Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN: Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
An tồn giao thơng ln là vấn đề nóng của xã hội. Bất cứ một
chương trình, đề án nào về cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thông
(ATGT), kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT) đều xác định nhiệm
vụ quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục.
Đã có rất nhiều tổ chức, cơ quan và các ban ngành tham gia vào
công tác tuyên truyền như: Uỷ ban tun truyền an tồn giao thơng Quốc
gia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Quĩ phòng chống thương vong Châu Á
AIP, Honda Việt Nam,...
Trong thực tế, công tác này đã được quan tâm và phát huy tác dụng
nhất định, song vấn đề đặt ra là đã tương xứng với vai trò "giải pháp hàng
đầu" chưa?
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tổng cục Đường bộ Việt Nam một trong những cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền ATGT đường bộ. Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo 2 giai đoạn,
có cấu trúc như sau:
Giai đoạn 1: Phân tích và lập kế hoạch
1. Thông tin về Tổng cục Đường bộ Việt Nam
2. Công thức SWOT
3. Vấn đề cần nghiên cứu
4. Các phương pháp nghiên cứu
Giai đoạn 2: Tiến hành và đánh giá kết quả
5. Kết quả tìm được
6. Nhận xét và đánh giá
7. Đề xuất giải pháp.

1


Trong q trình thực hiện nghiên cứu, nhóm xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới cô Mạch Lê Thu, người đã hướng dẫn nhiệt tình. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và bạn bè để đề tài được hoàn thiện


hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
1. Thông tin về Tổng Cục Đường bộ Việt Nam:
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông
vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông
vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 107/2009/QĐTTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Đường bộ Việt Nam.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có chức năng tham mưu,
giúp Bộ Giao thơng Vận tải quản lý nhà nước về chuyên ngành và thực thi
nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải trong phạm vi cả nước.
Đây là đơn vị giúp bộ chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trình, ban hành dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
về giao thông vận tải đường bộ; chiến lược quy hoạch, kế hoạch dài hạn
hoặc hàng năm, chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển giao thông
vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước. Cùng đó, Tổng cục Đường bộ Việt
Nam cịn có nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ; quản lý phương tiện và người điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quản lý vận tải đường bộ; an
tồn giao thơng đường bộ; bảo vệ mơi trường trong giao thơng vận tải
đường bộ... Ngồi ra, Tổng cục còn thực hiện một số quyền và nghĩa vụ
của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức gồm: các tổ chức giúp việc Tổng cục trưởng (có 8 vụ
chức năng, văn phòng, Thanh tra đường bộ, Cục Quản lý xây dựng đường
2


bộ và các đơn vị sự nghiệp; 4 khu quản lý đường bộ, 2 trường trung học, 2
trường trung cấp nghề, 5 Ban quản lý dự án, 1 tạp chí).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu,

được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Tên giao dịch bằng
tiếng Anh: Vietnam Road Administration (Viết tắt là VRA.).
Địa chỉ: 106 - Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội;
Điện thoại:043 857 1444. Fax. 043 857 1440;
Email : ; ;
Website: www.vra.gov.vn
2. Công thức SWOT:
Công thức SWOT là viết tắt của các chữ cái: Strengths (Lợi thế) –
Weaknesses (Hạn chế) –Opportunities (Cơ hội) –Threats (Thách thức).
Phân tích cơng thức SWOT để tìm ra những vấn đề có ảnh hưởng tới cơng
tác quản lý của Tổng cục.
Lợi thế:
Tổng cục có lịch sử và truyền thống lâu đời. Tiền thân của Cục
Đường bộ là Cục Vận tải đường bộ và Cục Quản lý đường bộ, được thành
lập từ khi có Bộ Giao thơng vận tải (năm 1945). Sau đó, đến năm 1993,
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã kí quyết định thành lập Cục đường bộ. Năm
2009, Cục Đường bộ chính thức được nâng lên thành Tổng cục Đường bộ.
Đường xá là tài sản của Tổng cục Đường bộ, có giá trị lớn nhất trong
hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội. “Cả nước có khoảng 18.000 km đường
bộ, 1 km đường bộ có giá trị tối thiểu là 50 tỷ”1.

1

Theo Nguyên Cục trưởng Cục Đường bộ Thiều Đăng Khoa.

3


Nhân sự mạnh. Các cán bộ trong Tổng cục đều đi lên từ cấp nhỏ nhất

đến lớn, nên có bề dày về kinh nghiệm. Trình độ cán bộ trong Cục 80-90%
là Đại học, cịn lại là Thạc sỹ.
Tổng cục có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, ban ngành,
chính quyền địa phương.
Hạn chế:
Nguồn vốn để duy trì hoạt động. Đó là vấn đề kinh niên của các cơ
quan nhà nước. Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu ln nảy sinh, sự đi
lại địi hỏi phải đầy đủ và thuận tiện. Điều đó đồng nghĩa với việc đường
phải luôn mở rộng và đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế,...
Sự hạn chế về vốn, kéo theo sự hạn chế về hạ tầng cơ sở, chưa đáp
ứng được yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Đường xá đi lại khó khăn, ắc
tắc, cả nước chỉ có vẻn vẹn 30 km đường Pháp Vân - Cầu Giẽ đáp ứng đủ
tiêu chuẩn là đường cao tốc, đường trong thành phố có nhiều đoạn vá, lồi
lõm, do khơng đủ vốn để xây hạ ngầm kĩ thuật ( cống sâu 1m2, ngang 1m)
đặt các dây thông tin liên lạc, cáp quang dưới đó ...
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngành xây dựng trong qui hoạch
đô thị và qui hoạch hạ tầng. Ngay từ đầu không tuân thủ nguyên tắc qui
hoạch “khu nào ra khu đấy” (khu dân cư, khu công nghiệp, khối các trường
Đại học, khu vành đai xanh,...) do vậy, dẫn đến tình trạng tắc đường và mất
an tồn giao thơng.
Cơ hội:
Đường xá là nhu cầu sinh hoạt đi lại tất yếu của người dân. Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thơng là mạch máu của tổ chức.
Giao thơng tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thơng xấu thì các việc đình trệ”.
Trong các kì họp Quốc hội, khi bàn đến chính sách nhà nước, thường nói
đến vấn đề giao thơng là nút của sự phát triển kinh tế, cụ thể là đường bộ.

4



Ở Việt Nam, Tổng cục đường bộ có quyền hạn lớn mạnh nhất trong Bộ
Giao thông vận tải. Không chỉ ở Việt Nam, giao thông đường bộ được cả
thế giới coi trọng, tất cả các nước đều có Cục đường bộ 2.
Theo Nghị định 51/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
22/4/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đã được nâng lên Tổng
cục Đường bộ Việt Nam. Vai trò và quyền hạn của Tổng cục lớn mạnh,
tiếng nói có trọng lượng hơn. Tổng cục Đường bộ sẽ quản lý tất cả các mặt
liên quan đến đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý bao quát
được tổng thể, đồng bộ và thống nhất.
Thuận lợi về nhiệm vụ tuyên truyền. Vấn đề ATGT là một vấn đề
nóng, cấp thiết nên nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, Đảng và
Nhà nước. Nhắc đến vấn đề này, ai cũng muốn cải thiện. (Có rất nhiều tổ
chức tham gia tuyên truyền ATGT: Uỷ ban tuyên truyền ATGT quốc gia
phát động “Tháng ATGT”, “Tuần lễ ATGT đường bộ”, Ban ATGT của các
Sở Giao thông cơng chính, Tổ chức phi chính phủ AIP với các chiến dịch
tuyên truyền đội mũ bảo hiểm, Honda Việt Nam – “Tôi yêu Việt Nam”,
Blog giao thông – đài truyền hình, đài phát thanh, chính quyền địa
phương...)
Thách thức:
Khi Cục đường bộ triển khai Tổng cục, có nhiều cơ hội trong quản
lý, đồng thời cũng đặt ra thách thức, vì bộ máy tổ chức của Cục đường bộ
trước đây chưa mạnh.


Thách thức đối với sự quản lý: Các ban Quản lý dự án (BQL

DA) về đường bộ trên Bộ Giao thông vận tải (BQL DA 6, PMU 18,...) nay
phải trực thuộc Cục. Đó là những ban lớn mạnh của Bộ, địi hỏi Tổng cục
phải tổ chức lại phòng, ban, biên chế để phù hợp với tình hình hiện tại.

2

Theo Nguyên Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Thiều Đăng Khoa

5




Thách thức đối với những nhiệm vụ chính trị mới, đặc biệt là

nhiệm vụ Xây dựng cơ bản. Trước đây, tất cả các dự án xây dựng do Bộ
trực tiếp làm và quản lý đầu tư, Cục chỉ sửa chữa. Nay, các dự án của
đường bộ trả về cho Tổng Cục đường bộ.
Văn hoá coi “đường là phố” đã tồn tại từ lâu nay trong tiềm thức của
người dân Việt Nam khiến cho việc quản lý và tuyên truyền gặp khó khăn.
Những nhà dân sinh sống bên đường lấn chiếm hành lang ATGT, kinh
doanh trên vỉa hè, buôn bán dưới lịng đường,... gây mất an tồn trên các
tuyến đường.
Nhận thức và ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được
cao: người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; người điều khiển phương
tiện uống rượu, bia kể cả trong lúc lái xe ôtô, xe máy; thanh, thiếu niên chở
ba, bốn người lạng lách, đánh võng trên đường. Các ngã ba, ngã tư, vẫn có
người đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, thậm chí khi vi phạm Luật Giao thơng
cịn bỏ trốn hay chống lại người thi hành công vụ, ở quốc lộ 5 dân còn phá
rào chắn để qua đường cho tiện…
Ngồi ra, đường xá cịn bị xâm hại bằng nhiều cách khác nhau. Trên
các tuyến đường ngoại thành, mặc dù có lệnh cấm, song trâu bị vẫn được
thả. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng
đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Đường

có nhiều hố ga, bị vá chằng chịt bởi có nhiều ngành phải dựa vào đường để
phát triển: dây thông tin liên lạc, đường cấp nước, đường thoát nước, cáp
quang,... nhưng khi được Cục Đường bộ cấp phép, họ không tuân thủ
nguyên tắc chơn sâu dưới 1m,...
Thêm vào đó, các điều kiện tự nhiên của Việt Nam cũng ảnh hưởng
đến tuổi thọ các cơng trình giao thơng. Ví dụ: Khí hậu nóng ẩm, thiên tai,
bão lụt,....

6


3. Vấn đề cần nghiên cứu:
Phần lớn các vụ TNGT xảy ra có nguyên nhân là do nhận thức và ý
thức hạn chế của người tham gia giao thông. Lỗi do người tham gia giao
thông đường bộ chiếm hơn 80% số vụ TNGT, đối tượng chủ yếu là người
điều khiển mô-tô, xe máy.
Nâng cao ý thức, nhận thức của người dân thơng qua tun truyền,
giáo dục có ý nghĩa quyết định để xoay chuyển tình thế.
Tuyên truyền ATGT đường bộ là một trong những nhiệm vụ của
Tổng Cục. Tổng cục thường tuyên truyền về 3 vấn đề: Tuyên truyền chống
lấn chiếm hành lang đường bộ; tuyên truyền đối với vận tải xe khách và
tuyên truyền về các biển báo, tốc độ.
Trước những hạn chế và thách thức như đã phân tích ở trên sẽ ảnh
hưởng đến cơng tác tun truyền của Tổng Cục. Một câu hỏi được đặt ra là:
Công tác tuyên truyền ATGT của Tổng cục Đường bộ đã hiệu quả chưa?
Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu để trả lời cho vấn đề này.
4. Các phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung, thiết kế bảng câu hỏi và quan
sát tham gia. Trong đó, ba phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu tài

liệu, phỏng vấn sâu và thiết kế bảng câu hỏi.
Về nghiên cứu thứ cấp, đề tài nghiên cứu dựa trên các tài liệu nội bộ
của Tổng cục Đường bộ, website của Tổng cục, website của Bộ Giao thông
vận tải, và các bài báo viết về chủ đề tuyên truyền an tồn giao thơng của
Tổng cục,... Phải thực hiện nghiên cứu thứ cấp trước tiên, ngồi việc tìm
hiểu thơng tin, cịn có lợi ích tiết kiệm thời gian, cơng sức và giúp định
hướng cho các nghiên cứu sơ cấp.

7


Trong phương pháp nghiên cứu Phỏng vấn sâu, đối tượng được
phỏng vấn sẽ là Nguyên Cục trưởng Cục Đường bộ Thiều Đăng Khoa; Phó
phịng khoa học cơng nghệ Tổng cục Thiều Đức Long; một nhà báo; một
nhân viên PR và 3 người dân. Đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn có
tính đại diện cao. Ngun Cục trưởng là người đã từng chỉ đạo và điều phối
các hoạt động của Cục Đường bộ (tên gọi cũ của Tổng cục) trong đó có
cơng tác tun truyền ATGT. Phó phịng khoa học công nghệ là người tham
gia thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền. Phỏng vấn nhà
báo và nhân viên PR để có sự đánh giá khách quan trong cách nhìn nhận
của những người làm truyền thơng. Cịn người dân là đối tượng tiếp nhận
thông điệp của Tổng cục. Họ tiếp nhận như thế nào và phản hồi ra sao?
Mẫu câu hỏi, thời gian và địa điểm phỏng vấn linh động, phù hợp với từng
đối tượng được phỏng vấn và không phải trả thù lao.
Bảng câu hỏi được thiết kế dành cho người dân tại những khu vực có
mật độ xảy ra tai nạn giao thơng đường bộ cao. Lựa chọn mẫu theo phương
pháp phân lớp, theo tỷ lệ 40% bảng hỏi phát cho đối tượng trong khu vực
nội thành và 60% còn lại dành cho người dân ngoại thành khu vực 2 bên
đường, bởi nhận thức về văn hố giao thơng của hai đối tượng trên khác
nhau.

Kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ tìm ra câu trả lời về tính
hiệu quả trong cơng tác tun truyền ATGT của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam.

5. Kết quả:

8


Nhóm nghiên cứu đã thực hiện Phỏng vấn sâu với các đối tượng kể
trên: Nguyên Cục trưởng Thiều Đăng Khoa, Phó phịng Khoa học Cơng
nghệ Tổng cục Thiều Đức Long, Phóng viên Quang Anh, chuyên viết về
mảng phóng sự - ký sự của báo Tuổi trẻ Online, và chuyên viên PR Đỗ Anh
Tuấn, thuộc phịng PR – Event, tập đồn Green Media. Đối với trường hợp
3 người dân, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn chị Hà Kim Dung,
thường trú tại Cầu Chui, Gia Lâm, Hà Nội; Chị Nguyễn Vân Anh, sinh
sống tại khu vực Quốc lộ 5 hai bên đường, và anh Mai Trường An – lái xe
khách. Đây là 3 đối tượng tiêu biểu cho các nhóm tiếp nhận thông điệp
tuyên truyền của Tổng cục.
Khi phỏng vấn Ngun Cục trưởng và Phó phịng khoa học cơng
nghệ, nhóm đã khai thác được một số thông tin quan trọng như sau:
Trong Tổng Cục khơng có một phịng ban chun trách về tuyên
truyền, phổ biến luật ATGT. Công tác tuyên truyền có 3 nội dung, liên quan
đến nhiệm vụ của ban nào thì ban đó làm. Ví dụ: Cục phó Nguyễn Văn
Quyền phụ trách về vận tải, đào tạo lái xe thì sẽ quản lý về mặt tuyên
truyền vận tải xe khách; Cục phó Ngơ Quang Đảo quản lý về thanh tra giao
thơng. Thanh tra giao thơng có nhiệm vụ rà soát các tuyến đường, lập lại
trật tự hành lang ATGT thì kiêm ln nhiệm vụ tổ chức tun truyền, chống
lấn chiếm hàng lang.
Kinh phí đầu tư cho tuyên truyền ít hơn so với đầu tư vào các danh

mục khác. Ví dụ: Lập dự tốn cho kế hoạch tun truyền từ tháng 8 đến hết
năm 2006 trong phạm vi cả nước với mức tối đa cho phép là 2 tỷ đồng.
Hình thức truyền thơng chủ yếu là thơng qua các ấn phẩm (tờ rơi,
băng rôn, poster), loa truyền thanh địa phương và báo ngành: “Đường bộ
Việt Nam”.
Khơng có sự nghiên cứu khoa học, cụ thể bằng số liệu về đặc điểm,
tính chất của nhóm đối tượng trước khi tun truyền.
9


Tuyên truyền theo đợt, không thường xuyên.
Chưa phối hợp đồng bộ với các cơ quan, ban ngành khác.
Sau mỗi chiến dịch tuyên truyền, Tổng Cục đánh giá kết quả theo
hình thức “bốc thuốc” dựa trên số liệu các vụ tai nạn giao thông từ Cục
Cảnh sát giao thông hoặc Uỷ ban An tồn Giao thơng Quốc gia.
Đối với nhà báo và chuyên viên PR, dưới cái nhìn của những người
làm truyền thơng thì họ cho rằng: các chương trình tun truyền của Tổng
Cục Đường bộ cịn mang tính chất khẩu hiệu, chưa có những sự việc, tình
huống cụ thể, hình ảnh trực quan không sinh động, không tạo được ấn
tượng đối với từng nhóm đối tượng.
Đối với người dân, đối tượng tiếp nhận những thông điệp tuyên
truyền của Tổng Cục Đường bộ: Họ tiếp nhận chủ yếu qua trường lớp và
khi thi lấy bằng ơtơ – xe máy. Nhưng có những thơng tin nắm bắt chung
chung theo kiểu… hình như. Chẳng hạn như một số quy định: Cấm điều
khiển xe mơtơ, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn là bao nhiêu?
Không được đỗ, dừng xe ở những đâu? Đi vào đường cao tốc phải chấp
hành quy định gì? Người điều khiển, người ngồi trên xe mơtơ hai bánh, xe
mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi nào?... Có
thể thấy rằng, đây là những vấn đề mà người tham gia giao thông hay gặp
nhất và phải chấp hành. Song cụ thể của từng vấn đề thì khơng phải ai cũng

nắm rõ. Họ chấp hành giao thông để tránh bị phạt, cho rằng công tác quản
lý, trấn áp chưa đủ mạnh để răn đe. ... Nhưng bản chất vấn đề ở đây, là do
tác động của tuyên truyền chưa đủ mạnh để họ có ý thức tự giác hoặc thay
đổi thói quen khi tham gia giao thông.
Dựa trên sự nghiên cứu tài liệu, đặc biệt qua phỏng vấn những đối
tượng nêu trên, có thể kết luận rằng cơng tác tun truyền an tồn giao
thông của Tổng cục Đường bộ chưa hiệu quả. Dự kiến đây là kết quả

10


nghiên cứu của đề tài sau khi đã thực hiện những phương pháp nghiên cứu
khác.
6. Nhận xét và đánh giá:
Nhìn chung, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của
Tổng cục Đường bộ cho đến nay đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu đề ra.
Ưu điểm:
Đều là cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, cùng thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền trong cả nước, song định hướng tuyên truyền của
Uỷ ban ATGT Quốc gia và Tổng Cục Đường bộ khác nhau. Nếu như cách
tuyên truyền của Uỷ ban ATGT Quốc gia mang tính chất phổ biến, bao quát
rộng, thì cách tuyên truyền của Tổng Cục Đường bộ là tập trung vào các
đối tượng ở địa phương, trên các tuyến quốc lộ. Như vậy, nhiệm vụ tuyên
truyền đã có sự tương hỗ và thống nhất cao. Nắm sát tình hình địa phương,
bám sát các tuyến đường trong quản lý, rõ ràng là thế mạnh của Tổng Cục.
Tổng Cục đã khoanh vùng chuẩn xác qui mô truyền thông.
Đối tượng Tổng cục tuyên truyền chủ yếu là dân cư sống dọc đường
quốc lộ đặc biệt là những điểm nóng về tai nạn giao thơng; tài xế; học sinh.
Tuyên truyền tới học sinh để giúp các em sớm hình thành nhận thức và ý

thức tham giao thơng từ khi còn bé. Còn người dân sống dọc hai bên đường
và tài xế là những đối tượng liên quan trực tiếp đến các tai nạn giao thông
và trực thuộc sự quản lý của Tổng Cục về mặt giao thông. Trong công tác
tuyên truyền, giáo dục việc xác định "đúng và trúng" trọng tâm, trọng điểm
và tập trung vào đối tượng cụ thể là rất quan trọng.
Việc xác định mục tiêu tun truyền hồn tồn phù hợp với mặt bằng
dân trí chưa cao. Đó là từng bước nâng cao nhận thức, ý thức của người
tham gia giao thơng, chứ khơng có tham vọng trong một thời gian có thể

11


thay đổi hồn tồn văn hố giao thơng của người dân. Tổng Cục có chương
trình riêng cho các em học sinh về ATGT và chương trình tuyên truyền phổ
biến pháp luật, giáo dục ATGT nói chung cho tồn dân.
Trước những dịp nghỉ lễ lớn trong năm (nghỉ Tết, 30/4 – 1/5,...),
Tổng cục thường tổ chức những đợt ra quân, tuyên truyền. Đây là thời
điểm tuyên truyền rất thích hợp nhằm hạn chế tai nạn xảy ra trong những
ngày có mật độ giao thơng cao.
Nhìn chung, chiến lược tun truyền của Tổng Cục mang tính chất
khoa học, thể hiện được tầm nhìn rộng của một cơ quan quản lý nhà nước.
Nhược điểm:
Xác định rõ ràng các đối tượng sẽ tiếp nhận thông điệp tuyên truyền
nhưng lại chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa tác động đến từng cá nhân và
gia đình trong xã hội. Ví dụ: Lâu nay, trên đoạn đường Quốc lộ 5, tình
trạng lấn chiếm hàng lang an tồn giao thơng, dỡ các rào chắn, làm các
đoạn đường đấu nối,... vẫn xảy ra. Họ nghĩ đơn giản, bỏ rào chắn để qua
đường cho tiện, chứ không hề nhận thức đó là hành vi nguy hiểm đến tính
mạng. Cần phải có thơng điệp rõ ràng về sự nguy hiểm với chính bản thân
và những người xung quanh, tác động sâu và trực tiếp đến họ. Mặt khác,

trong nội dung tuyên truyền của Tổng Cục chưa đề cập đến nhóm đối tượng
thanh niên nông thôn đi mô tô, xe máy. Đây là nhóm đối tượng thường vi
phạm tốc độ, tránh vượt sai, đi không đúng phần đường, say rượu bia và
không đội mũ bảo hiểm. Theo Sở Giao thông Công chính tỉnh Quảng Nam,
trong số 271 vụ TNGT thì đối tượng này đã gây ra 240 vụ, chiếm 88,5%
(theo số liệu năm 2008).
Các thơng điệp tun truyền thường mang tính chất khẩu hiệu, nặng
về hình thức, thiếu những hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: “lương tâm, trách
nhiệm người lái xe vì sự an tồn của mọi người và chính mình”; “Lập lại
trật tự hành lang an toàn đường bộ”; “An tồn giao thơng là hạnh phúc của
12


mọi gia đình”,... Từ khẩu hiệu cần phải được cụ thể hóa bằng những hướng
dẫn, nhắc nhở, lưu ý hoặc yêu cầu để người tham gia giao thông làm theo.
Những hình thức tun truyền của Tổng Cục cịn mang nặng tính
một chiều, tuyên truyền tĩnh trên các tuyến đường. Các phương tiện truyền
thông chưa đa dạng, chủ yếu tuyên truyền dưới dạng ấn phẩm, loa phát
thanh và họp tổ dân cư. Hình ảnh trực quan thiếu sinh động, chưa ấn tượng.
Tổng Cục có cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền
nhưng kinh phí đầu tư cho cơng tác này lại khơng nhiều. Chính vì vậy, hoạt
động tuyên truyền không liên tục, chỉ ra quân theo đợt.
Thêm vào đó, là sự chồng chéo trong quản lý vấn đề ATGT mà thiếu
sự tập trung thống nhất. Công tác tun truyền nhiều lúc nói sau, nói xa vấn
đề vì đã có nhiều cơ quan nói rồi.
Trên thực tế, một số cơ quan ở tỉnh chưa thật sự cùng phối hợp tham
gia công tác đảm bảo trật tự ATGT, một số cấp ủy, chính quyền địa phương
vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về thảm họa TNGT. Cho nên, văn bản
chỉ đạo ban hành thì nhiều nhưng cơng tác phối hợp triển khai thành
chương trình hành động cụ thể, kiên quyết thực hiện ở các cấp còn hạn chế.

Cá biệt, một số địa phương cịn “khốn trắng” cho lực lượng cơng an, thanh
tra giao thơng hay cán bộ phịng Cơng thương (Phịng hạ tầng kinh tế
huyện trước đây). Sự tham gia vận động, tuyên truyền, giáo dục của các cơ
quan, đồn thể vẫn cịn chung chung, mang tính hình thức và “đến hẹn lại
lên”, chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống của từng gia đình, nhà trường và xã
hội. Tình trạng lấn chiếm hành lang an tồn đường bộ, vỉa hè để họp chợ,
buôn bán kinh doanh, hay chính quyền địa phương cịn cấp đất trong hành
lang an tồn đường bộ cho tổ chức và cơng dân kinh doanh để tạo nguồn
thu ngân sách vẫn diễn ra.

13


Sau mỗi chiến dịch tuyên truyền, Tổng Cục đánh giá dựa trên số liệu
của các ban ngành khác, chưa có khảo sát thực sự để đánh giá về phản ứng
hay sự thay đổi trong nhận thức của người dân đối với vấn đề ATGT.
Những nhược điểm trên đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cho
công tác tuyên truyền ATGT của Tổng Cục Đường bộ chưa hiệu quả.
7. Đề xuất giải pháp:
Nhóm xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau trong quá trình
nghiên cứu:
Thứ nhất, Đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chuyên
trách của Tổng Cục và các cơ quan cấp dưới có đủ năng lực chun mơn,
phẩm chất, trình độ chính trị vững vàng để tuyên truyền giải thích cho nhân
dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Đặc biệt có đãi ngộ xứng đáng với
lực lượng này.
Thứ hai, Đổi mới về hình thức và nội dung tuyên truyền.
Về nội dung, cần sát thực tế hơn nữa. Bên cạnh hệ thống báo hiệu
đường bộ hiện có và nhiều panơ, khẩu hiệu tun truyền việc chấp hành
quy định về trật tự ATGT khác thì cần lắp đặt thêm các panơ ghi rõ các nội

dung trích trong Luật Giao thơng Đường bộ và kèm theo đó là các mức xử
phạt vi phạm tại các địa điểm, vị trí thuận lợi cho nhiều người tiếp cận, nắm
bắt thơng tin. Ví dụ như một số quy định: người điều khiển xe máy phải
mang theo ba loại giấy tờ: Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Rồi, người điều khiển xe môtô, xe
gắn máy, xe đạp chỉ được chở theo 1 người, trừ một số trường hợp đặc biệt
được chở theo tối đa 2 người. Người thứ 3 là trẻ em được quy định cụ thể:
dưới 14 tuổi (đối với môtô, xe gắn máy), hoặc 7 tuổi (đối với xe đạp)… thì
nên đặt các tấm panơ ghi rõ quy định trên tại các điểm dừng đèn tín hiệu

14


giao thơng hoặc tại chốt tuần tra kiểm sốt giao thông, điểm chờ xe buýt,
khu vực chợ và tại các điểm vui chơi công cộng khác…
Tổng Cục nên ghi lại những hình ảnh “sống” về tai nạn giao thơng
thảm khốc. Đặc biệt, hình ảnh về những vụ tai nạn nghiêm trọng nên phóng
to “treo” ngay ở những điểm đen, thường xảy ra TNGT, các ngã ba, ngã tư,
và nơi đăng ký cấp phát biển số xe. Những hình ảnh đó cần phải rõ nét và
chú thích “nguyên nhân của tai nạn là phóng nhanh vượt ẩu, hoặc hậu quả
của việc sử dụng rượu bia trong khi điều khiển phương tiện…” và ghi rõ
ngày giờ, tháng năm, địa điểm xảy ra TNGT. Cách truyền thơng về hậu
quả, bằng những hình ảnh trực diện thường gây được ấn tượng mạnh và có
khả năng thuyết phục cao.

Hình minh hoạ về cách tuyên truyền bằng hậu quả và hình ảnh.
Về hình thức tuyên truyền, cần đa dạng và phong phú hơn nữa. Tổng
Cục nên thực hiện những đoạn Video Clip phát sóng trên các đài tỉnh, địa
phương. Ví dụ: làm những đoạn phim có 2 tình huống, nếu đi lấn phần
đường do sốt ruột sẽ làm tắc đường, nếu đi đúng làn sẽ giải phóng nhanh

hơn...

15


Mặt khác, nên có triển lãm những hình ảnh về TNGT tại các địa
phương ít nhất 6 tháng một lần. Các lớp đào tạo lái xe ôtô, môtô phải dành
thời gian tối thiểu một buổi tham quan triển lãm, phân tích tình huống và
trả lời kết quả trước khi nhận bằng. Các cuộc thi về “lái xe an toàn” cần
được tổ chức thường xuyên hơn nữa,...
Kết hợp với Bộ Giáo dục để có những mơn học ATGT cho những
em học sinh ngay từ lớp 1, mơn học đó cũng sẽ quan trọng khơng kém
tốn, văn hay các mơn học khác. Tun truyền thơng qua truyện tranh,
phim hoạt hình về an tồn giao thơng, hội trại An tồn giao thơng;... sẽ
khiến các em dễ tiếp thu hơn.
Như vậy, công tác tuyên truyền ATGT của Tổng Cục cần có sự phối
hợp đồng bộ với các tổ chức, ban ngành: Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu
tư, Bộ Công An, Bộ Giáo Dục… và chính quyền các địa phương. Cuộc vận
động ATGT nên đưa vào các cấp chính quyền (hạt nhân là cụm dân cư,
làng, xã) và các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn. Phải đưa tiêu chí đảm
bảo an tồn giao thông là một phần quan trọng để đánh giá cơng tác thi đua.
Ví dụ : Làng A thuộc xã B khơng thể đạt danh hiệu “Làng văn hố” nếu
như người dân trong làng A đó gây tai nạn giao thông. Khi tuyên truyền cần
phải chú ý đến các đặc điểm dân tộc và tập quán địa phương...
Thứ ba, Tổng cục nên kết hợp các biện pháp khác để hỗ trợ tuyên
truyền. Ví dụ như làm gờ giảm tốc tại các hệ thống đèn báo, nhắc nhở mọi
người dừng lại khi có đèn đỏ; thay vì kẻ các “vạch sơn liền nét” để tách
bạch làn xe 2 bánh với làn xe 4 bánh trên các trục tuyến Kim Mã, Đại Cồ
Việt- Trần Khát Chân… ở Hà Nội thì nên dùng dải phân cách cứng - cố
định (có thể trồng cây xanh), bởi thói quen của người đi đường: “khơng đi

được” mới chịu; cịn “khơng được đi”- vẫn cứ đi. Cơng tác thiết kế tổ chức
giao thông, cũng cần phải sâu sát thực tế, phù hợp trình độ dân trí. Ngồi ra
cần tăng cường kiểm tra, xử phạt theo phương châm: "Công khai, minh

16


bạch, kiên quyết, hiệu quả”, áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay từ đầu làm
hình thức răn đe người dân khi phát hiện hành vi lấn chiếm hàng lang
đường bộ...
Thứ tư, Thực hiện nghiên cứu đầy đủ, cụ thể trước và sau khi kết
thúc một chiến dịch tuyên truyền. Muốn làm được điều này trước tiên, cần
phải phân tích dữ liệu một cách chính xác. Việc nắm bắt cụ thể thành phần
nào dễ gây ra tai nạn, xảy ra vào khi nào, trong trường hợp nào?... là điều
vô cùng quan trọng. Trên cơ sở đó, cần thể hiện rõ đối tượng, mục đích và
mục tiêu bằng con số cụ thể. Bên cạnh các chuyên gia ATGT, cần có sự vào
cuộc của các nhà khoa học (tâm lý học, dân tộc học...) để có những cơng
trình nghiên cứu chun sâu như phân tích q trình chuyển biến của thói
quen đi lại tùy tiện gắn với kinh tế tiểu nông sang thực hiện các quy tắc
giao thông cơ giới và đô thị... Ví dụ: tại Nhật Bản, khi tuyên truyền để giảm
tai nạn cho trẻ em khi đi bộ, đã điều tra nguyên nhân và thấy rằng rất nhiều
vụ tai nạn xảy ra là do các em đột ngột chạy ra đường. Những người làm
cơng tác tun truyền đã đưa ra hình ảnh con búp bê chạy ra ngoài đường,
va chạm vào các phương tiện giao thông để cảnh báo cho các em nhỏ.
Chiến dịch này đã được tuyên truyền tại các trường học ở Nhật Bản. Sau
một thời gian triển khai đã tiến hành kiểm tra lại và thấy tình trạng TNGT
đối với trẻ em giảm hẳn. Thanh niên nông thôn và những người dân vùng
sâu, vùng xa cũng là những đối tượng mà Tổng Cục cần nghiên cứu, tuyên
truyền.
Thứ năm, Việc thay đổi ý thức tham gia giao thông và thói quen đã

ăn sâu vào tiềm thức của người dân khơng thể ngày một, ngày hai. Chính vì
vậy, những nhà quản lý cần phải kiên trì với cơng tác tun truyền. Tuyên
truyền lâu dài, thường xuyên và liên tục. Đồng thời sau mỗi chiến dịch cần
rút kinh nghiệm đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình.

17


Và cịn một điều cuối cùng, để cơng tác tun truyền ATGT của Tổng
Cục Đường bộ nói riêng và các cấp ngành, trung ương - địa phương nói
chung hiệu quả thì cần đến sự chung tay, ủng hộ của tồn dân, tồn xã hội.
KẾT LUẬN:
Có thể khẳng định đề tài nghiên cứu về “Hiệu quả công tác tuyên
truyền ATGT của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam” đã thành công khi tìm
hiểu và tổng kết được những mặt mạnh - yếu, những thuận lợi – khó khăn,
cũng như những điểm làm được và chưa làm được trong công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật về ATGT của Tổng Cục.
Thông qua tiểu luận, người đọc sẽ có những hiểu biết tồn diện về
một cơ quan quản lý cấp cao về giao thông đường bộ ở Việt Nam. Đồng
thời, tiểu luận sẽ giúp cho người đọc có cách nhìn nhận khách quan về công
tác tuyên truyền của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
Trong q trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài, có thể có thiếu sót, nhưng
những người thực hiện hy vọng đề tài sẽ là một tư liệu hữu ích cho những
người đã, đang và sẽ làm truyền thông - PR.

18


Phụ lục:
1. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam:

Ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký
quyết định số 107/2009/QĐ-TTg ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam
Vị trí và chức năng
1 Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông
vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ và thực thi
nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi
cả nước.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu hình
Quốc huy, tài khốn riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1 Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải ban hành theo
thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về
giao thông vận tải đường bộ;
b) Chiến lược, quy hoạch, kể hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm,
chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển giao thông vận tải đường bộ
trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thơng vận tải đường bộ,
trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc để
Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây

19


dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành giao thông vận
tải đường bộ.

3. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, dự án về giao thông vận tải đường bộ sau khi được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông
vận tải đường bộ.
5. Về quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường
bộ:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải ban hành các
quy định về quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường
bộ;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải quyết định phân
loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ; quy định việc đấu nối vào đường bộ; quy
định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và công bố về tải trọng, khổ
giới hạn của quốc lộ; quy định về báo hiệu đường bộ; quy định tốc độ xe và
việc đặt biển báo tốc độ, tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng
xe; quy định việc cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn, quá tải
trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng;
c) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải để trình cơ quan
có thẩm quyền ban hành cơ chế tạo nguồn vốn cho xây dựng, quản lý, bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ và tổ chức thực hiện;
d) Tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, bảo đảm giao thơng an
tồn, thơng suốt; tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật;

20


đ) Hướng dẫn công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường địa

phương; tổng hợp tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong
phạm vi cả nước;
e) Xây dựng đơn giá sản phẩm, dịch vụ cơng ích trong quản lý, bảo
trì quốc lộ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp
luật;
g) Xây dựng mức phí, lệ phí đường bộ, trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt và tổ chức hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
h) Phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
6. Về quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải ban hành tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo
thẩm quyền và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư,
chủ đầu tư các dự án xây dựng cơng trình đường bộ theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT và
các hình thức hợp đồng khác được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân
cấp hoặc ủy quyền.
7. Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ (trừ phương tiện và người điều khiển phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ phục vụ mục đích quốc phịng, an ninh):
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải quy định việc
đào tạo, sát hạch, cấp, đổi và thu hồi giấy phép lái xe cho người điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quy định việc cấp chứng chỉ bồi
21


dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe

máy chuyên dùng tham gia giao thông và hướng dẫn tổ chức thực hiện;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu
chuẩn Trưng tâm sát hạch lái xe; việc cấp giấy chứng nhận Trung tâm sát
hạch lái xe cơ giới đường bộ đủ điều kiện hoạt động theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
c) In, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe,
chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người
điều khiển xe mảy chuyên dùng trong phạm vi cả nước;
d) Quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường
bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe
máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải;
đ) Tổ chức thực hiện đăng ký xe máy chuyên dùng tham gia giao
thông đường bộ;
e) Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của phương
tiện, thiết bị giao thông vận tải đường bộ.
8. Về quản lý vận tải đường bộ:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ
chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe Ơ tơ và
các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến
xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạng kiểm tra tải trọng xe;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải phê duyệt
chương trình kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ; xây dựng, trình
Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải để trình cơ quan có thẩm quyền phê
chuẩn đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về đường bộ;
tham gia đàm phán điều ước quốc tế theo uỷ quyền, phân cấp và tổ chức
22


đàm phán, lý kết thoả thuận, chương trình hợp tác quốc tế theo quy định; tổ

chức việc cấp phép vận tải đường bộ quốc tế theo các điều ước, thoả thuận
quốc tế về vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải;
c) Quản lý hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng
xe ô tô theo quy định của pháp luật; quản lý các tuyến vận tải hành khách
bằng xe ô tô theo phân công của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải
đường bộ; hướng dẫn tổ chức phát triển kinh tế tập thể trong vận tải đường
bộ; đ) Phối hợp xây dựng khung giá cước vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ được hoạt động độc quyền và những dịch vụ Nhà
nước trợ giá hoặc giao doanh nghiệp thực hiện.
9. Về an tồn giao thơng đường bộ:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề án, giải pháp
bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các biện pháp bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ theo quy định của
pháp luật;
b) Tổ chúc tun truyền an tồn giao thơng và các giải pháp giảm
thiểu tai nạn giao thông đường bộ;
c) Tổ chức thực hiện cơng tác phịng, chống, bão, lũ và phối hợp tìm
kiếm cứu nạn trong giao thơng đường bộ theo phân công của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải;
d) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải quy định về
thẩm định an tồn giao thơng trong xây dựng và quản lý đường bộ; thực
hiện và phối hợp thực hiện các dự án về an toàn giao thông đường bộ;

23


đ) Phối hợp với cơ quan công an trong việc cung cấp số liệu đăng ký
phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi,

thu hồi giấy phép lái xe.
10 Về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải các tiêu chuẩn,
quy chuẩn về môi trường đối với kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ;
b) Tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bảo cáo đánh
giá mơi trường chiến lược đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải;
c) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế
hoạch về bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ
tầng giao thơng đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam.
11 . Thực hiện hợp tác quốc tế giao thông vận tải đường bộ theo phân
cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
12. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ; xây dựng và duy trì cổng
thơng tin điện tử chun ngành và ngân hàng dữ liệu đường bộ để phục vụ
công tác quản lý giao thông vận tải đường bộ.
13. Thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng cục Đường bộ
Việt Nam theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc thẩm quyền quản lý

24


của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá
nhân vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ theo thẩm quyền.

15. Quản lý tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động và sử dụng biên chế được duyệt theo quy định; thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
quản lý các đơn vị trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo phân cấp
của Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện quản lý
ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải.
17. Thực hiện đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện sản
xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ cơng ích trong lĩnh vực đường bộ theo
quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải giao và theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
1. Các tổ chức giúp việc Tổng cục trưởng:
a) Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
b) Vụ Tài chính;
c) Vụ Kết cấu hạ tầng và An tồn giao thơng;
d) Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ;
đ) Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế;
e) Vụ Vận tải - Pháp chế;
g) Vụ Quản lý phương tiện và người lái;
25


×