Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập TN hoàn thiện KT tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện Việt Đức HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.79 KB, 47 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường đã có hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là
trong lĩnh vực y tế. Con người ngày càng nhận thức tầm quan trọng của việc bảo
vệ sức khỏe của mình. Từ thói quen có bệnh mới đến bệnh viện thì con người
hàng năm đã tạo cho mình một năm đến kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần.
Chính vì thế mà nền y tế nói chung và nhân viên bệnh viện nói riêng luôn phải nỗ
lực phấn đấu không ngừng để có thể đáp ứng được những nhu cầu nhất thiết của
người bệnh. Việc sử dụng lao động trong bệnh viện cũng là vấn đề cần có nhiều
điều cần quan tâm đặc biệt là vấn đề tiền lương của người lao động. Càng ngày
cuộc sống càng thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi nhu cầu sống
ngày càng cao. Do đó tiền lương đã trở thành mục tiêu đích thực của bất kỳ một
ai trong xã hội. Người lao động cũng phải có một mức thù lao xứng đáng để phù
hợp với cuộc sống hiện tại khi đó quản lý tiền lương là yếu tố cực kỳ cần thiết.
Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là tiền lương và các khoản
trích theo lương trong bệnh viện là một vấn đề trọng yếu. Vì thế tôi chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện Việt
Đức”. Nhằm mục đích tìm tòi, sâu xa hơn về vấn đề kế toán tiền lương. Mặt khác
đây cũng là phương pháp gián tiếp để tìm hiểu cuộc sống và thu nhập của cán bộ
viên chức của bệnh viện Việt Đức.
Nội dung của báo cáo chuyên đề bao gồm :
Phần 1: Đặc điềm tổ chức hoạt động của bệnh viện Việt Đức
Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại bệnh viện Việt Đức
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại bệnh viện Việt Đức
Phần 1
Đặc điềm tổ chức hoạt động của bệnh viện Việt Đức
1.1Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện :
Tên giao dịch : BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Tên tiếng anh :VIET DUC UNIVERSITY HOSPITAL


Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi - Hà Nội - Việt Nam
Bệnh viện HN Việt Đức được xây dựng năm 1906 trên diên
tích mặt bằng 30.000m2,giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, từ năm
1946 do Bác sỹ Việt Nam quản lý.
Ngày 7-1-1902, toàn quyền Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập
Trường Đại Học Y Hà Nội và hai năm sau, bệnh viện thực hành
của trường được xây dựng với tên gọi là Nhà thương bản xứ
(1904) rồi theo quá trình thời gian, bệnh viện mang các tên gọi
khác nhau qua từng giai đoạn phát triển của đất nước: Nhà
thương bảo hộ (1906), Bệnh viện Yersin (1943), Bệnh viện
Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CHDC Đức
(1958-1991) và Bệnh viện HN Việt Đức (hiện nay)
Là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam, là một trung tâm phẫu
thuật lớn nhất của cả nước, bệnh viện Việt-Đức gắn liền với tên
tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng cùng phương pháp
mổ gan Việt Nam mang tên ông, đã được phổ biến rộng rãi trên
thế giới trong gần 4 thập kỷ qua.
Ngày nay, với 500 giường bệnh chuyên về Ngoại khoa, 18 phòng
mổ thuộc các chuyên ngành sâu về phẫu thuật được trang bị hiện
đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến: phẫu thuật Thần kinh
Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật
Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết
niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các
bệnh nhân nhiễm khuẩn v.v Cùng với đội ngũ các Giáo sư, Tiến
sỹ, các chuyên gia phẫu thuật và kỹ thuật viên được đào tạo cơ
bản ở trong và ngoài nước, bệnh viện đang phát huy truyền thống
của cơ sở chuyên khoa đầu ngành trong các lĩnh vực: triển khai
và phổ biến các kỹ thuật ngoại khoa, đào tạo các bác sỹ phẫu
thuật, các bác sỹ gây mê hồi sức Triển khai các đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, đặc biệt là mở rộng hợp

tác quốc tế với nhiều nước và nhiều tổ chức phi chính phủ ở các
châu lục khác nhau trên lĩnh vực Ngoại khoa.Nhằm xã hội hoá và
đa dạng hoá các loại hình điều trị, bệnh viện đã hoàn thiện Khoa
Điều Trị Theo Yêu Cầu (1C), bao gồm hai phòng mổ, một phòng
khám trang bị đầy đủ hệ thống xét nghiệm hiện đại với 47 giường
bố trí trong các phòng riêng biệt đầy đủ tiện nghi khép kín.
Với kế hoạch tổng thể (2000 - 2010) sẽ xây dựng lại toàn bộ và
trang bị mới các thiết bị y tế hiện đại để trở thành cơ sở ngoại khoa
hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.2. Chức năng nhiệm vụ:
Bệnh viện đại học, chuyên ngành Ngoại khoa - tuyến cao nhất
của cả nước. Mỗi năm trung bình khám bệnh 160.000 ca, điều trị
nội trú 26.000 ca,ngoại trú 31.000 ca, phẫu thuật 26.000 ca (trong
đó có 23.000 ca mổ lớn). Tiếp nhận khám và điều trị các bệnh
nhân khó, phức tạp về các bệnh ngoại khoa nhân bảo hiểm y tế
do các cơ sở y tế chuyển đến, điều trị theo yêu cầu (Người bệnh
đến trực tiếp)
Bệnh viện thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
1- Cấp cứu khám chữa bệnh
2- Đào tạo
3- Nghiên cứu khoa học
4- Chỉ đạo chuyên khoa
5- Phòng bệnh
6- Hợp tác quốc tế
7- Quản lý kinh tế
Hầu hết các kỹ thuật hiện đại về gây mê hồi sức, các phẫu thuật
lớn đều được tiến hành tại đây.
- Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Chụp CT xoắn ốc,MRI,
Chụp mạch siêu chọn lọc, có can thiệp Siêu âm màu 3 chiều
,chụp số hóa CR và D R, chụp mạch điều trị , Nội soi chẩn

đoán/điều trị (Tiêu hoá gan mật tuỵ, ). Hoá sinh, Huyết học
Truyền máu, Vi sinh, Giải phẫu bệnh v.v
- Lâm sàng: Phẫu thuật tiêu hoá (Ống tiêu hoá, Gan, Mật, Tuỵ -
trường phái mổ gan Tôn Thất Tùng), PT Tim mạch (Các bệnh tim
mạch mổ tim mở - bắc cầu mạch vành, thay van tim ), PT Chấn
thương - Chỉnh hình (Chấn thương chi, thay khớp háng ), PT
Tiết niệu (Sỏi thận, niệu quản, bàng quang, ghép thận, tán sỏi
ngoài cơ thể ), PT Thần kinh ( Chấn thương, u não, u tuỷ ), mổ
nội soi, Laser trong phẫu thuật và quang động học liệu pháp
(PDT).
- Tư vấn cho Bộ Y tế chỉ đạo các hoạt động ngoại khoa, đào tạo
cán bộ, chỉ đạo tuyến.
- Quan hệ hợp tác khoa học với nhiều nước: Đức, Nga, Trung
Quốc, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Italia, Cuba, Austria, Nhật, Thái Lan,
Lào, Singapore, Campuchia Nhiều Giáo sư, Bác sỹ là cán bộ
lãnh đạo của các Hội y học ở Việt Nam đồng thời có tham gia
trong nhiều Hội chuyên khoa quốc tế.
- Tiếp khách Quốc tế: Nhiều giáo sư, bác sỹ, sinh viên nước
ngoài đến trao đổi khoa học và thực tập tại Bệnh viện (Sinh viên
Pháp,Italia, Cuba, Anh,Austra, Ireland, Hà Lan, Mỹ, Lào,
Campuchia )
1.3.Những thành tựu chính đạt được về chuyên môn:
Phẫu thuật tim mạch: Mổ tim mở (Open heart surgery) được
tiến hành thường quy, các kỹ thuật khó: thay van tim, kỹ thuật
Bentall, bắc cầu mạch vành, mổ nối mạch ở tim đang đập (Không
dùng máy phổi nhân tạo).
Phẫu thuật Thần kinh: mổ chấn thương sọ não, bệnh ở não -
tuỷ sống : mổ u tuyến yên qua xoang bướm , mổ u thần kinh VIII
qua mê nhĩ (Có sử dụng dao siêu âm).
Phẫu thuật Nội soi và nội soi can thiệp:

+ Mở thông dạ dày qua nội soi, chụp đường mật tuỵ (ERCP) lấy
sỏi giun qua nội soi
+ Cắt nội soi u phì đại tuyến tiền liệt (TUR).
+ Phẫu thuật nội soi ổ bụng được áp dụng từ 1993. Các loại phẫu
thuật : cắt túi mật, cắt u tuyến thượng thận, cắt dây thần kinh X, u
nang buồng trứng, cắt lách, đặt đai dạ dày giảm béo , cắt ruột
thừa bằng nội soi (laparoscopy) an toàn, tai biến ít, giảm ngày
điều trị, phục hồi sau mổ nhanh.
Phẫu thuật gan mật tuỵ:
+ Cắt gan các loại do ung thư , bệnh gan mật và chấn thương.
+ Điều trị phẫu thuật sỏi mật trong và ngoài gan.
+ Sử dụng nội soi đường mật để chẩn đoán và điều trị (Tán sỏi)
qua da hay trong mổ.
+ Sử dụng dao siêu âm trong cắt gan (Ít chảy máu, nhanh) .
+ Các phẫu thuật về biến chứng chảy máu do xơ gan - tăng áp
lực tĩnh mạch cửa (Phân lưu cửa chủ).
• Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình: các loại chấn thương,
thay khớp háng (Một bên hay toàn bộ), nội soi khớp (Chẩn
đoán và điều trị), chữa bệnh cột sống bằng sóng Radio.
Phẫu thuật tạo hình Hàm mặt
• Phẫu thuật tiêu hoá với các kỹ thuật khó phức tạp như cắt bỏ
và tạo hình thực quản, cắt khối tá tuỵ, cắt toàn bộ dạ dày, cắt
đại tràng các loại
• Điều trị tán sỏi thận ngoài cơ thể bằng máy tán sỏi hiện đại,
đạt tỷ lệ khỏi cao trong lần tán đầu tiên và an toàn. Phối hợp
tán sỏi qua da, qua nội soi (Niệu quản) giải quyết các loại sỏi
tiết niệu. Phẫu thuật ghép thận Lọc máu ngoài cơ thể bằng
các máy hiện đại
• Hỗ trợ và đào tạo chuyên môn trong các trường hợp ghép
thận ở các trung tâm khác trong cả nước từ năm 1992 và năm

2000 bắt đầu tiến hành ghép thận ở Bệnh viện và từ năm 2001
trở đi ghép thận thường quy.
• Cơ sở cung cấp máu lớn ở Việt Nam, cung cấp cho nhiều
bệnh viện ở Hà Nội, mỗi năm sử dụng trên 4.500 lít máu. Triển
khai thường quy các kỹ thuật tiên tiến: tách các thành phần
máu và truyền máu từng phần.
• Trong chẩn đoán, có sử dụng các kỹ thuật cao như ứng
dụng hoá mô miễn dịch (immuno histochemistry), miễn dịch
huỳnh quang (immuno fluorescence), sinh thiết tức thì trong
giải phẫu bệnh - pháp y; siêu âm đen trắng và siêu âm mầu
(Echo Doppler), siêu âm màu 3 chiều ,chụp số hóa CR và DR,
chụp mạch điều trị ,chụp CT scaner, MRI, chụp chẩn đoán
ung thư và di căn sớm PET/CT
• Bước đầu xử dụng Laser - quang động học liệu pháp
(PDT) trong điều trị bệnh ung thư não, bàng quang, trĩ, rò hậu
môn và một số các bệnh khác.
1.4.Một số danh hiệu được Nhà nước phong tặng:
• Huân chương Kháng chiến- Hạng nhất 1973.
• Huân chương Lao động - Hạng nhất 1986.
• Huân chương Độc lập - Hạng II 1996.
• Cờ luân lưu của Chính phủ 2000.
• Huân chương Độc lập -Hạng nhất 2001.
• Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân 2005.
• Anh hùng Lao động 2006.
SƠ ĐỒ 3 : : Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Việt Đức
BAN GI M Á ĐỐC
 
BAN GI M Á ĐỐC
 
Phòng Kế hoạch tổng h

ợp
Phòng Kế hoạch tổng h
ợp
Khoa GMHS - Mổ
- HSCC
Khoa GMHS - Mổ
- HSCC
Khoa Phẫu thuật T
im mạch
Khoa Phẫu thuật T
im mạch
Khoa Dược
Khoa Dược
KHỐI HẬU CẦN
KHỐI HẬU CẦN
KHỐI L M S NG Â À
KHỐI L M S NG Â À
KHỐI CẬN L M S NG Â À
KHỐI CẬN L M S NG Â À
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Hành chính quản t
rị
Phòng Hành chính quản t
rị
Phòng Vật tư thiết bị Y t
ế
Phòng Vật tư thiết bị Y t
ế
Phòng Kế toán tài chính

Phòng Kế toán tài chính
Phòng Điều dưỡng
Phòng Điều dưỡng
Phòng Chỉ đạo chuyên
khoa
Phòng Chỉ đạo chuyên
khoa
Khoa Chống nhiễm
khuẩn
Khoa Chống nhiễm
khuẩn
Khoa Phẫu thuật Thần
kinh
Khoa Phẫu thuật Thần
kinh
Khoa Phẫu thuật G
an mật
Khoa Phẫu thuật G
an mật
Khoa Phẫu thuật Tiêu
hoá
Khoa Phẫu thuật Tiêu
hoá
Khoa Phẫu thuật C
ấp cứu bụng
Khoa Phẫu thuật C
ấp cứu bụng
Khoa Phẫu thuật Chấ
n thương C.H
Khoa Phẫu thuật Chấ

n thương C.H
Khoa Phẫu thuật n
hiễm khuẩn
Khoa Phẫu thuật n
hiễm khuẩn
Khoa Phẫu thuật tiết n
iệu
Khoa Phẫu thuật tiết n
iệu
Khoa Khám bệnh
Khoa Khám bệnh
Khoa Chẩn đoán hì
nh ảnh
Khoa Chẩn đoán hì
nh ảnh
Khoa Hoá sinh
Khoa Hoá sinh
Khoa XN Huyết học

Khoa XN Huyết học

Khoa Vi sinh
Khoa Vi sinh
Khoa Phục hồi chứ
c năng
Khoa Phục hồi chứ
c năng
Khoa Giải phẫu bệ
nh
Khoa Giải phẫu bệ

nh
Đơn vị Laser
Y học
Đơn vị Laser
Y học
Khoa Phẫu thuật Nh
i
Khoa Phẫu thuật Nh
i
Khoa Điều trị tự nguy
ện
_1C
Khoa Điều trị tự nguy
ện
_1C
Các Bộ môn
Trường Đại học Y Hà nội
Bộ môn Ngoại
Bộ môn Ngoại
Bộ môn Gây mê hồi
sức
Bộ môn Gây mê hồi
sức
Phòng NCKH & CNTT
Phòng NCKH & CNTT
Khoa Thận -Lọc máu
Khoa Thận -Lọc máu
Khoa Nội soi
Khoa Nội soi
Khoa PT. Hàm mặt-

Tạo hình
Khoa PT. Hàm mặt-
Tạo hình
Trung tâm Nam
học
Trung tâm Nam
học
Khoa Truyền máu
Khoa Truyền máu
khoa Phẫu thuật-C
ột sống
khoa Phẫu thuật-C
ột sống
Trung tâm PT
Nội Soi
Trung tâm PT
Nội Soi
Trung tâm PT
Đại Trực tràn
g
Trung tâm PT
Đại Trực tràn
g
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Bệnh viện
- Bệnh viện là đơn vị dự toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo
đơn vị sự nghiệp y tế, quản lý tài chính độc lập, có tài khoản riêng.
Bệnh viện có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và
các nguồn kinh phí, thực hiện các qui định của pháp luật về tài chính
kế toán.
- Khi chuyển đổi cơ chế quản lý Tài chính thì phải được phép của Bộ

Y tế và thực hiện đúng những qui định của pháp luật.
Nguồn thu của Bệnh viện gồm:
1. Ngân sách Nhà nước cấp.
2. Nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm y tế, các loại phí dịch vụ khám
chữa bệnh.
3. Các nguồn thu từ dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ,
sản xuất thuốc, hợp tác mang lại và các hoạt động dịch vụ khác
theo quy định của pháp luật.
4. Các nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức,
cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn thu khác được Nhà
nước cho phép
5. Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi của Bệnh viện gồm:
1. Chi phát triển Bệnh viện.
2. Lương và các khoản phụ cấp, BHXH …
3. Chi thường xuyên.
4. Chi thi đua khen thưởng.
5. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Bộ môn Ngoại
Bộ môn Ngoại
Bộ môn Gây mê hồi
sức
Bộ môn Gây mê hồi
sức
B môn Gi i ph u ộ ả ẫ
b nh pháp Yệ
B môn Gi i ph u ộ ả ẫ
b nh pháp Yệ
Bộ môn Chẩn đoán hình
ảnh

Bộ môn Chẩn đoán hình
ảnh
B môn Ph u thuộ ẫ
t th c h nhậ ự à
B môn Ph u thuộ ẫ
t th c h nhậ ự à
Quản lý tài sản, trang thiết bị và xây dựng cơ bản gồm:
1. Tổ chức kiểm kê, tài sản theo qui định hàng năm. Tài sản, thiết
bị và kinh phí đầu tư từ bất kỳ nguồn nào đều phải được quản
lý, sử dụng đúng qui định về chế độ quản lý tài chính và tài sản.
2. Thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo qui định. Tiền
khấu hao và thanh lý được theo dõi và hạch toán theo chế độ
qui định.
3. Theo dõi tình hình tài sản thiếu thừa, hư hỏng để thanh lý hoặc
điều động theo qui định của Nhà nước. Lập kế hoạch định kỳ
bảo trì, bảo hành.
4. Kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản đều
phải xây dựng thành Đề án và tuân thủ các quy định của Nhà
nước.
Quản lý các nguồn thu, chi tài chính
1. Hàng năm Bệnh viện phải lập dự toán thu, chi theo dõi từng
nguồn kinh phí để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
2. Có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và quyết toán từng quí, năm
với Bộ Y tế theo qui định.
3. Công khai tài chính theo quy định.
Bệnh viện áp dụng hình thức tổ chức kế toán: Tập trung
Bộ máy kế toán gồm: 25 người
- 1 kế toán trưởng
- 1 kế toán tổng hợp
- 1 kế toán ngân hàng, kho bạc

- 1 kế toán xây dựng cơ bản
- 2 kế toán dược
- 1 kế toán thanh toán
-18 kế toán viện phí
Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành
- Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc, là
người trực tiếp điều hành, quản lý, hướng dẫn kế toán viên trong
công tác hạch toán kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm ghi chép kịp thời, đầy đủ các
nghiệp vụ kế toán phát sinh theo từng đối tượng tài khoản, thực
hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo
tổng hợp.
- Kế toán ngân hàng, kho bạc: Theo dõi các khoản vốn ngân sách
Nhà nước cấp cho bệnh viện, thực hiện theo dõi ghi sổ, kiểm tra
các giao dịch phát sinh với kho bạc đối với các hoạt động dịch
vụ.
- Kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi quá trình xây dựng cơ bản
của bệnh viện và theo dõi tài sản cố định thuộc nguồn dự án đầu
tư xây dựng bệnh viện.
- Kế toán dược: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn các khoản
thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho việc cấp phát thuốc trong
bệnh viện
- Kế toán thanh toán: Chi tiền lương, các khoản phụ cấp , giúp
kế toán trưởng các nghiệp vụ kế toán thanh toán, kiểm tra, đối
chiếu các chứng từ khi thanh toán cho từng đối tượng trong
bệnh viện.
- Kế toán viện phí: Trực tiếp theo dõi và phản ánh các khoản thu,
chi viện phí trong bệnh viện và lập báo cáo tổng hợp thu, chi cho
kế toán tổng hợp.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Bệnh viện
2.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Bệnh viện
- Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo
quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ. Bệnh viện Việt Đức
áp dụng hình thức kế toán máy dựa trên phần mềm Misa –
Mimosa phiên bản năm 2006.
- Phương pháp kiểm kê thường xuyên: phương pháp tính giá
hàng tồn kho.
2.2.2.Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ sử dụng tại Bệnh viện bao gồm:
+ Chỉ tiêu vật tư: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản, kiểm kê
vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
KT ngân hàng kho bạc
Kế toán XDCB Kế toán thanh toán
Kế toán viện phí
Ban giám đốc
+ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê quỹ, giấy đề nghị thanh toán,
biên lai thu tiền phí, lệ phí, bảng kê chi tiền cho người tham dự hội
thảo, tập huấn, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, biên bản thanh lý
hợp đồng giao khoán, bảng kê công tác phí
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công
làm thêm giờ, giấy báo làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương,
tiền thưởng, bảng thanh toán phụ cấp, giấy đi đường, bảng thanh
toán tiền làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm,
bảng kê trích nộp các khoản theo lương

+ Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên
bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, báo
cáo tài sản cố định, báo cáo tăng giảm tài sản cố định…
2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bệnh viện Việt Đức là một đơn vị hành chính sự nghiệp nên sử
dụng hệ thống tài khoản kế toán dùng cho đơn vị hành chính sự
nghiệp.
Bao gồm:
Loại 1: Tiền và vật tư
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng – kho bạc
TK 113 - Tiền đang chuyển
TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
TK 155 - Công cụ, dụng cụ
TK 155 - Sản phẩm, hàng hóa
Loại 2: Tài sản cố định
TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK 213 – TSCĐ vô hình
TK 214 – Hao mòn TSCĐ
TK 221 - Đầu tư tài chính dài hạn
TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Loại 3: Thanh toán
TK 331 – Các khoản phải thu
TK 312 - Tạm ứng
TK 313 – Cho vay
TK 331 – Các khoản phải trả
TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương
TK 333 – Các khoản phải nộp Nhà nước
TK 334 - Phải trả công chức, viên chức

TK 335 - Phải trả đối tượng khác
TK 336 - Tạm ứng kinh phí
TK 337 – Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau
TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới
TK 342 – Thanh toán nội bộ
Loại 4: Nguồn kinh phí
TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
TK 431 – Các quỹ
TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
TK 462 - Nguồn kinh phí dự án
TK 465 - Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Loại 5: Các khoản thu
TK 511 – Các khoản thu
TK 521 – Thu chưa qua ngân sách
TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh
Loại 6: Các khoản chi
TK 631 – Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
TK 635 – Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
TK 643 – Chi phí trả trước
TK 661 – Chi hoạt động
Loại 0: Tài sản ngoại bảng
001 – Tài sản thuê ngoài
002 – Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công
004 – Khoán chi hành chính
005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng

007 - Ngoại tệ các loại
008 - Dự toán chi hoạt động
009 - Dự toán chi chương trình, dự án
2.2.4.Tổ chức vận dụng sổ kế toán: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết.
Bệnh viện áp dụng hình thức kế toán tập trung.
+ Sổ tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.
+ Sổ kế toán chi tiết: Chứng từ ghi sổ, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi
ngân hàng, kho bạc, sổ theo dõi kho (thẻ kho), sổ chi tiết nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, sổ tài sản cố
định, sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, sổ chi tiết các
khoản thu, sổ chi tiết chi hoạt động
2.2.5.Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính
Bệnh viện Việt đức lập báo cáo tài chính theo từng quý và theo
từng năm.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán,
thuyết minh báo cáo tài chính.
Cuối mỗi quý, bệnh viện nộp báo cáo lên Bộ Y tế.
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN E
2.1 Đặc điểm lao động tại Bệnh viện
Tổng số lao động của bệnh viện Việt Đức hiện nay là 1404 người
trong đó 815 người trong biên chế.
Mọi cán bộ viên chức trong bệnh viện đều làm việc theo lịch thời
gian như chế độ quy định: 8 tiếng/ngày, 5 ngày/1 tuần được nghỉ thứ 7
và chủ nhật. Ngày và giờ làm việc của CBVC đều được tổ trưởng
công đoàn của khoa, phòng chấm công vào “bảng chấm công” một
cách công khai và đều đặn. Đây là cơ sở để kế toán lương tính tiền
lương phải trả cho mỗi người lao động.

2.2. Kế toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Bệnh viện
2.2.1. Kế toán số lượng lao động.
Hạch toán số lượng lao động là theo dõi kịp thời, chính xác tình
hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động
trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ
khác cho người lao động được kịp thời.
Số CBVC tăng thêm khi bệnh viện tuyển dụng thêm.
Số CBVC giảm khi CBVC trong bệnh viện thuyên chuyển công tác,
thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức.
2.2.2. Kế toán thời gian lao động
Tính đủ, tính đúng số giờ lao động thực tế của CBVC bao gồm
số giờ lao động hành chính trong ngày làm việc và số giờ làm việc
ngoài giờ, số giờ làm việc đột xuất khi có bệnh nhân đến cấp cứu.
2.2.3. Kế toán kết quả lao động.
Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ viên chức của bênh viện Việt
Đức theo chế độ nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi
CBVC.
Ngoài mức lương được hưởng theo quy định của Nhà nước, CBVC
còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp như tiền dịch vụ, tiền độc
hại, tiền làm thêm giờ, tiền phẫu thuật, thủ thuật.
2.3. Tính lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện
Việc trả lương cho CBVC được phòng TCKT cho vào tài khoản của
CBVC :
Biên chế: trả lương ngày 12 hàng tháng
Hơp đồng: trả lương ngày 30 hàng tháng
2.3.1. Tính lương phải trả cho người lao động.
Lương= Lương cấp bậc + Phụ cấp chức vụ + ưu đãi ngành + phụ
cấp trách nhiệm + phụ cấp độc hại – các khoản khấu trừ
Mức lương tối thiểu:730.000 đồng
Trong đó:

+ Lương cấp bậc = Hệ số cấp bậc lương x mức lương tối thiểu
+ Phụ cấp chức vụ = Bậc phụ cấp chức vụ x mức lương tối thiểu
Chi tiết:
Giám đốc : 10% hệ số cấp bậc lương
Phó Giám đốc: 8% hệ số cấp bậc lương

Trưởng phòng: 6% hệ số cấp bậc lương
Phó phòng, y tá trưởng : 5% hệ số cấp bậc lương
+ Ưu đãi ngành:
Căn cứ quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chế độ ưu đãi ngành nghề đối với cán bộ,
viên chức tại cơ sở Y tế của Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với
cán bộ, viên chức.
Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với cán bộ, viên chức trực tiếp làm
chuyên môn y tế tại cơ sở y tế tuyến Trung ương
Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm công tác
quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế, lái xe cứu
thương.
+ Phụ cấp trách nhiệm = 30% x mức lương tối thiểu
Những CBVC được hưởng phụ cấp trách nhiệm là những người
chịu trách nhiệm hướng dẫn những viên chức mới trong thời gian tập
sự.
+ Tiền phụ cấp độc hại = 20% x mức lương tối thiểu
Những người hưởng độc hại là những người làm việc trong môi
trường ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Các khoản khấu trừ
6% Bảo hiểm xã hội
1.5% Bảo hiểm y tế
1% Kinh phí công đoàn

1% Bảo hiểm thất nghiệp
+ Tiền lương ngày nghỉ việc
Theo chế độ quy định về BHXH, quỹ BHXH dùng để chi trả cho
CBVC trong các trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động
như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức về nghỉ hưu. Trong quá trình
làm việc tại bệnh viện CBVC có thể nghỉ việc trong các trường hợp ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động. Người lao động được hưởng trợ cấp
chế độ BHXH do quỹ BHXH thanh toán theo chế độ hiện hành. Căn
cứ để tính toán và thanh toán BHXH là các phiếu nghỉ hưởng BHXH
của CBVC có dấu xác nhận của cơ quan y tế.
Nghỉ ốm, con ốm: hưởng 75% lương
Nghỉ phép: hưởng 100% lương
Nghỉ thai sản: BHXH trả thay lương.
2.3.2. Tính các khoản trích theo lương.
+ Lương cấp bậc = Hệ số cấp bậc lương x mức lương tối thiểu
+ Phụ cấp chức vụ = Bậc phụ cấp chức vụ x mức lương tối thiểu
Chi tiết:
Giám đốc : 10% hệ số cấp bậc lương
Phó Giám đốc: 8% hệ số cấp bậc lương
Trưởng phòng: 6% hệ số cấp bậc lương
Phó phòng, y tá trưởng : 5% hệ số cấp bậc lương
+ Hệ số thực hiện công việc = 10% (lương cấp bậc + phụ cấp chức
vụ)
Các khoa, phòng thực hiện tốt kế hoạch do bệnh viện đề ra sẽ
được hưởng thêm 10% số tiền được lĩnh.
Cách tính tiền phụ cấp phẫu thuật
Số tiền 1
Phân loại
Bác sĩ Y tá
Ca mổ loại đặc biệt 70.000 50.000

Ca mổ loại 1 35.000 25.000
Ca mổ loại 2 25.000 15.000
Ca mổ loại 3 20.000 10.000
Cách tính tiền phụ cấp thủ thuật
Số tiền 1 ca
Phân loại
Bác sĩ Y tá
Ca mổ loại 1 12.000 10.000
Ca mổ loại 2 9.000 7.000
Ca mổ loại 3 7.000 5.000
Cách tính tiền làm ngoài giờ
Tổng số giờ làm việc trong tháng: 176 giờ
Số tiền một giờ làm thêm = Lương chính/176
Nếu làm ngày thường được hưởng 150% số tiền làm 1 giờNếu lthứ
bảy, chủ nhật được hưởng 200% số tiền làm 1 giờ
Ngày lễ là 300% số tiền làm 1 giờ
Cách tính tiền thường trực chuyên môn y tế
Trực ngày thường: 45.000 đồng/người/ngày
Trực ngày chủ nhật: 58.500 đồng/người/ngày
Trực ngày lễ, tết: 81.000 đồng/người/ngày
2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh
viện.
2.4.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác đầy đủ, kịp thời về số
lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.
Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ
cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản trợ
cấp.
Kiểm tra việc sử dụng lao động và chấp hành chính sách, chế độ
về lao động tiền lương, trợ cấp BHXH và việc sử dụng quỹ tiền lương,

quỹ BHXH.
Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, BHXH vào
chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng hướng dẫn và kiểm
tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ ghi chép
ban đầu về lao động tiền lương và BHXH theo đúng chế độ của Nhà
nước ban hành.
Lập báo cáo về lao động tiền lương, BHXH để phân tích tình
hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH. Đề xuất biện pháp
để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động,
ngăn ngừa những vi phạm về lao động, vi phạm về chính sách chế độ
lao động.
2.4.2. Chứng từ kế toán
Các chứng từ kế toán về tiền lương và BHXH chủ yếu là các
chứng từ về tính toán lương, BHXH và thanh toán tiền lương BHXH
như:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền làm ngoài giờ
- Bảng thanh toán tiền phẫu thuật, thủ thuật
- Bảng thanh toán tiền DVYT và BHYT
- Các phiếu chi, các chứng từ tài liệu về các khoản trích nộp có
liên quan.
Các chứng từ có thể được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán
trực tiếp hoặc làm căn cứ để tổng hợp ghi sổ.
2.4.3. Tài khoản kế toán
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán bệnh
viện E chủ yếu sử dụng các tài khoản như sau:
TK 334: Phải trả CNV.
TK 332: Các khoản phải nộp theo lương
a) TK 334:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV
trong đơn vị hành chính sự nghiệp về tiền lương và các khoản phải trả
khác. Tài khoản này còn được dùng để phản ánh tình hình thanh toán
với các đối tượng khác trong bệnh viện như bệnh nhân. Các khoản chi
thanh toán trên tài khoản này được chi tiết theo mục lục chi Ngân sách
Nhà nươc.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:
+ Bên Nợ:
- Tiền lương và các khoản khác đã trả cho công chức, viên chức và
các đối tượng khác của đơn vị.
- Các khoản khấu trừ vào lương, sinh hoạt phí.
+ Bên Có:
- Tiền lương và các khoản khác đã trả cho công chức, viên chức và
các đối tượng khác của đơn vị.
Dư Có: Các khoản còn phải trả cho công chức, viên chức và các
đối tượng khác trong đơn vị.
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu.
- Tính tiền lương, sinh hoạt phí phải trả cho cán bộ viên chức
trong kỳ ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Nợ TK 662: Chi dự án
Nợ TK 635: Chi theo đơn đặt hàng
Có TK 334 (3341, 3348): Phải trả viên chức
- Thanh toán tiền lương, tiền thưởng, sinh hoạt phí cho cán bộ,
viên chức ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 111: Tiền mặt (trả tại đơn vị)
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (kho bạc chi trả
trực tiếp).

- Các khoản tiền tạm ứng, bồi thường được khấu trừ vào lương,
sinh hoạt phí ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 312: Tạm ứng
Có TK 3118: Các khoản phải thu
- Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức
và đối tượng khác ghi:
+ Phản ánh số quỹ trích để thưởng
Nợ TK 431: Quỹ cơ quan
Có TK 334: Phải trả viên chức
+ Khi chi thưởng cho viên chức và đối tượng khác ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 5118, 531: Sản phẩm, hàng hóa (nếu được trả
bằng hiện vật).
- Số BHXH, BHYT viên chức phải nộp, tính trừ vào lương
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 3321, 3322: Các khoản phải nộp theo lương
- Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy
định ghi:
Nợ TK 3321: Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334: Phải trả viên chức
- Đối với các đơn vị chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách
+ Khi chi trả ghi:
Nợ TK 334 (3348) : Phải trả cho đối tượng khác
Có TK 111 : Tiền mặt
+ Cuối kỳ, sau khi chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi
phí hoạt động ghi :
Nợ TK 661 : Chi hoạt động
Có TK 334 (3348) : Phải trả các đối tượng khác

b) Tài khoản 332
TK này dùng để phản ánh tình hình trích nộp, thanh toán BHXH,
BHYT của đơn vị với người lao động trong đơn vị và các cơ quan
quản lý quỹ xã hội.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 332:
+ Bên Nợ:
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
- Số BHXH chi trả cho những người được hưởng BHXH tại đơn
vị.
- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị
+ Bên có:
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi của đơn vị
- Số BHXH, BHYT mà viên chức phải nộp được trừ vào lương
hàng tháng.
- Số tiền BHXH được cơ quan BHXH cấp để chi trả cho các đối
tượng hưởng chế độ bảo hiểm của đơn vị.
- Số lãi phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp
- Tiếp nhận KPCĐ cơ quan cấp trên cấp.
+ Số dư bên có:
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ còn phải nộp cho cơ quan quản lý
- Số tiền BHXH nhận của cơ quan BHXH chưa chi trả cho các
đối tượng hưởng BHXH.
TK 332 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số BHXH đã chi chưa
được cơ quan bảo hiểm thanh toán.
Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào các khoản chi
ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Nợ TK 662: Chi dự án
Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 3321, 3322, 3323: Các khoản phải nộp theo lương.
- Tính số BHXH, BHYT của công chức, viên chức phải nộp trừ
vào tiền lương hàng tháng ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 3321, 3322: Các khoản phải nộp theo lương
- Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ hoặc mua thẻ
BHYT ghi:
Nợ TK 3321, 3322, 3323: Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111: Tiền mặt

×