Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kiến nghị chấn chỉnh việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.49 KB, 2 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o-------Nam Định, ngày 23 tháng 12 năm 2013

ĐƠN KIẾN NGHỊ
(Chấn chỉnh lại việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự)
Kính gửi:

- BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRUNG ƯƠNG
- BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG
- VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- CÁC LUẬT SƯ ĐỒNG NGHIỆP

I/ NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Tơi là: Ngơ Ngọc Trai
Trưởng Văn phịng luật sư Ngơ Ngọc Trai và Cộng sự, Đồn luật sư tỉnh Nam Định
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC KIẾN NGHỊ
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: Điều 53. Cơng dân có quyền tham gia quản lý
Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến
nghị với cơ quan Nhà nước.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Điều 93 quy định: Cơ quan, tổ
chức và cơng dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi,
bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ
Qua xem xét nhiều vụ án thì thấy: Hội đồng xét xử khi lượng hình phải có trách nhiệm
đánh giá về nhân thân, xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo từ đó
đưa ra mức án cho hợp lý.
Việc coi các danh hiệu thành tích là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vốn dĩ mang
ý nghĩa tốt nhằm khuyến khích người ta cố gắng phấn đấu trong công tác lao động sản xuất.
Nhưng quy định lỏng lẻo chưa khoa học như hiện tại khiến việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ


khơng xác đáng làm giảm đi tính nghiêm túc của hoạt động xét xử, làm giảm đi sự nghiêm
minh của pháp luật.
Cụ thể điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tình tiết giảm nhẹ
là: “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc
công tác”. Nội dung này được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi
tiết tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 như sau: Người có thành tích xuất
sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác là người được tặng thưởng huân
chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá
trị lớn hoặc nhiều năm được cơng nhận là chiến sỹ thi đua.....
Cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 khi: Vợ, chồng, cha, mẹ, con,
anh, chị, em ruột bị cáo là người có cơng với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà
nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ
trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân,
1


nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo
quy định của Nhà nước;
Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà
cịn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Quy định về tình tiết giảm nhẹ như trên là rộng và loãng cho nên nhiều trường hợp áp
dụng bất hợp lý.
Trường hợp bị cáo có các danh hiệu bằng khen đồng thời được bầu hay bổ nhiệm giữ
chức quyền nhưng rồi bị cáo lợi dụng chính chức vụ quyền hạn để phạm tội, khi đó việc coi
các danh hiệu bằng khen là tình tiếp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có hợp lý khơng?
Trường hợp bị cáo có các danh hiệu bằng khen tuy khơng giữ chức vụ quyền hạn nhưng
lại sử dụng những cái đó để tạo uy tín niềm tin để lợi dụng sự tín nhiệm hoặc lừa đảo người
khác, vậy khi phạm tội có nên coi các danh hiệu bằng khen đó là tình tiết giảm nhẹ khơng?
Những trường hợp đó các danh hiệu bằng khen gián tiếp hoặc trực tiếp là công cụ
phương tiện phạm tội, vậy khi xử án có nên coi đó là tình tiết giảm nhẹ khơng?

Luật quy định nếu bị cáo có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 thì
được chuyển xuống khung hình phạt thấp hơn hoặc nếu điều luật chỉ có một khung hình phạt
thì bị cáo được chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn ví dụ tù có thời hạn được chuyển
sang cải tạo không giam giữ hoặc cảnh cáo, phạt tiền.
Quy định như vậy thì hệ quả của việc có được tình tiết giảm nhẹ là rất lớn nhưng bản
thân quy định về tình tiết giảm nhẹ lại không hợp lý dẫn đến việc xử án thiếu nghiêm minh.
Thực tế hiện nay công tác đánh giá và thăng thưởng cán bộ trong cơ quan chính quyền
cũng như việc khen thưởng trong các hội đồn cịn nhiều chỗ không đúng thực chất, các
danh hiệu trở thành đại trà mất đi sự cao quý, có nơi chạy chọt mua danh hiệu...
Từ thực tế đó tơi đề nghị
IV/ KIẾN NGHỊ
1.
Đề nghị Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Ban nội chính Trung ương, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu rà sốt chấn chỉnh việc áp
dụng tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự, đặc biệt là siết chặt việc áp dụng điểm s khoản
1 Điều 46 Bộ luật hình sự như nêu trên. Loại bỏ bớt đi và chỉ giữ lại những danh hiệu thực
sự cao quý mới được coi là tình tiết giảm nhẹ.
2.
Là luật sư mà đa phần khách hàng chính là các bị cáo trong vụ án hình sự, bản thân tơi
khơng có lợi gì khi nêu ra vấn đề này trong việc thu hút khách hàng. Tuy nhiên các vấn đề
bất cập của nền tư pháp thì cần được nêu ra và sửa đổi cho tiến bộ. Đề nghị các luật sư đồng
nghiệp cùng quan tâm từ đó có các hoạt động nhằm tạo chuyển biến trong vấn đề này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thông tin xin liên hệ: Văn phịng luật sư Ngơ Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế
Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Email: Website:
www.ngongoctrai.com

Người kiến nghị
Đã ký
Luật sư Ngô Ngọc Trai

2



×