Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.01 KB, 2 trang )
Kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam: cơ hội và thách thức
Một doanh nhân người Mỹ đến TP.HCM, lang thang trên đường Đồng Khởi tìm chỗ uống cà phê,
bắt gặp một hiệu cà phê Starbucks, doanh nhân này không đắn đo gọi một ly cà phê Starbucks
giữa phố Sài Gòn để nhớ Wall Strett. Đây chính là một trong những “vấn đề” của hình thức kinh
doanh nhượng quyền (franchising) trong bối cảnh Việt Nam đang nổi lên như một thị trường kinh
doanh franchising khá màu mỡ với những kinh doanh bán lẻ, siêu thị, thức ăn nhanh trong và
ngoài nước.
Nhận xét trên đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra tại buổi toạ đàm Thương hiệu và
nhượng quyền thương mại trong ngành công nghiệp bán lẻ do Trung tâm xúc tiến thương mại và
đầu tư TP.HCM (ITPC), báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp cùng công ty Việt Âu tổ chức vào sáng nay
14.12.2005.
Tại buồi hội thảo, các chuyên gia sẽ chia sẻ và cung cấp những thông tin về nhượng quyền
thương mại với nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau. Các doanh nghiệp đã nắm bắt
những thông tin tổng quan về ngành công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM, phương thức
bán hàng hiện đại, hàng hóa đa dạng và phong phú, tiện dụng đang dần đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Những người tiêu dùng thành phố bắt đầu chuyển thói quen mua sắm ở các siêu thị
khi thu nhập của họ dần tăng lên. Khuynh hướng dịch chuyển từ hình thức truyền thống sang hiện
đại diễn ra ngày càng rõ nét ở những trung tâm, thành phố lớn.
Theo kết quả điều tra HVNCLC 2005 của báo SGTT, tỷ lệ người mua hàng hóa tiêu dùng ở các
chợ đã giảm mạnh. Khu vực Đông Nam Bộ, kênh phân phối chính cho người tiêu dùng ở siêu thị
đã chiếm đến 22,5%, trong khi đó, kênh phân phối truyền thống là chợ chỉ còn chiếm 7,73%.
Tương tự ở miền Bắc, tỷ lệ này tương ứng với siêu thị chiếm 10,72%, chợ chỉ còn lại 4,43%. Kết
quả điều tra cho thấy, cửa hàng chuyên dùng, đại lý, siêu thị được ưu tiên khi người tiêu dùng có
thể được đảm bảo về chất lượng, đúng giá thành và dịch vụ tốt. Hiện tại, hệ thống phân phối nội
địa ở Việt Nam đang có nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài, khi mà các doanh
nghiệp trong nước thiếu một kế hoạch vững chắc cho việc phát triển ngành bán lẻ nội địa. thực tế
cho thấy sự thành công của các công ty đa quốc gia, khi thâm nhập thị trường Việt Nam bởi họ đã
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Xu hướng các tập đoàn bán lẻ kinh doanh siêu thị thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng hình
thức nhượng quyền là điều tất yếu. Sức mua hiện tại của ngành bán lẻ trong nước lên đến 26 tỷ