác đinh do cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền
công bố. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt, chịu sự kiểm soát của Nhà nớc ( đối
với các doanh nghiệp Nhà nớc ) đối với việc thu hồi vốn, thanh lý, nhợng bán
TSCĐ.
+ Bảo toàn về mặt hiện vật: nghĩa là bảo toàn năng lực sản xuất của TSCĐ,
trong quá trình sử dụng TSCĐ vào mục đích sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp
phải quản lý chặt chẽ, không làm mất mát h hỏng TSCĐ, thực hiện đúng quy định
về bảo dỡng, sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp đợc quyền
chủ động thực hiện việc đổi mới , thay thế TSCĐ, kể cả những TSCĐ cha hết khấu
hao theo yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, phát triển và nâng cao năng lực sản
xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ quản và cơ quan tài
chính để theo dõi, kiểm tra sử dụng không đúng mục đích, hoặc mua đi bán lại với
mục đích ăn chia chênh lệch giá vào vốn và nếu giảm vốn do thanh lý thì cũng phải
có ý kiến quyết định của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính.
3.4 Các phơng pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:
Bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp thờng sử dụng ba phơng pháp
chính sau:
+ Phơng pháp một: Định kỳ bảo dỡng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ.
Đây là phơng pháp làm cho TSCĐ của doanh nghiệp không bị hỏng hóc, h
hỏng, nếu có h hỏng thì sẽ đợc sửa chữa, năng cấp, giúp cho TSCĐ có tuổi thọ lâu
13
hơn, thời gian sử dụng dài hơn, góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp,
giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra biện pháp bảo dỡng, sửa chữa TSCĐ theo định
kỳ sẽ giúo cho doanh nghiệp tránh đợc tình trạng sản xuất không liên tục, góp phần
nâng cao thời gian sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh
nghiệp.
+ Phơng pháp hai: Có phơng pháp tính khấu hao hợp lý.
Bởi vì phơng pháp khấu hao nào mà vừa phù hợp với loại hình sản xuất của
doanh nghiệp lại vừa phản ánh chính xác giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ. Việc
lựa chọn phơng pháp khấu hao hợp lý có ảnh hởng quan trọng đến việc bảo toàn và
phát triển TSCĐ của doanh nghiệp, vì quỹ khấu hao sẽ phản ánh nguồn vốn thu hồi
đợc là bao nhiêu. Thông thờng mỗi doanh nghiệp chỉ sử dụng một phơng pháp tính
khấu hao nhất định cho thuận lợi, nhng cũng có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng
nhiều phơng pháp khác nhau. Đó thờng là các doanh nghiệp đa chức năng, nhiệm
vụ.
+ Phơng pháp ba: Định kỳ đánh giá và đánh giá lại TSCĐ.
Nếu sử dụng phơng pháp này doanh nghiệp sẽ chủ động nắm bắt đợc tình hình
thực tế của TSCĐ, từ đó có biện pháp điều chỉnh mức khấu hao hợp lý. Không phải
bất cứ nguyên giá TSCĐ ban đầu nào đã xác đinh cũng hoàn toàn chính xác cộng
với những hao mòn hữu hình và vô hình khác cho nên sau một thời gian nhất định
thì doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ. Do đó dần dần mức trích khấu hao đợc
điều chỉnh lại sẽ sát hơn, hợp lý hơn, đúng hơn so với hao mòn thực tế.
4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ:
4.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế:
Các nhà kinh tế học đã đa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp:
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất, tức là
giá trị và giá trị sử dụng của nó. Quan điểm này đã lẫn lộn giữa hiệu quả sản xuất
kinh doanh với tính tiện ích và giá trị của sản phẩm.
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng
lên của các chỉ tiêu kinh tế khác. Cách hiểu này là phiếm diện, một chiều, chỉ đứng
trên cơ sở sự biến động của thời gian.
14
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết
quả. Đây thực chất là bản chất của hiệu quả.
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh
trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan niệm này
muốn quy hiệu quả sản xuất kinh doanh về một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Chính vì vậy cần một quan niệm về hiệu quả kinh tế khái quát hơn, chính xác
hơn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản
ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực, và trình độ quản lý chi phí các
nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ:
4.2.1 Chỉ tiêu mức sản xuất sản phẩm tính cho một đơn vị giá trị TSCĐ:
Q
M
sp
=
G
bq
Trong đó
- M
sp
là mức sản xuất tính cho một đơn vị giá trị TSCĐ.
- Q là giá trị sản lợng sản phẩm sản xuất.
- G
bq
là giá trị ban đầu bình quan của TSCĐ.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại bao
nhiêu đơn vị sản lợng sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thực tế của TSCĐ
tham gia vào quá trình sản xuất.
4.2.2 Chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Suất hao phí TSCĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng
nguyên giá TSCĐ.
4.2.3 Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ:
Ln
M
ln
=
15
G
bq
Trong đó:
- M
ln
là sức sinh lời của TSCĐ.
- Ln là lợi nhuận trong kỳ do hoạt động sản xuất.
- G
bq
là nguyên giá TSCĐ bình quan trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ sản
xuất kinh doanh thì tạo ra đợc mấy đồng lợi nhuận.
4.2.4 Chỉ tiêu hiệu quả cải tiến TSCĐ:
Lợi nhuận trớc cải tiến
H
0
=
TSCĐ trớc khi cải tiến
Lợi nhuận sau cải tiến
H
1
=
TSCĐ sau khi cải tiến
Nếu H
0
> H
1
thì việc cải tiến TSCĐ là có hiệu quả.
H
0
và H
1
là hiệu quả trớc và sau khi cải tiến.
III. Một số nhân tố ảnh hởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng
TSCĐ:
1. Những nhân tố khách quan:
1.1 Các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nớc:
Trên cơ sở pháp luật và bằng các biện pháp, chính sách kinh tế, Nhà nớc tạo môi
trờng và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Mỗi sự thay đổi nhỏ
trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nớc đều có ảnh hởng to lớn đến quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh: quy định về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập
các quỹ, quy định về đổi mới, thanh lý TSCĐ, thay thế mới TSCĐ,....
1.2 Thị trờng và sự cạnh tranh trên thị trờng:
16
Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phải đợc thị trờng chấp nhận. Muốn vậy sản
phẩm phái có chất lợng cao, giá thành thấp, ngoài ra còn phải có uy tín đối với ngời
tiêu dùng. Điều này chỉ có thể xảy ra khi doanh nghiệp đã nâng cao đợc hàm lợng
công nghệ, kỹ thuật trong sản phẩm. Đòi hỏi TSCĐ của doanh nghiệp phải luôn
luôn đợc đổi mới, thay thế, cải tạo cả về trớc mắt cũng nh trong lâu dài.
2. Những nhân tố chủ quan:
2.1 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp quyết định sản phẩm mà doanh
nghiệp làm ra là cái gì, ngoài ra nó còn phụ thuộc và tính năng tác dụng của TSCĐ,
mà tính năng tác dụng của TSCĐ của doanh nghiệp đợc đầu t, xây dựng xuất phát
và có mối quan hệ hai chiều với ngành nghề kinh doanh. Vì vậy việc quyết định
ngành nghề kinh doanh cũng gần nh là việc quyết định sản phẩm mà TSCĐ sẽ đầu
t là gì.
Nh vậy mỗi một ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có một cơ cấu vốn kinh
doanh khác nhau. Đối với ngành kinh doanh công nghiệp và xây dựng thì tỷ trọng
TSCĐ trong tổng vốn kinh doanh là rất lớn do nó có đặc điểm là cần một khối lợng
lớn máy mọc thiết bị,... để thi công công trình.
2.2 Trình độ quản lý TSCĐ:
Để có thể tiến hành sản xuất thgif phải có máy móc thiết bị hay nói khác đi là
phải có TSCĐ.TSCĐ là một điều kiện không thể thiếu đợc trong việc nâng cao năng
suất, chất lợng sản phẩm và hạn giá thành sản phẩm. Để cho sản xuất đợc tiến hành
một cách liên tục thì một tronh các điều kiện là phải vận hành maý móc thiết bị, nếu
máy móc thiết bị hỏng hóc thì phải có kế hoạch sửa chữa ngay. Đây là nhân tố quan
trọng và có ý nghĩa quyết định nên doanh nghiệp cần phải có kế hoach sửa chã và
cung cấp các yếu tố để kịp thời sửa chữa. Theo chỉ số hệ số sử dụng máy móc thiết
bị thì thời gian sử dụng thực tế tỷ lệ nghịch với tổng quỹ thời gian chết của máy
móc thiết bị, nghĩa là nếu kịp thời sửa chữa, bảo dỡng TSCĐ thì hiệu quả sử dụng
TSCĐ dẽ tăng lên.
2.3 Chủng loại và chất lợng nguyên vật liệu đầu vào:
17
Để thiến hành sản xuất thì ngoài các yếu tố nh máy móc thiết bị, lao động, còn
có yếu tố quan trọng nữa là nguyên vật liệu. Nếu hai yếu tố là máy móc thiết bị đã
chuẩn bị tốt rồi mà mà nguyên vật liệu không có hoặc không đủ, không đúng chủng
loại, chất lợng, và không đúng thời gian cung ứng thì liệu sản xuất có đợc tiến hành
hay không ? Nếu một trong các yêu cầu đó không đợc thoả mãn, không đợc đáp ứng
thì sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hởng tới hiệu quả sử
dụng máy móc thiết bị và TSCĐ nói chung của doanh nghiệp.
2.4 Nhân tố con ngời:
Con ngời là nhân tố chủ quan, quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Không có con ngời, tự thân máy móc thiết bị không thể làm
việc đợc, cho nên công tác quản lý và điều hành do con ngời nắm giữ, điềukhiển
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nhng công tác tổ chức lao động, bố trí máy
móc thiết bị phục vụ cho sản xuất lại phụ thuộc vào chất lợng của đội ngũ những
ngời quản lý. Do vậy để có thể quản lý và sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả thì
cần phải bồi dỡng, đào tạo nâng cao trình độ tổ chức và trình độ tay nghề của ngời
lao động. Việc bố trí lao động hợp lý, đúng ngời đúng việc sẽ phát huy đợc năng lực
sản xuất của mỗi ngời lao động. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong
doanh nghiệp.
IV. Kinh nghiệm của Mỹ + Tây Âu và Nhật Bản trong quản lý và sử
dụng TSCĐ:
+ Mỹ và Tây Âu: đối với Mỹ và Tây Âu thì quản lý và sử dụng TSCĐ phải đạt
hiệu quả cao:
- Về quản lý họ có một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ hạch toán tính nguyên
giá, khấu hao và tỷ lệ khấu hao và thơng xuyên đách giá lại TSCĐ, công tác bảo d-
ỡng sửa chữa luôn đảm bảo cho TSCĐ hoạt động liên tục, không gián đoạn.
- Về sử dụng: máy móc thiết bị,TSCĐ luôn luôn hoạt động với công suất và c-
ờng độ làm việc cao. Đây chính là đặc điểm của các nớc này, do đó có phơng pháp
tính khấu hao luỹ thoái, làm cho quỹ khấu hao đợc bù đắp một cách nhanh chóng.
TSCĐ, máy móc thiết bị khi đã khấu hao hết họ thờng tìm cách chuyển giao công
nghệ này cho các nớc khác, việc này vừa thu đợc một khoản tiền chuyển giao lớn lại
vừa bán đợc các phụ tùng thay thế của TSCĐ, công nghệ đó,... Quỹ khấu hao đó
18
nhanh chóng đợc tái đầu t vào một dây truyền công nghệ mới phù hợp với nhu cầu
thị trờng.
Đặc điểm này chỉ có ở những nớc có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật
luôn đợc đặt lên hàng đầu trong đó thể hiện là các TSCĐ, máy móc thiết bị luôn
luôn đợc thay đổi cho phù hợp.TSCĐ tăng chủ yếu không phải do sửa chữa lớn, thay
đổi từng bộ phận mà chủ yếu do đầu t mới hoàn toàn. Mặc dù nó có những u điểm
rất lớn nh: thời gian thu hồi vốn nhanh ( do phơng pháp tính khấu hao ); hiệu suất sử
dụng TSCĐ rất lớn,... nhng nó cũng bộc lộ rất nhiều nhợc điểm nh: Cờng độ làm
việc của máy móc thiết bị rất cao, độ chính xác, hoàn hảo của sản phẩm rất lớn, đòi
hỏi ngời lao động cũng phải làm việc nh máy móc thiết bị, do đó ảnh hởng tới sức
khoẻ của ngời lao động, coi ngời lao động nh là một loại công cụ, máy móc; Ngoài
ra mức khấu hao lớn làm cho giá thành của sản phẩm tăng rất cao, nh vậy khó có
thể tiêu thụ sản phẩm với khối lợng lớn.
Nh vậy kinh nghiệm của Mỹ và Tây Âu là tận dụng hết công suất của máy móc
thiết bị, TSCĐ, khi khấu hao hết hoặc kể cả cha hết thì vẫn đầu t đổi mới TSCĐ,
phần dây truyền sản xuất đã lạc hậu thì tìm cách chuyển giao.
+ Nhật bản: Trái ngợc hẳn với cách làm trên, Nhật Bản áp dụng các biện pháp
tiết kiệm hơn nhng vẫn đem lại hiệu quả cao mà không tốn kém, lãng phí nh Mỹ và
Tây Âu. Nhật Bản ban đầu cũng nhập dây truyền công nghệ của các nớc khác nhng
với cách quản lý và sử dụng đúng mục đích, hợp lý, và tận dụng những sáng kiến
đổi mới kỹ thuật làm cho dây truyền sản xuất hoàn thiện hơn về công nghệ.
Ví dụ nh dây truyền sản xuất Tivi đen trắng, ban đầu Nhật bản cũng nhập công
nghệ từ nớc ngoài vào nhng sau đó đã cải tiến thêm bằng cách tạo thêm một bộ
chân giá đỡ cho tivi. Nh vậy đã giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng
đặt tivi ở mọi nơi. Nhng sau đó công nghệ đó đã lạc hậu, thay vào đó là công nghệ
sản xuất tivi màu, Nhật Bản cũng nhập công nghệ đó và sau đó phát triển thêm
thành tivi màu có bộ điều khiển từ xa
Nh vậy Nhật Bản đã biết tận dụng những sáng kiến nhỏ, những cải tiến ký thuật
nhằm hoàn thiện dây truyền sản xuất. Và nh vậy Nhật Bản đã tiết kiệm đợc đồng
vốn của mình trong hoàn thiện dây truyền sản xuất, hoàn thiện công nghệ và đạt đ-
ợc hiệu quả cao trong sử dụng TSCĐ.
19
Từ kinh nghiệm của các nớc đó, vận dụng vào thực tế ở nớc ta thì thấy rằng nên
áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản là phù hợp nhất.
Phần thứ hai:
Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty cơ khí
và xây dựng Thăng Long.
20
I. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty:
1. Quá trình hình thành:
Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long đợc thành lập Ngày 26 tháng 8 năm
1974 với tên gọi: Công ty cơ giới 4, thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng Cầu
Thăng Long.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất, gia công cơ khí phục vụ thi công
công trình cầu Thăng Long.
+ Ngày 19/12/1984 để phù hợp với tình hình mới, Bộ giao thông vận tải quyết
định đổi tên Công ty cơ khí 4 thành Nhà máy cơ khí 4 với những nhiệm vụ của từng
thời kỳ khác nhau.
+ Ngày 27/3/1993 Nhà máy đổi tên thành Nhà máy cơ khí Thăng Long, trực
thuộc Tổng Công ty xây dựng Cầu Thăng Long.
+ Ngày 27/3/1997 đổi tên thành Nhà máy chế tạo dầm thép và kết cấu thép
Thăng Long, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Cầu Thăng Long.
Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Chế tạo kết cấu thép và dầm thép Mã số: 0105
- Lắp đặt và quản lý hệ thống điện 35 Kv Mã số: 020101
- Sản xuất sản phẩm công nghệ khác Mã số: 0107
+ Ngày 29/5/1997 Nhà máy chế tạo dầm thép và kết cấu thép Thăng Long đợc
bổ sung nhiệm vụ sau:
1. Chế tạo dầm thép, các cấu kiện bằng thép phục vụ ngành giao thông vận tải.
2. Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép phục vụ các công trình công nghiệp, dân
dụng, bu điện, truyền hình.
3. Sản xuất, lắp đặt các thiết bị nâng, hạ, các loại cần trục chạy trên ray.
4. Sản xuất và sửa chữa các loại thiết bị thi công công trình.
5. Lắp đặt, quản lý vận hành và thi công hệ điện cao thế, hạ thế, trạm biến áp 35
Kv trở xuống.
+ Ngày 9/3/1998 Bộ giao thông vận tải đồng ý đổi tên Nhà máy thành Công ty
chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Cầu
21
Thăng Long, tên giao dịch quốc tế là: THANG LONG MANUFACTURING
STEEL TRUSS AND CONSTRUCTION COMPANY, tên viết tắt là TSC .
Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long đợc bổ sụng nhiệm vụ sau
đây: xây dựng các công trình công nghiệp.
+ Ngày 21/10/1998 Công ty đợc Bộ giao thông vận tải bổ sụng nhiệm vụ là:
xây dựng công trình giao thông.
+ Ngày 29/9/2000 Bộ giao thông vận tải quyết đinh đổi tên doanh nghiệp Nhà
nớc: Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long thành Công ty cơ khí
và xây dựng Thăng Long , tên giao dịch quốc tế là: THANG LONG
MECHANICAL AND CONSTRUCTION COMPANY, tên viết tắt là TMC .
Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long đợc bổ sung ngành nghề kinh doanh
sau: 1. Sản xuất thiết bị và thi công công trình cầu, đờng, gồm: trạm trộn nhựa
nóng, trạm trộn bê tông xi măng, ván khuôn xe đúc hẫng cầu bê tông.
2. Xây dựng công trình giao thông.
3. Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng.
4. Sản xuất cột thép cao 150 m.
Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long nằm ở vị trí phía bắc Cầu Thăng Long,
thuộc địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành Phố Hà Nội, có mặt bằng rộng
10 ha với hệ thống nhà xởng rộng hàng nghìn m
2
, bến bãi và kho tàng đầy đủ, hoàn
chỉnh, các thiết bị hàn, cắt, hàn tự động, hệ thống cẩu lớn, hệ thống máy móc thiết
bị hiện đại của các nớc nh Nhật, Pháp, Mỹ, Đức, Liên Xô, Trung Quốc,....
Bên canh lợi thế về địa lý, công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ s với trình độ
chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, công nhân lành nghề đã trải qua kinh nghiệm
nhiều năm sản xuất, và thi công nhiều công trình cầu, đờng, các công trình dân
dụng, bu điện, truyền hình,...
2. Quá trình phát triển của Công ty trong những năm gần đây:
Qua 25 năm xây dựng và trởng thành, công ty đã tham gia thi công nhiều công
trình trên phạm vi cả nớc và nớc ngoài nh chế tạo dầm thép dàn cho các công trình
22
nh cầu Chơng Dơng, cầu Bến Thuỷ, cầu Ba Chẽ, cầu Triều Dơng,... đặc biệt là chế
tạo dầm thép đặc với chiều cao I 2.2 m cho cầu đò Quan - Hà Nam Ninh, cầu Dục
Khê dầm I cao 2.2 m cho dự án cầu nông thôn phía Bắc do chính phủ Nhật tài trợ và
nhiều cầu và đờng lên cầu...vv. Đặc biệt là công nghệ tán rivê công ty đã hoàn thiện
với công nghệ cao. Chế tạo hàng chục km rào chắn sóng theo tiêu chuẩn A.ASHTO
cho đờng Nam Lào, chế tạo và lắp dựng hàng nghìn tấn cột điện cho đờng dây cao
thế 500 kv ...
Tất cả những công trình và sản phẩm công ty đã thi công đều đợc đánh giá cao
về chất lợng và tiến độ thi công công trình. Do đó hình ảnh của công ty đã đợc các
chủ đầu t trong và ngoài nớc biết đến rất nhiều. Mặc dù vậy nhng công ty vẫn không
ngừng nâng cao, đầu t cải tiến hệ thống máy móc thiết bị thi công, sản xuất. Cụ thể
là công ty đã đầu t một dây truyền công nghệ hiện đại cho công nghiệp chế tạo dầm
thép và các sản phẩm về kết cấu thép, dây truyền đợc nhập từ nớc Cộng Hoà Pháp
với trị giá hơn 68 tỷ VND. Dây truyền này đã đi vào hoạt động từ tháng 7 năm
1998, do đó công suất sản xuất kết cấu thép của công ty rất lớn, rất đa dạng, có thể
đáp ứng mọi nhu cầu của mọi khách hàng trong công nghiệp cũng nh trong dân
dụng. Hơn nữa công ty vẫn không ngừng nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xởng để
phục vụ cho sản xuất, thoã mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nớc.
Từ năm 1998 đến nay, công ty đã và đang thi công cac công trình giao thông
nh cầu Sảo-Hà Giang với 5 nhịp dàn bê tông dự ứng lực khẩu độ 33m, cầu Đồng
Đáng tỉnh Phú Thọ, cầu Mống ở thành phố Hồ Chí Minh, gân đây nhất công ty đã
trúng thầu và đang tiến hành thi công 11 cầu dọc bờ sông MêKông thuộc huyện
HinBun tỉnh Khăm Muộn nớc CHDCND Lào.
Từ năm 1996 sản lợng công ty đạt đợc là 20 tỷ VND, tù đó đến nay công ty
không ngừng tăng trởng và phát triển về mọi mặt, sản lợng hàng năm tăng bình
quân khoảng 20% - 30%, thu nhập của ngời lao động dài hạn và ngắn hạn tăng
trung bình hàng năm từ 3% - 5%. Sự phát triển của công ty đợc phản ánh trong một
số chỉ tiêu qua các năm nh sau:
Biểu số 1: Chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
( Dự báo)
1 Giá trị TSCĐ 84.117,189 84.639,451 85.559,436
23
2 Giá trị tổng sản lợng 43.454.7 56.552 80.193 92.553
3 Tổng doanh thu 34.024,4 44.893,7 58.000,7 64.400
4 Tổng chi phí 33.574,4 44.043,7 57.099,2 61.342
5 Lợi nhuận ròng 450 850 901.5 1.029,41
6 Thu nhập bq của 1ng-
ời/tháng
1,054110 1,093835 1,076954 1,109262
7 Nghĩa vụ với Nhà nớc
+ Số phải nộp 1.405,471 1.648,2 3.035
+ Số đã nộp 1.162,712 2.244,5 3.048
8 Mức sản xuất của TSCĐ
( 2/1 )
0,4096 0,53 0,6779
9 Mức sinh lời TSCĐ
( 5/1 )
0,003638 0,00682 0,00716
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng, doanh thu
tăng 30% - 40% trong năm 2000 và 2001. Lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm
1999 là 88,89%, ( tăng 850 - 450 = 400 triệu đồng ). Nguyên nhân của sự tăng
mạnh này là do dây truyền sản xuất chế tạo dầm thép và kết cấu thép đã thực sự đi
vào hoạt động và đem lại hiệu quả cao, tiết kiện chi phí đầu vào do giảm định mức
tiêu hao nguyên vậy liệu, chất lợng sản phẩm tăng lên....
Mức sinh lời của TSCĐ trong ba năm 1999 - 2000 tăng dần chứng tỏ hiệu quả
sử dụng TSCĐ đã tăng dần lên. Mức sinh lời của TSCĐ năm 1999 là 0,4096, năm
2000 tăng lên 0,53, năm 2001 tăng lên là 0,6779. Mức tăng này đợc giả thích bởi
nguyên nhân là hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty đã tăng lên.
Mức sản xuất của TSCĐ tăng dần từ năm 1999 - 2000 từ 0,003638 năm 1999
đến 0,00716 năm 2001 chứng tỏ rằng công ty đã tăng đợc khối lợng công việc cần
làm do đó công suất và thời gian sử dụng TSCĐ, máy móc thiệt bị cũng tăng lên.
Nộp Ngân sách Nhà nớc đợc công ty thực hiện tăng mạnh qua các năm, chứng
tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả. Thu nhập của ngời lao động trong công ty tơng
đối ổn định, tăng từ 3% - 5% hàng năm.
II. Đặc điểm công nghệ kinh tế chủ yếu có liên quan đến quản lý
và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp:
1. Nhiệm vụ kinh doanh và tính chất sản phẩm của doanh nghiệp:
24
Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nớc, bên
cạnh việc bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nớc, một phần vốn tự bổ sung, công ty
không ngừng nâng cao khả năng phát triển của mình. Ngoài sản lợng Tổng Công ty
giao cho, công ty không ngừng tự tìm kiếm các mối quan hệ hợp đồng nhằm nâng
cao sản lợng sản xuất.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty thuộc hai lĩnh vực sản xuất, chế tạo và xây
lắp là:
* Chế tạo kết cấu thép:
- Chế tạo kết cấu thép dầm cầu thép.
- Sản xuất sản phẩm công nghiệp khác.
- Chế tạo dầm thép và các cấu kiện bằng thép phục vụ ngành giao thông vận
tải.
- Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép phục vụ các ngành công nghiệp, dân dụng,
bu điện, truyền hình.
- Sản xuất và lắp dựng các thiết bị nâng hạ, các loại cần trục chạy trên ray.
- Sản xuất và sửa chữa các thiết bị công trình, lắp đặt quản lý vận hành và
thi công hệ điện cao thế, hạ thế, trạm biến áp 35 Kv trở xuống.
* Xây lắp: - Xây dựng công trình giao thông.
- Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
Do đặc điểm của sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc
có qui mô lớn, kết cấu phức tạp lại mang tính đơn chiếc, thời gian chế tạo, sử dụng
lâu dài nên qui mô TSCĐ rất lớn, tỷ trọng cao trong tổng vốn, diện tích sản xuất, lắp
thử rất rộng, hàng nghìn m
2
... Do vậy việc quản lý và sử dụng TSCĐ phải rất chặt
chẽ. Ngoài ra, các trang thiết bị máy móc phục vụ cho xây lắp thờng di chuyển cho
các công trình nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
2. Thị trờng tiêu thụ sản phẩm.
Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nớc, có t
cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Do đó có quyền chủ động ký kết các hợp
đồng kinh tế với các chủ đầu t trong và ngoài nớc. Công ty là nhà thầu, ký kết cấc
hợp đồng và có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Sản lợng sản xuất của công ty tự tìm kiếm là chính, số Tổng công ty giao cho
chỉ là một phần. Công ty đă đấu thầu rất nhiều hạng mục công trình, công trình
25