Trường Đại học Hàng hải
Khoa Điện-ĐTTB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………….
QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
1. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP phải đánh máy vi tính theo font
Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 14, cách dòng 1,5; căn lề hai bên (Justify),
không có Header, Footer; khổ giấy A4, căn lề trên-dưới-trái-phải là 2-2-3-2(cm),
số trang đánh ở góc dưới, bên phải của trang, tổng số trang khoảng từ 30-40.
2. Thứ tự hình thức sắp xếp bao gồm:
- Trang bìa;
- Trang lót bìa;
- Giấy xác nhận của Cán bộ quản lý nơi sinh viên thực tập tốt nghiệp (có
đóng dấu);
- Đề cương sơ bộ thực tập tốt nghiệp (đã được Giảng viên phụ trách ký
duyệt);
- Mục lục: Tiêu đề mục lục Font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ
chữ 15;
- Mở đầu: Tiêu đề Font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 15;
- Phần nội dung chính:
+ Các chương: Font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 15;
+ Các mục lớn (1.1): Font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 14;
+ Các mục con (1.2.3): Font chữ Times New Roman B, in thường, cỡ chữ
14;
+ Các mục a, b, c, (nếu có): Font chữ Times New Roman B - I, cỡ chữ
14;
- Kết luận: Tiêu đề Font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 15;
1
- Tài liệu tham khảo: Tiêu đề Font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ
chữ 15;
- Phụ lục nếu có (các sơ đồ, bản vẽ ): Tiêu đề Font chữ Times New
Roman B, in hoa, cỡ chữ 15.
3. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP được đóng thành 01 quyển (bìa
xanh - mê ca - mềm)
a) Trang bìa gồm có tên trường (Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ
16 ); tên khoa (Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 16); ở giữa bìa: BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 32 ÷ 36); cuối
cùng là tên địa phương và năm thực hiện (Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ
16).
b) Trang lót bìa gồm có tên khoa; tên bộ môn; ở giữa bìa: BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (font chữ giống trang bìa); họ và tên của giáo viên
hướng dẫn, học hàm, học vị, họ và tên của sinh viên thực hiện; lớp, (khóa học)
(font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 14 ), cuối cùng là tên địa phương
và năm thực hiện (font chữ Times New Roman B, in hoa, cỡ chữ 16 ).
5. Trong mục lục cần liệt kê và đánh số trang của: mở đầu, các chương,
các mục, các mục con (chỉ đưa vào liệt kê trong mục lục các mục con đánh số
đến 3 chữ số, ví dụ 1.2.3, các mục nhỏ hơn ký hiệu bằng các chữ a, b, c không
cần đưa vào mục lục), kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nếu có.
6. Trong phần trình bày nội dung chính của BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP cần tuân theo các qui định sau:
- Tổng số chương nhiều nhất là 4 được đánh số theo thứ tự tăng dần
- Các mục được đánh số theo chương, ví dụ: mục đầu tiên của chương 1
được đánh số là 1.1, mục tiếp theo được đánh số là 1.2, Các mục con bên trong
của mục được đánh số theo mục đó, ví dụ: mục con đầu tiên của mục 1.2 được
đánh số là 1.2.1, mục con tiếp theo được đánh số là 1.2.2, Không nên dùng 4
chữ số để đánh số mục nhỏ hơn nữa, mà trong trường hợp này nên dùng các chữ
a, b, c để chỉ các mục nhỏ này.
2
- Tất cả các hình vẽ (kể cả các ảnh chụp) và các bảng số đưa vào trong
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP đều phải được đánh số và đặt tên (căn giữa
center). Nếu cần thiết hình vẽ, bảng biểu có thể trình bày trên khổ giấy A3 và
đóng kèm theo BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. Số của các hình vẽ và các
bảng được đánh theo chương, ví dụ: hình vẽ hoặc bảng đầu tiên của chương 3
được đánh số là 3.1, hình vẽ hoặc bảng tiếp theo được đánh số là 3.2, Số và tên
của hình vẽ được đặt ở phía dưới hình, căn giữa (center), còn số và tên của bảng
được đặt ở phía trên bảng căn giữa (center).
- Các công thức trong BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP được đặt ở giữa
dòng và được đánh số. Số của công thức phải ở trong cặp dấu ngoặc đơn, được
đặt sát lề phải và được đánh theo chương, ví dụ: công thức đầu tiên của chương
2 được đánh số sẽ là (2.1), công thức tiếp theo được đánh số sẽ là (2.2). Chú ý:
không nhất thiết phải đánh số tất cả các công thức, mà chỉ nên đánh số các công
thức chủ đạo, các công thức được sử dụng hoặc được nhắc lại nhiều lần trong
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
- Những nội dung nào sử dụng lại từ các tài liệu khác cần phải được trích
dẫn. Khi trích dẫn tài liệu nào thì phải đưa ra số thứ tự của tài liệu đó trong danh
mục tài liệu tham khảo ở cuối BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP và số đó được
đặt trong cặp dấu ngoặc vuông. Cặp dấu ngoặc vuông này đặt ở cuối câu và
không được đặt ở trên đề mục lớn.
- Khi thuyết minh sơ đồ, bản vẽ của các hệ thống thì cần phải chỉ dẫn sơ
đồ, bản vẽ đó được đóng kèm hoặc trong phần phụ lục.
- Việc phân bố các chương cần phải tương đối hợp lý, không nên có
chương nào quá ngắn (dưới 10 trang). Trong trường hợp không thể viết dài hơn
thì nên phân bố lại các chương để chuyển chương này thành một mục của
chương khác.
7. Trong phần kết luận cần nêu ra các kết quả đạt được của THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP cũng như nhận xét, đánh giá các kết quả đó.
8. Trong danh mục tài liệu tham khảo, các tài liệu được đưa vào theo thứ
tự chữ cái tên của tác giả đầu tiên. Mỗi tài liệu được ghi theo trình tự: số thứ tự,
3
tên các tác giả, tên tài liệu (chữ nghiêng), nhà xuất bản và năm xuất bản. Nếu là
bài báo thì ghi theo trình tự: số thứ tự, tên các tác giả, tên bài báo (chữ nghiêng),
tên tạp chí, số và năm phát hành, số trang của bài báo. Chú ý: chỉ đưa vào danh
mục các tài liệu được in ấn chính thức, các bài giảng không được đưa vào danh
mục. Tài liệu tham khảo trên Internet phải có đường link cụ thể. Thự tự xếp tài
liệu tham khảo: Tiếng Việt, Tiếng nước ngoài, các trang web.
9. Nếu có phụ lục thì có thể đưa vào phần này nội dung các chương trình,
các bảng, các hình vẽ, Số trang của phần phụ lục không được tính vào tổng số
trang của BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
Hải phòng, tháng 04 năm 2012
Bộ môn ĐTĐCN
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HẢI PHÒNG – 2012
5
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN
BỘ MÔN - ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN SINH BIÊN
SINH VIÊN: ĐỖ VĂN PHONG
LỚP: ĐTĐ - 48 - ĐHT3
HẢI PHÒNG – 2012
6