Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÃNG PHÍ tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.92 KB, 20 trang )

Lý thuyết Tài chính công
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) đã, đang và sẽ góp phần tăng
cường năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để làm tốt sứ mệnh trong lĩnh vực này chúng ta cần
phải chú trọng giải quyết hai nội dung cơ bản, đó là: huy động tối đa các nguồn
vốn cho đầu tư phát triển và quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, một
thực tế đáng buồn trong thời gian vừa qua là tình trạng thất thoát, lãng phí và
tham nhũng trong hoạt động đầu tư XDCB đang là tệ nạn, là căn bệnh làm ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả chung của nền kinh tế đất nước. Việc
tìm kiếm những giải pháp để góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm ngăn
ngừa, chống lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư XDCB có ý nghĩa rất lớn cả
về kinh tế và chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1
Lý thuyết Tài chính công
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ CƠ BẢN, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ
XÂY DỰNG CƠ BẢN
Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã
hội để thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
Đầu tư cơ bản là hoạt động để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động
trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu hút lợi ích dưới các hình thức khác
nhau.
Xét một cách tổng thể thì không một hoạt động đầu tư nào mà không cần
phải có các tài sản cố định. Để có được tài sản cố định, chủ đầu tư có thể thực hiện
bằng nhiều cách: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng
mới tài sản cố định, bao gồm các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực XDCB (khảo sát,
thiết kế, tư vấn xây dựng, thi công xây lắp công trình, sản xuất và cung ứng thiết bị
vật tư xây dựng ) nhằm thực hiện xây dựng các công trình.
Xây dựng cơ bản là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB. Kết quả hoạt


động XDCB là tạo ra các tài sản cố định có năng lực sản suất và phục vụ nhất định.
Cũng có thể nói: XDCB là một quá trình đổi mới và tái sản xuất có kế hoạch các
tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuất vật chất cũng
như không sản xuất vật chất. Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội. Nó thực hiện phương thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi
phục và mở rộng các tài sản cố định.
Trang 2
Lý thuyết Tài chính công
Quá trình XDCB là quá trình hoạt động để chuyển vốn đầu tư dưới dạng tiền
tệ sang tài sản phục vụ cho mục đích đầu tư.
II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB
Một là: Hoạt động đầu tư XDCB là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế. Đầu tư XDCB sẽ tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất để tăng năng suất
lao động, tăng thu nhập quốc dân và tăng thu nhập bình quân đầu người trong xã
hội. Mặt khác, đầu tư XDCB cũng tăng tích lũy vốn, thu hút người lao động sử
dụng có hiệu quả các tài nguyên của đất nước và thúc đẩy phát triển công nghệ
mới. Hay nói cách khác, đầu tư XDCB làm tăng cường các nhân tố của sự phát
triển. Để đạt được điều đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Thông qua các hệ thống
chính sách và kế hoạch định hướng đầu tư XDCB.
Hai là: Đầu tư XDCB sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hình thành những ngành
mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
Ba là: Nền kinh tế thị trường luôn luôn đòi hỏi các nhà đầu tư XDCB phải
có những sản phẩm về đầu tư XDCB có chất lượng cao, kiến trúc đẹp và giá thành
hạ; đó là cơ hội để thực hiện giá trị hàng hóa trên thị trường. Sự đòi hỏi này của
nền kinh tế thị trường đã thôi thúc các nhà đầu tư phải luôn luôn tìm tòi, khai thác
mọi nguồn vốn cho đầu tư để cải tiến kỹ thuật và trang bị công nghệ mới. Đây
không những là đòi hỏi của thị trường mà còn là tiền đề để các nhà đầu tư XDCB
thu được lợi nhuận cao hơn.
Bốn là: Khối lượng đầu tư XDCB và tốc độ của nó phản ánh trình độ phát
triển của một nền kinh tế. Đầu tư xây dựng làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tổng

sản phẩm xã hội, trực tiếp góp phần tổ chức lại sản xuất, phát triển các ngành kinh
tế mới và giải quyết việc làm cho xã hội.
Trang 3
Lý thuyết Tài chính công
Năm là: hoạt động đầu tư XDCB không những có vai trò quan trọng đối với
sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tất
cả các mặt của đời sống xã hội như: phát triển văn hóa nghệ thuật, củng cố vững
chắc an ninh quốc phòng.
Như vậy, hoạt động đầu tư XDCB đã và sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế xã hội
hợp lý, tăng trưởng và phát triển cân đối.
Muốn đầu tư phải có vốn đầu tư. Số vốn này rất lớn không thể cùng ra một
lúc từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các đơn vị hay chi tiêu thường xuyên
của xã hội, vì nếu như vậy nó sẽ làm xáo trộn mọi hoạt động bình thường và sinh
hoạt của xã hội.
Nguồn vốn sử dụng cho đầu tư XDCB chỉ có thể là tiền tích lũy của xã hội,
các doanh nghiệp hoặc là nguồn tiết kiệm của dân và cũng có thể là huy động từ
các nguồn khác như: tài trợ quốc tế, vay quốc tế, liên doanh Quá trình sử dụng
vốn đầu tư XDCB về bản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hóa vốn bằng
tiền thành vốn hiện vật để tạo ra những tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
III. CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ, TIÊU CỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB.
1. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát do chủ trương đầu tư.
Xác định sai chủ trương đầu tư, dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém,
không ít nhà máy do xác định sai chủ trương đầu tư dẫn tới khi đưa vào hoạt động không có nguyên
liệu và để khắc phục tình trạng này phải di chuyển hoặc bỏ nhà máy dẫn đến thất thoát, lãng phí
nghiêm trọng Như vậy, sai lầm trong chủ trương đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát nghiêm trọng nhất,
cả về lãng phí trực tiếp và lãng phí về gián tiếp. Lãng phí, thất thoát vốn và tài sản trong hoạt động đầu
tư và xây dựng thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
• Đầu tư không có quy hoạch, không theo quy hoạch hoặc quy hoạch sai không
phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số

Trang 4
Lý thuyết Tài chính công
và lao động dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của
vùng, của ngành, của cả nước.
• Sự lựa chọn địa điểm đầu tư sai: bố trí địa điểm đầu tư có tác động trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động của cả trước mắt và lâu dài. Vì vậy, lựa chọn sai địa điểm
đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn vốn đầu tư. Mỗi lần di chuyển địa điểm
nhà máy không chỉ tốn kém chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí chạy
thử mà còn phải bỏ chi phí lớn cho công tác chuẩn bị một mặt bằng để đền bù,
giải tỏa mặt bằng xây dựng, xây dựng các công trình tạm phục vụ cho thi công
cây dựng
• Xác định quy mô dự án, lựa chọn thiết bị, công nghệ, phương án bao tiêu sản
phẩm không chính xác, không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của đất nước, của vùng , của khu vực đặt địa điểm xây dựng dự
án.
• Công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư thực hiện chưa đầy đủ:
bỏ sót nội dung, đánh giá sai lệch các nội dung của dự án.
• Phương án đầu tư xây dựng dự án bỏ sót hoặc không xây dựng giải pháp bảo vệ
môi trường, các giải pháp an toàn lao động, an toàn trong quá trình thi công nên
khi dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, dẫn đến những sự cố kỹ
thuật gây hậu quả làm thất thoát lãng phí về người và tài sản.
2. Nhóm tiêu chí đánh giá chủ trương thất thoát trong khâu chuẩn bị xây dựng.
Ở Việt Nam sau chủ trương đầu tư, thất thoát, lãng phí trong khâu chuẩn bị
xây dựng khá lớn, khá phổ biến, thậm chí còn gây nên những hiện tượng xã hội
Trang 5
Lý thuyết Tài chính công
nhức nhối. Khi đánh giá thất thoát, lãng phí trong khâu này có thể dựa theo các tiêu
chí sau:
• Thất thoát do lãng phí trong khâu thiết kế.
• Thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra trong khâu lập và quản lý tổng dự án.

• Thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng
xây dựng.
3. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra trong công
tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hằng năm.
Việc bố trí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra trong công tác
triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hằng năm.
• Bố trí danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu hàng năm quá phân tán,
không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt. Danh mục dự án
đầu tư càng nhiều, thời gian đầu tư càng bị kéo dài, dẫn đến lãng phí, thất thoát
vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp.
• Không đủ điền kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm
làm cho việc triển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi hoặc có khi có
khối lượng thực hiện vẫn không đủ điền kiện thanh toán.
• Bố trí kế hoạch không theo sát các mục tiêu định hướng của chiến lược của kế
hoạch 5 năm cũng dẫn đến gián tiếp làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư sau
này.
Trang 6
Lý thuyết Tài chính công
• Bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án không theo sát tiến độ đầu tư
thực hiện dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt trong quyết định đầu tư.
4. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực vốn đầu tư có thể xảy ra
trong khâu lựa chọn nhà thầu.
Làm sai lệch bản chất đấu thầu như không thực hiện đúng trình tự đấu thầu; xét thầu, đánh giá
để xếp loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực, không đủ khả năng; hiện
tượng thông đồng giữa các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã khống chế giá trúng thầu cho đơn vị
được thoả thuận để thắng thầu đưa đến phá giá trong đấu thầu.
5. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí trong khâu thanh toán vốn đầu
tư.
Vốn đầu tư XDCB chỉ được thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đã
hoàn thành, đủ điền kiện thanh toán. Do đó, khi thanh toán vốn đầu tư nếu thoát ly

các điều kiện của giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán sẽ gây lãng
phí, thất thoát và các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Để đánh giá mức độ lãng
phí, thất thoát và ngăn chặn chúng trong khâu thanh toán cần phải bám sát các điều
kiện làm căn cứ cho thanh toán vốn đầu tư như:
• Có đủ thủ tục pháp lý để đầu tư theo quy định.
• Có quyết định thành lập ban quản lý dự án, quyết định bổ nhiệm trưởng ban, bổ
nhiệm kế toán trưởng, mở tài khoản thanh toán ở kho bạn Nhà nước.
• Có kế hoạch đầu tư được thông báo.
• Có quyết định đơn vị trúng thầu (đối với đấu thầu) hoặc quyết định chỉ định thầu.
Trang 7
Lý thuyết Tài chính công
• Có hợp đồng kinh tế gửi chủ thầu và nhà thầu.
• Có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán được nghiệm thu và chấp nhận
thanh toán.
Những căn cứ trên là tiêu chí để phân tích, đánh giá và xác định nguyên
nhân của thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB xảy ra trong khâu thanh toán.
6. Tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực vốn đầu tư trong khâu quyết
toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Khi dự án hoàn thành sẽ nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để
giao cho đơn vị sử dụng, quản lý nhằm vừa bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu
quả. Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xâu dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi
dự án hoàn thành được nghiệm thu đầy đủ và báo cáo quyết toán sẽ được thẩm tra
và phê duyệt. Khâu thẩm tra quyết toán chính xác trước khi phê duyệt sẽ có tác
dụng tích cực ngăn chặng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán,
thẩm tra phê duyệt quyết toán làm kém, thực hiện không đầy đủ sẽ tạo cơ sở pháp
lý cho tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Trang 8
Lý thuyết Tài chính công
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ
TRONG ĐẦU TƯ XDCB VÀ GIẢI PHÁP.

I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THẤT THOÁT,
LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XDCB.
Theo Bộ Tài chính, sáu tháng đầu năm, thu Ngân sách nhà nước(NSNN)
mới chỉ ước đạt 43,7% dự toán và tính đến hết tháng 5 vừa qua, đã có 23 hiệp định
vay nợ, viện trợ được đàm phán và ký kết với tổng trị giá cam kết của các hiệp
định đã ký là 3,1 tỷ USD. Trong điều kiện huy động NSNN khó khăn, đàm phán
vay vốn nước ngoài không dễ dàng đầu tư cho phát triển, cho XDCB vẫn được ưu
tiên bố trí nguồn lực hàng đầu để bảo đảm phát triển kinh tế nói chung. Bên cạnh
hiệu quả tích cực do nguồn vốn đầu tư XDCB mang lại thì đây cũng là lĩnh vực
bộc lộ khá rõ thực trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Cụ thể:
Trường THCS Cộng Hòa (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) từ tháng
7/2010 được đầu tư xây mới 2 khối nhà 2 tầng nhưng gần hoàn thiện thì bỏ hoang,
đến nay có chỗ mọc rêu xanh. Theo lãnh đạo địa phương, tổng số vốn đầu tư của
dự án “sửa chữa và xây mới” 10 phòng học, nhà phòng bộ, phòng chức năng, sân
trường, tường rào, khu vệ sinh… tại trường học này là hơn 11 tỷ đồng. Nhưng do
sự “chây ỳ” của đơn vị thi công dự án (một doanh nghiệp có trụ sở tại địa phương)
nên nhiều hạng mục cũng “ì ạch” chạy theo sau, dẫn tới việc “trường không, sân
trống” khiến nhiều người bức xúc.
Tại xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) lại xảy ra câu chuyện “thật
như đùa” bởi người dân muốn dùng nước sạch trong khi nơi này đã có đến… ba
công trình nước sạch. Khó hiểu hơn nữa, bởi với mức vốn đầu tư 8 tỷ đồng cho
Trang 9
Lý thuyết Tài chính công
mỗi công trình nước sạch tại địa phương này, nhưng đến nay các công trình đều bị
bỏ hoang sau nhiều năm kể từ khi hoàn thành.
6 công trình có thất thoát trong đầu tư xây dựng đã được Báo Tiền Phong đề
cập và Tổng Hội trích dẫn vào “danh sách đen”
1) 100 nhà tránh lũ Bến Trễ (Quảng Nam) với vốn đầu tư 2 tỷ, bị bỏ hoang 4
năm không có người vào ở.
2) Chương trình “mía đường” làm cho 38/44 nhà máy hiện có phải đóng cửa

do ngập sâu trong nợ nần. Tính đến hết năm 2002, các nhà máy đường lỗ 2,75 tỷ
đồng, dư nợ của Chính phủ là 5008 tỷ đồng.
3) Cảng thương mại Năm Căn (Cà Mau) xây dựng sai thiết kế, sai quy trình
kỹ thuật nên vừa xây dựng, vừa chỉnh sửa phải chi đến 117 tỷ đồng. Bờ kè dài 300
m, chi 7 tỷ đồng đầu tư, vừa làm xong bị sạt lở hoàn toàn.
4) Bến xe liên tỉnh thành phố Cần Thơ đầu tư 15 tỷ đồng, những chưa có
đường cho xe ra vào.
5) Năm chiếc cầu bê tông xây dựng ở Kiên Giang từ 1998, đầu tư: 500-600
triệu/cầu, đến nay vẫn không sử dụng được, vì không có đường lên cầu và xây
dựng chỗ dân không cần qua lại.
6) Nhà máy nước sạch Bắc Thăng Long-Vân Trì Hà Nội hoàn thành tháng 9/2004,
vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Hiện nay công trình không có đồng bộ về điện, đường ống, máy bơm nên chưa vận hành
được.
Ngoài 6 công trình trên, công trình 4 chợ đầu mối ở Hà Nội là Xuân Đỉnh, Đền Lừ, Quảng An, Hải Bối
lãng phí 17 tỷ đồng do không có người vào buôn bán, là một trong những “vụ” thất thoát báo Tiền Phong đã phát
hiện và đề cập đến đầu tiên.
Trang 10
Lý thuyết Tài chính công
Tại tỉnh Ðiện Biên, từ năm 2006 - 2012, có hàng trăm dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ (TPCP), vốn từ các chương trình 134, 135. Qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, ngành chức năng đã phát hiện
nhiều dự án có biểu hiện sai phạm, thu hồi số tiền lên tới hơn 6 tỷ đồng.
Tại tỉnh Bình Ðịnh, chỉ với 29 hạng mục công trình ngành y tế, có tổng mức
đầu tư hơn 108 tỷ đồng, nhưng đã thanh toán sai hơn 2,5 tỷ đồng; 13 gói thầu mua
sắm trang thiết bị y tế với tổng vốn hơn 62 tỷ đồng từ năm 2008-2011 đến nay vẫn
chưa đưa vào hoạt động, gây lãng phí trầm trọng.
Tại một đơn vị cấp huyện ở tỉnh Kiên Giang, qua thanh tra trực tiếp 76 công
trình và hạng mục công trình XDCB trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Tân Hiệp
đã phát hiện sai phạm hơn 4,3 tỷ đồng; bốn công trình trong lĩnh vực giáo dục, đào
tạo sai phạm hơn 253,9 triệu đồng; tổng số tiền sai phạm trong đầu tư XDCB ở Tân
Hiệp là hơn 20,3 tỷ đồng.

Tại tỉnh Nghệ An, sáu tháng đầu năm, Thanh tra Nhà nước tỉnh Nghệ An đã
thanh tra chín cuộc về đầu tư XDCB, phát hiện sai phạm 14,2 tỷ đồng, trong đó
kiến nghị thu hồi về NSNN 4 tỷ đồng, giảm giá trị quyết toán, giảm cấp phát vốn
hơn 10 tỷ đồng; xử lý hành chính 11 tổ chức có sai phạm, nhưng đến nay mới thu
hồi 2,7 tỷ đồng.
Trên quy mô toàn quốc, kết quả thanh tra Bộ Tài chính tại các dự án quốc lộ
279, quốc lộ 32, đường vành đai biên giới phía bắc, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp,
xây dựng tuyến đường Nam Sông Hậu đã có những sai phạm gây thất thoát tiền
NSNN lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh thất thoát vốn đầu tư, tình trạng lãng phí nguồn vốn cũng đang ở
mức báo động. Thực trạng dự án đầu tư vượt quá khả năng thực tế, không tập trung
đủ nguồn lực nên dẫn đến không có khả năng thực hiện hoặc kéo dài quá lâu đã
tồn tại nhiều năm nay, khiến nhiều công trình đầu tư "đắp chiếu", không phát huy
Trang 11
Lý thuyết Tài chính công
được hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư. Tại Sóc Trăng, dự án Thủy lợi phục
vụ sản xuất tôm, lúa tiểu vùng 1 vùng 6 xã, huyện Mỹ Xuyên đã được phê duyệt từ
năm 2002 nhưng đến năm 2010, sau khi được cấp vốn, dự án mới được thực hiện
để cung cấp nước mặn, tiêu thoát nước bẩn cho hơn 7.000 ha nuôi tôm, tạo nguồn
nước ngọt, tiêu chua cho gần 11 nghìn ha đất tự nhiên, với tổng mức đầu tư sau
điều chỉnh là 247 tỷ đồng từ nguồn TPCP. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án mới
được bố trí vốn 157,1 tỷ đồng, trong khi còn nhiều trục kênh thi công dở dang,
không dẫn được nước vào khiến đời sống của bà con vùng sáu xã căn cứ địa kháng
chiến này hết sức khó khăn, từng ngày, từng giờ phải gồng sức chống chọi với sức
mạnh phá hủy của thiên nhiên. Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên Lương Xuân
Quyết bức xúc cho biết, vốn đầu tư cho thủy lợi năm 2011 của Mỹ Xuyên chưa tới
1 tỷ đồng, không đủ nạo vét kênh mương. Thế nhưng tất cả đều "bó tay" khi dự án
bị "đắp chiếu" vì thiếu vốn. Ðịa phương thì như vậy, còn đối với nguồn vốn TPCP,
trong giai đoạn 2006-2012, chỉ có 2.029/2.682 dự án sử dụng nguồn vốn này được
hoàn thành (chiếm 70%), trong đó rất nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh

tổng mức đầu tư nhiều lần. Nhiều công trình dở dang có tình trạng có thể sẽ phải
làm lại từ đầu (như các công trình giao thông).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư
XDCB hiện nay ở nước ta, nhưng phải kể đén những nguyên nhân cơ bản sau đây:
1. Thất thoát, lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư:
Hầu hết các dự án được đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở
quy hoạch chung, nhưng trên thực tế có trường hợp không có quy hoạch hoặc quy
hoạch chưa hợp lí phải điều chỉnh lại, hoặc trong quá trình lập dự án do khảo sát
không kỹ, lựa chọn địa điểm, công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ
giữa các hạng mục, xác định quy mô xây dựng công trình vượt quá nhu cầu sử
dụng Các nguyên nhân này đều dẫn đến thất thoát,lãng phí và tiêu cực khá lớn.
Trang 12
Lý thuyết Tài chính công
Nguyên nhân dẫn đến quyết định chủ trương sai một phần do trình độ, nhận
thức, quan điển của người có thẩm quyền chưa đủ tầm, một phần do công tác kiểm
định của cơ quan chuyên môn tham mưu cho người có thẩm quyền. Do đó không ít
các dự án sau khi ra quyết định đầu tư, việc triển khai thực hiện dự án đến khi hoàn
thành và đưa vào sử dụng thì sử dụng không hết công suất hoặc công nghệ lạc hậu
nên chất lượng sản phẩm làm thấp, giá thành cao, kinh doanh bị thua lỗ.
Thật vậy, tình trạng đầu tư tràn lan, công nghệ lạc hậu khá phổ biến: theo số
liệu điều tra thì máy móc thiết bị của Việt Nam lạc hậu so với thế giới từ 19 đến 20
năm, bình quân lạc hậu 2-3 thế hệ. Hơn 55% là trìnhđộ thủ công, 41% là trình độ
cơ khí và chưa đầy 4% là trình độ tự động hóa. Thêm vào đó là việc trong quá trình
đầu tư chưa tính toán đầy đủ tính đồng bộ từ cơ sở sản xuất kinh doanh đến nguyên
liệu, năng lực thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của các đối tượng khác.
Hậu quả là công suất hoạt động thấp(khoảng 50-60%), giá thành cao, sản phẩm
tiêu thụ chậm , doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí không nộp đủ thuế.
Nguyên nhân của vấn đề gây thất thoát, lãng phí do những sai lầm trong chủ
trương đầu tư ơ các cấp, các ngành, địa phương là do:
- Việc bàn bạc, cân nhắc , tính toán về khía cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,

môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể.
- Có không ít trường hợp khi quyết định về chủ trương còn nặng về phong trào, chạy
theo thành tích nên kéo theo tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.
2. Thất thoát, lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế kĩ thuật -tổng
dự toán:
Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán ở nhiều địa
phương, nhiều ngành còn tình trạng chưa tuân thủ các quy định về nội dung được
Trang 13
Lý thuyết Tài chính công
phê duyệt trong quyết định đầu tư của dự án, áp dụng sai dịnh mức, sai đơn giá đã
tạo khe hở, khó khăn cho công tác quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư
dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn:
Một là, tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư,quyết
định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn
đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có không ít dự án vừa thiết kế ,
vừa thi công đến giai đoạn cuối hoặc khi xong công trình mới trình duyệt hoặc
xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hóa các chi phí đã phát sinh.
Hai là, chế độ Nhà nước quy định về chi phí tư vấn (khảo sát, thiết kế )
được tính tỷ lệ thuận theo chi phí công trình. Vì vậy, trong thực tế các nhà thiết kế
có xu hướng tăng quy mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình
thường để tăng giá trị công trình nhằm tăng chi phí thiết kế để hưởng lợi mà ít chú
ý đến nghiên cứu thiết kế hợp lí để giảm bớt các khối lượng không cần thiết. Hiện
tượng này cũng dẫn đến phê duyệt giá trị dự toán không sát thực tế,gây lãng phí và
thất thoát vốn đầu tư đồng thời tạo sơ hở để giảm khối lượng (giảm tiêu chuẩn quy
vật tư để giảm bớt khối lượng) trong quá trình thi công nhằm hưởng lợi.
Ba là, quá trình khảo sát lập dự án đầu tư cũng tạo khe hở gây thất thoát,
lãng phí vốn và tài sản của Nhà nước. Để đơn giản hóa trong khâu trình duyệt chủ
trương đầu tư, nhiều chủ đầu tư chia dự án lớn thành nhiều dự án nhỏ hoặc nhiều
hạn mục chỉ tạm tính nhằm mục đích làm cho tổng mức đầu tư thấp đi. Do vậy
trong quá trình thi công đã vượt mức dự toán khá lớn có khi gấp đôi so với tổng

mức vốn đầu tư đã duyệt ban đầu nên phải điều chỉnh tổng mức và duyệt lại. Thậm
chí có dự án khi hoàn thành cũng không duyệt lạ tổng mức vốn đầu tư đã duyệt ban
đầu nên phải điều chỉnh tổng mức và duyệt lại.Thậm chí có dự án khi hoàn thành
cũng không duyệt lại tổng mức vốn mà lấy số vốn thực tế đã cấp làm quyết toán.
Trang 14
Lý thuyết Tài chính công
Bốn là, một hiện tượng khác cũng khá phổ biến là khi lập và phê duyệt tổng
dự toán,dự toán không theo sát các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước đã ban
hành, không sát với thực tế của từng khu vực, giá cả thị trường trong từng thời kỳ
dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư quá chênh lệch với thực tế.
Năm là, chất lượng thiết kê của một số dự án không đảm bảo yêu cầu, không
phù hợp với thực địa cảnh quan thực tế,cũng như yêu cầu kỹ thuật dẫn đến phải
sửa đổi, bổ sung thiết kế nên chất lượng công trình không đảm bảo.
3. Thất thoát lãng phí vốn trong đấu thầu xây dựng:
Một trong những mặt trái trong XDCB đó là vấn đề: đấu thầu và những bất
cập về đấu thầu.
Nguyên nhân chính của những bất cập trong hoạt động đấu thầu ở
nước ta hiện nay là do những khiếm khuyết trong quy chế đấu thầu, đã tạo ra khe
hở cho những nhà thầu “luồn lách” mọi cách để trúng thầu một cách hợp pháp hoặc
không hợp pháp.
4. Thất thoát, lãng phí do công tác chuẩn bị xây dựng:
Nội dung công tác chuẩn bị xây dựng gồm: điều tra khảo sát, lập hồ sơ thiết
kế xây dựng, lập tổng dự toán và dự toán chi tiết, chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
Trong những nội dung đó nội dung chuẩn bị mặt bằng xây dựng mà trọng tâm là
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng. Trong vài năm gần đây, công
tác đền bù và giải phóng mặt bằng luôn gây ách tắc, làm chậm tiến độ xây dựng,
xảy ra những tiêu cực gây lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước.
5. Thất thoát, lãng phí trong khâu tổ chức thực hiện dự án:
Trang 15
Lý thuyết Tài chính công

Lãng phí trong khâu này cũng khá lớn, được đánh giá vào khoảng 16% tổng
vốn thất thoát. Là người được Nhà nước giao quyền sử dụng vốn đầu tư của NSNN
để xây dựng công trình, chủ đầu tư được chọn quyền tổ chức từ khâu lập dự án đầu
tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đến khâu tổ chức thực hiện dự án đầu tư bao
gồm: tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng và được quyền yêu cầu cơ quan của Nhà
nước công khai các quy định liên quan đến công việc đầu tu như quy hoạch xây
dựng, đất đai, tài nguyên và được quyền phê duyệt thiết kế dự toán những hạn
mục công trình không phải đấu thầu trên nguyên tắc không làm thay đổi thiết kế,
tổng dự toán đã được phê duyệt Đa số các chủ đầu tư cũng phát huy cao vai trò và
trách nhiệm của mình, đã sử dụng vốn có hiệu quả, tạo nên những công trình góp
phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, tạo đà phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiều trường hợp các
chủ đầu tư không chấp hành một cách nghiêm túc trình tự đầu tư và xây dựng,
thiếu ý thức tiết kiệm trong tính toán chi tiêu nên đã tạo ra nhiều kẽ hở gây lãng
phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước thể hiện ở một số khâu sau:
+ Một là, nâng giá, tăng khối lượng nghiệm thu, thanh toán giữa A-B.
+ Hai là, quá trình giám sát thi công không chặt chẽ, không bám sát hiện trường để
nhà thầu sử dụng không đúng chủng loại vật tư, ăn bớt vật tư gây lãng phí.
+ Ba là, thất thoát vốn trong khâu nghiệm thu đã tạo nên sự thiệt hại “kép” vì chính
khâu nghiệm thu không đúng, nhà thầu thu lợi bất chính được một khoảng tiền.
Nhà thầu đem khoảng tiền này hối lộ lại cho chủ đầu tư, hối lộ bên có thẩm quyền
để mua dự án, để được thi công, làm tê liệt công tác thẩm định, duyệt dự án, dẫn
đến quyết định sai chủ trương đầu tư gây lãng phí lớn cho xã hội; hối lộ cơ quan bố
trí kế hoạch để được bố trí danh mục dự án, bố trí đủ điều kiện để giải ngân vốn
Trang 16
Lý thuyết Tài chính công
trong khi các dự án khác lại thiếu vốn; hối lộ nhà thiết kế, cơ quan thanh toán, cơ
quan kiểm toán, thanh tra
II. Một số giải pháp nhằm hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư
XDCB

Sở dĩ tồn tại những thực trạng nêu trên là do hệ thống chính sách,
pháp luật về quản lý đầu tư XDCB chưa được đồng bộ, thống nhất hoàn chỉnh, vẫn
còn nhiều sơ hở, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng còn bị buông
lỏng, sự phân cấp chưa rõ ràng, chồng chéo, công tác thanh tra kiểm tra, xử phạt
chưa nghiêm, chưa thường xuyên đặc biệt là ý thức trách nhiệm và biểu hiện tiêu
cực trong một số bộ phận không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp vẫn tồn tại
khá nhiều. Các dự án, các chương trình phát triển vẫn còn nặng nề về huy động
nguồn vốn ngân sách và vốn đầu tư nhà nước mà chưa chú ý đến nguồn vốn tư
nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta còn chưa chú trọng đễn
công tác kiểm tra, giám sát đối với quy hoạch, chưa khai thác tốt nguồn vốn xã hội
tại chỗ cho đầu tư phát triển
Để khắc phục thực trạng trên,hạn chế những thất thoát, lãng phí, nâng
cao hiệu quả đầu tư đòi hỏi các cấp các ngành cần có những giải pháp cụ thể,đồng
loạt. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,cúng tôi xin nêu ra một vài giải pháp sau
đây:
Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
Tháng 7-2013, để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu
tư nguồn vốn NSNN và TPCP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-
TTg về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN,
TPCP. Trong Thông tư số 90/2013/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN
năm 2014, Bộ Tài chính cũng thể hiện rõ ý chí kiên quyết yêu cầu thực hiện đánh
Trang 17
Lý thuyết Tài chính công
giá sát thực tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển (ÐTPT) trước khi dự
toán chi ÐTPT, đầu tư XDCB năm 2014.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt việc chống lãng phí và sử dụng hiệu quả đầu
tư XDCB, cần tiếp tục nghiên cứu đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai;
Luật NSNN, ban hành Luật Ðầu tư công) về phân cấp, quản lý đầu tư XDCB.
Kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư

không phù hợp; chuyển đổi hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn;
phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp trách nhiệm cần phải được
đẩy mạnh. Bởi nếu không hành động quyết liệt để chấn chỉnh việc sử dụng nguồn
vốn này, cũng như bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật thì không chỉ gây lãng
phí nguồn lực mà sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính quốc gia
Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB
- Công tác quy hoạch: phải được thực hiện một cách thực chất, phù hợp với
nền kinh tế thị trường, đặc điểm và điều kiện đất nước, trách nhiệm hình thức, đảm
bảo quy hoạch đi trước một bước, gắn quy hoạch với kế hoạch đầu tư và xây dựng
trung và dài hạn.
- Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án, thiết kế tổng dự toán.
- Khuyến khích và tăng cường công tác đấu thầu rộng rãi nhằm hạn chế tiêu
cực và tính hình thức trong đấu thầu. Khắc phục tình trạng các nhà thầu liên kết
với nhau để lần lượt thắng thầu. Thực hiện cạnh tranh tích cực nhằm chọn nhà thầu
và giá cả tối ưu nhất.
- Tăng cường công tác quản lý định mức, dơn giá trong đầu tư XDCB.
Trang 18
Lý thuyết Tài chính công
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đầu tư XDCB
nhằm xử lý nghiêm minh từng trường hợp vi phạm đã được phát hiện và phải được
thông tin rộng rãi trên các phương tiện đại chúng nhằm răn đe và ngăn ngừa triệt
để tình trạng này.
- Làm tốt công tác kiểm soát trong khâu quyết toán, tăng cường kỷ luật trong
công tác quyết toán vốn đầu tư để xác định đúng giá trị của công trình.
Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đầu tư XDCB
Thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ
của cán bộ quản lý đầu tư XDCB ở các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ địa
phương để có đủ năng lực, trình độ và ý thức, trách nhiệm thực thi công việc. Đồng
thời cần phải có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, tăng cường kiểm tra nội bộ, theo
dõi và quản lý cán bộ công chức Nhà nước làm cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ,

kịp thời ngăn chặn tiêu cực phát sinh gây ra thất thoát, lãng phí.
Trang 19
Lý thuyết Tài chính công
KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB trong những năm đổi mới ở nước ta đã đạt được những
thành tích nhất định, tạo cho nền kinh tế quốc dân có được năng lực sản xuất mới
hiệu quả hơn, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển từ suy thoái đến ổn định
và có tốc độ phát triển trung bình khá cao. Song những kết quả đó chưa đủ để đối
đầu với những khó khăn, thách thức của quá trình cạnh tranh để hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới.
Đứng trước tình hình đó, chúng ta cần phải giải quyết đồng bộ những
vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ nền kinh tế, trong đó khắc phục hiện tượng thất
thoát, lẵng phí trong đầu tư xây dựng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thiết
nghĩ, để giải quyết triệt để tình trạng này là điều hết sức khó khăn nhưng dù muộn
còn hơn không. Do đó ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải thực hiện đồng lạt các
giải pháp nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả hơn vấn đề nhức nhối này để góp
phần bảo toàn và tăng thêm nguồn vố cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội đất
nước, nâng cao tính lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam, chủ động chuẩn bị cơ sở
vững chắc cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới bằng nội lực của
chính mình.
Trang 20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×