Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Bài tập có hướng dẫn giải từng bước lập trình python

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.03 KB, 68 trang )


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Bài 1: Cơ bản về Python
1.1 Nhập mơn:
Hiển thị ra màn hình dịng chữ "Hello, World!" luôn là một trong những bài
tập cơ bản nhất khi bắt đầu làm quen với một ngơn ngữ lập trình. Python
được thiết kế với mục đích đơn giản và ngắn gọn về mặt cú pháp nên để
hiển thị ra màn hình dịng chữ nào đó thì chúng ta chỉ cần sử dụng
hàm print(). Ví dụ để hiển thị ra màn hình dịng chữ "Hello World", chúng ta
có thể làm như sau:
print("Hello World")
Tương tự, để hiển thị ra "Hello, Hiast!" trong Python, chúng ta có thể làm như
sau:
print("Hello, Hiast!")
Sau đây là một số lỗi thường gặp dẫn tới khi chạy thử thì hệ thống báo lỗi:
Viết sai print(‘’Hello, Hiast!’’).
Thiếu cặp dấu nháy đôi: print(Hello, Hiast!)
Bài Tập 1
Chúng ta hãy sử dụng các câu lệnh thích hợp để chương trình hiển thị ra
màn hình dịng chữ:
Hello, World!
Bài Tập 2
Chúng ta hãy sử dụng các câu lệnh thích hợp để chương trình hiển thị ra
màn hình dịng chữ:
Chao mung den voi ngon ngu lap trinh Python - Hiast
Hướng dẫn
Để hiển thị ra màn hình thơng tin nào đó chúng ta có thể sử dụng hàm print().
Ví dụ để hiển thị ra màn hình dòng chữ
Chao mung den voi ngon ngu lap trinh Python - Hiast
Chúng ta có thể làm như sau:
print("Chao mung den voi ngon ngu lap trinh Python - Hiast ")



2


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
1.2 Phép toán trong hàm Print
Để hiển thị ra màn hình tổng của 2 số trong ngơn ngữ lập trình Python rất
đơn giản, chúng ta chỉ cần dùng hàm print() với tốn tử +. Ví dụ về chương
trình dùng để tính tổng của 10 và 16:
print(10 + 16)
Kết quả khi chạy chương trình:
26
Lưu ý: khi sử dụng hàm print() để thực hiện một phép toán chúng ta không
được sử dụng cặp dấu nháy đôi "" như ở các bài trước, vì nếu sử dụng cặp
dấu nháy đơi này thì chương trình sẽ hiểu đó là một chuỗi các ký tự chứ
khơng phải một phép tốn. Ví dụ chương trình sau:
print("10 + 16")
Kết quả khi chạy chương trình:
10 + 16
Ngồi tốn tử + ra trong Python cịn rất nhiều các toán tử khác như -, *, /,
%, ...
Ví dụ: chúng ta có thể tạo ra một chương trình dùng để cộng, trừ, nhân, chia
2 số nguyên giống như sau:
print(123 + 23)
print(123 - 23)
print(123 * 23)
print(123 / 23)
Kết quả khi chạy chương trình:
146
100

2829
5.3478260869565215
Như vậy chúng ta đã biết cách tạo ra một chương trình tính đốn đơn giản
với ngơn ngữ lập trình Python.
Bài Tập 1
Chúng ta hãy viết chương trình Python hiển thị ra màn hình tổng
của 3273 và 2282.
1.3 Lý thuyết
3


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Như bài trước chúng ta đã biết, để hiển thị ra màn hình một chuỗi ký
tự "2468 + 1234 =" chúng ta có thể làm như sau:
print("2468 + 1234 =")
Để hiển thị ra màn hình tổng của 2468 và 1234 chúng ta có thể làm như sau:
print(2468 + 1234)
Vậy để hiển thị được ra màn hình 2468 + 1234 = {P1} với {P1} là tổng
của 2468 + 1234 thì chúng ta cần kết hợp được 2 câu lệnh trên giống như
chương trình sau:
print("2468 + 1234 =", 2468 + 1234)
Kết quả khi chạy chương trình :
2468 + 1234 = 3702
Lưu ý: nếu chúng ta thêm khoảng trắng vào sau dấu = trong ví dụ trên thì kết
quả sẽ sai do thừa 1 khoảng trắng (hàm print() sẽ tự động thêm vào một
khoảng trắng với mỗi một tham số mới). Ví dụ:
print("2468 + 1234 = ", 2468 + 1234)
Kết quả khi chạy chương trình:
2468 + 1234 = 3702
Bài tập 1

Chúng ta hãy viết chương trình hiển thị ra màn hình tổng, hiệu, tích và
thương của 2468 và 1234 giống như sau:
2468 + 1234 = {P1}
2468 - 1234 = {P2}
2468 * 1234 = {P3}
2468 / 1234 = {P4}
Với {P1} là tổng của 2468 và 1234.
Với {P2} là hiệu của 2468 và 1234.
Với {P3} là tích của 2468 và 1234.
Với {P4} là thương của 2468 và 1234.
Bài tập 2
Cho hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 7.8 và 6.4. Chúng ta
hãy viết chương trình hiển thị ra màn hình thơng tin sau:
4


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Dien_tich = {P1}
Chu_vi = {P2}
Với {P1} và {P2} lần lượt là diện tích và chu vi của hình chữ nhật cho trước.
1.4 Comment
Comment hay cịn gọi là chú thích được dùng để giải thích các dịng code,
giúp cho người đọc hay chính người viết code sau này hiểu được source
code dễ dàng hơn. Các ký tự và đoạn code trong comment sẽ không ảnh
hưởng tới kết quả chương trình.
Trong Python có 2 loại comment là comment trên một dòng và comment trên
nhiều dòng.
- Comment trên 1 dòng
Comment trên một dòng sẽ được bắt đầu với ký tự #. Ví dụ đơn giản về
comment một dịng:

# Dịng code bên dưới dùng để hiển thị Hello, World! ra màn hình
print("Hello, World!")
Kết quả khi chạy chương trình:
Hello, World!
Chúng ta cũng có thể đặt comment ngay sau câu lệnh:
# Dịng code bên dưới dùng để hiển thị Hello, World! ra màn hình
print("Hello, World!")
- Comment trên nhiều dịng
Comment trên nhiều dịng trong ngơn ngữ lập trình Python sẽ bắt đầu bằng 3
dấu nháy đơn (''') hoặc 3 dấu nháy kép (""") và kết thúc cũng bằng 3 dấu
nháy đơn (''') hoặc 3 dấu nháy kép ("""). Ví dụ:
'''
Dịng code bên dưới được dùng để
hiển thị ra màn hình dịng chữ Hello, World!
'''
print("Hello, World!")
Kết quả khi chạy chương trình:
Hello, World!
Như vậy chúng ta đã hiểu và biết cách sử dụng comment trong Python, hãy
làm thử bài tập bên dưới.
5


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Bài tập
Chúng ta hãy sử dụng comment (ghi chú) để chương trình hiển thị ra màn
hình dòng chữ Chao cac ban tan sinh vien với phần comment : Ban dang
hoc lap trinh Python tai Hiast

6



Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Bài 2: Kiểu dữ liệu và biến
2.1 Lý thuyết
Bài này sẽ giúp chúng ta hiểu được biến là gì, cách khởi tạo biến và hiểu
được một số kiểu dữ liệu thông dụng trong Python.
2.2 Biến
Khái niệm biến trong lập trình cũng giống khái niệm biến trong toán
học, biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong chương trình. Dữ liệu được
lưu trữ trong một biến có thể thay đổi trong khi chạy chương trình.
Trong Python, chúng ta không cần khai báo biến một cách tường minh trước
khi sử dụng cũng như khai báo kiểu dữ liệu của chúng. Biến được tạo ra khi
ta bắt đầu gán giá trị cho nó. Nhìn ví dụ dưới đây:
# Khai báo biến a và gán giá trị cho a = 5
a=5
# Khai báo biến b và gán giá trị cho b = 7
b=7
print("a + b =",a + b)
Kết quả khi chạy chương trình:
a + b = 12
2.3 Kiểu dữ liệu
Trong Python cũng như các ngơn ngữ lập trình khác, một biến ln có kiểu
dữ liệu. Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong Python:
int: đây là kiểu dữ liệu được dùng để lưu trữ các số nguyên (1, 2, 3, 4, ...).
float: đây là kiểu dữ liệu dùng để lưu trữ các biến kiểu số thực (1.43, 5.34,
3.333, ...).
bool: đây là kiểu dữ liệu dùng để lưu trữ các giá trị luận lý (True hoặc False)
str: đây là kiểu dữ liệu dùng để lưu trữ các xâu ký tự ("Viet Nam", "Hiast", ...)
Ngồi ra trong Python cịn một số kiểu dữ liệu khác như list, set, dict, tuple,

complex nhưng chúng ta chưa cần quan tâm tới các kiêu dữ liệu này vì
chúng ta sẽ được học trong các chương tiếp theo.
Để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến, chúng ta có thể sử dụng hàm type(). Ví dụ:
ten = "Hiast"
ngaysinh = 2
pi = 3.14
7


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
print(type(ten))
print(type(ngaysinh))
print(type(pi))
Kết quả khi chạy chương trình:
<class 'str'>
<class 'int'>
<class 'float'>
- Một số lưu ý khi đặt tên biến
Tên biến có thể được bắt đầu bằng ký tự _ hoặc bất cứ chữ cái nào (in hoa
hoặc in thường).
Tên biến khơng được bắt đầu bằng chữ số. Ví dụ tên biến 100invalid là
không hợp lệ.
Tên biến không được bao gồm dấu cách (dấu khoảng trắng) trong đó.
Khơng sử dụng các từ khóa có sẵn trong Python như print, if, else... để đặt
tên cho biến. Ví dụ tên biến print là không hợp lệ, tên
biến print1, print_2, printHello... là hợp lệ.
Bài tập 1
# Initialization an integer variable name num_integer
num_integer = 1000
# Initialization a float variable name num_float

num_float = 3.125
# Initialization a string variable name string_var
string_var = 'Hiast.edu.vn'
# Initialization a boolean variable name boolean_var
boolean_var = True
#Print value of each variable
print(num_integer)
print(num_float)
print(string_var)
print(boolean_var)

8


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Bài tập tương tự
Chúng ta hãy viết đoạn code để chương trình hiển thị ra màn hình thơng tin
sau:
5000
1.2345
Hiast chao cac ban
False
2.4 Tốn tử nối chuỗi
Ngồi kiểu dữ liệu số thì kiểu dữ liệu chuỗi ký tự (str) cũng có các tốn tử
như +, *, [], in, not in, ... Trong đó tốn tử + dùng để nối chuỗi và toán
tử * dùng để lặp chuỗi. Ví dụ chúng ta có thể nối 2 chuỗi ký tự giống như
sau:
message = "Hello" + " " + "Hiast"
print(message)
Kết quả khi chạy chương trình:

Hello Hiast
Chúng ta có thể lặp lại một chuỗi ký tự giống nhau như sau:
print("Hello " * 3)
Kết quả khi chạy chương trình:
Hello Hello Hello
Như vậy chúng ta đã hiểu về cách sử dụng toán tử + để nối chuỗi và toán
tử * để lặp chuỗi. Hãy sử dụng toán tử nối chuỗi để làm bài tập dưới.
Bài tập
a= 'Hiast'
print("Hello "+ a)
2.5 Nối chuỗi và số
Chúng ta chỉ có thể nối 2 chuỗi với nhau chứ khơng thể nối một chuỗi với 1
số. Ví dụ chương trình sau sẽ báo lỗi:
age = 19
print("Age: " + age)
Để nối được một chuỗi và một số chúng ta cần phải đưa được số này về
dạng chuỗi. Trong ngôn ngữ lập trình Python chúng ta có thể dùng
hàm str() để làm việc này. Ví dụ:
9


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
print(type(str(19)))
Kết quả khi chạy chương trình:
<class 'str'>
Ví dụ tiếp về chuyển từ một chuỗi sang một số:
tuoi = 19
print("Age: " + str(tuoi))
Kết quả khi chạy chương trình:
Age: 19

Như vậy chúng ta đã biết cách chuyển kiểu dữ liệu cho các giá trị, hãy thử
làm bài tập dưới.
Bài tập 1
ten = 'Hiast'
ngay_thanh_lap = 2005
print("Ten: " + ten)
print("Ngay thanh lap Truong Hiast:" + str(ngay_thanh_lap))
Bài tập 2
Chúng ta hãy viết chương trình tạo ra biến a = 438, b = 636 và thực hiện
hiển thị ra màn hình tổng, hiệu, tích, thương của a và b giống như sau:
a + b = {P1}
a - b = {P2}
a * b = {P3}
a / b = {P4}
Trong đó:
{P1} là tổng của a và b.
{P2} là hiệu của a và b.
{P3} là tích của a và b.
{P4} là thương của a và b.
Hướng dẫn
Code mẫu:
10


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
a = 438
b = 636
print("a + b = " + str(a + b))
print("a - b = " + str(a - b))
print("a * b = " + str(a * b))

print("a / b = " + str(a / b))
Bài tập 2
Cho trước biến dai = 7.8 và biến rong = 3.5, đây là 2 biến chỉ chiều dài và
chiều rộng của hình chữ nhật. Chúng ta hãy viết chương trình hiển thị ra màn
hình diện tích và chu vi của hình chữ nhật giống như sau:
dien_tich: {P1}
chu_vi: {P2}
Với {P1} và {P2} lần lượt là diện tích và chu vi của hình chữ nhật.
Hướng dẫn
Code mẫu:
dai = 7.8
rong = 3.5
print("Dien tich: " + str(dai * rong))
print("Chu vi: " + str((dai + rong) * 2))

11


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Bài 3: Nhập xuất dữ liệu cơ bản trong Python
3.1 Nhập dữ liệu
Để nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím rất đơn giản, chúng ta sử dụng
hàm input() giống như sau:
# Nhập dữ liệu cho biến name từ bàn phím
name = input()
print("Hello " + name)
Sau khi chạy chúng ta hãy nhập từ bàn phím:
Kim Viet
Và bấm phím Enter thì màn hình sẽ hiển thị ra:
Hello Kim Viet

Chúng ta cần lưu ý rằng khi nhập dữ liệu cho một biến từ bàn phím thì kiểu
dữ liệu của biến đó ln là str (kể cả chúng ta có nhập giá trị số cho biến đó).
Ví dụ chương trình sau:
tuoi = input()
print(type(tuoi))
Nếu chúng ta nhập 38 và bấm phím Enter thì màn hình sẽ hiển thị ra:
<class 'str'>
Hãy cùng làm thử bài tập bên dưới.
Bài tập
Chúng ta hãy viết chương trình nhập vào tên của mình từ bàn phím và thực
hiện hiển thị ra màn hình dịng chữ:
Hello {P}
Với {P} là tên chúng ta vừa nhập từ bàn phím.
Ví dụ nếu chúng ta nhập tên là Kim Viet thì màn hình sẽ hiển thị lên dịng
chữ:
Hello Kim Viet
Hướng dẫn
Code mẫu:
name = input()
print("Hello " + name)
12


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
3.2 Chuyển kiểu dữ liệu từ str về int
Trong Python, dữ liệu nhập từ bàn phím ln có kiểu là str (hàm input() trả về
kiểu str), mà biến kiểu str thì khơng thể tính tốn được. Do đó chúng ta cần
chuyển kiểu dữ liệu của biến tuoi về kiểu int, để làm việc này chúng ta cần
sử dụng hàm int(). Ví dụ chương trình sau:
Tuoi = int(input())

Tuoi = Tuoi + 10
print(Tuoi)
print(type(Tuoi))
Nếu chúng ta nhập 23 và bấm Enter thì màn hình sẽ hiển thị ra:
33
<class 'int'>
Có thể thấy chúng ta đã chuyển được chuỗi "23" về số 23.
Tới đây chúng ta đã biết cách chuyển kiểu dữ liệu từ str về int, hãy quay lại
phần bài tập và làm thử.
Bài tập
Chúng ta hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím tên, tuổi của một
người. Sau đó hiển thị ra màn hình:
Trong 15 nam, tuoi cua {P1} se la {P2}
Với {P1} là tên của người đó, {P2} là tuổi của người đó sau 15 năm.
Ví dụ nếu chúng ta nhập:
Viet
23
Thì màn hình sẽ hiển thị lên:
Trong 15 năm, tuoi cua Viet se la 38
Hướng dẫn
Code mẫu:
Ten = input()
Tuoi = int(input())
print("Trong 15 năm, tuoi cua " + name + " se la "+ str(Tuoi + 15))
3.3 Toán tử lấy số dư
Để lấy phần dư của một phép chia chúng ta có thể sử dụng tốn tử %. Ví dụ
chương trình:
13



Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
print(5 % 3)
Sẽ hiển thị lên màn hình:
2
Do 2 là phần dư của phép chia 5/3.
Đọc tới đây chúng ta đã biết cách sử dụng toán tử % để lấy phần dư của
phép chia, hãy quay lại phần bài tập và làm thử.
Bài tập 1
Chúng ta hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên a và b.
Sau đó hiển thị ra màn hình thơng tin sau:
a % b = {P}
Với {P} là phần dư của phép chia a/b.
Ví dụ nếu chúng ta nhập a = 7, b = 3 giống như bên dưới:
7
3
thì màn hình sẽ hiển thị ra dịng chữ:
a%b=1
Giải thích: 7 chia 3 dư 1
Hướng dẫn
Code mẫu:
a = int(input())
b = int(input())
print("a % b = " + str(a % b))
Hoặc chúng ta cũng có thể làm như sau:
a = int(input())
b = int(input())
print("a % b =", a % b)
Bài tập 2
Chúng ta hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím 2 biến kiểu số
nguyên a và b. Sau đó hiển thị ra các phép tính trên 2 số này giống như sau:

a + b = {P1}
a - b = {P2}
14


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
a * b = {P3}
a / b = {P4}
a % b = {P5}
Trong đó:
{P1} là tổng của a và b.
{P2} là hiệu của a và b.
{P3} là tích của a và b.
{P4} là thương của a và b.
{P5} là phần dư của phép chia a/b.
Ví dụ nếu chúng ta nhập a = 10, b = 5 giống như bên dưới:
10
5
thì màn hình sẽ hiển thị ra:
a + b = 15
a-b=5
a * b = 50
a / b = 2.0
a%b=0
Hướng dẫn
Code mẫu:
a = int(input())
b = int(input())
print("a + b = " + str(a + b))
print("a - b = " + str(a - b))

print("a * b = " + str(a * b))
print("a / b = " + str(a / b))
print("a % b = " + str(a % b))
Đề 1
Cho 2 biến lưu trữ các số nguyên a và b được nhập từ bàn phím, chúng ta
hãy viết chương trình hốn đổi giá trị của biến a và biến b. Sau đó hiển thị ra
màn hình:
Hốn đổi a = {P1}, b = {P2}
Với {P1} và {P2} lần lượt là giá trị của a và b sau khi đã hốn đổi.
Ví dụ nếu chúng ta nhập a = 3, b = 4 như bên dưới:
15


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
3
4
Thì chương trình sẽ hiển thị ra:
Hoán đổi a = 4, b = 3
Nếu chúng ta chưa giải được bài này thì có thể xem hướng dẫn ở bên dưới.
Hướng dẫn
Chúng ta có thể hốn đổi giá trị của 2 biến a, b bằng cách tạo ra biến trung
gian c giống như sau:
c=a
a=b
b=c
Code mẫu:
a = int(input())
b = int(input())
c=a
a=b

b=c
print("Sau khi hoan doi a = " + str(a) + ", b = " + str(b))
Đề 2
Chúng ta hãy viết chương trình nhập từ bàn phím bán kính r của một hình
trịn và hiển thị ra màn hình chu vi của hình trịn đó:
Chu_vi = {P}
Với {P} là chu vi của hình trịn có bán kính r (π = 3.14).
Ví dụ nếu chúng ta nhập:
7.5
Thì màn hình sẽ in ra:
Chu vi = 47.1
3.4 Biến số thực
Ở các bài trước chúng ta đã quen với việc chuyển kiểu dữ liệu từ str về int,
nhưng ở bài này bán kính r của hình trịn có thể là một số thực nên chúng ta
cần chuyển kiểu dữ liệu từ str về float thay vì int. Để chuyển kiểu dữ liệu
từ str về float cho biến lưu trữ bán kính đường trịn chúng ta có thể làm giống
như chương trình sau:
16


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
r = float(input())
print("Ban kinh = " + str(r))
Kết quả khi chạy chương trình:
Ban kinh = 5.5
Trong chương trình trên nếu chúng ta chuyển kiểu dữ liệu của
biến r về int thì chương trình sẽ báo lỗi.
Như vậy chúng ta đã biết cách nhập từ bàn phím biến có kiểu dữ liệu số
thực, hãy làm thử bài tập bên dưới.
Hướng dẫn

Code mẫu:
r = float(input())
print("Chu vi = " + str(2 * 3.14 * r))

17


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Bài 4: Toán tử cơ bản trong Python
4.1 Các loại toán tử
Trong chương trước chúng ta đã được làm quen với các toán tử như toán
tử = +, -, *, /, %, ... Ở chương này chúng ta sẽ đi sâu hơn về các toán tử
trong Python.
Python xây dựng 7 loại hình tính tốn trên tốn tử như sau:
Python Arithmetic Operator (toán tử số học)
Python Relational Operator (toán tử quan hệ)
Python Assignment Operator (toán tử gán)
Python Membership Operator (toán tử membership)
Python Identity Operator (toán tử identity)
Python Logical Operator (toán tử logic)
Python Bitwise Operator (toán tử thao tác bit)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về loại tốn tử đầu tiên, đó là Arithmetic
Operators
Arithmetic Operators
Đây là toán tử dùng để thao tác với các phép toán như cộng, trừ, nhân, chia,
chia dư, ... Xem bảng đầy đủ về các tốn tử số học:
Operator Purpose

Ví dụ


+

Tốn tử cộng 2 giá trị.

7 + 3 = 10

-

Toán tử trừ 2 giá trị.

7-3=4

*

Toán tử nhân 2 giá trị.

7 * 3 = 21

/

Toán tử chia 2 giá trị.

7 / 3 = 2.(3)

//

%

Toán tử chia lấy phần nguyên của 2 giá trị.


Toán tử chia lấy phần dư của 2 giá trị.
18

7 // 3 = 2
10 // 6 = 1
7%3=1


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt

10 % 6 = 4

**

2 ** 3 = 8

Toán tử mũ (a**b = ab)

5 ** 7 = 78125
Ví dụ
x = 15
y=4
print('x + y =', x+y)
print('x - y =', x-y)
print('x * y =', x*y)
print('x / y =', x/y)
print('x % y =', x % y)
print('x // y =', x//y)
print('x ** y =', x**y)
Kết quả khi chạy chương trình:

x + y = 19
x - y = 11
x * y = 60
x / y = 3.75
x%y=3
x // y = 3
x ** y = 50625
Chúng ta đã hiểu thêm về các toán tử trong Python. Hãy làm bài tập bên
dưới
Bài tập 1
Viết chương trình tính diện tích hình tam giác có chiều cao h và độ dài cạnh
đáy a được nhập từ bàn phím (chiều cao và độ dài cạnh đáy của hình tam
giác này là một số ngun). Sau đó, in ra màn hình "Dien tich tam giac la {P}"
với {P} là diện tích của hình tam giác.
Ví dụ nếu chúng ta nhập a = 10, h = 12 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
Dien tich tam giac la 60
Trước khi làm bài này chúng ta hãy đọc phần lý thuyết để biết thêm về các
toán tử trong Python.
19


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Hướng dẫn
Cơng thức tính diện tích tam giác được cho như sau:

Code mẫu:
a = int(input())
h = int(input())
DT = 1/2 * a * h
print("Dien tich tam giac la", DT)

Bài tập 2
Chúng ta hãy viết chương trình nhập từ bàn phím 2 số ngun a và b. Sau
đó hiển thị ra màn hình giá trị của phép tốn a mũ b (ab).
Ví dụ nếu chúng ta nhập a = 2, b = 3 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
8
Hướng dẫn
Như bài trước chúng ta đã được học về các tốn tử số học, để
tính a mũ b chúng ta có thể sử dụng tốn tử ** giống như chương trình sau:
a = int(input())
b = int(input())
print(a ** b)
Bài tập 3
Viết chương trình nhập từ bàn phím hai số nguyên x và y. Sau đó, kiểm tra
giá trị của x có lớn hơn giá trị y hay khơng. Nếu có (x lớn hơn y) thì in ra x >
y: True, ngược lại in ra x > y: False.
Ví dụ nếu chúng ta nhập x = 10, y = 5 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
x > y: True
Nếu chúng ta nhập x = 2, y = 8 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
20


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
x > y: False
4.2 Toán tử so sánh
Các toán tử so sánh được dùng để so sánh hai giá trị với nhau. Kết quả của
các toán tử này sẽ là True hoăc False (đúng hoặc sai). Các toán tử so sánh
sẽ giúp ta kiểm tra xem hai giá trị có bằng, lớn hơn hay nhỏ hơn nhau hay
khơng,... Bảng thể hiển các tốn tử so sánh:
Tốn tửMiêu tả


Ví dụ

>

Tốn thử lớn hơn - nếu số hạng bên trái lớn hơn
3 > 5 (False)
số hạng bên phải thì kết quả sẽ là True

<

Tốn tử nhỏ hơn - nếu số hạng bên trái nhỏ hơn 3 < 5 (True)
số hạng bên phải thì kết quả sẽ là True

==

Tốn tử bằng với - nếu hai số hạng có giá trị 3 == 3 (True)
bằng nhau thì kết quả sẽ là True.

!=

Toán tử khác bằng - nếu hai số hạng có giá trị 3 != 3 (False)
khác nhau thì kết quả sẽ là True.

>=

Toán tử lớn hơn hoặc bằng - nếu số hạng bên
trái lớn hơn hoặc bằng số hạng bên phải thì kết 7 >= 6 (True)
quả sẽ là True

<=


Toán tử nhỏ hơn hoặc bằng - nếu số hạng bên
trái nhỏ hơn hoặc bằng số hạng bên phải thì kết 5 <= 6 (true)
quả sẽ là True

Ví dụ cụ thể với Python:
x = 10
y = 12
print('x > y is', x > y)
print('x < y is', x < y)
print('x == y is', x == y)
print('x != y is', x != y)
print('x >= y is', x >= y)
print('x <= y is', x <= y)
Kết quả khi chạy chương trình:
21


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
x > y is False
x < y is True
x == y is False
x != y is True
x >= y is False
x <= y is True
Đọc tới đây chúng ta đã hiểu về các toán tử so sánh, hãy quay lại phần bài
tập và làm thử.
Bài tập
Viết chương trình nhập từ bàn phím hai số ngun x và y. Sau đó, kiểm tra
giá trị của x có lớn hơn giá trị y hay khơng. Nếu có (x lớn hơn y) thì in ra x >

y: True, ngược lại in ra x > y: False.
Ví dụ nếu chúng ta nhập x = 10, y = 5 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
x > y: True
Nếu chúng ta nhập x = 2, y = 8 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
x > y: False
Hướng dẫn
Code mẫu:
x = int(input())
y = int(input())
print("x > y:", x > y)
4.3 Toán tử gán
Để làm được bài này chúng ta cần hiểu được cách sử dụng các toán tử gán
trong Python. Toán tử gán thường được dùng để gán giá trị của vế phải sang
cho vế trái. Bảng thể hiện các toán tử gán:
Loại tốn
Mục đích
tử

Cách dùng

=

Gán giá trị của vế phải cho vế trái

x=5

+=

Tăng vế trái một phần bằng vế phải sau đó gán
giá trị cho vế trái


22

x += 5
(x = x + 5)


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
-=

*=

/=

%=

//=

**=

&=

|=

^=

>>=

Giảm vế trái một phần bằng giá trị vế phải sau
đó gán kết quả cho vế trái


Nhân giá trị của vế trái với vế phải sau đó gán
kết quả cho vế trái

Chia giá trị của vế trái cho vế phải sau đó gán
kết quả cho vế trái

Chia giá trị của vế trái cho vế phải sau đó gán
phần dư cho vế trái (chia lấy dư)

x -= 5
(x = x - 5)
x *= 5
(x = x * 5)
x /= 5
(x = x / 5)
x %= 5
(x = x % 5)
x //= 5

Phép chia lấy phần nguyên.

(x = x // 5)

Lấy vế trái lũy thừa với bậc là giá trị vế phải
sau đó gán kết quả cho vế trái

Thực hiện phép toán của toán tử AND cho 2 vế
sau đó gán cho vế trái


Thực hiện phép tốn của tốn tử OR cho 2 vế
sau đó gán cho vế trái

Thực hiện phép toán của toán tử XOR 2 vế sau
đó gán cho vế trái

Thực hiện phép tốn dịch phải của vế phải sau
đó gán cho vế trái

23

x **= 5
(x = x ** 5)
x &= 5
(x = x & 5)
x |= 5
(x = x | 5)
x ^= 5
(x = x ^ 5)
x >>= 5
(x = x >> 5)


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
<<=

Thực hiện phép toán dịch trái của vế phải sau
đó gán cho vế trái

x <<= 5

(x = x << 5)

Ví dụ
x = 15
y=4
print('x + y =', x + y)
print('x - y =', x - y)
print('x * y =', x * y)
print('x / y =', x / y)
print('x // y =', x // y)
print('x ** y =', x ** y)
Kết quả khi chạy chương trình:
x + y = 19
x - y = 11
x * y = 60
x / y = 3.75
x // y = 3
x ** y = 50625
Như vậy chúng ta đã hiểu về các toán tử gán, hãy quay lại phần bài tập và
áp dụng các tốn tử gán thích hợp
Bài tập
Viết chương trình Python sử dụng các toán tử gán để thao tác với hai số tự
nhiên a và Total được nhập từ bàn phím. Sau đó, in ra màn hình các giá trị
của Total trên từng dòng như sau:
Gia tri sau khi += Operator is: {A}
Gia tri sau khi -= Operator is: {B}
Gia tri sau khi *= Operator is: {C}
Gia tri sau khi //= Operator is: {D}
Gia tri sau khi **= Operator is: {E}
Gia tri sau khi /= Operator is: {F}

Gia tri sau khi %= Operator is: {G}
Với A, B, C, D, E, F, G, H là các giá trị của Total sau khi sử dụng các tốn tử
tương ứng
Ví dụ nếu chúng ta nhập a = 7, Total = 21 thì màn hình sẽ hiển thị ra:
Gia tri sau khi +=: 28
Gia tri sau khi -=: 21
24


Biên soạn: Nguyễn Kim Việt
Gia tri sau khi *=: 147
Gia tri sau khi //=: 21
Gia tri sau khi **=: 1801088541
Gia tri sau khi /=: 257298363.0
Gia tri sau khi %=: 0.0
Hướng dẫn
Code mẫu:
a = int(input())
Total = int(input())
Total += a # Using += Operator
print("Gia tri sau khi +=:", Total)
Total -= a # Using -= Operator
print("Gia tri sau khi -=:", Total)
Total *= a # Using *= Operator
print("Gia tri sau khi *=:", Total)
Total //= a # Using //= Operator
print("Gia tri sau khi //=:", Total)
Total **= a # Using **= Operator
print("Gia tri sau khi **=:", Total)
Total /= a # Using /= Operator

print("Gia tri sau khi /=:", Total)
Total %= a# Using %= Operator
print("Gia tri sau khi %=:", Total)
4.4 Toán tử membership
Để làm được bài này chúng ta cần biết về toán tử membership. Toán tử
membership là toán tử dùng để kiểm tra xem một giá trị có nằm trong giá trị
khác hay khơng.
in và not in là hai toán tử membership với cách sử dụng rất đơn giản. Ví dụ
chúng ta có thể kiểm tra xem một xâu có nằm trong một xâu khác khơng
giống như sau:.
print("Truong" in "Truonghiast")
print("Py" not in "Python")
Kết quả khi chạy chương trình:
True
False
Chúng ta đã biết cách sử dụng tốn tử membership. Hãy làm thử bài tập bên
dưới.

25


×