Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước với kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.1 KB, 78 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài luận văn “Quản lý nhà nước với kinh doanh đồ uống có
cồn trên địa bàn Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS. Nguyễn Hoàng Long. Các số liệu và kết
quả nêu trong đề tài nghiên cứu khoa học là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Trần Thị Phượng

năm 2018


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong“khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý
kinh tế, tác giả đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ tận tình các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, các cán bộ quản lý
Khoa sau Đại học, thầy giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt
quá trình học tập và công tác. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban
Giám hiệu trường Đại học Thương mại, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi
điều kiện để tác giả có thể yên tâm với công việc nghiên cứu.”
Tác“giả cũng xin gửi lời cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt q trình nghiên
cứu để hồn thành luận văn này.”


Mặc“dù đã có nhiều cố gắng hồn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng
lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp q báu của các
thầy, cơ và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa nhận thức của mình.”
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Trần Thị Phượng

năm 2018


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
Tác giả.................................................................................................i
Cơ sở“pháp lý xin giấy phép kinh doanh rượu, bia:.........................27
Tại Singapore, giá bia rượu đặc biệt đắt. Một chai bia có giá từ
6,5-7 đơ-la Singapore (trên dưới 120 nghìn đồng). Mức giá này quá cao
nếu so với tại Việt Nam. người dân Singapore sẽ không được phép mua
bán và uống rượu bia nơi công cộng hằng ngày từ 22h30-7h hơm sau.
Hình“phạt đối với những đối tượng vẫn kiên quyết thực hiện uống rượu
bia, bán rượu bia vào giờ cấm là bị bắt giữ, với lần vi phạm đầu tiên có
thể bị phạt 1.000 SGD, tái phạm phạt 2.000 SGD. Singapore còn áp dụng
mức thuế tiêu thụ đặc biệt 100%.”..........................................................34



iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Số trường hợp ngộ độc và tử vong do các loại rượu trong giai
đoạn từ 2013-2017........................................Error: Reference source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu sản lượng bia Việt Nam theo công ty..........Error: Reference
source not found
Sơ đồ 1.2. phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn.........Error:
Reference source not found
HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn........................................................8
Hình 1.2. Tỷ trọng đồ uống có cồn....................................................................8
Hình 1.3. Sản lượng rượu qua các năm (triệu lít)..............................................9
Hình 1.4. Lượng bia tiêu thụ theo đầu người tại Việt Nam.............................10
trong các năm qua (lít)....................................................................................10
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu sản lượng bia Việt Nam theo công ty.................................11
Sơ đồ 1.2. phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn...............14
Hình 1.5. Đóng góp ngân sách của ngành bia rượu Việt Nam qua các năm...32
Biểu đồ 2.1. Số trường hợp ngộ độc và tử vong do các loại rượu trong giai
đoạn từ 2013-2017...........................................................................................43


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TPP
WTO

APEC
QLNN
UBND
WHO
FTA
ATTP
TTĐB
VCSC
VARD
QLTT

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Tổ chức thương mại thế giới
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân
Tổ chức y tế thế giới
Khu mậu dịch tự do các nước Đơng Nam Á
An tồn thực phẩm
Tiêu thụ đặc biệt
Cơng ty Chứng khốn VietCapital
Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam
Quản lý thị trường


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với cơ cấu dân số trẻ cùng thu nhập
tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 64) của Hà Nội chiếm 69,23%, độ tuổi mà được đánh giá là có nhu cầu cao nhất về

các loại đồ uống có cồn.
Đồ uống có cồn được dự báo sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kép 11.8%
giai đoạn 2018-2022 (theo BMI). Đồ uống có cồn gồm hai mặt hàng chính là bia và
rượu trong đó“bia vẫn là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm hơn 99% doanh
số theo lít và 98% doanh thu của ngành đồ uống có cồn.“Sản lượng và doanh số tiêu
thụ vẫn không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm qua đạt
lần lượt là 14.81%”và 5.48%. Ngoài ra, việc Việt Nam đã và đang tích cực tham gia
vào các tổ chức kinh tế quốc tế như APEC, WTO,“TPP sẽ tạo cho ngành đồ uống có
cồn ở Việt Nam có nhiều cơ hội mới như: Gia tăng xuất khẩu vì được cắt giảm thuế
quan và các hàng rào phi thuế theo các cam, được áp dụng cơ chế tự chứng nhận
xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp”trong cộng đồng quốc
tế“khác vào ngành đồ uống Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia
vào chuỗi giá trị tồn cầu.”Nhìn chung,“ngành đồ uống có cồn Việt Nam đang trong
thời kỳ phát triển, số lượng sản phẩm tăng, ngày càng mới lạ, nhu cầu đầu tư vào
công nghệ và phát triển sản phẩm lớn. Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp sản xuất
nước ngoài sẽ khiến cho thị trường đồ uống có cồn Việt Nam ngày càng trở nên sơi
động hơn.”
Trước những nhu cầu tiêu dùng sẵn có của ngành đồ uống có cồn, trong năm
2016 đã bán được 3.918 triệu lít đồ uống có cồn, bao gồm 3.822 triệu lít bia và 41
triệu lít rượu, được xem là nước tiêu thụ bia rượu đứng thứ ba tại Châu Á, xếp thứ
16 trên thế giới về mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn trên thế giới. Theo đánh giá của
ông Richard Clemens, Giám đốc điều hành Hiệp hội Máy chế biến Thực phẩm và
Đóng gói VDMA cho biết, dự kiến đến năm 2020, doanh số tiêu thụ đồ uống có cồn


2
của Việt Nam sẽ tăng lên 4.973 triệu lít, tăng trưởng 29,6% trong kỳ tăng trưởng
2016-2020.
Tuy nhiên, kèm theo đó là khơng ít hậu quả từ việc quản lý lỏng lẻo về kinh
doanh đồ uống có cồn. Ước tính của Euromonitor International (một cơng ty khảo

sát thị trường tồn cầu) cho biết, Việt Nam có 28% thức uống có cồn khơng được
kiểm sốt, khơng được đóng thuế, tương đương hàng triệu USD tiền thuế bị thất
thu/năm cùng những nguy cơ mất an tồn đối với sức khỏe và tính mạng người sử
dụng. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2016, khoảng
40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, 11% số người chết do tai nạn
liên quan rượu bia và con số này đang có xu hướng gia tăng. Theo thơng tin của ơng
Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia: “Trung bình
mỗi ngày, ở Việt Nam có 24 người tham gia giao thơng và khơng về nhà; 60 người
khác bị thương vì tai nạn giao thơng có liên quan tới rượu bia”. Cùng với đó là hàng
nghìn vụ tranh chấp, xơ xát, thậm chí dẫn đến án mạng, vì bia rượu, hàng chục
nghìn ca bệnh do lạm dụng rượu, bia. Đối với Hà Nội, chỉ trong một tuần từ ngày
22 - 27/2/2017, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 5 trường
hợp ngộ độc rượu nặng. Theo kết quả xét nghiệm, nồng độ methanol trong máu
bệnh nhân lên tới 318 mg/dL, trong khi chỉ ở ngưỡng 20 mg/dL là đủ để đe dọa tổn
thương thần kinh. Trước tình hình trên, Sở Y tế và Sở Công Thương Hà Nội đã
đồng loạt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu hoặc các dịch vụ ăn uống,
thức ăn đường phố có bán rượu, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh rượu
không rõ nguồn gốc. Sau một tuần ra quân, đồn kiểm tra đã niêm phong 1.970 lít
rượu khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, tiến hành xử phạt 18 cơ sở với số tiền gần 70
triệu đồng.
Từ những“thực trạng trên ta thấy Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều
có nhu cầu cao về đồ uống có cồn trong đó có bia rượu, do đây là một ngành có nhu
cầu tiêu thụ lớn và đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất và kinh doanh nên thực
trạng kinh doanh đồ uống có cồn diễn ra ngày một đa dạng và phức tạp nên tính cấp
thiết đặt ra là làm thế nào để hoạt động kinh doanh đồ uống cố cồn thực hiện tốt các


3
chính sách, pháp luật của Nhà nước mà vẫn phát triển thành một ngành mũi nhọn
của đất nước và để nhà nước ta vẫn tăng được nguồn thu từ ngành đồ uống có cồn.

Từ những vấn đề trên địi hỏi nhà nước cần phải có các cơng cụ và cách thức tổ
chức quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn chặt chẽ và hiệu”quả.
Từ những cơ sở trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước với kinh
doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tơi có tìm hiểu được một số
nghiên cứu trước đây đã từng đề cập đến lĩnh vực liên quan như:
Đề tài nghiên cứu về “Quản trị kênh phân phối đối với sản phẩm rượu Vodka
của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (HALICO) tại khu vực miền Trung- Tây
Nguyên” (2012) của tác giả Võ Kim Kỷ. Luận văn đã phân tích mơi trường kênh
phân phối để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty và đề
xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện q trình quản trị kênh phân phối và
nâng cao vị thế cạnh tranh cho Công ty.
Đề tài nghiên cứu về: “Một số giải pháp phát triển ngành Bia- Rượu - Nước
Giải Khát ở Việt Nam đến năm 2015” (2013) của tác giả Nguyễn Thị Hồi Thu.
Nghiên cứu đã phân tích được các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành, sự
cần thiết phải phát triển của ngành đồng thời đưa ra một số giải pháp để phát triển
ngành Bia- Rượu - Nước Giải Khát ở Việt Nam đến năm 2015.
Đề tài nghiên cứu về: “Quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam” (2016) của tác giả Vũ Thái Linh. Luận văn đã làm sáng
tỏ về thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam và đề xuất được một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại
Việt Nam.
Các đề tài trên các tác giả đã đưa ra một số giải pháp để phát triển ngành bia
rượu ở Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về QLNN đối với việc sản
xuất và kinh doanh rượu, bia tại Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu có những ưu
điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về QLNN
với kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đề tài này sẽ đưa ra



4
thực trạng và một số quan điểm riêng của tác giả trong việc quản lý về kinh doanh
đồ uống có cồn tại một thành phố trực thuộc trung ương nói chung và thành phố Hà
Nội nói riêng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước
đối với kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Hà Nội và đề xuất quan điểm và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động kinh doanh đồ uống có
cồn trên địa bàn Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh đồ uống có cồn trên phạm vi một tỉnh, thành phố trung ương.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống
có cồn trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất các quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế và
chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh đồ uống có cồn trên phạm vi một tỉnh, thành phố trung ương.
Đề tài tập trung nghiên cứu QLNN về việc kinh doanh đồ uống có cồn tại
Thành phố Hà Nội trong đó tập trung nghiên cứu về chính sách quản lý đối với hai
sản phẩm chủ đạo trong đồ uống có cồn là bia và rượu từ 15 độ trở lên.
Phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Phạm vi không gian
Thị trường được đề cập đến trong luận văn là thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp trong thời
gian 5 năm từ năm 2013 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp là các dữ liệu đã qua xử lý được
thu thập từ các báo cáo của các cuộc nghiên cứu, báo cáo khoa học, các thông tin
cập nhật từ mạng internet, tạp chí. Hệ thống hóa cơ sở lý luận, được lấy từ các giáo


5
trình chun ngành, các cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về
việc quản lý nhà nước.
Luận văn có sử dụng các phương pháp:
Phương pháp phân tích và tổng hợp, phân tích để tìm ra bản chất của vấn đề và
tổng hợp các phân tích để từ đó chỉ ra kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế từ
đó đưa ra quan điểm và một số giải pháp khắc phục. Đề tài đã hệ thống hóa và phân
tích các chính sách, nghị định, thơng tư của Chính phủ từ đó thấy được những tác
động của nó đến việc kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn thành phố. Tổng hợp
một số kinh nghiệm QLNN tại một số quốc gia trên thới giới để rút ra bài học về
QLNN về kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam.
Phương pháp thống kê so sánh bằng bảng biểu để đánh giá được tình hình phát
triển của ngành. Nghiên cứu có sử dụng hệ thống bảng biểu, sơ đồ để làm rõ mức
độ tiêu thụ đồ uống có cồn qua các năm, sản lượng bia, rượu tiêu thụ qua các năm,
lượng tiêu thụ đồ uống có cồn trên đầu người qua các năm, bảng biểu thể hiện mức
thay đổi thuế suất tiêu thụ đặc biệt qua các năm tại Việt Nam, sơ đồ phân cấp quản
lý về kinh doanh đồ uống có cồn đối với một tỉnh, thành phố trung ương tại Việt
Nam
Phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác quản lý đối với kinh
doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Hà Nội như các con số để làm rõ mức độ ảnh
hưởng của các chính sách về QLNN tới kinh doanh và thói quen tiêu dùng đồ uống
có cồn từ đó đưa ra một số quan điểm, kiến nghị giải pháp để hồn thiện cơng tác

quản lý Nhà nước đối với kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Hà Nội.
6. Ý nghĩa luận văn
Từ hệ“thống cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý kinh doanh đồ uống có cồn
trên địa bàn thành phố Hà Nội, Nghiên cứu chỉ rõ kết quả đạt được và hạn chế
nguyên nhân để đưa ra quan điểm và một số giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế,
chính sách mà nhà nước và thành phố Hà Nội đang triển khai. Việc đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội là rất có ích vì việc tn thủ các quy định, chính sách trong kinh
doanh đồ uống có cồn sẽ giúp cho các cơ quan QLNN, các doanh nghiệp kinh
doanh đồ uống có cồn và người tiêu dùng xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của


6
mình để hạn chế các tác hại của đồ uống đến cộng đồng xã hội, nền kinh tế, để hệ
thống kinh doanh đồ uống có cồn của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói
riêng sẽ ngày càng văn minh và hiện đại.”
Luận văn có giá trị đối với các nhà hoạch định chiến lược, người kinh doanh
đồ uống có cồn và quan trọng hơn là học viên có cơ hội củng cố thống cơ sở lý luận
và phương pháp xử lý tập vấn đề mad thực tiễn đề ra.
7. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bố cục thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh đồ uống có cồn trên phạm vi một tỉnh, thành phố trung ương.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh đồ uống có cồn
trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn Hà Nội.



7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TRÊN PHẠM
VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ TRUNG ƯƠNG
1.1. Khái quát về đồ uống có cồn và quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh đồ uống có cồn.
1.1.1. Khái quát về sản phẩm và thị trường đồ uống có cồn.
Khái quát về sản phẩm
“Đồ uống“có cồn là các hợp chất gồm nước, cồn etanol và các hợp chất khác
có thể tiêu hóa được.”
“Đồ uống có cồn là các loại thức uống có chứa cồn được chia theo nồng độ
cồn có bên trong:
-

Sữa lên men, có nồng độ cồn nhiều nhất 3%.
Bia có nồng độ cồn từ 1% -12%, thường ở vào khoảng 5%.
Rượu vang có nồng độ cồn từ 7%- 14%, thường vào khoảng 12%.
Rượu mùi có nồng độ cồn khoảng 15% - 75%, thơng thường dưới 30%.
Rượu mạnh thường có nồng độ cồn vào khoảng 30% -55%. Rượu mạnh

được phân loại theo nguyên liệu sản xuất và theo năm: rượu nho, rượu ngũ cốc,
rượu hoa quả.”
Khái quát thị trường đồ uống có cồn.
Theo“xếp loại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mức tiêu thụ rượu
bia ở Việt Nam năm 2010 chỉ đứng thứ 94, nhưng đến năm 2016 đã tiến lên vị trí 64
và đứng thứ ba ở khu vực châu Á.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam chỉ ra rằng tỷ lệ đàn ông Việt Nam
uống rượu bia thuộc dạng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Đến
năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 8,6 lít cồn/năm.



8
Hình 1.1. Mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn

Lượng tiêu thụ tăng mạnh khiến hoạt động sản xuất bia rượu của Việt Nam
ln duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao.”
Hình 1.2. Tỷ trọng đồ uống có cồn

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, sản lượng rượu năm 2016 đạt 305,2 triệu
lít, trong đó rượu cơng nghiệp chỉ chiếm khoảng 23% tổng sản lượng, 77% còn lại


9
đến từ các sản phẩm thủ công tự nấu của các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Tuy
nhiên các loại rượu này thường không đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh an
tồn thực phẩm, khơng có nhãn mác hàng hóa, khiến tăng nguy cơ ngộ độc khi sử
dụng.
Hình 1.3. Sản lượng rượu qua các năm (triệu lít)

Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất rượu qua các năm đang có xu hướng giảm
dần. Điều này phù hợp với mục tiêu chính của nhà nước là“giảm dần tỷ trọng ngành
rượu bia và tăng tỷ trọng ngành nước giải khát, tập trung phát triển sản xuất rượu
công nghiệp chất lượng cao”để cải thiện sức khỏe người tiêu dùng.
Bia“vẫn là động lực chính giúp tăng trưởng ngành hàng đồ uống có cồn. Theo
BMI, sản lượng tiêu thụ bia bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng từ 60,1 lít
trong năm 2018 lên 70,7 lít vào năm 2022. Cơ cấu dân số trẻ cùng số lượng khách
du lịch tại Việt Nam ngày càng gia tăng sẽ đảm bảo sự phổ biến của sản phẩm bia
trong ngành hàng đồ uống có cồn.
Kết“quả nghiên cứu của Canadean, công ty khảo sát thị trường bia hàng đầu
thế giới, cho thấy thị trường bia của Việt Nam có mức tăng trưởng kép hàng năm



10
trong 10 năm qua là 6,4% và 5 năm qua là 5,7%. Bia cũng là thức uống chiếm đến
94% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam.”

Hình 1.4. Lượng bia tiêu thụ theo đầu người tại Việt Nam
trong các năm qua (lít).

(Nguồn: Canadean)
Dự“báo, sản lượng ngành bia Việt Nam trong 5 năm tới sẽ tăng trưởng 4%5%/ năm, và giá trị sẽ tăng cao hơn vì các sản phẩm giá thành cao đang dần được ưa
chuộng hơn.”
Dù được đánh giá là thị trường hấp dẫn nhưng ngành bia đang chịu sự phân
hóa lớn, 90% thị phần trong tồn ngành đang được chiếm lĩnh bởi bốn hãng bia lớn
là Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg.


11

(Nguồn: Công bố của công ty và VCSC).

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu sản lượng bia Việt Nam theo công ty.
Chênh“lệch về lượng bia tiêu thụ giữa các vùng miền lý giải cho sự phân hóa
giữa thị phần. Sabeco và Habeco tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, trong khi Hue
Brewery ban đầu là liên doanh giữa chính quyền thành phố Huế và Carlsberg với tỷ
lệ vốn góp 50:50. Ba cơng ty này đã thống lĩnh vùng miền tương ứng. Vì có dân số
lớn hơn, thu nhập cao hơn, sẵn sàng chi tiêu hơn, nên thị trường miền Nam tiêu thụ
nhiều bia nhất, sau đó là miền Bắc và cuối cùng là miền Trung. Điều này đã quyết
định thị phần của ba công ty trên.”
Đồng thời, xu hướng tiêu dùng đang có sự dịch chuyển sang những sản phẩm

bia nhập khẩu cao cấp với hương vị lạ, độc đáo, đề cao sự trải nghiệm cho người sử
dụng. Các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, vì thế các
doanh nghiệp nhỏ với tiềm lực tài chính khơng đủ mạnh sẽ rất dễ bị loại ra khỏi thị
trường này. Vì vậy, các doanh nghiệp nội địa cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cập
nhật xu hướng mới giúp bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, tránh đối đầu trực tiếp với


12
các hãng bia nước ngoài và cần tập trung phát triển các thị trường “ngách” để tạo
được chỗ đứng trên thị trường bia đầy khốc liệt này.”
1.1.2. Khái quát về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh đồ uống có
cồn
Khái niệm quản lý nhà nước về đồ uống có cồn.
Trong lĩnh vực hành chính, quản lý được hiểu như sau: “quản lý là thuật ngữ
chỉ hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn, kiểm tra…các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng
chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí
của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.
Thuật“ngữ quản lý nhà nước được sử dụng ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận
khác nhau:
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước
bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, cơ
quan hành chính nhà nước, chính phủ, các bộ ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan
kiểm sát.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước là hoạt động riêng hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước: chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan Chính phủ, ủy ban
nhân dân các cấp, các sở, phịng ban chun mơn của ủy ban nhân dân.”
Khái niệm quản lý nhà nước về đồ uống có cồn: “là hoạt động có tổ chức của
nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các cơng cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác
động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn trên cả nước nhằm định

hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt
các vấn đề về sản xuất và kinh doanh ngành hàng này. Mục tiêu chung của việc
quản lý của nhà nước là khai thác hiệu quả nguồn lực kinh tế mà thị trường đồ uống
có cồn mang lại.”


13
Yêu cầu quản lý nhà nước về đồ uống có cồn.
Nhà nước quản lý kinh doanh đồ uống có cồn thông qua việc phân cấp, phân
quyền quản lý từ các cấp trung ương như Chính phủ, Bộ Cơng Thương xuống các
tỉnh, thành phố, Sở Công Thương để thực hiện quản lý bằng các chính sách và các
quy định khác nhau như các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, về đầu tư, về
đăng ký kinh doanh, quy định dán tem nhãn hàng hóa...
Việc“quản lý đồ uống có cồn trong đó có sản phẩm rượu bia đã được Nhà
nước thực hiện thơng qua nhiều hình thức cụ thể như quản lý thông qua quy hoạch
ngành, thông qua việc ban hành các chính sách của nhà nước với hàng loạt các
chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, về đầu tư, về đăng ký kinh doanh, về quy
định an toàn vệ sinh thực phẩm... Riêng một số ngành đặc thù như sản xuất đồ uống
có cồn, bên cạnh những chính sách chung Nhà nước lại yêu cầu có những biện pháp
quản lý riêng.”
Riêng sản phẩm rượu, là mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định nhà nước
(theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết
Luật thương mại) thì Nhà nước phải tăng cường cơng tác quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh thông qua việc ban hành Nghị định năm 2017 (nghị định
105/2017/NĐ-CP).
Sản phẩm bia là đồ uống phổ thơng có nhiều mặt tích cực, tuy nhiên nếu
khơng có biện pháp quản lý tốt cũng mang lại nhiều hệ lụy. Vì vậy, Nhà nước cũng
cần phải có biện pháp tăng cường cơng tác quản lý hạn chế những bất cập và tồn tại
trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, cũng như nhưng tác hại do việc lạm
dụng sản phẩm bia đem lại.

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đồ uống có cồn:
- Sử dụng“hệ thống quy định, quy chế, thông tư ngành và các văn bản pháp
luật khác như luật thuế, luật giao thông để quản lý việc kinh doanh đồ uống có cồn
tại các tỉnh.“Trong cơ chế thị trường nhà nước khơng can thiệp vào các hoạt động
mang tính tác nghiệp hàng ngày của các tổ chức kinh doanh. Việc sản xuất gì, bao


14
nhiêu, công nghệ nào, giá cả bao nhiêu, bán ở đâu…là tùy thuộc vào khả năng quản
lý vĩ mô của mỗi doanh nghiệp. Nhà nước đóng vai trị là người tạo môi trường,
định hướng cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động. Do vậy, trong quá trình
hoạt động các doanh nghiệp phải có sự sáng tạo trong mỗi quyết định, xử lý linh
hoạt các yếu tố của quá trình sản xuất và kinh doanh mà vẫn đảm bảo không vi
phạm các quy định pháp luật.””
- Xây dựng quy hoạch đồng bộ về sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn
trên địa bàn cả nước nói chung và các tỉnh nói riêng. Phân cấp, phân quyền để các
tỉnh tự quản lý.
- Sử dụng hệ thống cơ quan nhà nước để quản lý như hải quan, quản lý thị
trường, cảnh sát môi trường…để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
pháp luật về ngành.
Phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn
TW
(Chính phủ, Bộ Công Thương)

Tỉnh, Thành phố TW
(UBND cấp tỉnh, Sở Công Thương)

Huyện, Quận
(UBND cấp huyện, quận)


Sơ đồ 1.2. phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn


15
Bộ Cơng Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về một số ngành trong đó có ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn có
chức năng nhiệm vụ:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định của
Chính phủ theo chương trình phát triển ngành.
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, ban
hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với
ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển kinh
doanh ngành theo quy định của pháp luật.
Sở“Cơng Thương của một thành phố, tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của
UBND tỉnh, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
UBND tỉnh, thành phố; Sở công thương có chức năng, nhiệm vụ:
- UBND tỉnh, thành phố phê duyệt chương trình, dự án phát triển ngành phù
hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng ngun liệu do Sở Cơng
Thương trình.
- UBND tỉnh, thành phố thống nhất với Sở Công Thương chỉ đạo công tác
quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của Chính phủ, hướng
dẫn của Bộ Cơng Thương và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- UBND tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan
trong đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ;
chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại và các hành vi
vi phạm pháp luật về công thương của các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất,

kinh doanh trên địa bàn tỉnh.”
- Sở Công Thương tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển ngành rượu, bia sau khi được phê duyệt.


16
- Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy
chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp, an tồn vệ sinh, mơi trường cơng nghiệp;
an tồn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh
đối với các loại rượu, bia.
- Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng,
chống hàng giả, gian lận thương mại trên thị trường.
UBND cấp quận huyện có chức năng nhiệm vụ:
Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường thống kê lại số hộ sản xuất rượu thủ
công, báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất, kinh doanh bia, rượu trên địa bàn
quản lý đến Sở Công Thương để theo dõi và tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.
Phối hợp“chặt chẽ với cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng và chính
quyền địa phương (cấp xã, phường) tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh bia, rượu các quy định của pháp luật về hoạt
động sản xuất, kinh doanh bia, rượu, các quy định xử phạt hành chính về an tồn
thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan. Các sản phẩm bia, rượu”được
phép lưu hành trên thị trường phải được đăng ký công bố hợp quy đáp ứng theo quy
chuẩn Việt Nam hiện hành .
Giáo dục, hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực
phẩm trong sản xuất, kinh doanh bia, rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại
của lạm dụng rượu theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng
thời, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
1.2. Nội dung và tiêu chí quản lý nhà nước về đồ uống có cồn.
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đồ uống có cồn.

1.2.1.1. Quản lý mặt hàng đồ uống có cồn.
Đồ“uống có cồn, bao gồm rượu, bia là ngành hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt do nhà nước khơng khuyến khích sử dụng. Đây là ngành hàng có tác dụng hai
mặt cần được kiểm sốt tốt. Việc tiêu thụ bia rượu, đồ uống có cồn nói chung ảnh
hưởng trực tiếp tới sự ổn định của xã hội. Nếu phát triển ngành hàng này theo
hướng đi lên, kích cầu thì sẽ có lợi cho nền kinh tế, nhưng nếu người tiêu dùng quá


17
lạm dụng và thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến những tiêu cực xã hội. Là sản phẩm có tính
mùa vụ trong năm, đặc biệt với những nước có các mùa khí hậu tách biệt rõ rệt, vậy
nên sức tiêu thụ cũng theo mùa. Nhà nước có thể căn cứ vào tính thời điểm để kiểm
sốt các cơng cụ khác liên quan.”
Quản lý về chất lượng đồ uống có cồn
Chất lượng“sản phẩm, hàng hóa được thể hiện qua các đặc tính của sản phẩm,
hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng. Quản lý chất lượng tốt sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và
người sản xuất. Ngoài ra, việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng góp
phần vào việc ổn định thị trường.”
Nhà“nước đã phối hợp với các bộ ban ngành để đưa ra các nhóm quy chuẩn kĩ
thuật, quy định về an toàn thực phẩm để triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát tại
các tỉnh, thành phố trên cả nước:
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về các sản phẩm ngành đồ uống có cồn (QCVN:
6-3:2010/BYT) quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối
với cồn thực phẩm được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn như cồn thực phẩm,
bia hơi, bia chai, bia hộp, rượu mạnh….
Nhóm các quy định an toàn thực phẩm:
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
- Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của chính phủ ngày 25/4/2012 quy định chi

tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
- Thông tư 29/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Cơng
Thương.
Nhóm quy định về bảo vệ môi trường:
Luật số 55/2014/QH13 - Luật bảo vệ môi trường quy định về hoạt động bảo vệ
môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền nghĩa
vụ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi
trường.”


18
Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thể hiện rõ trong luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về nguyên tắc quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hóa:
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố
áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an tồn, sản
phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:
• Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn
do người sản xuất cơng bố áp dụng.
• Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu
chuẩn do người sản xuất cơng bố áp dụng. Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành
Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, được thể hiện rõ trong các quy định của
Thông tư số 48/2011/TT_BTC về Quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng
hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Quản“lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho con người, động vật, thực vật, tài sản, môi
trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hóa Việt Nam.

- Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm
minh bạch, khách quan, khơng phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thơng
lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
và người tiêu dùng.”
Đồ“uống có cồn bao gồm cả rượu và bia là những sản phẩm được con người
sử dụng và có tác động trực tiếp đến sức khỏe nên tất cả các sản phẩm trước khi đưa
ra ngoài thị trường tiêu thụ thì tuyệt đối phải đáp ứng đủ điều kiện về vệ sinh an


19
toàn thực phẩm và theo một bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tương ứng dù là sử
dụng bất kì phương pháp nào để tạo ra sản phẩm như phương pháp truyền thống
(nấu rượu, bia thủ công) hay phương pháp sản xuất cơng nghiệp. Mỗi phương pháp
thì đều có những yêu cầu riêng trong khâu sản xuất sản phẩm: môi trường sản xuất,
máy móc thiết bị chế biến sản phẩm, tiêu chuẩn kĩ thuật, nguyên liệu và quy trình
sản xuất sản phẩm là những đòi hỏi tiên quyết cần phải tuân thủ.”
Quản lý về giá đồ uống có cồn.
Đồ uống“có cồn cũng cần phải được quản lý về giá theo các quy định về giá
như các sản phẩm hàng hóa khác trên thị trường. Việc tuân thủ theo quy định về giá
cần dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của luật để bình ổn giá trên
thị trường và bảo vệ quyền lợi của tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng
đồng thời mang lại lợi ích cao nhất cho cơ quan Nhà nước.
- Nhà nước thực hiện theo dõi sát diễn biến cung - cầu, thị trường, giá cả; tiếp
tục làm tốt cơng tác tổng hợp, phân tích dự báo giá cả, cung - cầu thị trường để có
phương án điều hành phù hợp từng thời kỳ, từng giai đoạn và thời điểm cụ thể.

- Bộ Tài chính và Cục Quản lý Giá luôn thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về giá; giải thích, cơng khai thông tin về giá; minh bạch công tác
quản lý, điều hành giá thuộc phạm vi phụ trách để giúp cho người dân hiểu rõ và tin
tưởng, đồng thuận với chủ trương điều hành của Đảng và Nhà nước.”
Nội dung quản lý của nhà nước về giá hàng hóa:
- Nhà“nước cần phải thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo thị trường trong
nước và quốc tế để xây dựng bảng giá quy định cho các mặt hàng và các chính sách,
pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội từng
thời kỳ.
-Tổ chức và quản lý công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.”
-Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công tác quản lý giá phù hợp với ngun tắc
của thị trường, trong đó giảm dần vai trị định giá trực tiếp của Nhà nước và tôn
trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật, nghề thẩm định giá đã được hình thành và phát triển và ngày càng đáp
ứng kịp thời nhu cầu xác định giá trị tài sản trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tổ


20
chức hợp tác quốc tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ đủ điều kiện nghiệp vụ về thẩm
định giá.
-Thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, có sự điều
tiết của Nhà nước; tơn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Quản lý đối với cá nhân, tổ chức sản xuất - kinh doanh đồ uống có
cồn.
Quản lý về phân phối kinh doanh đồ uống có cồn.
Kinh“doanh rượu, bia thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các
tổ chức, cá nhân phân phối, buôn bán lẻ rượu, bia phải xin giấy phép kinh doanh
rượu, bia tại địa điểm đăng ký kinh doanh. Tổ chức, cá nhân kinh doanh rươu, bia

ngoài việc thực hiện các quy định về kinh doanh phải thực hiện các quy định về an
toàn thực phẩm cũng như các quy định của pháp luật có liên quan.
Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn thành phố
cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bia, đối với quán rượu
thì chủ kinh doanh đem nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế cấp Huyện. Nếu bộ hồ sơ hợp
lệ, thì chủ kinh doanh sẽ nhận giấy biên nhận hồ sơ. Còn nếu trong trường hợp bộ
hồ sơ thiếu hoặc khơng hợp lệ thì làm theo hướng dẫn. Phòng Kinh tế tiến hành
kiểm tra hồ sơ, xác minh nội dung và thành phần đăng ký; tiến hành kiểm tra và
thẩm định địa điểm kinh doanh rượu bia và lập thành biên bản thẩm định. Nếu cơ sở
đủ điều kiện ký cấp Giấy phép kinh doanh, phịng sẽ chuyển văn thư cho chủ kinh
doanh. Nếu khơng đủ điều kiện thì sẽ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết
rõ lý do để sửa đổi theo quy định. Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ sở kinh doanh đáp ứng
được mọi yêu cầu theo đúng quy định thì chủ kinh doanh sẽ được cấp giấy phép
kinh doanh bia rượu.”
Điều“kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu (Đối với bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ)
gồm:
- Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu.
- Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu và
phòng, chống cháy, nổ.


×