Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

On tap Tieng Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.33 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1. Từ đơn: là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăn, mặc, … 2. Từ phức: là từ có từ hai tiếng trở lên. Từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. - Từ ghép là những từ phức được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. * Từ ghép: là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, … + Từ ghép có nghĩa phân loại: Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn. Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì, … + Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Ví dụ: ăn uống, quần áo, nhà cửa, … * Từ ghép được chia thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập. Đặc Các tiếng không bình đẳng về ngữ pháp: cóCác tiếng bình đẳng với nhau về ngữ điểm cấu tiếng chính và tiếng phụ. Trong các từ ghéppháp: không có tiếng chính, tiếng tạo thuần Việt, tiếng chính đứng trước tiếng phụ. phụ. Đặc điểm nghĩa. - Có tính chất phân nghĩa: nghĩa của từ ghép Có tính chất hợp nghĩa: nghĩa của từ chính phụ cụ thể hơn, hẹp hơn nghĩa của tiếng ghép đẳng lập có tính chất khái quát, chính. tổng hợp nghĩa của các tiếng cấu tạo - Tiếng chính nêu ý nghĩa khái quát, tiếng phụ nên nó. bổ sung, cụ thể hoá ý nghĩa của tiếng chính.. Ví dụ. Xe đạp, cá chép, xanh rì, xanh um….. Áo quần, sách vở, cây cỏ, ăn nói, ăn mặc…. * Từ láy: là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.. Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh, … * Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy: + Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng, … + Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng, … + Láy cả âm và vần: Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu và vần của tiếng sau. Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh, … + Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau. Ví dụ: xinh xinh, hây hây, ào, ào, … * Tác dụng của từ láy: - Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm. - Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng Ví dụ: lom khom, lòng khòng, lác đác, lênh khênh, … - Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng, … * Từ láy được chia thành lừ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Từ láy toàn bộ. Từ láy bộ phận. Đặc điểm Các tiếng trong từ láy toàn bộ có thể: Các tiếng trong từ láy bộ cấu tạo - giống nhau hoàn toàn: xanh xanh, vàng vàng, xinh phận giống nhau: xinh… - âm đầu: bồng bềnh, long - khác nhau về thanh điệu: tim tím, đo đỏ, trăng trắng. lanh, đẹp đẽ, vội vàng, ầm - khác nhau về thanh điệu phụ âm cuối: m – p; n- t ;ĩ… ng – c: nh – ch : đèm đẹp, tôn tốt, khang khác, chênh- vần: lơ thơ, chênh vênh, … chếch,… Đặc điểm - Nghĩa của từ láy có tính chất gợi hình ảnh, giá trị tượng thanh, tượng hình cao. nghĩa - Nghĩa của láy có tính chất gợi hình ảnh, giá trị tượng thanh, tượng hình cao. - Nghĩa của từ láy có những sắc thái nhất định khác với nghĩa của tiếng gốc. Nhưng sắc thái dó có thể là: + Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt… + Giảm nghĩa: xanh xanh, đo đỏ… + Nhấn mạnh: tẻo teo,… + Lặp lại: ngày ngày, gật gật… Và nhiều dạng sắc thái đa dạng khác. * Bài tập: Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy trong các từ sau: Ngồi, Nhà cửa, Róc rách, Quần áo, Loắt choắt, Ngào ngạt, Tíc tắc, Ngoằn ngoèo, Mùa xuân, Chạy, Xe cộ Hoa hồng, Đẹp, Nhà máy, Đậu đen. 3. Hiên tượng từ nhiều nghĩa - Từ “chân” có một số nghĩa sau: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để di chuyển. (vd: bàn chân, con vịt hai chân). (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân bàn, chân giường, chân kiềng…). (3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường, chân núi) - Từ “lá” có một số nghĩa sau: (1) Bộ phận của cây, mọc ở cành con. To, nhỏ, mỏng, dày tùy vào loại cây. (2) Vật mỏng, dẹp như ngọn lá: lá gan, lá phổi… - Từ “xuân” có một số nghĩa sau: (1) Mùa đầu tiên trong năm (2) tuổi thanh xuân - tuổi đẹp Ví dụ 1: Mùa xuân là tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(Xuân 1 là danh từ; xuân 2 là tính từ). Ví dụ 2: Chiếc cúp bóng đá thế giới được làm bằng vàng Hôm qua là một ngày vàng của thể thao Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền là cô gái vàng của thể thao Việt Nam Cô ấy là người có tấm lòng vàng => Vàng 1: Danh từ chỉ chất liệu; vàng 2, 3, 4 là tính từ. * Các từ chỉ có một nghĩa:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Xe đạp: chỉ 1 loại xe phải đạp mới đi được. Xe máy: chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng. Com pa: chỉ một loại đồ dùng học tập. Toán học: chỉ một môn học cụ thể. Hoa nhài: chỉ một loại hoa cụ thể. 4. Hiện tượng từ đồng âm: Ví dụ 1: - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. - Bạn tôi nhốt con chim vừa bắt được vào lồng. Lồng 1: Động từ - nhảy dựng lên. Lồng 2: Danh từ - vật làm bằng tre hoặc nứa dùng để nhất chim hoặc gà. Ví dụ 2: - Con ruồi đậu mâm xôi đậu. Ví dụ 3: - Lá lúa sắc nhọn như những thanh gươm. - Công viên là lá phổi của thành phố. 1.3. Hệ thống các từ loại tiếng Việt theo sách giáo khoa Ngữ văn THCS: ST TỪ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÍ DỤ ĐẶT CÂU T LOẠI 1 Danh từ Những từ chỉ người, vật, bác sĩ, học sinh, gà Học sinh lớp 7b học rất hiện tượng, khái niêm, … con giỏi 2. Động từ. 3. Tính từ. 4. Số từ. 5. Đại từ. 6 7. 8. 9. Những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Chỉ số lượng và thứ tự sự vật.. Học tập, nghiên cứu, hao mòn,… Xấu, đẹp, xanh, đỏ, tốt, lớn nhỏ, … Một, hai, ba, trăm, ngàn, …. Tôi, nó, tao, tớ, chúng nó, mày, hắn, họ, … thế, ai, gì, bao nhiêu, mấy… Lượng từ Chỉ lượng ít hay nhiều của Những, cả, các, sự vật. từng,… Chỉ từ. Dùng để trỏ người, sự vật ,hoạt động, tính chất,… trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi. Dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Quan hệ Dùng biểu thị các ý nghĩa về từ quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận, giữa câu hoặc giữa các đoạn văn. Phó từ Những từ chuyên đi kèm. Ấy, đó, nọ, kia, …. Chúng em học tập chăm chỉ. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp. Thế nào anh cũng đến nhé. Các hoàng tử phải cởi áo giáp xin hàng. (Thạch Sanh) Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.. Của, như, vì, nên, Quyển sách đặt ở trên về, bằng, của, ở,… bàn. Nếu … thì, Tuy … nhưng, … Đã, cũng, vẫn, rất, Viên quan ấy đã đi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 10 Trợ từ Nhấn mạnh, đưa đẩy hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu. 11 Thán từ Dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ hoặc dùng để gọi đáp. 12 Tình thái Đệm vào câu để tạo câu nghi từ vấn, câu cầu khiến, câu cảm (NV8) thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.. ra, vẫn chưa, thật, nhiều nơi. … Thì, hả, hở, “Ăn thì ăn những miếng ngon - Làm thì chọn việc cỏn con mà làm” Than ôi, trời ơi,hỡi, “Than ôi! Thời oanh liệt ối, nay còn đâu?”(Thế Lữ) A, ôi, nhé, đấy, Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! thay, ạ, nhé, nhỉ, cơ (Khánh Hoài) mà, cơ, mà, thì nào, ….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> BÀI TẬP THỰC HÀNH Đề 1: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh. Gợi ý: * Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. * Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. Đề 2: Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc? trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp. Gợi ý: * Những từ láy có sự “ giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. * Những từ láy có sự “ tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô, Đề 3: Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, nhẹ nhõm, nhỏ nhẻ. Gợi ý: - Bạn Hoa tr«ng thËt nhá nh¾n, dÔ th¬ng. - Bµ mÑ nhÑ nhµng khuyªn b¶o con. - Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm nh trút đợc gánh nặng - B¹n Hoa ¨n nãi thËt nhá nhÎ. Đề 4: Cho các từ sau: lộp bộp, róc rách, lênh khênh, thánh thót, khệnh khạng, ào ạt, chiếm chệ, đồ sộ, lao xao, um tùm, ngoằn ngoèo, rì rầm, nghêng ngang, nhấp nhô, chan chát, gập ghềnh, loắt choắt, vèo vèo, khùng khục, hổn hển. Em hãy xếp các từ trên vào 2 cột tương ứng trong bảng sau: Gợi ý:. Từ tượng thanh Từ tượng hình - Lộp bộp, róc rách, thánh thót, ào ào, - Lênh khênh, khệnh khạng, chếm chệ, đồ sộ, um lao xao, rì rầm, chan chát, vèo vèo, tùm, ngoằn ngoèo, nghêng ngang, nhấp nhô, khùng khục, hổn hển gập ghềnh, loắt choắt. III. TỪ ĐỒNG NGHĨA * Bài tập 1: Phân biệt sắc thái ý nghĩa của các từ đồng nghĩa sau đây: a) ăn, xơi, chén - ăn: sắc thái bình thờng. - xơi: sắc thái lịch sự, tao nhã. - chén: sắc thái thân mật, thông tục. b) cho, tặng, biếu: * Nghĩa chung: trao cái gì đó cho người khác được quyền sử dụng riêng, vĩnh viễn mà không đòi lại hay đổi lại một cái gì. * Nghĩa riêng: - cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang hàng với người nhận. - tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến. - biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận. c) yếu đuối, yếu ớt. - yếu đuối: thiếu hẳn về thể chất lẫn tinh thần..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - yếu ớt: yếu đến mát sức lực hoặc tác dụng coi nh không đáng kể. d) xinh, đẹp. - xinh: chỉ ngời còn trẻ, hình dáng nhỏ nhắn a nhìn. - đẹp: có ý nghĩa chung hơn, mức độ cao hơn xinh. e) tu, nhấp, nốc. - tu: uống nhiều, uống liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm. - nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở dầu môi, thường là để cho biết vị. - nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục. * Bài tập 2: Xác định và phân loại các từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh sau: 1. Đi tu phật bắt ăn chay - Thịt chó ăn được thịt cầy thì không! (Ca dao) - Đồng nghĩa hoàn toàn. 2. Non xa xa nớc xa xa, Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối lê nin, kia núi Mác, Hai tay gây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh) - Đồng nghĩa hoàn toàn. 3. Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai. ( Anh Đức) - Đồng nghĩa hoàn toàn. Nhưng thực ra sắc thái ý nghĩa của “sinh” khác “đẻ” (người ta thường nói “Tổ quốc đã sinh ra những người con anh hùng”, chứ không dùng “đẻ” trong trường hợp này) 4. a) Phụ nữ lại càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới. (Hồ Chí Minh) - Đồng nghĩa không hoàn toàn: phụ nữ (trang trọng) – chị em (phổ thông hằng ngày). b) Người pháp đổ máu nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít. (Hồ Chí Minh) - Đồng nghĩa không hoàn toàn: đổ máu (phê phán những cái chết vô nghĩa) – hi sinh (hàm ý ghi nhận những cái chết cao cả). 5. Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài cũng bỏ đi để chị ở lại một mình. ( Nguyễn Khải) - Đồng nghĩa không hoàn toàn: chết (sắc thái trung hòa) – bỏ đi (nói giảm). IV. CÂU - Câu đơn là loại câu mà trong thành phần cấu tạo chỉ có một kết cấu nòng cốt (một kết cấu C-V). Mây bay./ Gió thổi. Một đám mây trắng đang bay qua mặt trăng. Những kiểu kết cấu thường gặp là: - Kiểu có vị ngữ động từ gồm một hoặc một vài động từ, Ví dụ: 1) Chim hót. 2) Tần phải đi nằm. - Kiểu có vị ngữ danh từ gồm động từ quan hệ (‘là’, ‘làm’) và danh từ. Ví dụ: 1) Họ là sinh viên. 2) Bác Kim làm thợ mộc. - Kiểu câu có vị ngữ tính từ. Ví dụ: Cái món này ngon..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Kiểu câu có vị ngữ là một ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: Thằng ấy ba voi không được một bát nước xáo. - Kiểu câu có vị ngữ là một kết cấu giới ngữ. Ví dụ: 1) Cái nón này của chị ấy. 2) Dao này để thái thịt. 3. Câu đặc biệt: Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu. Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn. Ví dụ: Lại mưa. 4. Câu ghép: a] Tôi / đi học rồi tôi /lại về nhà. b] Tôi /ko hiểu : nó /là người xấu hay tốt ? c] Tôi /năn nỉ mãi nhưng em tôi /vẫn ko nín. d] Nó/ đi đâu thì tôi /đi đấy. e] Nó/ vừa mới đây giờ nó /đã đi khuất. g] Chẳng những Trúc /xinh đẹp mà bạn ấy/ còn rất thông minh. h] Tuy cô ấy /nghèo nhưng lại là một người/ lương thiện. * Quan hệ trong câu ghép - Bổ sung: Tôi vào lớp và nó cũng đến - Tương phản: Tôi học khá còn nó học yếu. Tôi đỗ cấp III còn nó thì trượt. - Điều kiện: Nếu nó nghe tôi thì đâu đến lỗi phải nghỉ học. - Tăng tiến: Trời càng mưa to, nước càng dâng cao. - Nối tiếp: Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào. V. CỤM TỪ 1. Cụm danh từ * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. VD: Một túp lều nát trên bờ biển. * Mô hình của cụm danh từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau. - Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng. - Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian. VD: Một chàng dế thanh niên cường tráng. số từ trung tâm Phụ sau 2. Cụm đông từ * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. VD: Góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên. * Mô hình của cụm động từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau. - Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự... - Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân... VD: Chưa tìm được ngay câu trả lời. PT PTT Phụ sau.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Cụm tính từ * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . Cụm tính từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình tính từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một tính từ. VD: Thơm dịu ngọt cốm mới. * Mô hình của cụm tính từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau. - Các phụ ngữ ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất ... - Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ.... VD: Đang trẻ như một thanh niên PT PTT Phần sau * Các dạng bài tập Bài tập 1. Tìm và phân tích các cụm từ có trong đoạn trích sau: Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (Thanh Tịnh - Tôi đi học) * Gợi ý: + Cụm danh từ - Những ý tưởng ấy. PT DT PS - Mấy em nhỏ. PT DT + Cụm động từ: - Chưa lần nào ghi lên giấy. PT ĐT PS - Lần đầu tiên đi đến trường. PT ĐT PS + Cụm tính từ - Rụt rè núp dưới nón mẹ . TT PS - Lại tưng bừng rộn rã PT TT PS Bài tập 2 Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong các câu sau: a. Nhưng những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người. (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh). b. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) c. Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn - xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn. * Gợi ý a. Nhưng những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với DT cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh). b. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng ĐT anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. ĐT (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) c. Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn - xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, TT cũng phong phú và sâu sắc hơn. TT Bài tập 3: Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn, chỉ ra các cụm từ và gạch chân các cụm từ đó. *Gợi ý: - HS tìm được đoạn văn có sử dụng các cụm từ. - Xác định đúng các cụm từ và gạch chân. Bài tập 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng các cụm từ đã học, chỉ ra và phân tích các cụm từ đó theo mô hình 3 phần. *Gợi ý: - HS viết được đoạn văn có sử dụng các cụm từ (tùy sự sáng tạo của học sinh) - Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một chủ đề cụ thể cụ thể. - Hình thức: trình bày sạch sẽ, khoa học. MỘT SỐ PHÐp TU TỪ TỪ VỰNG (So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.) 1. So sánh: - Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt. * Cấu tạo của phép so sánh So sánh 4 yếu tố: - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh. - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh). - Từ so sánh. - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh. Ta có sơ đồ sau :. Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A Vế B (Sự vật được so Phương diện so Từ so sánh (Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh) sánh sánh) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Trẻ em như búp trên cành + Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn. * Các kiểu so sánh a. So sánh ngang bằng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> b. So sánh hơn kém * Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. 2. Ẩn dụ: - Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời => Bác có sự tương đồng về công lao giá trị. * Các kiểu ẩn dụ + Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B. + Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B. *Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 3. Nhân hóa : - Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hoá + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật. + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người * Tác dụng của phép nhân hoá - Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. 4. Hoán dụ: - Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt * Các kiểu hoán dụ + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: làng xóm chỉ nông dân + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân + Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Mồ hôi để chỉ sự vất vả 5. Nói quá: - Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 6. Nói giảm, nói tránh.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự 7. Điệp ngữ: - Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ 8. Chơi chữ : - Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị * Các lối chơi chữ: Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa; Dùng lối nói lái; Dùng lối đồng âm; Chơi chữ điệp phụ âm đầu CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài tập 1: Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Gợi ý: Nhân hóa: Thuyền im- bến mỏi- nằm Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài. Bài tập 2: Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt, leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt, leo vào leo ra. Gợi ý: Điệp một từ: leo, cành, con kiến; Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào. Bài tâp 3: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a, Gác kinh viện sách đôi nơi - Trong gang tấc lại gấp mười quan san ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) b, Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa ( Ca dao) * Gợi ý: a, Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. - Bằng lối nói quá , tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh b, Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) - Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm vì tình. - Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. Bài tâp 4: Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> (Tế Hanh - Quê hương ) Gợi ý: + So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. + Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. * Tác dụng - Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển. - Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh... - Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ. Bài tâp 5: Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào? a. Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần b. Trẻ em như búp trên cành c. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Gợi ý: a. Chơi chữ; b. So sánh; c. Nhân hóa. Bài tập 6: Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào? Gợi ý: - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Nhân hóa: buồn, sầu - Nói quá: Mồ hôi như mưa Bài tập 7: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ - Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( HCM, Ngắm trăng) b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng ( Nguyễn Khoa Điềm) * Gợi ý: a, Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. - Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn. b, Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×