Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thị trường lao động việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.29 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ VI MÔ

Đề tài : Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp

BÀI LÀM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................1
2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................1
2.2 Muc tiêu cụ thê..........................................................................................1
3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................................2
4 Cơ sở lý luận....................................................................................................2
4.1 Những vấn đề chung về thị trường lao động.............................................2
4.2 Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động...................................3
5 Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam trong thời điểm dịch bệnh
covid-19...................................................................................................................3
5.2 Tác động của dịch COVID-19 đến lực lượng lao động............................4
5.1 Tình hình chung lao động - việc làm của Việt Nam trong mùa dịch.........5
6 Giải pháp.........................................................................................................6
KẾT LUẬN............................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................9


3

LỜI MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy
cảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với những nước đang phát
triển như Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề rất được quan tâm nó có tác động
trực tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổchức, mỗi hộ gia đình và từng người
lao động trong cả nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh
tế do đó đã làm thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải
quyết việc làm, dần dần chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường lao động,
việc làm ở nước ta đang có nhiều biến động. ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là lao động và việc làm. Chính sách giải pháp
hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan
tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giải quyết việc làm cho
người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
trong thời gian hạn hẹp của đề tài “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và
giải pháp” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 mục tiêu chung
Nghiên cứu trình bày về cơ sở lý thuyết thị trường lao động . Từ đó lien hệ tới
thị trường việt nam trong hoàn cảnh đại dịch covid xuất hiện. Trên cơ sở đó làm rõ
một số hạn chế, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm ổn định
nền kinh tế cũng như thị trường lao động ở nước ta.
2.2 Mục tiêu cụ thê
-Trình bày cơ sở lý thuyết của thị trường lao động
-Trình bày tác động của covid đến thị trường lao động ở VN
-Đưa ra 1 số nhận xét đánh giá
-Đưa ra giải pháp để ổn định thị trường lao động tại VN



4

3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
+ Chủ nghĩa duy vật Biện Chứng
+ Chủ nghĩa duy vật Lịch Sư
- Ngoài ra còn sư dụng kết hợp các phương pháp khác như: thơng kê, phân
tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp,.. nhằm bổ sung cho nhau giúp nghiên cứu chính
xác và đưa ra kết quả đáng tin cậy.
+ phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê mơ tả: thơng qua các bảng mô tả về những chỉ
tiêu được phân tích từ nguồn dữ liệu thu nhập được
• Phương pháp thống kê so sánh


+Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những thơng tin, số liệu thu nhập
được, phân tích sự cần thiết và không cần thiết của những thông tin thu được để
tổng hợp lại đưa vào bài tiểu luận.
4 Những nội dung cơ bản về thị trường lao động
4.1 Khái niệm về thị trường lao động
Trước hết có thể hiểu rằng thị trường lao động là một thị trường hàng hoá. Một
số nước quan niệm rằng đây là một thị trường hàng hố bình thường, khơng có gì
đặc biệt so với các thị trường khác, song cũng có một số nước khác lại cho rằng
đây là một thị trường hàng hoá đặc biệt, và do vậy đã xuất hiện những trường
phái với những quan điểm khác nhau về sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường
này
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là
những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao
động đó.
Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị

trường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình
trao đổi trên thị trường lao động là việc làm được trả công.Thị trường lao động
biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người


5

sư dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra
trao đổi và mức thù lao tương ứng.
4.2 Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động
Một là lao động không thể tách rời khỏi người cung cấp, người lao động. Đối
với hàng hóa sức lao động của mình mà người làm thuê phải tham gia tích cực, và
chủ động trong quá trình khai thác và sư dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản
phẩm hàng hóa- dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Đây là nét
đặc trưng cơ bản, khác với thị trường khác của kinh tế thị trường
Hai là người lao động là người giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức
lao động, cho nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ khá lâu dài. Để nâng cao
năng suất và hiệu quả của quá trình lao động thì việc giữ vững và phát triển các
mối quan hệ lao động là rất cần thiết.
Ba là chất lượng lao động của người lao động khơng đồng nhât. Nó phụ thuộc
vào giới tính, tuổi tác, thể lực, trí thơng minh về trình độ chun mơn, kinh
nghiệm, vv… Vì vậy việc đánh giá chất lao động của người lao động trong quá
trình tuyển dụng, trả cơng phù hợp với từng người gặp khó khăn, phức tạp.
Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quy định số lượng
và chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Cho nên, các chính sách,
các quy định về tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểm vv… vừa ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của các đơn vị, vừa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như
giá cả, việc làm.
Năm là thị trường lao động ln có giới hạn về địa lý theo cung về chuyên môn
theo ngành, nghề. Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kết giữa các

thị trường được phân đoạn theo các dấu hiệu (tiêu thức) khác nhau giữa các vùng,
các nghề…
Sáu là Các thể chế, quy chế được luật hóa và các quy định thành văn bản có tác
động đến hành vi và điều kiện của 2 chủ thể người lao động và người sư dụng lao
động trong quá trình thỏa thuận các điều kiện và giá cả của dịch vụ lao động hay
TTLĐ chịu sự điều tiết của Chính Phủ thơng qua quy chế, hình thức luật, mức tiền
lương tối thiểu…
*Ngoài một số đặc điểm của thị trường lao động nói chung, thị trường lao động
Việt Nam còn có những đặc điểm sau:


6

– Việt Nam có khoảnh 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao
động trẻ hùng hậu, trình độ văn hóa khá và đồng đều, khả năng tiếp thu công nghệ
nhanh, chấp nhận mức lương thấp hơn các thị trường khác.
– Về mặt số lượng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có q nhiều lựa chọn đối với
cơng nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ khơng phải lúc nào
cũng đáp ứng được.
– Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, ý thức, tác
phong công nghiệp chưa cao. Phần lớn số lao động chưa được đào tạo nghề sống ở
nông thông, gây khó khăn cho việc thúc đất chuyển dịch cơ cấu lao động.
– Thị trường lao động cả nước nói chung vẫn đang chập chững những bước đi
đầu tiên, gần như hoàn toàn tự phát. Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thị
trường lao động chưa hoàn thiện, quy mô thị trường lao động còn hạn chế.
5. tình hình thị trường lao động tại Việt Nam trong thời điểm dịch bệnh
covid-19
Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm

2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong
cộng đồng xuất hiện và việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực
hiện triệt để trong tháng 4 năm 2020. Trong bối cảnh đó, lao động và việc làm ở
khu vực sản xuất cơng nghiệp nói chung và khu cơng nghiệp ở Việt Nam nói riêng
đang và sẽ chịu những tác động ở nhiều khía cạnh như: Thất nghiệp và mất an ninh
việc làm tạm thời; Khởi tạo và chuyển đổi việc làm; Cách mạng số và đảm bảo
việc làm trong cách mạng số; Chuyển đổi và bổ sung kỹ năng; Chuyển đổi tiêu
chuẩn và công cụ bảo vệ người lao động; Thúc đẩy phát triển chiến lược lao động
và an ninh việc làm trong bối cảnh mới.
5.1 Tình hình chung lao động - việc làm của Việt Nam trong mùa dịch
Theo nhận định của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),
trong 7 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động nước ta chịu tác động theo chiều
hướng tiêu cực do dịch Covid-19, cùng với tốc độ gia tăng số ca nhiễm bệnh.
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê ghi nhận, lực lượng lao động không
tăng theo đà tăng dân số, bị sụt giảm nghiêm trọng. Lực lượng lao động Quý


7

II/2021 là 51,1 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020 nhưng
vẫn thấp hơn 304 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019.
Theo xu thế tăng lực lượng lao động hằng năm trước khi có dịch, lực lượng lao
động thực tế đang thấp hơn trạng thái bình thường mới là 1,7 triệu lao động.
Năm 2020, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong kiểm soát
dịch Covid-19, với tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Mặc dù vậy, thị trường lao động vẫn chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm, cả nước có khoảng
32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Trong đó,
69,2% bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng
14% buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp trong

độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31
điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người
lao động được đánh giá là kịp thời và chưa có tiền lệ. Ngay trong tháng 4 năm
2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các biện
pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được
ban hành.
Sang tới năm 2021, nhất là từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng
4/2021, thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến động khó lường. Chỉ tính
riêng quý II/2021, cả nước có 557 nghìn lao động bị mất việc; 4,1 triệu người phải
tạm dừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải
nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.
5.2 Tác động của dịch COVID-19 đến lực lượng lao động
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch
vụ và xuất nhập khẩu. tác động nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiều doanh nghiệp đến phá sản, giải thể,
tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mơ... điều này ảnh hưởng trực tiếp tình hình lao
động và việc làm.
Bảng 1: Lực lượng lao động quý III và 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ 2019


8

Lực lượng lao động quý II năm 2020 giảm 2,2 triệu người so với quý trước và
giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm. Đây là năm ghi nhận mức giảm sâu kỷ
lục của lực lượng lao động từ trước đến nay. Tỉ lệ lao động nam tham gia lực
lượng lao động cao hơn tỉ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động là 11,7 điểm
phần trăm (78,3% và 66,6%) Đối với nhóm ngoài độ tuổi lao động, trong khi lực
lượng lao động nữ đã giảm so với quý trước (1,8%) và cùng kỳ năm trước (4,9%)

trong khi đó thì lực lượng lao động nam tăng nhẹ so với quý trước (0,8%) và cùng
kỳ năm trước (1,4%) Như vậy, lực lượng lao động nữ ln là nhóm chịu ảnh
hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19
tác động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm trung bình lực lượng lao động trong 9
tháng đầu năm đều tăng 1%, và theo thông lệ thì đến hết tháng 9 năm 2020 thì lực
lượng lao động phải có thêm 1,8 triệu lao động nhưng trên thực tế lại giảm 1,2
triệu lao động. Điều này cho thấy rằng dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham
gia thị trường lao động của 1,8 triệu người .Đến hết quý III năm 2020, do dịch
bệnh đã trong tầm kiểm soát, lực lượng lao động đã phục hồi nhanh ở khu vực
nông thôn và lao động nữ..
6. Một số giải pháp
Để trợ giúp người lao động, người sư dụng lao động vượt qua khó khăn, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng, các
địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp cấp bách là hỗ


9

trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sư dụng lao động bị ảnh hưởng sâu
bởi dịch Covid-19 theo các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, bảo đảm đời
sống cho lao động tạm trú, lao động tự do, giúp họ yên tâm “ở đâu, ở yên đó”.
Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối
tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Đồng thời,
nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao
gồm lao động nữ và lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật chịu tổn
thương bởi diễn biến khó lường của đại dịch Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt
qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế (theo nghị quyết 42/NQ-CP)

của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19
như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn
uống; vận tải….. Tập trung hỗ trợ người sư dụng lao động đào tạo, đào tạo lại
người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong
nước, gắn với thị trường lao động quốc tế. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhóm lao
động, bao gồm lao động chính thức và phi chính thức trong các doanh nghiệp và
các cơ sở sản xuất kinh doanh (dân doanh, tư nhân/tổ hợp tác/hợp tác xã). Ngoài
ra có thể xem xét và xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho các nhóm lao động yếu
thế (phụ nữ, lao động khơng có trình độ chun mơn, lao động ở khu vực kinh tế
phi chính thức) để giúp họ có thể có cơ hội tìm kiếm được việc làm tạo thu nhập để
có được sự đảm bảo có được một phần tài chính để giúp bản thân họ và gia đình họ
vượt qua được thời điểm khó khăn chung của toàn đất nước do tác động của dịch
Covid-19.
Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị
trường lao động trong bối cảnh đại dịch vẫn còn diễn biến khó lường. Cụ thể như
sau:
– Tích cực nghiên cứu triển khai ngay việc cấp hộ chiếu vaccine, xây dựng các
tiêu chí cần thiết để mở cưa thị trường du lịch quốc tế để giúp ngành dịch vụ nói
chung và ngành du lịch nói riêng khơng bỏ lỡ cơ hội để phục hồi và phát triển. Các
ngành này phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động tham gia, góp phần tận dụng tốt
hơn tiềm năng sẵn có của lao động.
– Hiện nước ta vẫn còn 3,5 triệu lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp với
mục đích chủ yếu để bản thân và gia đình sư dụng. Khoảng 93,5% lao động tự sản
tự tiêu không có trình độ chun mơn kỹ thuật và hơn một nưa trong số họ đang
trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn tiềm năng vơ cùng phong phú có thể tận dụng
để phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần triển khai những chính sách dành riêng để thu


10


hút đối tượng này tham gia thị trường lao động, một mặt góp phần nâng cao năng
suất lao động xã hội nói chung và một mặt giúp cải thiện đời sống của người lao
động.

KẾT LUẬN
Tác động của dịch bệnh Covid - 19 khiến yêu cầu phải giảm bớt tiếp xúc giữa
người với người cũng là thách thức đối với lực lượng lao động. Quy trình sản xuất
cơng nghiệp đã, đang và sẽ được tái thiết kế để phù hợp tỷ lệ tự động hóa cao hơn.
Do vậy, cơ hội việc làm sẽ dần mở rộng hơn đối với nhóm lao động có chun mơn
và kỹ năng cao hơn, đặc biệt là về mức độ hiểu biết và khả năng điều khiển máy
móc. Đại dịch này càng khẳng định hơn nữa yêu cầu phải đảm bảo khả năng chống
chịu của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu, phân tán rủi ro đồng đều hơn.
Khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an
ninh việc làm. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh và sự vận
hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong
ngắn hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi
cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị
trường lao động thời Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả
thị trường lao động. Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của cơng nhân và
gia đình họ, virus và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm. Cung
lao động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế.
Tại thời điểm này, ước tính sơ bộ (tính đến ngày 10/3/2020) cho thấy, những
người lao động bị nhiễm bệnh đã mất gần 30.000 tháng làm việc, với hậu quả là
mất thu nhập (đối với những người lao động không được bảo vệ) (ILO, 2020). Tác
động việc làm chủ yếu về tổn thất lớn về thu nhập cho người lao động. Những
động thái ngắn hạn về chuyển dịch thương mại, sự dứt gãy trong chuỗi cung ứng
toàn cầu cũng như những rủi ro bất thường như thiên tại dịch bệnh đang tạo ra
những thuận lợi cũng như khó khăn dài hạn về kinh tế và việc làm nói riêng.
Nhìn chung, những con số thống kê về tình hình lao động việc làm quý I năm
2021 đã phản ánh những khó khăn và biến động của nền kinh tế nói chung và thị

trường lao động Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. Những khó khăn này là
thách thức rất lớn đối với các nỗ lực của Chính phủ trước chủ trương hoàn thành
tốt mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế vừa chiến thắng đại dịch.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] NHNN, Tổng cục thống kê, tổng cục Hải quan, Bộ Tài Chính.
[2] Báo cáo thường niên của tổng cục thống kê.
[3] Thu ngân(12-8-2021 ) báo nhân dân .



×