Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.81 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. CHUYÊN ĐỀ: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ ======================= PHẦN I: MỞ ĐẦU Môn Địa Lý là một bộ phận khoa học mang tính tự nhiên và xã hội,nghiên cứu về trái đất,về thiên nhiên và con người các châu lục và thiên nhiên con người Việt Nam . Mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh có những kiến thức phổ thông, cơ bản cần thiết về trái đất- môi trường sống của con người, về những hoạt đông của con người trên trái đất, các châu lục cũng như ở đất nước ta Trong chương trình địa lý THCS đòi hỏi kỹ năng đọc, phân tích, nhận xét, đánh giá biểu đồ rất cao. Sách giáo khoa đưa ra nhiều dạng biểu đồ như biêu đồ: Miền, hình cột, theo đường, hình tròn… Vì vậy giáo viên phải tìm ra phương pháp để học sinh phân tích nhận xét đánh giá các dạng biểu đồ một cách chính xác dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính khoa học, từ đó hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết về nhận xét đánh giá biểu đồ, áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lý được dễ dàng hơn thông qua các biểu đồ.Vì vậy việc lựa chọn chuyên đề “ Nhận xét đánh giá các dạng biểu đồ địa lí” rất cần thiết cho giáo viên và học sinh. Thông qua đề tài này giúp giáo viên hoàn thành bài giảng kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập kiểm tra được tốt hơn. Ý nghĩa của đề tài: Giúp giáo viên phân tích đánh giá, nhận xét, biểu đồ có hiệu quả nhất. Giáo viên hoàn thành tốt bài giảng theo phương pháp đổi mới hiện nay.. Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. Học sinh có kỹ năng nhận xét biểu đồ thành thạo để nắm bắt kiến thức nhanh, có hứng thú say mê môn học. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP I/ Biểu đồ cột:Là loại biểu đồ thông thường nên học sinh dễ nhận xét đánh giá. Nghìn tỉ đồng. Năm. H 15.1.( SGK Địa lí 9 trang 56) Biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002 Biểu đồ này giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi sau: - Nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương? Trả lời: Phân bố không đều giữa các vùng, rất chênh lệch giữa các vùng.Gv cho học sinh trả lời câu hỏi ở sách giáo Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. khoa. Quan sát h 15.1 hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta? Trả lời là Đông Nam Bộ vì dân đông, kinh tế phát triển, vì sao Tây nguyên ít phát triển ? Vì ít dân, kinh tế chưa phát triển .Từ đó giải quyết được nội dung của SGK là : Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác đã tạo nên mức độ tập trung khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước.. II/ Biều đồ hình tròn. Là dạng biểu đồ được thể hiện nhiều nhất trong chương trình địa lí lớp 9. Sau đây là một cách thể hiện biểu đồ hình tròn.. Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu, năm 2012( %) Sau khi cho học sinh quan sát biểu đồ, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi giữa bài trong sách giáo khoa: Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước mà em biết ? Câu hỏi này GV rèn luyện cho hs kĩ năng đọc biểu đồ và kết Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. hợp kiến thức được học với hiểu biết thực tế. GV hướng dẫn học sinh trình bày các mặt hàng xuất khẩu chủ lực theo từng nhóm hàng.Chẳng hạn: -Khoáng sản: Dầu thô, than đá… - Nông lâm thủy thủy sản: Gạo,cà phê,tôm ,cá…. - Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Dệt may, điện tử… Qua đó ngoại thương có tác dụng gì? Học sinh sẻ trả lời được: Ngoại thương có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý 9 THCS và được sử dụng rộng rãi trong địa lí kinh tế. Nhìn vào biểu đồ hình tròn học sinh nhận xét các đối tượng đia lý nhanh và chính xác, thấy được sự thay đổi các đối tượng địa lý như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động, độ che phủ rừng... qua các năm. Biểu đồ tròn rất quan trọng và không thể thiếu được trong môn địa lý THCS. III/ Biểu đồ đường Biểu đồ đường là biểu đồ mới đối với các em học sinh.chính vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá cho chính xác. - Biểu đồ đường thường dùng để biểu diễn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua nhiều năm hoặc sự tăng trưởng của các đối tượng địa lý qua nhiều năm. VD: Cho bảng số liệu Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm ( lấy năm 1990 = 100%) Bài 2 trang38 Năm 1990. 1995. 2000. 2002. Trâu. 2854,1. 2962,8. 2897,2. 2814,1. Bò. 3116,9. 3638,9. 4127,9. 4062,9. Gia súc, gia cầm. Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. Lợn Gia cầm. 12260,5. 16306,4. 20193,8. 23169,5. 407,4. 142,1. 196,1. 233,3. - Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên cùng một trục hệ tọa độ. - Nhận xét, giải thích tại sao gia cầm, lợn tăng, đàn trâu không tăng? Bảng chỉ số tăng trưởng Năm 1999. 1995. 2000. 2002. Trâu. 100. 103,8. 101,5. 89,6. Bò. 100. 116,7. 132,4. 130,4. Lợn. 100. 133,0. 164,7. 189,2. Gia cầm. 100. 132,3. 182,6. 217,2. Gia súc, gia cầm. Trâu Nhận xét: từ năm 1990 – 2002 đàn trâu không tăng ( Giảm 39700con tương Bò đương với 1,4%).. Lợn Gia cầm. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của đànNăm gia súc cầm Trường THCS Lê Lợi học:gia 2016-2017. 5.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. Đàn bò tăng đáng kể, đàn lơn tăng mạnh ( tăng 10900 nghìn con) Gia cầm tăng nhanh nhất 125900 nghìn con. Giải thích : Lợn và gia cầm là nguồn cung cấp thịch chủ yếu Do nhu cầu thịt, trứng tăng nhanh Do giải quyết tốt thức ăn cho chăn nuôi Hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi theo hướng hình thức công nghiệp ở hộ gia đình. Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng do cơ giới hóa trong nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp giảm xuống, song đàn bò được chú ý nuôi để cung cấp thịt, sữa.. IV ) Biểu đồ miền. Biểu đồ miền là dạng biểu đồ mới đối với giáo viên và học sinh chính vì vậy việc truyền đạt của giáo viên và nhận thức của học sinh gặp khó khăn. Để hoàn thành tốt giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ biểu đồ phù hợp chính xác. - Tên biều đồ Cụ thể: Vì dụ cho bảng số liệu sau: Trang 60 Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %) Năm. 1991 1993 1995. Tổng số. 1997. 1999. 2001. 2002. 100. 100. 100. 100. 100. 100. 100. Nông – Lâm – Ngư nghiệp 40,5. 29,9. 27,2. 25,8. 25,4. 23,3. 23,0. Công nghiệp xây dựng. 23,8. 28,9. 28,8. 32,1. 34,5. 38,1. 38,5. Dịch vụ. 35,7. 41,2. 44,0. 42,1. 40,1. 38,6. 38,5. a) Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002 b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002 Thiết lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.. Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 6.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002. Nhận xét: Từ 1991 – 2002 tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5% ( 1991) xuống 23% (2002) điều đó cho ta thấy nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Tỉ trọng khu vực công nghiệp xay dựng tăng nhanh nhất từ 23,8% (1991 ) nên 38,5% (2002). Thực tế này phản ánh quá trình công ghiệp hóa của nước ta đang tiến triển. - Tỉ trong ngành dịch vụ tăng nhẹ 1991 ( 35,7%) nên 38,5% (2002). Kết luận: Biểu đồ miền là dạng biểu đồ khá trừu tượng đối với học sinh nhưng biểu đồ này thể hiện được cơ cấu qua nhiều năm và tỉ trọng từng khu vực rất rõ theo từng miền. V) Biểu đồ cột chồng:. Dịch vụ Là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, dạng biểu xây đồ này SGK địa lý cũ đã giới thiệu, học sinh Công nghiệp dựng Nông lâm ngư nghiệp dựa vào biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu. Đối với SGK địa lý THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ cột chồng từ bảng số liệu cho trước sau đó học sinh mới nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 7.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. Ví dụ: cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi( đơn vị %) Trang 33 Năm. SP trứng. SP phụ. sữa. chăn nuôi. 19,3. 12,9. 3,9. 17,5. 17,3. 2,4. Tổng số. Gia súc. Gia cầm. 1990. 100. 63,9. 2002. 100. 62,8. Sản phẩm phụ chăn nuôi Sản phẩm trứng sửa Gia cầm Gia súc. N¨m Năm Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Qua biểu đồ này học sinh dễ nhận xét và thấy rằng: So với gia cầm thì ngành chăn nuôi gia súc chiếm tỉ lệ lớn PHẦN III) KẾT LUẬN Nhận xét đánh giá các loại biểu đồ địa lí là một phần không thể thiếu được trong giảng dạy địa lí. Biểu đồ là dụng cụ trực quan minh họa kiến thức trong bài học, biểu đồ cũng là nguồn tri thức qua đó giáo viên khai thác để làm sáng tỏ nội dung bài học. Từ Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 8.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chuyên đề: Nhận xét, đánh giá các dạng biểu đồ Địa Lý. đó học sinh hứng thú học tập. Chuyên đề đã nêu đầy đủ các loại biểu đồ. Qua trình bày chắc không tránh khỏi sự thiếu sót mong được sự đóng góp của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.. Trường THCS Lê Lợi. Năm học: 2016-2017. 9.
<span class='text_page_counter'>(10)</span>