Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bai tap cacbohidrat hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.23 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội CACBOHIDRAT. I. GLUCOZƠ (C6H12O6 M=180) Dạng mạch hở: CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH- CHOH - CHO Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β). Nhóm OH ở vị trí số 1 được gọi là OH hemiaxetal. 1. Tính chất của ancol đa chức a. Tác dụng với Cu(OH)2  phức màu xanh lam. b. Phản ứng tạo este Glucozơ + anhiđrit axetic  este chứa 5 gốc axit axetic trong phân tử C6H7O(OCOCH3)5. 2. Tính chất của anđehit: (phương trình các e xem lại bài anđehit tương tự như R-CHO) i. Glucozơ + AgNO3/NH3  2AG ↓. ii. Glucozơ + Cu(OH)2/OH-  1 Cu2O↓ (màu đỏ gạch). iii. Glucozơ làm mất màu nước brom (chú ý như andehit no, nó ko td vs Br2 trong CCl4). iv. Glucozơ + H2  Sobitol. 3. Phản ứng lên men enzim C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2↑ o 30 32 C. 4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng (cả bài Glu chỉ cần nhớ pư này, còn lại từ những gì đã học tự suy luận). Riêng nhóm OH ở C1 (OH hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra ete gọi là metyl glucozit.. Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành nhóm OCH3, dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa. II. FRUCTOZƠ CH 2OH CHOH CHOH CHOH C CH 2OH || O Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng β (5 cạnh hoặc 6 cạnh). Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β vòng 5 cạnh. Fructozơ là chất kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt và đặc biệt trong mật ong (tới 40%) làm cho mật ong có vị ngọt đậm 1 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. TCHH: 1. Trong mtrg kiềm chuyển thành glu, do vậy trong mtrg kiềm nó có tc của anđehit: Bài Fructozo chỉ cần nhớ tc này, còn lại tự suy luận được 2. Tính chất của ancol đa chức. 3. Trong mtrg kiềm, có các tc của andehit như glu vì nó chuyển thành glu (thực chất là glu phản ứng). III. SACCAROZƠ: C12H22O11 α.glucozơ – β.fructozơ (C1 – O – C2). (Cả bài chỉ cần học chỗ này còn lại suy luận). Nhóm OH hemiaxetal đã tạo liên kết  không thể mở vòng  ko có tc của anđehit. 1. Phản ứng với Cu(OH)2 Phức màu xanh lam.  2. Phản ứng thủy phân  α.glucozơ – β. Fructozơ. IV. MANTOZƠ (còn gọi là đường mạch nha). α.glucozơ – α.glucozo (C1 – O – C4) (Cả bài chỉ cần học chỗ này còn lại suy luận) . Trong dung dịch, gốc β–glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O  có tc của andehit.. TCHH: 1. Như saccarozơ: tạo phức màu xanh lam, thủy phân tạo 2 gốc α.glucozơ. 2. TC của anđehit (chú ý nó chỉ tạo đc 1 nhóm –CHO). V. TINH BỘT (C6H10O5)n Các gốc α– glucozơ nối với nhau Gồm: amilozơ và amilopectin. Amilozơ mạch xoắn, ko phân nhánh; liên kết α – 1,4 – glucozit. Amilopectin phân nhánh. Liên kết 1 – 4 và 1-6 tại chỗ nhánh. 1. Phản ứng thủy phân  α– glucozơ (chú ý: xem lại kĩ sơ đồ thủy phân sgk nâng cao tr 43). 2. Hồ tinh bột phản ứng màu với dung dịch iot cho dung dịch xanh lam. Đun nóng sẽ mất màu xanh, để nguội màu xanh lại xuất hiện.. 2 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. VI. XENLULOZƠ (C6H10O5)n Các gốc β – glucozơ nối với nhau. Liên kết β – 1,4 – glicozit, không phân nhánh, không xoắn. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n. 1. Phản ứng thủy phân β– glucozơ . 2. Phản ứng của ancol đa chức: H SO , t o. 2 4 [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh.. Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O sinh ra xenlulozơ triaxetat có công thức phân tử là [C6H7O2(OCOCH3)3]n, một loại chất dẻo có thể kéo thành sợi. Sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 (cacbon đisunfua) và NaOH là một dung dịch rất nhớt gọi là visco. Khi bơm dung dịch nhớt này qua những lỗ rất nhỏ (đường kính 0,1 mm) ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng xenlulozơ được giải phóng ra dưới dạng những sợi dài và mảnh óng mượt như tơ gọi là tơ visco. BÀI TẬP CACBOHIĐRAT Câu 1. Chất thuộc loại cacbohiđrat là A. lipit. B. poli(vinyl clorua). C. xenlulozơ. D. glixerol. Câu 2. Phân tử saccarozơ được tạo bởi A. một gốc glucozơ và một gốc mantozơ. B. hai gốc fructozơ. C. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ. D. hai gốc glucozơ. Câu 3. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. mantozơ. D. xenlulozơ. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương. B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh. C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot. D. Tinh bột có phản ứng thủy phân. Câu 5. Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,10M. C. 0,01M. D. 0,02M. Câu 6. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với H2 (xt Ni, t°) đều tạo ra sobitol? A. mantozơ và glucozơ. B. saccarozơ và fructozơ. C. saccarozơ và mantozơ. D. fructozơ và glucozơ. Câu 7. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? A. Mantozơ và saccarozơ. B. Tinh bột và xenlulozơ. C. Fructozơ và glucozơ. D. Metyl fomat và axit axetic. Câu 8. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hòa tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. mantozơ. Câu 10. Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng với dung dịch NaCl. B. phản ứng thủy phân trong môi trường axit. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Câu 11. Các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. sợi bông, tơ visco, tơ capron. B. tơ axetat, sợi bông, tơ visco. C. tơ tằm, len, tơ visco. D. sợi bông, tơ tằm, tơ nilon–6,6. Câu 12. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là 3 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70. Câu 13. Nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây? A. dung dịch AgNO3. B. Cu(OH)2. C. Giấy đo pH. D. Cả A, B đều đúng. Câu 14. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, cần cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. kim loại Na. B. dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 15. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 250 gam. B. 300 gam. C. 360 gam. D. 270 gam. Câu 16. Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. C2H5OH và CH2=CH2. B. CH3CHO và C2H5OH. C. C2H5OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. Câu 17. Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ về khối lượng để sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa là A. 3521,7 kg. B. 5031 kg. C. 1760,8 kg. D. 2515,5 kg. Câu 18. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa A. glucozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. Câu 19. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Để điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat với hiệu suất 90% thì thể tích dung dịch HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là A. 14,39 lit. B. 15,24 lít. C.14,52 lít. D. 20,36 lít. Câu 20. Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Hãy chọn thuốc thử để có thể nhận biết được cả 4 chất trong các thuốc thử sau. A. nước, dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch NaOH. B. nước, O2 (đốt cháy), dung dịch AgNO3 trong NH3. C. nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch I2. D. nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3/NH3. Câu 21. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt trong dãy nào sau đây? A. glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol. C. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic. D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic. Câu 22. Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây? A. anđehit fomic. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. axetilen. Câu 23. Thể tích của dung dịch axit nitric 63% có khối lượng riêng D = 1,4 g/ml cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là A. 42,34 lít. B. 42,86 lít. C. 34,29 lít. D. 53,57 lít. Câu 24. Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác? A. Không thể thủy phân monosaccarit. B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai phân tử monosaccarit. C. Thủy phân polisaccarit chỉ tạo nhiều phân tử monosaccarit. D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli–, đi– và monosaccarit. Câu 25. Lên men 1,08kg glucozo chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu. Hiệu suất là A. 83,33% B. 70% C. 60% D. 50% Câu 26. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 27. Cho 8,55 gam cacbohiđrat A tác dụng với dung dịch HCl, rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành 10,8 gam Ag. Chất A là A. xenlulozơ. B. glucozơ. C. mantozơ. D. tinh bột. Câu 28. Muốn có 162 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân hoàn toàn là A. 307,8 g. B. 412,2 g. C. 421,4 g. D. 370,8 g. Câu 29. Thủy phân hoàn toàn 1kg saccarozo được 4 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. A. 0,5 kg glucozo, 0,5kg fructozo B. 0,326 kg glucozo, 0,326 kg fructozo C. 0,526 kg glucozo, 0,526 kg fructozo D. 1,0 kg glucozo. Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 31. Phát biểu KHÔNG đúng là A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2. B. Thủy phân (xúc tác H+, t°) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng gương. D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. Câu 32. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? A. Glucozơ tác dụng được với nước brom. B. Glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm –OH đều tạo ete với CH3OH. C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm –OH kề nhau. Câu 33. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức phân tử (C6H10O5)n , tại sao tinh bột có thể ăn được còn xenlulozơ thì không? A. Vì tinh bột và xenlulozơ có cấu tạo hóa học khác nhau. B. Vì thủy phân tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ. C. Vì hệ số trùng hợp của tinh bột và xenlulozơ khác nhau. D. Vì tinh bột và xenlulozơ đều là các polime tự nhiên. Câu 34. Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn sau: (1) ép mía; (2) tẩy màu nước mía bằng SO2; (3) thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất; (4) thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3; (5) cô đặc để kết tinh đường. Thứ tự đúng của các công đoạn là A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (5). C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5). D. (1) → (5) → (3) → (4) → (2). Câu 35. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol as glucozơ tạo thành: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2. Trong 1 phút, mỗi cm² lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Một ngày nắng trong 11 giờ, diện tích lá xanh là 1 m² thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là A. 88,266 gam. B. 2155,7 gam. C. 2482,92 gam. D. 882,66 gam. Câu 36. Cho glucozơ lên men rượu với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%. Khối lượng glucozơ đã dùng là A. 67,5 g. B. 135 g. C. 192,86 g. D. 96,43 g. Câu 37. Chất thuộc loại đisaccarit là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ. Câu 38. Hai chất đồng phân của nhau là A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 39. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3CHO. Câu 40. Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. B. phản ứng với dung dịch NaCl. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng thủy phân trong môi trường axit. Câu 41. Điểm giống nhau giữa phản ứng thủy phân tinh bột và thủy phân xenlulozơ là A. sản phẩm cuối cùng thu được. B. loại enzim làm xúc tác. C. sản phẩm trung gian. D. lượng nước tham gia khi thủy phân. Câu 42. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozơ? A. Tráng gương, tráng phích. B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC. C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic. D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực. 5 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. Câu 43. Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,4. B. 45. C. 11,25. D. 22,5. Câu 44. Đun nóng 9 gam glucozo với lượng dư Cu(OH)2 trong dung dịch kiềm thì thu được kết tủa đỏ gạch có khối lượng là A. 1,44 g. B. 7,2 g. C. 3,6 g. D. 14,4 g. Câu 45. Từ m kilogam glucozo có thể điều chế 4 lít rượu etylic 46° với hiệu suất 80%, khối lượng riêng rượu nguyên chất là D = 0,8g/ml. Giá trị m là A. 7,20 kg B. 5,76 kg C. 3,60 kg D. 2,88 kg Câu 46. Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozo biết H = 95%. Khối lượng bạc bám trên gương là A. 6,156 g. B. 3,078 g. C. 6,48 g. D. 5,661 g. ĐÁP ÁN Bài Tập Cacbohidrat 1C 2C 3C 4B 14D 15D 16C 17B 27C 28A 29C 30C 40C 41A 42B 43D. 5A 18C 31B 44B. 6D 19A 32B 45C. 6 Có công mài sắt, có ngày nên kim. 7B 20C 33A 46A. 8D 21D 34C. 9D 22C 35A. 10C 23D 36D. 11B 24C 37B. 12A 25A 38B. 13D 26A 39A.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. CACBOHIDRAT TRONG CÁC ĐỀ THI ĐH CĐ Câu 1: (A 2007) Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 550 g. B. 810 g. C. 650 g. D. 750 g. Câu 2: (A 2007) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. kim loại Na. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 3: (B 2007) Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là A. 30 kg. B. 42 kg. C. 21 kg. D. 10 kg Câu 4: Phát biểu KHÔNG đúng là A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng gương. C. Thủy phân (xúc tác H+, t°) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. D. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2. Câu 5: (A 2008) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. thủy phân. B. tráng gương. C. trùng ngưng. D. hòa tan Cu(OH)2. Câu 6: (A 2008) Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. tinh bột. B. mantozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 7: (A 2008) Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 1,44 gam. B. 2,25 gam. C. 1,80 gam. D. 1,82 gam Câu 8: (B 2008) Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 6,0 kg. B. 5,4 kg. C. 5,0 kg. D. 4,5 kg. Câu 9: (B 2008) Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %) A. 70 lít. B. 49 lít. C. 81 lít. D. 55 lít. Câu 10: (B 2008) Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 11: (A 2009) Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0. Câu 12: (A 2009) Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol. B. xeton. C. amin. D. anđehit. Câu 13: (A 2009) Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ. Câu 14: (B 2009) Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xt axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là A. (3), (4), (5) và (6). B. (1), (3), (4) và (6). C. (1), (2), (3) và (4). D. (2), (3), (4) và (5). Câu 15: (B 2009) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3. C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh Câu 16: (B 2009) Phát biểu nào sau đây không đúng? 7 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. B. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. C. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH. D. Glucozơ tác dụng được với nước brom Câu 17: (A 2010) Một phân tử saccarozơ có A. một gốc β–glucozơ và một gốc α–fructozơ. B. một gốc β–glucozơ và một gốc β–fructozơ. C. hai gốc α–glucozơ. D. một gốc α–glucozơ và một gốc β–fructozơ. Câu 18: (A 2010) Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là A. 20%. B. 10%. C. 80%. D. 90%. Câu 19: (B 2010) Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic D. glixerol, axit axetic, glucozơ Câu 20: (B 2010) Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ Câu 21: (A 2011) Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Từ 2 tấn xenlulozơ có thể điều chế được khối lượng xenlulozơ trinitrat là A. 3,67 tấn. B. 2,97 tấn. C. 1,10 tấn. D. 2,20 tấn Câu 22: (A 2011) Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là A. 324 g. B. 405 g. C. 297 g. D. 486 g. Câu 23: (B 2011) Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số câu phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 24: (B 2011) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là A. 0,090 mol. B. 0,095 mol. C. 0,06 mol. D. 0,12 mol. Câu 25: (B 2011) Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). Số câu phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 26: (A 2012) Cho sơ đồ phản ứng xt. (a) X + H2O Y (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3. 8 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. xt. (c) Y E+Z as (d) Z + H2O diep luc. X+G. X, Y, Z lần lượt là: A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. Câu 27: (A 2012) Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau. (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số câu phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 28: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. (b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. (c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc. (d) Glucozơ làm mất màu nước brom. Số câu phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 29: (B 2012) Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl? A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. B. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. C. Thực hiện phản ứng tráng bạc. D. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. Câu 30: (B 2012) Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là A. 24. B. 40. C. 36. D. 60. Câu 31: (B 2012) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 7,776. B. 6,480. C. 8,208. D. 9,504. Câu 32: (B 2013) Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilozơ. Câu 33: (B 2013) Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết –1,4–glicozit. (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 34: (B 2013) Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc? A. Mantozơ B. Glucozơ C. Fructozơ D. Saccarozơ. Câu 35: (A 2013) Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị m là A. 15,0 g B. 18,5 g C. 45,0 g D. 7,5 g Câu 36: (A 2013) Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (b) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ 9 Có công mài sắt, có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thầy giáo. Bác sĩ: Hà Đức Quang. Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội. (c) Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (d) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 37: (A 2013) Dãy các chất đều có thể tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ Câu 38: (A 2013) Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị m là A. 15,0 g B. 18,5 g C. 45,0 g D. 7,5 g Câu 39. (A 2014) Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. tinh bột. B. saccarozo. C. glucozo. D. xenlunozo. Câu 40. (B 2014) Glucozo và fructozo đều A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có phản ứng tráng bạc. C. thuộc loại đisaccarit D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử. ĐÁP ÁN Phần Cacbohidrat trong đề ĐH 1D 2D 3C 4C 5A 14B 15D 16C 17D 18D 27D 28A 29B 30B 31D 40B. 6B 19D 32C. 10 Có công mài sắt, có ngày nên kim. 7B 20B 33B. 8D 21D 34D. 9A 22B 35A. 10D 23C 36A. 11D 24B 37B. 12A 25B 38A. 13A 26B 39C.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×