Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng về sử dụng Bảo hiểm Y tế của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Phòng khám ngoại trú tỉnh Nghệ An năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.33 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC THỰC HÀNH (06/2019), SỐ 1101, TRANG 42-45
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018
DƯƠNG TIẾN HƯNG 1 , TRẦN THỊ KHUN 2 , HỒNG NĂNG TRỌNG 2
1
Trung tâm Phịng chống HIV/AIDS Nghệ An
2
Trường Đại học Y Dược Thái Bình
TÓM TẮT
Nhằm mục đích mô tả thực trạng về sử dụng Bảo
hiểm Y tế của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị
ARV tại các Phòng khám ngoại trú tỉnh Nghệ An năm
2018, bằng phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc
điều tra cắt ngang trên 594 bệnh nhân HIV, kết quả thu
được như sau:
Trong số 587/594 bệnh nhân HIV đang điều trị có
thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT), có 80,4% các đới tượng
tham gia BHYT là do bị nhiễm HIV; Nhóm đới tượng
mua thẻ BHYT theo hộ gia đình chiếm 13,5%; Tỷ lệ
đối tượng được hỗ trợ mua thẻ BHYT từ nguồn kinh
phí của UBND nhân dân tỉnh Nghệ An là 13,5%; Số
bệnh nhân tham gia BHYT trên 5 năm chiếm 20,2%;
81,5% bệnh nhân HIV có thẻ BHYT sử dụng thẻ để
khám, chữa bệnh (không liên quan đến HIV); 88,9%
bệnh nhân HIV có dự định mua thẻ BHYT trong năm
tiếp theo.
Trong nghiên cứu này, đã có sự khác biệt giữa
vùng miền, dân tộc và tình hình kinh tế với thực trạng
sử dụng BHYT và dự định tham gia BHYT của đối
tượng nghiên cứu


Từ khóa: Bảo hiểm Y tế, HIV, Thực trạng, Tỷ lệ
tham gia, Nghệ An.
SUMMARY
For the purpose of describing the current situation
of using Health Insurance for people living with HIV /
AIDS who are on ARV treatment in outpatient clinics
in Nghe An province in 2018, by epidemiological
methods described by the survey Cross-section in
594 HIV patients, the results are as follows:
Among 587/594 HIV patients were treated with
health insurance cards (Health Insurance), 80.44% of
the insured were due to HIV infection; The group of
people buying health insurance cards by households
accounts for 13.5%, the rate of people who are
supported to buy health insurance cards from the
budget of Nghe An People's Committee is 13.5%;
The number of patients participating in health
insurance for more than 5 years accounted for 20.2%;
81.5% of HIV patients have health insurance cards
using cards for medical examination and treatment
(not related to HIV); 88.9% of HIV patients plan to buy
health insurance cards in the following year.
In this study, there is a difference between the
region, ethnicity and the economic situation with the
use of actual health insurance and the intention of
participants to participate in health insurance.
Keywords: Health insurance, HIV, Current
situation, Participation rate, Nghe An.

42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại
Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990,
tính đến nay cả nước có trên 227.225 người nhiễm
HIV cịn sống, 407 cơ sở chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS và có khoảng 110.000 người nhiễm đang
được quản lý tại các cơ sở chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS.
Nghệ An tính đến 30/8/2018 đã phát hiện được
11.855 trường hợp nhiễm HIV/AIDS (trong đó có
9.616 trường hợp là người Nghệ An và 2,239 trường
hợp ngoại tỉnh); đã có 4.196 trường hợp HIV/AIDS tử
vong (4.008 người ở Nghệ An, 188 người ngoại tỉnh);
21/21 huyện, thị, thành phố, 446/480 (92,92%) xã,
phường, thị trấn của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS
[3].
Bệnh nhân HIV/AIDS là các đối tượng phải điều trị
kéo dài, thường có tình trạng sức khỏe yếu, ít có khả
năng tìm kiếm việc làm và hầu hết đều có hồn cảnh
khó khăn. Trong điều kiện thực hiện lộ trình tăng giá
viện phí tại các cơ sở khám chữa bệnh và cắt giảm
viện trợ của nước ngoài, nếu bệnh nhân HIV khơng
tham gia BHYT sẽ khơng đủ chi phí điều trị HIV/AIDS,
điều đó dẫn tới nguy cơ các bệnh nhân sẽ khơng
tn thủ điều trị và bỏ trị. Tình trạng bệnh tật của
bệnh nhân sẽ diễn biến phức tạp và có nguy cơ
kháng thuốc, có khả năng sẽ làm bùng phát dịch trên
địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình thực tế trên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng về sử dụng

Bảo hiểm Y tế của người nhiễm HIV/AIDS đang
điều trị ARV tại Phòng khám ngoại trú tỉnh Nghệ
An năm 2018” với mục tiêu:
Mô tả thực trạng về sử dụng Bảo hiểm Y tế của
người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các
Phòng khám ngoại trú tỉnh Nghệ An năm 2018.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: 03 phòng khám trên địa
bàn tỉnh Nghệ An đại diện cho 03 khu vực: Vùng
đồng bằng, vùng ven biển và vùng miền núi.
- Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân HIV đang
điều trị ARV tại 3 phòng khám ngoại trú đã chọn.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực
hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp
dịch tễ học mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang
có phân tích.
2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


a/ Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu:

n = Z2

(1−


α
)
2



p (1 − p)
d2

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu (Người nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV)/01 Phòng khám.
- α: Mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
- Z(1-α/2) : Giá trị Z thu được tương ứng với giá trị α
(Z(1-α/2) = 1,96)
- d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ p thu
được từ mẫu và từ quần thể (chọn d=0,074)
- p: Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có tham gia bảo
hiểm y tế. Chọn giá trị p bằng 0,5 để có cỡ mẫu tối
thiểu lớn nhất.
Thay các giá trị vào cơng thức tính được cỡ mẫu
cần cho nghiên cứu là n=175. Nên ta có n=175
người/01 phịng khám ngoại trú.
Tổng cỡ mẫu của 3 phòng khám sẽ là 525 người.
Thực tế điều tra được 594 người
b/ Phương pháp chọn mẫu
- Chọn phòng khám ngoại trú vào nghiên cứu: Từ
23 phòng khám đang triển khai khám, chữa bệnh
BHYT cho bệnh nhân HIV tiến hành chọn chủ đích 03
PKNT tại huyện Diễn Châu, Quế Phong và thành phố

Vinh.

- Chọn đối tượng vào nghiên cứu được tiến hành
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cách
tiến hành như sau:
+ Tại mỗi phòng khám đã chọn, lập danh sách
bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, thời gian điều trị trên 6
tháng theo thứ tự từ 1 đến bệnh nhân cuối cùng.
+ Từ danh sách bệnh nhân có sẵn ta tiến hành sử
dụng bảng số ngẫu nhiên để chọn 175 bệnh nhân
tham gia vào nghiên cứu.
2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp người nhiễm HIV/AIDS đang điều
trị ARV tại 3 phòng khám ngoại trú được chọn vào
nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị
trước.
2.4. Xử lý số liệu
- Sau khi thu thập, các phiếu điều tra đã được
kiểm tra tính đầy đủ thơng tin trước và sau khi nhập
vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1. Sau đó,
kiểm tra ngẫu nhiên 10% số phiếu sau khi đã nhập để
phát hiện lỗi nếu có nhằm tránh sai số trong nhập
liệu. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu được
trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Tỷ lệ tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu (n=594)
Tham gia BHYT


Khơng
Tổng

BVĐK TP Vinh
(n=178)
SL
%
171
96,1
7
3,9
178
100

BVĐK Diễn Châu
(n=207)
SL
%
207
100
0
207
100

TTYT Quế Phong
(n=209)
SL
%
209

100
0
209
100

Chung
(n=594)
SL
%
587
98,8
7
1,2
594
100

Kết quả bảng 1 cho thấy, hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều đã tham gia BHYT với tỷ lệ tại BVĐK TP
Vinh là 96,1%, tại BVĐK Diễn Châu và TTYT Quế Phong là 100%, và tỷ lệ tham gia BHYT của nghiên cứu là
98,8%.
Bảng 2. Nhóm BHYT của đối tượng nghiên cứu (n=587)
Nhóm BHYT
Nhóm do người lao động đóng
Nhóm do BHXH đóng
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
Nhóm được UBND tỉnh hỗ trợ mua thẻ
BHYT
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ
mức đóng
Tổng


BVĐK TP Vinh
(n=171)
SL
%
45
26,3
30
17,5
16
9,4

BVĐK Diễn Châu
(n=207)
SL
%
66
31,9
7
3,4
40
19,3

TTYT Quế Phong
(n=209)
SL
%
0
31
14,8

177
84,7

Chung
(n=587)
SL
%
111
18,9
68
11,6
233
39,7

12

7,0

67

32,4

0

-

79

13,5


56

32,8

22

10,6

1

0,5

79

13,5

12

7,0

5

2,4

0

-

17


2,9

171

100

207

100

209

100

587

100

Kết quả bảng 3 cho thấy, Nhóm BHYT của đối tượng nghiên cứu tại BVĐK TP Vinh tập trung chủ yếu ở
nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình với 32,8%, nhóm do người lao động đóng là 26,3%, nhóm do UBND
nhân dân tỉnh hỗ trợ là 7%. Đối với BVĐK Diễn Châu tỷ lệ tham gia BHYT chủ yếu ở nhóm do UBND tỉnh hỗ
trợ với 32,4%, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình là 10,6%. Riêng TTYT huyện Quế Phong tập trung chủ
yếu ở nhóm do ngân sách nhà nước đóng với 84,7% và nhóm do BHXH đóng chiếm 14,8%.
Bảng 3. Thời gian tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu
Thời gian tham gia BHYT
Tham gia > 5 năm

BVĐK TP Vinh
(n=171)
SL

%
26
14,6

BVĐK Diễn Châu
(n=207)
SL
%
94
45,4

TTYT Quế Phong
(n=209)
SL
%
0
-

Tổng
(n=587)
SL
%
120
20,2

43


Tham gia từ 1 đến 5 năm
Mới tham gia 1 năm nay

Trước có tham gia, hiện tại khơng
Chưa từng tham gia

111
34
6
1

62,4
19,1
3,4
0,5

Bảng 3 là thời gian tham gia BHYT của đối tượng
nghiên cứu, kết quả cho thấy: Tỷ lệ đối tượng tham
gia BHYT trên 5 năm chiếm 20,2% tập trung chủ yếu
ở PKNT Diễn Châu với tỷ lệ là 45,5%; có 41,6% đối
tượng có thời gian tham gia BHYT từ 1 đến 5 năm,
riêng tại PKNT Tp Vinh nhóm này chiếm 62,4%; tỷ lệ
mới tham gia BHYT 1 năm nay chiếm 37,4%, tỷ lệ
này tại Quế Phong là 88%. Nhóm khơng có thẻ BHYT
chỉ chiếm 1,2% tổng số đối tượng nghiên cứu.
Bảng 4. Tỷ lệ đối tượng có dự định mua BHYT
Dự
định
mua
BHYT

Khơng
Khơng

biết

Nhóm đang
tham gia
BHYT
SL
%
526
89,6
25
4,3
36
6,1

Nhóm khơng
tham gia
BHYT
SL
%
2
28,6
2
28,6
3
42,9

Tổng
SL
528
27

39

%
88,9
4,6
6,5

Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ đối tượng có dự định tham
gia BHYT trong năm tiếp theo của nhóm đã có BHYT
chiếm 89,6%, nhóm khơng có BHYT chiếm tỷ lệ
28,6%. Tỷ lệ chung là 88,9%. Vẫn còn 6,5% đối
tượng chưa xác định được dự kiến mua thẻ BHYT
trong năm tiếp theo.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên 594 đối tượng
bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV. Kết quả cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có BHYT là 98,8%. Tỷ
lệ này cao so với nghiên cứu của Dương Văn Vịnh
(51,3%) [4], Nguyễn Thị Lệ Quyên (46%) [5]. Nhóm
BHYT tại BVĐK TP Vinh tập trung chủ yếu ở nhóm
tham gia BHYT theo hộ gia đình với 32,8%, nhóm do
người lao động đóng là 26,3% điều này hồn tồn
phù hợp với địa bàn thành phố, là nơi đông dân cư
và chủ yếu là từ các huyện khác tập trung về làm
việc, sinh sống. Các đối tượng hầu hết đều có cơng
việc và có nguồn thu nhập đảm bảo điều kiện mua
thẻ BHYT theo hộ gia đình. Đối với BVĐK Diễn Châu
tỷ lệ tham gia BHYT chủ yếu ở nhóm do UBND tỉnh
hỗ trợ với 32,4%, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia
đình là 10,6%, đây là một huyện thuộc vùng ven biển

của tỉnh Nghệ An người dân sống chủ yếu bằng nghề
đánh bắt thủy, hải sản nguồn thu kinh tế khó khăn và
khơng ổn định, đồng thời đối tượng nghiên cứu hầu
hết là người nghiện ma túy khơng có việc làm ổn định
nên phân bố nhóm BHYT này là điều hoàn toàn hợp
lý. Riêng TTYT huyện Quế Phong tập trung chủ yếu
ở nhóm do ngân sách nhà nước đóng với 84,7% và
nhóm do BHXH đóng chiếm 14,8% điều này hoàn
toàn phù hợp với tỷ lệ người dân tộc thái tại PKNT là
91,4%. Đồng thời mở rộng bảo hiểm y tế cho người
nghèo là phù hợp với tỷ lệ tương đối cao của người
nghèo đồng ý chi trả chi phí mua bảo hiểm tự nguyện
(11,1%). Có thể thấy sự sẵn sàng BHYT cho việc

44

111
2
0
0

53,6
1,0
-

25
184
0
0


12,0
88,0
-

247
220
6
1

41,6
37,0
1,0
0,2

điều trị HIV ở nhóm người dân tộc và người nghèo,
có hồn cảnh khó khăn đang cao hơn so với các
nhóm đối tượng khác.
Tỷ lệ đối tượng sử dụng thẻ BHYT để khám chữa
bệnh là 81,5%, cao hơn so với nghiên cứu của
Dương Văn Vịnh (56,7%)[4], tỷ lệ này vẫn thấp hơn
so với nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan (93,5%) [2].
Điều này cho thấy hoạt động triển khai KCB bằng thẻ
BHYT cho bệnh nhân HIV đã có sự tiến bộ vượt bậc,
sự e ngại, sợ bị kỳ thị và lộ thông tin khi sử dụng thẻ
BHYT để điều trị HIV của bệnh nhân đã giảm, bệnh
nhân đã chủ động sử dụng BHYT và coi việc điều trị
HIV là như điều trị một bệnh bình thường khác.
Đối với dự định mua BHYT của đối tượng nghiên
cứu, tỷ lệ đối tượng có dự định tham gia BHYT trong
năm tiếp theo của nhóm đã có BHYT chiếm 89,6%,

nhóm khơng có BHYT chiếm tỷ lệ 28,6%. Tỷ lệ chung
là 88,9%. Tỷ lệ này tương đương Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mai Hương tại của Ninh Bình (84,6%) và
Đồng Tháp (87,3%) [1]; cao hơn nghiên cứu của
Dương Văn Vịnh (64,7%) có thể lý giải cho điều này
thời điểm nghiên cứu khác nhau, khi triển khai nghiên
cứu tại tỉnh Bắc giang bệnh nhân HIV/AIDS có thể
chưa được tư vấn rõ về BHYT, các chính sách hỗ trợ
của chính phủ về BHYT chưa có, BHXH chưa có
hướng dẫn thanh tốn chi phí khám chữa bệnh HIV
thơng qua BHYT nên các đối tượng cịn ít quan tâm
tới thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh liên quan đến
HIV/AIDS. Đối với nghiên cứu tại Nghệ An, lúc này
các chính sách đã được hồn thiện, UBND tỉnh đã có
các hỗ trợ ban đầu về thẻ và đồng chi trả cho bệnh
nhân, công tác tư vấn cho bệnh nhân HIV đã được
triển khai từ năm 2015 đến nay.
KẾT LUẬN
Trong số 594 đối tượng bệnh nhân HIV/AIDS
đang điều trị ARV có 98,8% bệnh nhân HIV/AIDS có
BHYT.
Nhóm đối tượng mua thẻ BHYT theo hộ gia đình
chiếm 13,5%; Tỷ lệ đối tượng được hỗ trợ mua thẻ
BHYT từ nguồn kinh phí của UBND nhân dân tỉnh
Nghệ An là 13,5%. Nhóm thẻ do ngân sách nhà nước
đóng chiếm 39,7%.
Số bệnh nhân tham gia BHYT trên 5 năm chiếm
20,2%; 81,5% bệnh nhân HIV có thẻ BHYT sử dụng
thẻ để khám, chữa bệnh (không liên quan đến HIV).
88,9 % bệnh nhân HIV có dự định mua thẻ BHYT

trong năm tiếp theo.
Đã có sự khác biệt giữa vùng miền, dân tộc và
tình hình kinh thế với thực trạng sử dụng BHYT và
dự định tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thị Mai Hương (2013), "Đánh giá BHYT
cho người nhiễm HIV tại tỉnh Đồng Tháp và Ninh
Bình".


2.Chu Thị Kim Loan (2013), "Thực trạng tham gia
bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh", Tạp
chí khoa học và Phát triển. 11, tr. 115-124.
3.Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An
(2019), "Báo cáo kết quả hoạt động năm 2018, kế
hoạch năm 2019".
4.Dương Văn Vịnh (2016), Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến mua bảo hiểm y tế tự nguyện của

bệnh nhân hiện đang điều trị ARV tại phòng khám
ngoại trú tỉnh Bắc Giang năm 2016, Luận văn Thạc sỹ
Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
5.Nguyen, Quyen Le Thi, et al. (2017), Health
insurance for patients with HIV/AIDS in Vietnam:
coverage and barrier, Editor.

45




×