Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI KHU VỰC RẠN NHÂN TẠO VỊNH NHA TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 68 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ KHÁNH HỊA
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN
LÝ, KHAI THÁC SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN
LỢI THỦY SẢN TẠI KHU VỰC RẠN NHÂN
TẠO VỊNH NHA TRANG

Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Khoa học và Cơng nghệ Khánh Hịa
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ Khánh Hịa
Chủ nhiệm đè tài: Th.S Võ Thị Mỹ Dung

Khánh Hòa, năm 2019


SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ KHÁNH HỊA
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI
THÁC SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI
KHU VỰC RẠN NHÂN TẠO VỊNH NHA TRANG

Cơ quan thực hiện đề tài

Chủ nhiệm đề tài

(Ký tên và đóng dấu)



( Ký tên)

Phạm Cao Cƣờng

Võ Thị Mỹ Dung

Khánh Hòa, năm 2019


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................ i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1 Rạn nhân tạo trên thế giới ................................................................................. 3
1.1.1 Rạn nhân tạo và một số vấn đề về quản lý, khai thác rạn nhân tạo trên thế
giới .....................................................................................................................3
1.1.2 Hiệu quả về bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản của các rạn nhân tạo trên
thế giới ....................................................................................................................... 6
1.2 Tình hình phát triển các mơ hình rạn nhân tạo tại Việt Nam............................ 7
1.3 Hệ thống rạn nhân tạo vịnh Nha Trang và mơ hình quản lý rạn đã đƣợc thiết
lập...... ...................................................................................................................... 11
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 14
2.1 Đối tƣợng, mục tiêu và thời gian nghiên cứu.................................................... 14
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 14
2.2.1 Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản tại rạn nhân tạo

vịnh Nha Trang........................................................................................................ 14
2.2.2 Khảo sát sự biến động về đa dạng sinh học trong khu vực rạn nhân tạo ....... 15
2.2.3 Đề xuất phƣơng án quản lý, khai thác hệ thống rạn nhân tạo ........................ 18
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 19
3.1 Đánh giá hiện trạng khai thác, quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu rạn nhân tạo19
3.1.1 Hiện trạng công tác quản lý tại rạn nhân tạo vịnh Nha Trang ....................... 19
3.1.2 Hiện trạng khai thác tại rạn nhân tạo vịnh Nha Trang ................................... 21
3.2 Đánh giá hiệu quả của khu rạn nhân tạo trong việc bảo vệ, tái tạo và phát triển
nguồn lợi thủy sản ................................................................................................. 24
3.2.1 Hiện trạng cấu trúc rạn và tình trạng bồi đắp trầm tích tại rạn. ................... 24
3.2.1.1 Độ bền của vật liệu rạn................................................................................ 24
3.2.1.2 Hiện trạng bồi đắp trầm tích tại khu vực rạn .............................................. 25
3.2.2 Kết quả khảo sát mức độ đa dạng sinh học tại rạn nhân tạo vịnh Nha Trang 26
3.2.2.1 Hiện trạng cá tại khu rạn ............................................................................. 26
i


3.2.2.2 Hiện trạng về sinh vật đáy........................................................................... 29
3.2.3 Đánh giá sự biến động về đa dạng sinh học tại khu vực rạn nhân tạo ........... 31
3.2.3.1 Cá tại rạn .................................................................................................... 31
3.2.3.2 Sinh vật đáy tại khu rạn............................................................................... 34
3.3 Đề xuất phƣơng án quản lý, khai thác hiệu quả rạn nhân tạo ......................... 35
3.3.1 Cơ sở đề xuất phƣơng án quản lý, khai thác tại khu vực Rạn ....................... 35
3.3.1.1 Cơ sở pháp lý............................................................................................... 35
3.1.1.2 Tham khảo các bài học kinh nghiệm từ các mơ hình quản lý các hệ sinh
thái biển tƣơng tự .................................................................................................... 36
3.3.1.3 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 38
3.3.2 Đề xuất phƣơng án quản lý, khai thác rạn nhân tạo vịnh Nha Trang ........... 41
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48


ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AL

Âm lịch

BQL

Ban quản lý

CPDL

Cổ phần du lịch

KBVHST

Khu bảo vệ hệ sinh thái

MC

Mặt cắt

MTV

Một thành viên

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

cs

Cộng sự

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Mùa vụ và đối tƣợng khai thác của các loại nghề khai thác khu vực
xung quanh rạn nhân tạo vịnh Nha Trang ............................................................... 23
Bảng 3.2: Số lƣợng loài của các họ cá tại rạn nhân tạo .......................................... 26
Bảng 3.3: Thành phần loài sinh vật đáy cỡ lớn ở các cụm rạn nhân tạo ................ 30
Bảng 3.4: Mơ tả vai trị của các đối tƣợng trong mơ hình đề xuất ......................... 43

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình rạn nhân tạo: a) Vị trí thiết lập rạn; b) Sơ đồ bố trí các cụm rạn; c)
Sơ đồ bố trí các đơn vị rạn trong cụm rạn; d) Sơ đồ phân vùng chức năng rạn ................ 12
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí rạn và các mặt cắt đƣợc khảo sát .................................................. 17
Hình 3.1: Kết quả điều tra về nhận biết của ngƣ dân về tổ chức quản lý rạn ................. 19
Hình 3.2: Hình ảnh bè nổi sử dụng phục vụ mơ hình bảo vệ rạn: a) Bè nổi đƣợc đặt tại
vị trí thiết lập rạn; b) Bè nổi đƣợc neo đậu khu vực ven bờ vào mùa biển động. ............. 21
Hình 3.3: Hình ảnh lờ dây và bẫy nhử tôm hùm đƣợc ghi nhận tại đáy biển khu vực đặt
rạn nhân tạo vịnh Nha Trang ............................................................................................. 22

Hình 3.4: Một số loại thủy hải sản khai thác bằng phƣơng pháp lặn đƣợc ghi nhận tại bờ
biển khu tái định cƣ Vĩnh Hịa. ......................................................................................... 23
Hình 3.5: Rạn hình lập phƣơng bị gãy đổ ......................................................................... 25
Hình 3.6: Bồi tích tại khu vực rạn ..................................................................................... 26
Hình 3.7: Số lƣợng loài cá đƣợc ghi nhận tại các cụm rạn trong các đợt khảo sát 2017 2018. .................................................................................................................................. 27
Hình 3.8: Mật độ trung bình (cá thể/100 m2) của các nhóm kích thƣớc cá phân bố ở
trong và xung quanh khu vực rạn tại các thời điểm khảo sát. ......................................... 28
Hình 3.9: Mật độ trung bình (cá thể/cụm rạn) tại các thời điểm khảo sát. ........................ 29
Hình 3.10: Số lƣợng cá phân bố tại các cụm rạn tại các thời điểm khảo sát..................... 29
Hình 3.11: Mật độ trung bình cá phân bố tại cụm rạn theo thời gian ............................... 31
Hình 3.12: Biến thiên mật độ cá trung bình (cá thể/100m²) theo thời gian ở trong và
ngoài khu vực thả rạn nhân tạo .......................................................................................... 32
Hình 3.13: Mật độ trung bình (cá thể/100 m²) của các nhóm kích thƣớc cá ở mặt cắt
xung quanh khu vực rạn (MC M1, M2, M3, M4) và trong khu vực thả rạn (MC N1, N2)
vào các đợt khảo sát từ tháng 7/2014 đến 8/2018 ............................................................. 33
Hình 3.14: Mật độ trung bình (cá thể/cụm) của các nhóm kích thƣớc cá theo thời gian
tại các cụm rạn nhân tạo .................................................................................................... 33

v


MỞ ĐẦU
Rạn nhân tạo vịnh Nha Trang là hệ thống 10 cụm rạn bê tông bao phủ 10.000
m2 nền đáy biển ở vị trí cách bờ biển khu tái định cƣ phƣờng Vĩnh Hòa khoảng 2 km.
Rạn đƣợc xây dựng nhằm mục tiêu bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản
ven bờ tại vịnh Nha Trang. Đây là sản phẩm đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây
dựng rạn nhân tạo tại vịnh Nha Trang nhằm bảo vệ và tái tại nguồn lợi thủy sản” do
ThS. Nguyễn Văn Nhuận - Trƣờng Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm đƣợc phê duyệt
triển khai vào năm 2013 và nghiệm thu vào năm 2016.Sau khi rạn đƣợc xây dựng, mơ
hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng và đại diện các cơ quan chức

năng có liên quan đã đƣợc hình thành để bảo vệ và khai thác hiệu quả khu vực rạn.
Những khảo sát trong vòng 1 năm sau khi rạn nhân tạo đƣợc thiết lập đã thu
đƣợc những kết quả tích cực ở khía cạnh phục hồi, tái tạo, bảo vệ nguồn lợị khi rạn đã
thu hút nhiều loài sinh vật trong khu vực đến cƣ trú. Tuy vậy, diễn thế sinh thái của
một khu vực rạn là một tiến trình dài, hiệu quả của rạn cũng cần phải đƣợc xem xét,
đánh giá tƣơng ứng. Ngoài ra, các tác động từ các yếu tố tự nhiên, sự biến đổi của khí
hậu, cùng với những hoạt động bồi lấp, xây dựng vùng ven biển của con ngƣời có thể
dẫn đến những ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển nguồn lợi tại vùng rạn. Chính vì
vậy, hoạt động đánh giá mức độ đa dạng sinh học trong khu vực rạn đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên sẽ giúp phác họa đƣợc bức tranh phát triển sinh vật của khu rạn và cung
cấp những cơ sở khoa học làm căn cứ để đề xuất giải pháp tiếp theo nhằm phục hồi
nguồn lợi trong khu vực vịnh.
Một rạn nhân tạo đƣợc duy trì và quản lý tốt, có kế hoạch khai thác, sử dụng
hiệu quả sẽ giúp mang lại những lợi ích dài hạn cho mơi trƣờng biển nhƣng ngƣợc lại,
một rạn nhân tạo đƣợc quản lý không phù hợp sẽ mang lại những tác động tiêu cực, trở
thành nơi tập trung nguồn lợi để phục vụ cho sự gia tăng sản lƣợng khai thác ngắn hạn
và những tác động bất lợi đến hệ sinh thái biển. Vì vậy, cơng tác đánh giá hiện trạng
quản lý nhằm nhìn nhận lại công tác quản lý trong thời gian qua, đồng thời đánh giá
một cách khách quan, chính xác về nhận thức và quan điểm của ngƣời dân về sự tồn
tại của hệ thống rạn, hiện trạng khai thác và mối liên kết về hoạt động khai thác giữa
ngƣời dân và thành viên ban quản lý để đề xuất giải pháp khai thác, quản lý vùng rạn
trên cơ sở đảm bảo yếu tố phù hợp thực tiễn, hiệu quả và khả thi là điều cần thiết.

1


Xuất phát từ những lý do trên, đề tài KHCN cấp cơ sở “Theo dõi, đánh giá hiện
trạng quản lý, khai thác, sự phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu rạn nhân tạo vịnh
Nha Trang” đã đƣợc thực hiện với các mục tiêu và nội dung chính sau:
Mục tiêu:

 Đánh giá hiện trạng khai thác, quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu rạn nhân tạo.
 Đánh giá mức độ hiệu quả của khu rạn nhân tạo trong việc bảo vệ, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thủy sản.
 Đề xuất phƣơng án phối hợp quản lý, khai thác hiệu quảmơ hình rạn nhân tạo.
Nội dung chính:
 Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực rạn nhân
tạo.
 Khảo sát sự biến động về đa dạng sinh học trong khu vực rạn nhân tạo.
 Đề xuất phƣơng án quản lý, khai thác hệ thống rạn nhân tạo.

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Rạn nhân tạo trên thế giới
1.1.1 Rạn nhân tạo và một số vấn đề về quản lý, khai thác rạn nhân tạo trên thế
giới
Rạn nhân tạo là những vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo đƣợc đặt tại một khu vực
nào đó ở đại dƣơng hay vùng ven bờ với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: phục hồi
hoặc thay thế các ổ sinh thái bị suy giảm do tác động của con ngƣời; bảo vệ và phát
triển các hệ sinh thái ven bờ; gia tăng nguồn lợi hải sản; phát triển du lịch biển[17].
Ngoài ra, rạn nhân tạo cịn đƣợc xem là cơng cụ giúp con ngƣời tìm hiểu về những
thay đổi tại các hệ sinh thái trong đại dƣơng; giúp chống xói mịn, hạn chế sự tác động
của sóng, chống khai thác hải sản bất hợp lý[20].
Rạn nhân tạo đƣợc xây dựng đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ 17 tại Nhật Bản.
Hiện nay, có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã triển khai mơ hình.
Mỗi quốc gia xây dựng với mục đích sử dụng, phƣơng thức và cách thức quản lý khác
nhau. Nhìn chung, hầu hết các rạn nhân tạo đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề, mang
lại những lợi ích tích cực về khía cạnh sinh học và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không
phải dự án rạn nhân tạo nào trên thế giới cũng đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Nhiều dự

án rạn gặp khó khăn trong cơng tác quản lý và nhiều yếu tố kinh tế- xã hội xoay quanh
sự phát triển và quản lý của rạn,cụ thể:
+ Khai thác quá mức là vấn đề cần xem xét đối với bất cứ rạn nhân tạo nào. Rạn
nhân tạo đƣợc thiết lập tại đáy biển có vai trị nhƣ “ngơi nhà” cho sinh vật trú ngụ, sinh
trƣởng và phát triển, giúp bảo vệ, phục hồi nguồn lợi, từ đó gia tăng sản lƣợng khai thác.
Nhiều rạn nhân tạo trên thế giới đƣợc thông báo có tỷ lệ đánh bắt thủy sản tại rạn nhân
tạo cao hơn tỷ lệ đánh bắt ở vùng nƣớc xung quanh khơng có rạn [14]. Tuy nhiên, vấn
đề đƣợc đặt ra xung quanh việc gia tăng sản lƣợng đánh bắt tại rạn là rạn nhân tạo góp
phần gia tăng trữ lƣợng thủy sản chung của khu vực hay rạn nhân tạo chỉ làm gia tăng sự
thu hút và tập hợp của quần thể cá tồn tại trƣớc đó. Theo Jebreen (2005), nếu tại thời
điểm khai thác, sản lƣợng khai tháctại rạn gia tăng không phải do tổng trữ lƣợng chung
tại khu vực đó gia tăng mà chỉ do sinh vật tại vùng biển đó tập trung tại rạn thì hoạt
động khai thác thủy sản tại rạn nhân tạo có khả năng dẫn đến khai thác quá mức[22].
Kết quả công bố về tác động của rạn nhân tạo lên quần thể cá trong khu vực của chính

3


quyền bang Queensland đã kết luận rằng khả năng khai thác quá mức do sự tập trung
của quần thể cá tại rạn là một trong những nguy cơ khi thiết lập rạn[26]. Bên cạnh đó,
mặc dù tính đa dạng và trữ lƣợng cá tại rạn nhân tạo đã thực sự gia tăng do kết quả của
cả quá trình tập trung và sinh sản, phát triển của các quần thể cá tại rạn. Tuy nhiên, việc
quản lý rạn không hợp lý, khơng có kế hoạch khai thác phù hợp cũng sẽ dẫn đến tình
trạng khai thác quá mức bất cứ quần thể sinh vật nào. Thực tế tại các quốc gia đang phát
triển, bất cứ ai cũng đƣợc tự do đánh bắt, ngƣ dân và tàu thuyền đánh bắt xâm nhập tự
do vào khu vực đánh bắt dẫn đến đánh bắt q mức là điều khơng thể đƣợc ngăn
ngừa[29].
+ Sự khó khăn trong công tác xác định hƣớng quản lý rạn bền vững là vấn đề
chung tại nhiều chƣơng trình rạn trên thế giới. Một số chƣơng trình rạn tại Philippin,
Xê- nê-gan, mơ hình quản lý rạn dựa vào cộng đồng đã thực sự đem lại hiệu quả tích

cực khi dự án còn hoạt động, tuy nhiên sau khi dự án kết thúc, công tác giám sát rạn và
duy tu các thiết bị bảo vệ gặp phải nhiều khó khăn hoặc khơng thể duy trì khi nguồn
kinh phí khơng cịn[29]. Điểm chung trong các mơ hình trên là mơ hình vận hành từ dự
án khơng tạo lập đƣợc nguồn kinh phí trong nội tại mơ hình, đồng thời chính phủ cũng
khơng có kế hoạch hợp lý để duy trì và đảm bảo chi phí hoạt động của các mơ hình mà
phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn nƣớc ngoài. Ngoài ra, vấn đề đánh bắt bất hợp pháp
cũng là vấn đề nan giải tại nhiều rạn, có thể gặp ở bất cứ quốc gia đang phát triển
nào[29]. Các ngƣ dân ở các quốc gia đang phát triển thƣờng có xu hƣớng xem rạn nhân
tạo là công cụ để tập hợp cá. Mặc dù trong các dự án rạn ln có các lớp nâng cao nhận
thức cộng đồng giúp họ hiểu và biết rằng khu vực rạn nhân tạo là cấm đánh bắt, nhƣng
hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp là khơng tránh khỏi bởi vì sinh kế của những ngƣ
dân nghèo này hoàn toàn phụ thuộc vào nghề đánh bắt. Thậm chí, cuộc sống phụ thuộc
hồn tồn vào đánh bắt cũng là vấn đề đối với những ngƣ dân chịu trách nhiệm quản lý
vùng rạn. Trong khi đó, cơng tác giám sát gặp nhiều khó khăn và khơng phải đƣợc duy
trì liên tục và đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Chính vì vậy, tạo lập một mơ hình
quản lý bền vững giải quyết vấn đề tài chính hoạt động, đảm bảo sinh kế cho ngƣ dân
trong mơ hình là vấn đề cần quan tâm trong bất kỳ dự án rạn nào.
+ Một vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý rạn đó là sự xung đột lợi ích
khai thác. Rạn nhân tạo thƣờng trở thành tiêu điểm xung đột trong nội bộ và giữa các
nhóm khai thác. Sự xung đột đƣợc xác định là sự can thiệp vào mục đích sử dụng bởi

4


hoạt động của đối tƣợng khác đã đƣợc ghi nhận nhiều rạn nhân tạo trên thế giới, thậm
chí ở những quốc gia phát triển nhƣ Úc hay Mỹ[27].
+ Ngoài những yếu tố tác động từ nội tại công tác quản lý, hiệu quả thiết lập rạn
còn chịu ảnh hƣởng bởi các tác động khác của con ngƣời nhƣ bồi lắng trầm tích hay ơ
nhiễm, cạn kiệt dinh dƣỡng hay các hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng. Những tác động
này thƣờng ảnh hƣởng cả cấu trúc và hệ sinh thái tại khu vực rạn. Những rạn chịu tác

động thì ít có khả năng phục hồi[13]. Thậm chí với biện pháp bảo vệ rạn tích cực, mức
độ phục hồi có thể diễn tiến theo các giai đoạn khác nhau từ hệ sinh thái ban đầu.
Bất cứ chƣơng trình rạn nào thế giới đều có thể gặp phải các vấn đề đã đề cập
trên nếu khơng có các hoạt động đánh giá kỹ những tác động tích cực, tiêu cực khi thiết
lập rạn, khơng có chƣơng trình quản lý và giám sát rạn hợp lý. Việc lên kế hoạch quản
lý dài hạn và đánh giá hiệu quả rạn là công tác cần cho mỗi dự án để đảm bảo những
lợi ích dự kiến từ rạn nhân tạo. Chính vì vậy, tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Mỹ, Úc,
Tây Ban Nha..., các chƣơng trình rạn nhân tạo trong thời gian gần đây đều có q trình
nghiên cứu, xem xét kỹ; có định hƣớng phát triển và có chƣơng trình giám sát trong
nhiều năm nhằm đánh giá đúng hiệu quả của rạn. Đồng thời, nhiều biện pháp đƣợc dùng
để quản lý rạn, đảm bảo khai thác hợp lý và hạn chế xung đột giữa các nhóm khai thác
đƣợc áp dụng nhƣ quản lý dựa vào cộng đồng để kiểm soát sự đánh bắt, thực hiện các
phƣơng thứcđể quản lý khai thác tại rạn nhƣ: kiểm sốt xâm nhập, hạn chế cơng cụ và
hình thức đánh bắt; hạn chế ngƣời sử dụng theo không gian và thời gian[13].
- Nhật Bản là quốc gia áp dụng thành cơng mơ hình dựa vào cộng đồng để kiểm
sốt đánh bắt tại rạn. Những ngƣ dân liên kết thành cộng đồng bảo vệ vùng rạn, phối
hợp với chính quyền để kiểm soát đánh bắt, ngăn chặn sự khai thác trái phép từ những
đối tƣợng khác. Tuy nhiên, mơ hình này đã không đƣợc áp dụng thành công để quản lý
rạn ở một số quốc gia nhƣ Philipin, Xê- nê-gan...[29]. Theo Whitmarsh và cs, 2008, mơ
hình quản lý theo hình thức này phụ thuộc lớn vào nhận thức, đặc điểm văn hóa xã hội
để có thể áp dụng thành cơng, tạo lập đƣợc các nhóm cộng đồng có thể thƣc hiện hoạt
động này, do đó thƣờng khơng khả thi ở một số quốc gia[19].
- Mỹ và Úc là một trong những quốc gia thành công khi áp dụng các phƣơng
thức kiểm soát đánh bắt nhƣ: kiểm soát xâm nhập, hạn chế cơng cụ và hình thức đánh
bắt, hạn chế ngƣời sử dụng theo không gian và thời gian. Tại Úc, hầu hết các rạn nhân

5


tạo đƣợc sử dụng cho hoạt động giải trí nhƣ câu cá giải trí, lặn chụp hình dƣới nƣớc, lặn

nghiên cứu. Tuy phục vụ du lịch nhƣng các rạn này cũng thu hút nhiều cá đến sinh
sống. Nhằm hạn chế áp lực khai thác lên sự phát triển nguồn lợi rạn và khu vực, đảm
bảo những loài cá thực phẩm không bị đánh bắt trƣớc khi trƣởng thành, công tác quản lý
khai thác cá đƣợc thực thi ở mọi bang của Úc bởi các văn phịng có đủ chức năng xử
phạt[14]. Theo khuyến cáo trong báo cáo chƣơng trình rạn của Úc, khu vực rạn cần
đƣợc đánh giá tình trạng quần thể cá, tổng sản lƣợng, khả năng chịu đựng áp lực khai
thác của quần thể, cần có biện pháp giảm thiểu những áp lực ngày càng gia tăng về khai
thác cá tại khu rạn nhân tạo nhƣ thực hiện bảo vệ rạn, thực hiện hoạt động du lịch tại rạn
trong thời gian đầu thay vì tập trung khai thác sẽ giúp giảm thiểu sự suy giảm nguồn lợi
do bởi gia tăng thời gian chờ trƣớc khi hoạt động đánh bắt đƣợc cho phép[26]. Đồng
thời, để tránh xung đột giữa các nhóm sử dụng rạn, những nhóm rạn đƣợc thiết kế đặc
biệt cho từng mục đích[14]. Ngồi ra, những ngƣời sử dụng tài nguyên rạn nhƣ cá nhân
hay tổ chức có hoạt động lặn tại rạn, ngƣời tham quan rạn thông qua các công ty tổ chức
du lịch đều phải nộp phí sử dụng rạn để làm nguồn lực phục vụ công tác quản lý
rạn[13]. Tƣơng tự, tại Mỹ, những ngƣời có hoạt động sử dụng tài nguyên rạn nhƣ lặn
giải trí, câu cá giải trí, đánh bắt đều phải tuân theo cách thức quản lý, khai thác tại rạn và
phải nộp phí để tạo nguồn lực phục vụ nghiên cứu, phát triển rạn.
1.1.2 Hiệu quả về bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản của các rạn nhân tạo trên
thế giới
Rạn nhân tạo đƣợc xem là công cụ giúp quản lý nghề cá, giúp phục hồi hoặc
thay thế các ổ sinh thái bị suy giảm do tác động của con ngƣời; bảo vệ và phát triển
các hệ sinh thái ven bờ; gia tăng nguồn lợi hải sản[17].Nhiều công bố kết quả theo dõi
rạn nhân tạo sau một thời gian thiết lập cho thấy khu vực rạn thu hút nhiều sinh vật
đến sinh sống. Cụ thể nhƣ sau:
Tại Bồ Đào Nha, hệ thống rạn nhân tạo đƣợc xây dựng tại vùng biển Faro vào
năm 1990, trong vòng 4,5 năm sau thiết lập sản lƣợng cá ở khu rạn tăng 2,28 lần so
với vùng khơng có rạn, đồng thời mật độ các loài sinh vật đáy cũng gia tăng[24].
Tại Bra-xin, 1.500m2 rạn gồm 16 đơn vị bê tông hoặc 16 đơn vị lốp xe đƣợc
đƣa xuống biển vịnh Manguinhos, Rio de Janeiro năm 1996, trong vòng 2 năm sự đa


6


dạng và kích thƣớc lồi cá tại khu rạn gia tăng dần, thu hút 51 loài đến sinh sống, mật
độ cá và sinh khối cá cũng cao hơn[30].
Ở Ấn Độ, hệ thống rạn nhân tạo dọc theo bờ biển ở Trivandrum sau 4 năm xây
dựng, khu vực rạn có mức đa dạng sinh học cao hơn 90,8% so với các vùng lân cận
khơng có rạn; năng suất đánh bắt cao hơn 70% đối với các loài cá, 60% cho động vật
thân mềm, 87% cho các loại động vật không xƣơng sống[10].
Tại Philippin, theo công bố Gomez và cs.,tạirạn nhân tạo bằng lốp xe, đã quan
sát đƣợc 30 lồi san hơ cứng phủ trên 15% bề mặt rạn sau 5 năm, sau 10 năm tỷ lệ này
lên đến 40%.
Tại Thái Lan, các rạn nhân tạo đã thu hút hơn 71 loài thực vật phù du và 20 loài
động vật phù du, 200 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ và chân bụng và 63 lồi
khác (tơm, cua, rong biển), 37 họ cá đến sinh sống, tỷ lệ đánh bắt sử dụng các dụng cụ
đánh bắt nhỏ tăng 1-5 lần [23].Hiệu quả của rạn nhân tạo trong thu hút sinh vật tập
trung cƣ trú và sinh sản chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cấu trúc rạn. Rạn
càng đồ sộ và càng phức tạp về cấu trúc, hiệu quả càng cao trong việc tập trung, bảo vệ,
tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo công bố của Charbonel và cs.,38% diện
tích rạn trong tổng cộng 4.000 m2 rạn ở nƣớc này là những rạn đƣợc tạo từ những đơn
vị rạn lớn, đơn giản về cấu trúc có hệ sinh vật nghèo nàn, số lƣợng lồi cá khơng có sự
thay đổi đáng kể, mật độ và sinh khối gia tăng ít, sau khi triển khai bổ sung các rạn
nhỏ có cấu trúc phức tạp bên trong các rạn lớn này, đa dạng sinh học đã đƣợc cải
thiện: số lƣợng lồi cá gia tăng gấp đơi so với trƣớc khi thả rạn, mật độ sinh vật tăng
gấp 10 lần, sinh khối tăng lên 40 lần,trong khi đó các rạn khơng đƣợc bổ sung đa dạng
sinh học khơng có sự thay đổi đáng kể[15].
Mặc dù có nhiều cơng bố sự tiến triển tích cực về mặt sinh học tại các rạn nhân
tạo nhƣ rạn thu hút nhiều sinh vật đến cƣ trú, gia tăng mật độ và sinh khối tại khu rạn so
với khu vực không thả rạn. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của rạn nhân tạo trong việc gia
tăng nguồn lợi vẫn là vấn đề nhiều nhà nghiên cứu quan tâm? Theo Chou và cs., sản

lƣợng trên một đơn vị diện tích từ rạn nhân tạo có thể cao bởi vì những rạn này có xu
hƣớng nhỏ và tập trung, và làm chúng cực kỳ dễ bị khai thác quá mức, rạn tự nhiên trải
qua cùng hiện tƣợng nhƣng thƣờng có diện tích lớn hơn rạn nhân tạo[16].
1.2 Tình hình phát triển các mơ hình rạn nhân tạo tại Việt Nam

7


Rạn nhân tạo mới đƣợc phát triển ở nƣớc ta trong khoảng hơn 10 năm trở lại
đây, tuy nhiên các dự án về rạn nhân tạo cũng đã đƣợc triển khai tại nhiều tỉnh thành
ven biển nhƣ khu vực Vạn Bội và Ba Trái Đào tại Cát Bà, Hải Phòng; vùng biển ven
bờ tỉnh Nghệ An; vùng biển xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam; vùng biển
Hòn Đỏ, Ninh Thuận; vịnh Nha Trang, Khánh Hịa. Các mơ hình rạn nhân tạo ở nƣớc
ta đƣợc xây dựng chủ yếu phục vụ công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ
nhƣ mơ hình tại Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận hoặc phục hồi các hệ sinh thái san
hô tại một số khu vực bị tàn phá nhƣ mô hình rạn tại Vịnh Nha Trang.
Cấu trúc và quy mơ rạn có sự khác nhau giữa các mơ hình. Các rạn đƣợc thiết
kế để bảo vệ, phục hồi nguồn lợi chủ yếu là tổ hợp các cụm bê tông hoặc các cụm bê
tông kết hợp với chà đƣợc thiết kế có nhiều diện tích hoặc vị trí để làm nơi trú ẩn cho
các sinh vật biển. Trong khi đó các dự án rạn nhân tạo nhằm phục hồi hệ sinh thái san
hô thƣờng sử dụng các khối bê tông hoặc các cấu trúc cốt thép để làm giá thể trồng
mới các tập đồn san hơ.
Tùy theo từng dự án rạn, mơ hình quản lý rạn cũng có sự khác nhau. Tại các dự
án rạn ở Nghệ An, Quảng Nam và Ninh Thuận, rạn nhân tạo đƣợc quản lý theo hình
thức đồng quản lý mà nòng cốt là cộng đồng địa phƣơng tại nơi thả rạn, trong đó mơ
hình rạn tại Nghệ An đƣợc thực hiện theo dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển
bền vững (viết tắt là CRSD) sử dụng nguồn vốn vay từ Hiệp hội phát triển Quốc tế
(IDA) và nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại từ Quỹ mơi trƣờng tồn cầu (GEF), hai
mơ hình rạn tại Quảng Nam và Ninh Thuận là dạng đề tài nghiên cứu khoa học sử
dụng nguồn ngân sách tỉnh. Dự án rạn nhằm phục hồi trồng mới san hô nằm trong khu

bảo tồn biển nhƣ khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chịu sự quản lý của Ban quản lý
vịnh Nha Trang. Ngồi ra, tại Khánh Hịa, gần đây một số công ty du lịch nhƣ công ty
TNHH MTV Vinpearl, công ty TNHH Nhà nƣớc MTV Yến Sào, công ty CPDL Hồng
Hải – Khu nghỉ mát Six Senses, công ty Du lịch Trí Nguyên đã đầu tƣ cho hoạt động
liên kết nghiên cứu, tham gia vào đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số khu vực có thể
phục hồi và tái tạo rạn san hô phục vụ du lịch sinh thái biển ở Khánh Hịa” để thiết
lập mơ hình xây dựng rạn trồng mới san hô và sẽ trực tiếp quản lý, khai thác các rạn
này sau khi đƣợc thiết lập nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch. Thách thức lớn nhất
đối với các doanh nghiệp này khi tham gia các mơ hình này là thiếu cơ chế điều phối
và quy chế quản lý, đề tài định hƣớng các doanh nghiệp thực hiện trồng và bảo vệ san

8


hô dƣới sự quản lý của Chi cục Thủy Sản. Sau q trình thực hiện trồng mới san hơ,
các định hƣớng đƣợc đề tài gợi ý để các doanh nghiệp thực hiện khi quy chế chung
chƣa đƣợc ban hành: Tổ chức các loại hình du lịch theo hƣớng thân thiện với mơi
trƣờng, duy trì và phát triển rạn san hơ và nguồn lợi sinh vật; Hạn chế phát triển các
loại hình du lịch có nhiều tác động đến rạn san hô và sinh vật nguồn lợi nhƣ lặn ngắm
san hô trong vùng nƣớc nơng, câu cá giải trí; Ngăn chặn khai thác nguồn lợi thủy sản
bằng bất cứ phƣơng pháp, công cụ nào bởi cộng đồng và ngƣời của doanh nghiệp;
Phục hồi rạn san hô ở những vùng rạn bị suy thối, ni cấy các lồi san hơ có màu
sắc hình dáng đẹp nhằm tạo cảnh quan để phục vụ du lịch sinh thái; Thả phục hồi một
số loài sinh vật cảnh, sinh vật quý hiếm, nguồn lợi để gia tăng giá trị du lịch cho doanh
nghiệp và góp phần phục hồi thủy sản tự nhiên cho cộng đồng; Đánh giá và giám sát
định kỳ quá trình phục hồi rạn, độ phủ san hơ và mật độ các lồi quan trọng về sinh
thái, nguồn lợi trong mơ hình; Ngăn chặn các hoạt động xả rác, chất thải độc hại làm ô
nhiễm môi trƣờng, suy thoái các rạn san hô[11].
Hiệu quả của các mơ hình rạn hầu hết chỉ mới đƣợc đánh giá trong một thời
gian ngắn sau khi thiết lập. Hầu hết các mơ hình rạn đƣợc đánh giá đã mang lại những

kết quả tích cực trong khía cạnh phát triển đa dạng sinh học tại khu rạn, tuy vậy một số
mơ hình sau một thời gian thiết lập đã không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi, cụ thể:
- Rạn tại khu vực Cát Bà (Vạn Bội và Ba Trái Đào) đƣợc thiết lập bởi Viện
Nghiên cứu Hải Sản Hải Phòng cho thấy sau khi thiết lập, tốc độ bám của polyp san hơ
khá nhanh, san hơ có sự phát triển tốt trên rạn nhân tạo và số lƣợng loài hải sản tăng
lên rõ rệt, cụ thể: Khu vực Vạn Bội: Nhóm rong tảo gia tăng từ 4 lồi lên 10 loài, số
lƣợng các loài cá tăng từ 15 lên 23 loài, đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện của 03 loài
thuộc giống cá mú (Epinephelus). Khu vực Ba Trái Đào: Số loài rong tăng từ 3 lên 7
loài, cá tăng từ 13 lên 21 lồi. Ngồi ra cịn có các lồi thuộc nhóm hải sâm, sao biển,
cầu gai, xoang tràng, nhuyễn thể và một số lồi có giá trị kinh tế đến sinh cƣ trong
vùng rạn. Tuy số lƣợng loài đến sinh cƣ trong vùng rạn nhân tạo sau khi thả không
nhiều nhƣng số lƣợng cá thể hay diện tích phủ của các nhóm sinh vật trên các rạn khá
lớn, đặc biệt là nhóm rong tảo, hàu sun[3].
- Rạn nhân tạo đƣợc xây dựng tại Hòn Đỏ, Ninh Thuận thuộc đề tài KHCN cấp
tỉnh “Nghiên cứu xây dựng bãi cá nhân tạo tại Ninh Thuận nhằm bảo vệ, tái tạo và

9


phát triển nguồn lợi thủy sản” đã thu đƣợc một số kết quả tích cực sau 2 năm thả rạn:
Số lƣợng loài sinh vật tăng 89 lên 98 loài; mật độ các lồi sinh vật tăng khá nhanh,
trung bình từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2013 tăng 3,24 lần (từ 296 lên 947 cá thể/100
m2); mật độ sinh vật trong bãi cá nhân tạo tăng lên nhanh so với trƣớc khi xây dựng, trung
bình gấp 8,8 lần sau 8 tháng thả rạn (từ 107 lên 947 cá thể/100 m2), đã xác định có ít nhất
01 lồi mực (mực lá) sinh sản trong bãi cá nhân tạo, còn các đối tƣợng khác chƣa xác
định đƣợc bằng phƣơng pháp quan sát trong nghiên cứu. Ngoài ra, mật độ sinh vật
trong vùng biển cũng tăng lên đáng kể và có khuynh hƣớng tăng theo thời gian thiết
lập bãi cá[8].
Mơ hình rạn nhân tạo kết hợp với chà đã đƣợc thiết lập tại vùng biển ven bờ, xã
Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, sau 5 tháng triển khai, số lƣợng loài, mật độ

phân bố tăng nhanh cụ thể: trong khu chà rạn số lƣợng loài tăng từ 45 lên 73 loài, mật
độ tăng từ 272 lên 1.812 cá thể/400 m2 (gấp 6,7 lần) ở mặt cắt ngang; xung quanh khu
chà rạn số lƣợng loài tăng từ 45 đến 64, 58 và 47 loài; mật độ tăng từ 271 lên 1228,
1065 và 896 cá thể/400 m2 ở mặt cắt ngang tƣơng ứng với khoảng cách 50 m, 100 m
và 150 m; san hô mềm, rong và rêu bắt đầu phát triển[9].
Rạn nhân tạo bằng bê tông kết hợp trồng mới san hô ở khu vực mũi Bàng
Thang (Tây Bắc Hòn Tre, Vinh Nha Trang) đƣợc thiết lập vào năm 2013, thời gian
đầu khi mới thiết lập rạn (năm 2014), tỷ lệ sống của các tập đồn san hơ rất cao, tuy
nhiên sau đó (2015) do hoạt động san lấp mặt bằng trên mũi Bàng Thang cộng với sự
cạnh tranh vị trí bám trên bề mặt rạn nhân tạo của sinh vật thủy sinh khác, tỷ lệ sống
các tập đồn san hơ giảm dần theo thời gian, sinh vật đáy và các loài cá khu vực này
cũng giảm sút rõ rệt[4].
Một số mơ hình trồng mới san hô trên các cụm rạn nhân tạo bằng khung sắt
hoặc rạn bê tông thuộc đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số khu vực có thể phục hồi và
tái tạo rạn san hô phục vụ du lịch sinh thái biển ở Khánh Hịa” đã triển khai phục hồi
san hơ vào tháng 11/2015, kết quả khảo sát đánh giá cho thấy trên các cụm bê tơng san
hơ có tỷ lệ sống thấp, trên khung sắt thời gian đầu (5/2016) tỷ lệ sống của san hô phục
hồi trong giai đoạn đầu đạt khá, trung bình là 88,33%. Tuy nhiên, về sau giảm đáng kể
do nhiều nguyên nhân, nhƣ: bị phủ rong, sao biển gai ăn, rửa trơi trầm tích từ xây dựng
trên đảo. Đặc biệt, cơn bão số 12 vào tháng 11/2017 làm giảm tỷ lệ sống của126 san

10


hơ trên khung sắt ở Hịn Tằm cịn 41,20% và ở Vinpearl là 42,25%. Đến tháng 4/2018
thì tỷ lệ sống của san hô giảm xuống là 32,27% trên khung sắt và 28,80% trên bồn bê
tơng ở Hịn Tằm; 19,06% trên khung sắt và 3,09% trên bồn bê tông ở Vinpearl[11].
1.3. Hệ thống rạn nhân tạo vịnh Nha Trang và mô hình quản lý rạn đã
đƣợc thiết lập.
Rạn nhân tạo vịnh Nha Trang và mơ hình quản lý rạn là kết quả của đề tài

KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng rạn nhân tạo tại vịnh Nha Trang nhằm bảo
vệ và tái tại nguồn lợi thủy sản” do ThS. Nguyễn Văn Nhuận - Trƣờng Đại học Nha
Trang làm chủ nhiệm đƣợc phê duyệt triển khai vào năm 2013 và nghiệm thu vào năm
2016. Rạn đƣợc đặt tại đáy biển phía Bắc vịnh Nha Trang tại vĩ độ 12017’37’’, kinh độ
từ 1090 13’26’’ đến 109013’56’’, cách bờ biển khu tái định cƣ phƣờng Vĩnh Hịa
khoảng 2 km (hình 1.1 a).Vùng biển đƣợc đặt rạn có độ sâu (7  12) m, độ dốc đáy biển
thấp, nền đáy cứng và dòng chảy ổn định, nguồn lợi thủy sản có tính đa dạng sinh học
cao, có nhiều ấu trùng và con non nhƣng đã có dấu hiệu suy giảm mạnh. Hệ thống rạn
đƣợc tạo thành bởi các đơn vị rạn bằng bê tơng có hình trụ trịn, hình lăng trụ và hình
lập phƣơng bố trí thành 10 cụm rạn bao gồm 2 cụm ở giữa gồm 27 đơn vị rạn và 8
cụm rạn xung quanh gồm 12 đơn vị rạn, bao phủ 10.000 m2 nền đáy (50.000 m3 thể
tích vùng nƣớc) (hình 1.1 b,c ). Sau khi rạn đƣợc thiết lập, khu vực rạn bao phủ và
xung quanh đƣợc cắm mốc, báo hiệu phân chia ranh giới trên biển thành vùng lõi bảo
vệ nghiêm ngặt (bao phủ khoảng 5 ha), tiếp đến là vùng đệm (khoảng 3 ha và ngoài
cùng là vùng khai thác có thời vụ (khoảng 2 ha) bằng tổng cộng 16 phao, 16 neo, 16
cờ và có chịi canh để bảo vệ (hình 1.1 d). Đồng thời, mơ hình quản lý rạn cũng đã đƣợc
thiết lập nhằm bảo vệ và quản lý khu rạn nhân tạo phục vụ cho công tác bảo vệ, tái tạo,
phát triển nguồn lợi thủy sản và khai thác theo hƣớng bền vững[10].

b

a

11


c

d


Hình 1.1: Mơ hình rạn nhân tạo: a) Vị trí thiết lập rạn; b) Sơ đồ bố trí các cụm rạn; c)
Sơ đồ bố trí các đơn vị rạn trong cụm rạn; d) Sơ đồ phân vùng chức năng rạn
Trong thời gian thực hiện đề tài, mơ hình quản lý rạn đƣợc thành lập là mơ hình
đồng quản lý, lấy nịng cốt là nhóm hạt nhân bảo vệ rạn gồm 10 ngƣ dân sinh sống gần
nơi đặt rạn, song song với hình thức quản lý trực tiếp này, đề tài cũng đã kết nối với
các cơ quan chức năng tại địa phƣơng nhƣ Chi cục Thủy sản, Phòng Kinh tế Thành
phố Nha Trang, Ban quản lý vịnh Nha Trang, Hội nơng dân các phƣờng: Vĩnh Thọ,
Vĩnh Phƣớc, Vĩnh Hịa để triển khai các hoạt động tuyên truyền, quản lý ở tầm vĩ mơ.
Để đảm bảo mơ hình đƣợc hoạt động có hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với
Chính quyền địa phƣơng và Tổ cộng đồng xây dựng bản Quy chế quản lý gồm 9
chƣơng, 22 điều quy định chặt chẽ về các hoạt động có liên quan tới khai thác nguồn
lợi thủy sản và các hoạt động cụ thể trong mơ hình tại khu vực rạn nhân tạo trong
Vịnh, đồng thời, quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan
trong mơ hình đồng quản lý khu vực rạn nhân tạo[10].
Sau 01 năm thiết lập rạn và triển khai mơ hình quản lý, mức độ đa dạng sinh
học tại khu rạn diễn biến tích cực theo thời gian: thành phần các lồi cá cao gấp 03 lần
so với thời điểm trƣớc khi thả rạn; ghi nhận 13 loài sinh vật đáy cỡ lớn bao gồm các
nhóm thân mềm, giáp xác, da gai, xoang tràn, rong mơ... và đặc biệt là mật độ phân bố
tôm hùm con trong khu vực rạn nhân tạo cao hơn so với các khu vực xung quanh.
Mơ hình quản lý tại hệ thống rạn nhân tạo vịnh Nha Trang ban đầu giải quyết
đƣợc công tác bảo vệ và hƣớng khai thác phù hợp tại hệ thống rạn và có quy chế hoạt
động nhằm đảm bảo mơ hình đƣợc vận hành liên tục, đa dạng sinh học đƣợc đánh giá
theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, mơ hình quản lý và hiệu quả phát triển đa dạng sinh
học chỉ đƣợc đánh giá trong thời gian ngắn khi đề tài còn thực hiện. Vì vậy, qua thời
gian hoạt động sau khi đề tài kết thúc, hiện trạng quản lý, khai thác và sự phát triển đa

12


dạng sinh học tại rạn cần đƣợc tái đánh giá nhằm nhìn nhận lại cơng tác quản lý, khai

thác, hiện trạng nguồn lợi rạn, từ đó đề xuất giải pháp khai thác, quản lý vùng rạn trên
cơ sở đảm bảo yếu tố phù hợp thực tiễn, hiệu quả và khả thi trong điều kiện hiện tại.

13


CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng, mục tiêu và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các đối tƣợng sau:
 Mơ hình quản lý, khai thác tại khu rạn nhân tạo vịnh Nha Trang.
 Nguồn lợi thủy sản tại khu rạn nhân tạo vịnh Nha Trang.
Mục tiêu nghiên cứu:
 Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu rạn nhân tạo.
 Đánh giá mức độ hiệu quả của khu rạn nhân tạo trong việc bảo vệ, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thủy sản.
 Đề xuất phƣơng án phối hợp quản lý, khai thác và nhân rộng hệ thống rạn nhân
tạo.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản tại rạn nhân
tạo vịnh Nha Trang
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ thơng tin lƣu trữ của Phịng kinh tế thành phố
Nha Trang, báo cáo của Ban quản lý vịnh Nha Trang; kế thừa, phân tích kết quả về
hoạt động quản lý rạn từ đề tài khoa học và công nghệ“Nghiên cứu xây dựng rạn nhân
tạo tại vịnh Nha Trang nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản” do ThS. Nguyễn
Văn Nhuận, Trƣờng Đại học Nha Trang thực hiện.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Quan sát, ghi nhận thực tế quản lý tại khu vực rạn và thƣờng xuyên tiếp xúc với

ngƣời dân địa phƣơng trong khu vực để nắm bắt thông tin.
Thu thập thông tin về hiện trạng quản lý, khai thác theo phƣơng pháp điều tra:
+ Mục tiêu điều tra: đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt động quản lý của mơ hình
rạn; đánh giá hiện trạng khai thác tại khu vực rạn.

14


+ Đối tƣợng đƣợc điều tra: 30 ngƣ dân khai thác xung quanh khu rạn đƣợc lựa
chọn ngẫu nhiên tại khu vực Vĩnh Hòa cách địa điểm đặt rạn 2 km; đại diện các tổ
chức, ban ngành địa phƣơng, doanh nghiệp tham gia mơ hình đồng quản lý rạn (Phịng
kinh tế thành phố, Ban quản lý vịnh Nha Trang, hội nơng dân các phƣờng Vĩnh Thọ,
Vĩnh Hải, Vĩnh Hịa, đại diện công ty TNHH Minh Hải, chủ nhiệm đề tài KHCN cấp
tỉnh) và 10 ngƣ dân tham gia nhóm hạt nhân bảo vệ rạn.
+ Phƣơng pháp điều tra: số liệu đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn
trực tiếp theo nội dung trong mẫu phiếu, bên cạnh đó tùy hồn cảnh và đối tƣợng
nhóm thực hiện có thể tiến hành phỏng vấn sâu để làm rõ thêm thông tin đƣợc phỏng
vấn.
+ Số lƣợng phiếu đƣợc điều tra: 50 phiếu (30 phiếu từ ngƣ dân và 20 phiếu từ
đại diện các tổ chức, ban ngành địa phƣơng có liên quan, thành viên nhóm hạt nhân
bảo vệ rạn).
+ Nội dung điều tra: thông tin chung về đối tƣợng điều tra (họ tên, tuổi, địa chỉ,
nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc), thông tin về hiểu biết mơ hình quản lý rạn nhân
tạo; thơng tin về tình hình khai thác xung quanh (hình thức khai thác, đối tƣợng và
mùa vụ khai thác), thông tin về hoạt động khai thác tại khu vực rạn (có khai thác hay
khơng, lý do khơng khai thác, hình thức, đối tƣợng, mùa vụ và tần suất khai thác), liên
hệ của đối tƣợng khai thác với nhóm quản lý, đánh giá về sản lƣợng tại khu vực rạn;
thông tin của nhóm quản lý về tình hình quản lý (cịn tham gia mơ hình khơng, quyền
lợi từ mơ hình, cách thức nhóm quản lý đánh giá nguồn lợi, các hình thức đƣợc phép
khai thác, các hình đánh bắt trái phép bắt gặp, hình thức xử lý khi gặp đánh bắt trái

phép, khó khăn và thuận lợi của mơ hình, biện pháp đã áp dụng để khắc phục, đánh giá
mức độ phối hợp của các bên trong mơ hình).
Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê
số liệu thu thập.
2.2.2 Khảo sát sự biến động về đa dạng sinh học trong khu vực rạn nhân tạo
Tiến hành lặn khảo sát thu thập số liệu về tình trạng cấu trúc rạn, thành phần
loài và mật độ phân bố cá, sinh vật đáy kích thƣớc lớn tại khu rạn. Hoạt động lặn chỉ
đƣợc triển khai vào những tháng có điều kiện thuận lợi, trong đề tài hoạt động lặn
đƣợc triển khai vào 3 thời điểm sau: lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, lần thứ hai

15


vào tháng 5 năm 2018, lần thứ ba vào tháng 8 năm 2018. Phƣơng pháp khảo sát kế
thừa phƣơng pháp đã đƣợc đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh“Nghiên cứu xây
dựng rạn nhân tạo tại vịnh Nha Trang nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản” sử
dụng để khảo sát rạn trong khoảng thời gian sau 1 năm thiết lập rạn (2014-2015), cụ
thể:
Phương pháp mặt cắt ngang
Phƣơng pháp lặn quan sát theo dây mặt cắt cố định đƣợc thực hiện nhƣ mô tả
trong Điều tra nguồn lợi sinh vật trong các hệ sinh tháibiển nhiệt đới của English và
cs (1997)[18]. Mỗi đợt lặn tiến hành khảo sát 2 mặt cắt (dài 100m, rộng 5m) song song
với nhau trong khu vực rạn (MC N1, N2), và 4 MC vng góc với hệ thống rạn ra
xung quanh (dài 50m, rộng 5m) (MC M1, M2, M3, M4) (hình 2.1). Khi tiến hành, mỗi
mặt cắt ngang đƣợc đánh dấu ở đầu cuối mỗi dây mặt cắt, bắt đầu thu thập số liệu sau
khi cố định mặt cắt khoảng 15 phút. Ngƣời thợ lặn bơi chậm dọc theo mặt cắt đếm số
lƣợng và ƣớc tính chiều dài cá thể của từng lồi trong phạm vi diện tích mặt cắt. Mỗi
MC đều đƣợc từng thợ lặn quan sát, thu thập số liệu, có thể kết hợp dùng camera dƣới
nƣớc ghi lại tình trạng nền đáy phục vụ cho việc phân tích, đánh giá một cách chi tiết
hơn.

Phương pháp điểm:
Tại mỗi vị trí đặt các cụm rạn khảo sát ghi nhận số lƣợng và thành phần loài cá
và sinh vật đáy tập trung trong cụm rạn, kết hợp với phƣơng pháp dùng camera dƣới
nƣớc ghi hình để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chi tiết và chính xác hơn. Tổng
số điểm khảo sát là 10 cụm rạn nhận tạo (hình 2.1).
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích
Phân tích mẫu và xử lý số liệu đƣợc dựa vào "Qui phạm điều tra biển - Phần
Sinh vật đáy", kết hợp giữa quan sát nhận biết và chụp ảnh để ghi nhận thành phần
loài.
Động vật đáy gồm: san hô, thân mềm, giáp xác, da gai và rong biển đƣợc định
loại dựa vào tài liệu Allen và Steen (1995), Colin và Arneson (1995), Goslinger và cs.
(1996), Fabricius và Alderslade (2000)[12].

16


Xác định thành phần các loài chủ yếu dựa vào các tài liệu phân loại Myers
(1991), Shen và cs (1993), Carcasson (1997), Allen (1997), FishBase,

Nakabo

(2002)[12, 21, 25, 28]. Đối chiếu và xác định tên tiếng Việt theo danh mục cá biển
Việt Nam của Nguyễn Hữu Phụng và cs (1994, 1995, 1997, 1999)[5-7].
- Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê số liệu.
Mật độ trung bình đƣợc tính theo từng nhóm kích thƣớc cá trên diện tích mặt
cắt ngang trong và xung quanh khu vực rạn (cá thể/100m2); trên cụm rạn (cá thể/cụm
rạn) vào mỗi thời điểm khảo sát.
Thành phần loài bắt gặp đƣợc xác định trong khu vực khảo sát và trên từng cụm

rạn.
Kế thừa, so sánh những kết quả thu đƣợc với số liệu thu đƣợc từ hoạt động
đánh giá hiệu quả của mơ hình rạn nhân tạo trong việc bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy
sản từ đề tài khoa học và công nghệ“Nghiên cứu xây dựng rạn nhân tạo tại vịnh Nha
Trang nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản” do ThS. Nguyễn Văn Nhuận,
Trƣờng Đại học Nha Trang thực hiện trong giai đoạn 2014-2015.

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí rạn và các mặt cắt đƣợc khảo sát

17


2.2.3 Đề xuất phƣơng án quản lý, khai thác hệ thống rạn nhân tạo
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích bài học kinh nghiệm của các mơ hình bảo tồn đa dạng sinh học biển
ở địa phƣơng và các khu vực khác trong cả nƣớc để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho
việc đề xuất mơ hình khai thác, quản lý vùng rạn nhân tạo.
Phương pháp tổng hợp và chuyên gia
Tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, Ban quản lý vịnh Nha Trang, trƣờng Đại
học Nha Trang, viện Hải Dƣơng học Nha Trang nhằm thu nhận và tổng hợp ý kiến nhu
cầu, phƣơng hƣớng quản lý, khai thác rạn. Các thông tin đƣợc tham vấn gồm: các hoạt
động đang triển khai tại hệ thống rạn, sự quan tâm của doanh nghiệp đối với các
chƣơng trình rạn phục hồi hệ sinh thái, đánh giá về tiềm năng ứng dụng của các mơ
hình rạn nhân tạo, đề xuất ý kiến về phát triển chƣơng trình rạn nhân tạo.
Tổ chức hội thảo để thảo luận về phƣơng án quản lý, khai thác tại khu vực rạn
vào tháng 11 năm 2018. Đại biểu tham dự hội thảo bao gồm: đại diện Ban Quản lý
vịnh Nha Trang, Thanh tra thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Khánh Hòa; đại diện Chi
cục Biển và Hải đảo thuộc Sở Tài ngun và Mơi trƣờng Khánh Hịa, đại diện Hội
nơng dân phƣờng Vĩnh Thọ, Vĩnh Hịa; đại diện cho doanh nghiệp du lịch là công ty
TNHH Hải Đăng, công ty TNHH Minh Hải, các ngƣ dân thuộc phƣờng Vĩnh Thọ,

Vĩnh Hịa. Ngồi ra, đại diện Sở Khoa học và Cơng nghệ, Phịng kinh tế thành phố
Nha Trang, chủ nhiệm đề tài thiết lập rạn và các thành viên nhóm hạt nhân cũng đƣợc
mời tham dự. Sau khi tổ chức hội thảo, phƣơng án quản lý, khai thác tại khu vực rạn
đƣợc chỉnh sửa và lấy ý kiến từ đại diện tổ chức tham gia mơ hình theo phƣơng án đề
xuất để phù hợp thực tiễn.

18


×