ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Mục lục:
Chương I: Tổng quan về Rừng
1. Tổng quan về Rừng
2. Phân loại rừng
3. Vai trò của rừng và trách nhiệm bảo vệ, phát triển diện tích Rừng trong thời gian sắp
tới.
a. Vai trò của Rừng
b. Trách nhiệm bảo vệ, phát triển diện tích Rừng hiện nay
Chương II: Tình hình khai thác, thực trạng rừng trong thời gian qua
1. Tình hình khai thác, suy giảm diện tích rừng trong thời gian qua.
a. Tình hình khai thác, suy giảm diện tích rừng trong thời gian qua.
b. Thực trạng Rừng trong thời gian qua.
2. Vì sao phải bảo vệ và phát triển diện tích rừng trong tương lai.
Chương III: Một số giải pháp, chính sách hỗ trợ tăng diện tích đất rừng trồng tại Việt
Nam.
I. Một số chính sách, giải pháp do chính phủ ban hành
A. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004
B. Quyết định 18/2007/QĐ-TTg V/v phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2020
C. Chỉ thị 85/2007/CTT-BNN V/v Chỉ thị về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây
chắn sóng ven biển
D. Quyết định 100/2007/QĐ-TTg (Sửa đổi Quyết định 661/QĐ-TTg năm 1998) về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thự hiện dự án trồng mới 5 triệu Ha
rừng do Thủ tướng chính phủ ban hành
E. Quyết định 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số
147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất
giai đoạn 2007 – 2015
II. Tổ chức thực hiện
1
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
A. Theo Chỉ thị 85/2007/CTT-BNN V/v Chỉ thị về việc đẩy mạnh trồng rừng và
trồng cây chắn sóng ven biển
B. Theo quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ rõ từng ban ngành, cơ quan và cá nhân thực hiện một số chính sách phát
triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015
C. Theo quyết định 100/2007/QĐ-TTg (Sửa đổi Quyết định 661/QĐ-TTg năm 1998)
nói về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thự hiện dự án trồng mới 5 triệu
Ha rừng
Chương IV: Một số kết quả đạt được và xu hướng phát triển rừng trồng trong thời gian
tới.
1. Một số kết quả đạt được.
2. Những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai, thực hiện chính
sách phát triển diện tích rừng trồng trong thời gian vừa qua.
3. Xu hướng phát triển diện tích rừng trồng trong thời gian tới
Chương V: Kết luận
2
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chương I: Tổng quan về Rừng
1. Tổng quan về Rừng
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển,
những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về
rừng.
Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về lâm
học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng học
thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát
triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh
thái học.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối
liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh
quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ,động vật và vi
sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Nhưng hơn hết đối với phần lớn dân số Việt Nam khi nói về Rừng – Đất
nước có hơn ¾ diện tích đất là đồi núi và cao nguyên – thì Rừng là nơi cung cấp
cho mỗi người dân Việt Nam những nhu cầu thiết yếu của sự sống: cung cấp
nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật
3
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, nhiều dược liệu quý hiếm… thì rừng là một
thứ gì đó, không thể thiếu cho con người Việt Nam.
2. Phân loại rừng.
Tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác
lâm nghiệp,chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong
lâm nghiệp một cách có hệ thống. Căn cứ vào chức năng, mục địch sử dụng… Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành Thông tư số 34/2009/TT-
BNNPTNT phân loại rõ ràng về Rừng theo chức năng, mục đích sử dụng…
Về cơ bản rừng được phân loại theo chức năng như sau:
Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo
tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ
nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng đặc
dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa
học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp
với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo
vệ môi trường.
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc
sản.
Để phát triển diện tích rừng, nhà nước có đưa ra các chính sách để tăng thêm
diện tích rừng hằng năm bằng cách hỗ trợ, khuyến khích người dân, các cơ quan có
4
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
thẩm quyền trồng rừng theo mục tiêu để ra như Quyết Định 661/QĐ-TTg năm
1998 (Sửa đổi bằng Quyết Định 100/2007/QĐ-TTg) hay một số Quyết định, Chỉ
thị khác mà ta sẽ đề cập ở những phần sau. Nó nói về mục tiêu, nhiệm vụ, chính
sách và tổ chức thực hiện trồng rừng do Quốc hội, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ và
các cơ quan ngang bộ… ban hành.
Đối với rừng trồng được phân biệt như sau:
• Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng
• Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có
• Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác
Phải nói đến tính cấp bách của việc bảo vệ, phát triển rừng trong thời gian
sắp tới vì Vai trò to lớn của rừng mang lại cho con người, cho việc phát triển kinh
tế trong tương lai là hết sức cần thiết.
3. Vai trò của rừng và trách nhiệm bảo vệ, phát triển diện tích Rừng trong thời
gian sắp tới.
a. Vai trò của Rừng
• Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô
tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và cáccây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ
tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên
Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
• Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to
lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòakhí hậu, tạo ra oxy,
điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
• Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy (rừng
thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
• Mỗi người một năm cần 4.000kg O
2
tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m²
cây xanh tạo ra trong một năm.
5
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
• Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C.
• Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
• Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của
vùng đất không có rừng.
• Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật
quý hiếm.
• Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi
trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc
gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).
b. Trách nhiệm bảo vệ, phát triển diện tích Rừng hiện nay
Với vai trò to lớn của rừng đối với con người cũng như nhu cầu thiết yếu của rừng
đối với con người. Nhà nước ta có những chính sách bảo vệ, phát triển rừng từ khi
mới thành lập cho đến nay. Như Chỉ thị 257/TTg (16/07/1975) cho đến Luật bảo
vệ và phát triển rừng 1991, Gần đây nhất có sửa đổi thành Luật bảo vệ và phát
triển rừng 2004.
Luật có quy định rỏ trách nhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân, của từng chủ rừng,
của Uỷ ban nhân dân các cấp, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (Điều 36, 37, 38, 39
Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004).
6
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chương II: Tình hình khai thác, thực trạng rừng trong thời gian qua
1. Tình hình khai thác, thực trạng rừng trong thời gian qua
a. Tình hình khai thác, suy giảm diện tích rừng trong thời gian qua
Việt Nam là đất nước với nhiều đồi núi, chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên phần lớn lãnh
thổ được che phủ bởi rừng. Diện tích đất lâm nghiệp của nước ta năm 2005 là 14,43 triệu
hecta chiếm 43,6% diện tích đất tự nhiên. Đất nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai
cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt
đới ẩm phía Nam đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái
và các loại sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng
thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập
mặn, rừng phòng hộ, rừng nước ngọt, rừng trồng… Tuy nhiên trong những năm gần qua,
do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên rừng nước ta bị suy
giảm mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng.
Sự suy giảm rừng được thể hiện qua việc suy giảm diện tích. Rừng bị suy thoái nặng
nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, rừng bị khai phá để trồng cây cao su, cà phê và một số cây
công nghiệp khác. Vào giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng,
một phần lớn ở đồng bằng song Cửu Long cùng với các khu rừng trên vùng đất thấp ven
biển bị khia phá để xây dựng xóm làng, vào lúc này độ che phủ còn 43% diện tích cả
nước. Nhưng càng đáng tiếc hơn thế nữa thì với công cuộc hiện đại háo đất nước, xã hội
ngày càng phát triển theo hường đi lên thì các vấn nạn về rừng là một điều không thể
tránh khỏi như chặt phá rừng trái phép, khai thác gỗ quý, chặt rừng lấn đất… làm cho diện
tích rừng hiện nay đang ở mức đỏ.
Ta có bảng số liệu cụ thể sau:
Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng 1943-2009
7
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm/Rừng 1945 1976 1986 1995 2005 2009
Tổng S 14,3 11,2 9,9 9,3 12,7 13,2
Rừng tự nhiên 14,3 11,1 9,3 8,3 10,2 10,2
Rừng trồng 0 0,1 0,6 1,0 2,5 2,9
Độ che phủ % 43,3 33,8 30,3 28,2 38 39,1
Bảng 2: Bình quân diện tích rừng theo đầu người 1943-2009
Năm 1943 1976 1985 1995 1999 2005 2009
Hecta/ng 0,63 0,23 0,17 0,13 0,14 0,15 0,15
Bảng 3: Diện tích rừng bị chặt phá theo vùng 1995-2009
Bên cạnh việc chặt phá rừng bừa bãi vô tội vạ thì cháy rừng cũng là nguyên nhân
gây suy giảm diện tích rừng. Diện tích rừng bị cháy của nước ta diễn biến bất thường qua
nhiều năm phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Trung bình nước ta mất khoảng 414,2
8
Năm 1995 1998 2001 2004 2007 2009
Cả nước 18914,0 7503,4 2819,7 2254,0 1348,1 1563,0
Sông Hồng 115,0 517,5 505,0 393,7 3,2 8,5
Trung du miền
núi phía Bắc
2199,0 2116,1 218,2 208,2 229,0 309,3
Duyên hải miền
Trung
2487,0 713,4 199,7 268,6 124,6 84,4
Tây nguyên 10134,0 3092,7 1305,2 457,2 481,3 714,8
Đông Nam Bộ 1387,0 751,0 481,5 886,7 483,9 428,0
ĐB Cửu Long 2592,0 312,7 110,1 39,6 26,1 18,0
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
ha rừng do bị cháy. Nhìn chung Đồng bằng song Cửu Long là vùng có diện tích rừng bị
cháy nhiều nhất nước ta do đặc điểm của vùng này là thời tiết vùng này có khí hậu nắng
hanh khô kéo dài.
Bảng 4: Số liệu diện tích rừng bị cháy 1995-2009
Năm 1995 1998 2001 2004 2007 2009
Cả nước 7457,0 19943,3 1523,4 4787,0 5136,4 1658,0
ĐB Sông Hồng 0,0 170,1 48,5 460,1 979,2 216,6
Trung du miền núi
phía Bắc
679,0 5051,0 270,0 1590,2 3059,0 1124,2
Duyên hải miền
Trung
1842,0 1195,1 488,1 503,6 328,9 222,0
Tây Nguyên 2344,0 1246,1 301,5 367,6 420,7 25,3
Đông Nam Bộ 520,0 2067,7 127,7 97,6 22,2 6,2
ĐB Sông Cửu
Long
2072,0 10213,3 287,7 1611,5 326,4 63,5
b. Thực trạng Rừng trong thời gian qua:
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha,trong đó
khoảng 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng; độ che phủ rừng là 37%.
Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m
3
(rừng tự nhiên chiếm 94%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre
nứa. Tuy diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên còng như rừng trồng còn
thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng
toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha, chiếm 18,59%
diện tích tự nhiên của cả nước, chủ yếu là đất bị thoái hoá; đây là nguồn tiềm năng nhưng
đồng thời cũng là thách thức cho phát triển lâm nghiệp.
2. Vì sao phải bảo vệ và phát triển diện tích rừng trong tương lai.
9
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trước hết, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tạo nên sức ép vào rừng ngày một
lớn, diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện
nay, tình trạng đốn cây lấy gỗ là nghiêm trọng, tràn lan trên nhiều địa phương, cơ hồ muốn
vượt qua tiến độ phát triển rừng. Chẳng hạn từ năm 1996 đến năm 2000, ở các tỉnh Tây
Nguyên, trung bình mỗi năm mất 10 ngàn ha rừng tự nhiên. Vừa qua, trong khoảng thời
gian 10 ngày nghỉ trước và sau Tết Nguyên đán là khoảng thời gian các lâm tặc hoành hành
rất mạnh, cụ thể Đăk Lak là một điểm nóng của việc chặt phá rừng vô tội vạ và trái phép.
10
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chương III: Một số giải pháp, chính sách hỗ trợ tăng diện tích đất rừng trồng tại
Việt Nam.
I. Một số chính sách, giải pháp và mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng do chính phủ ban
hành
Trích lục một số văn bản pháp luật hiện hành nói về chính sách hỗ trợ tăng diện tích
đất rừng trồng tại Việt Nam.
A. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004
Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định tổng quát về đối tượng, trách nhiệm,
chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, cách tổ chức thực hiện… Ở đây,
Luật có đưa ra những chính sách để bảo vệ và phát triển rừng, nguồn tài chính để bảo vệ
và phát triển rừng: Trích “Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004”:
“Điều 10. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
• Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ
với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân
miền núi.
• Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng
hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở
vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh
vật gây hại rừng.
• Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự
nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ
việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm
và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản
xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
11
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
• Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở
những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục
vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng;
có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ
chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù
hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
• Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế
biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
• Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm
nghiệp.
Điều 11. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng
• Ngân sách nhà nước cấp.
• Nguồn tài chính của chủ rừng và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ
và phát triển rừng.
• Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai
thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ
rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của
pháp luật.
• Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng góp, trường hợp được miễn,
giảm đóng góp và việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng.”
B. Quyết định 18/2007/QĐ-TTg V/v phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2020
1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai
đoạn 2006 - 2020.
12
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn
liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai
thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến
rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường,
bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần
ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
a) Quan điểm phát triển
• - Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài
nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch
vụ môi trường, du lịch sinh thái…
• - Phát triển lâm nghiệp để có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói
giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
• - Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm
nghiệp.
• - Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã
hội hoá nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
b) Mục tiêu đến năm 2020
• Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy
hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm
2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào
phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp
phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ
vững an ninh quốc phòng.
c) Nhiệm vụ về kinh tế
13
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
• Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp
chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 3,5% đến 4 %/ năm, phấn đấu đến 2020 GDP
lâm nghiệp đạt khoảng 2 - 3% GDP quốc gia.
• Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng gồm: 8,4
triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công
nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ, 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62
triệu ha rừng tự nhiên phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp (phấn đấu ít nhất có được 30%
diện tích có chứng chỉ rừng); 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng.
• Trồng rừng mới 1,0 triệu ha đến năm 2010 và 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau. Trồng
lại rừng sau khai thác 0,3 triệu ha/năm. Trồng cây phân tán: 200 triệu cây/năm.
• Sản lượng gỗ trong nước 20 - 24 triệu m
3
/năm (trong đó có 10 triệu m
3
gỗ lớn), đáp
ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy
và xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu củi chủ yếu dùng cho khu vực nông thôn và duy trì ở mức
25-26 triệu m
3
/năm.
• Xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ
USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ).
• Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua Cơ chế phát triển
sạch (CDM), phòng hộ bảo vệ nguồn nước, du lịch sinh thái (đạt 2 tỷ USD).
d) Nhiệm vụ tham gia giải quyết về xã hội
• Tạo thêm việc làm cho người lao động (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và các làng nghề thủ công mỹ nghệ).
• Tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm số hộ nghèo trong các vùng lâm nghiệp
trọng điểm.
• Hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp,
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trước năm 2010.
14
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
• Nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề lên 50%, chú trọng các hộ dân tộc
ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa.
đ) Nhiệm vụ bảo đảm ổn định về môi trường
• Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đóng góp có hiệu quả
cho phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển và đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn,
giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống và tạo nguồn thu từ các dịch vụ môi trường (phí
môi trường, giảm khí thải CO
2,
du lịch
sinh thái…).
• Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020.
• Đến năm 2010, trồng 0,25 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng.
• Giảm đến mức thấp nhất các vi phạm vào tài nguyên rừng, hạn chế canh tác nương
rẫy.
2. Định hướng phát triển.
a) Định hướng quy hoạch cơ cấu 3 loại rừng và đất lâm nghiệp
• Đối với rừng phòng hộ: rà soát và bố trí sắp xếp lại hệ thống rừng phòng hộ quốc
gia khoảng 5,68 triệu ha, gồm 5,28 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn; 0,18 triệu ha rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển; 0,15 triệu ha rừng chắn gió, chắn cát bay và 70.000 ha rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và biên giới quốc gia.
Tuỳ theo mức độ xung yếu, cần kết hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp - ngư nghiệp,
kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường và các lợi ích khác của
rừng phòng hộ.
• Đối với rừng đặc dụng: rà soát và củng cố hệ thống rừng đặc dụng quốc gia hiện có
với tổng diện tích không quá 2,16 triệu ha, theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị
đa dạng sinh học.
15
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
• Đối với rừng sản xuất: tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha,
trong đó có 3,63 triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng; chú trọng xây dựng các
vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung; quản lý sử dụng bền vững theo hướng đa
mục đích. Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất còn lại 0,62 triệu ha được
sử dụng để phục hồi rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.
b) Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.
• Quản lý rừng: toàn bộ 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống
nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên
bản đồ và thực địa. Đến năm 2010, về cơ bản tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải
được giao, cho thuê đến các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở quy hoạch,
kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và theo đúng cơ chế chính sách của Nhà
nước. Hiện đại hoá công tác quản lý rừng trên bản đồ và ngoài thực địa trên cơ sở ứng
dụng rộng rãi công nghệ thông tin, ảnh viễn thám … trong quản lý rừng, thống kê, kiểm
kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
• Bảo vệ rừng: xác định bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển, vừa
bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu và trên nguyên tắc lấy phát triển
để bảo vệ. Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và
mọi người dân.
• Ủy ban nhân dân các cấp phải tổ chức thực hiện bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm
nếu để xảy ra các vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thuộc địa phương
quản lý. Tăng cường năng lực và củng cố các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, bán
chuyên trách của các chủ rừng và cộng đồng dân cư thôn để có đủ năng lực ứng phú với
những vụ việc vi phạm lâm luật và thiên tai như cháy rừng, sâu bệnh hại rừng. Chú trọng
kiểm tra quá trình khai thác lâm sản tại rừng; việc kiểm tra, kiểm soát quá trình lưu thông,
tiêu thụ lâm sản chỉ là một giải pháp góp phần bảo vệ rừng.
• Tổ chức sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm theo hướng, tăng cường vai trò chức năng
tham mưu trong công tác bảo vệ phát triển rừng, thực thi pháp luật về lâm nghiệp cho các
16
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Có chính sách chế độ ưu tiên khuyến khích tăng cường
lực lượng kiểm lâm địa bàn để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức hướng dẫn nhân
dân thực hiện công tác bảo vệ phát triển rừng đến từng lô, khoảnh.
3. Phát triển rừng:
Quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ và rừng sản xuất), kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng và các dịch vụ môi trường khác.
Đối với rừng đặc dụng, hướng phát triển chủ yếu thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo
ra điều kiện môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật đặc hữu,
các hệ sinh thái đặc thù, nhằm bảo tồn quỹ gen, bảo tồn sự đa dạng sinh học, phục vụ cho
các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Đối với rừng phòng hộ, quy hoạch và phát triển nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu
phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì sự cõn bằng ổn định về môi
trường đất (chống súi mòn, sa mạc hoá, tồn dư hoá chất độc hại), môi trường nước và khí
hậu, phòng, chống thiên tai, bảo đảm cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và sự
trường tồn của dân tộc.
Đối với rừng sản xuất, quy hoạch và có kế hoạch phát triển theo chiều sâu, tạo các
vùng nguyên liệu tập trung, theo hướng thõm canh; quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm
nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất, coi trọng năng suất, chất lượng; kết
hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trình
Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh
doanh phát triển rừng; các chính sách ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu phát triển về giống cây
trồng, giống động vật hoang dó, kỹ thuật thõm canh và chăn nuụi, xây dựng cơ sở hạ tầng
lâm nghiệp, hệ thống phòng, chống chỏy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng.…., phù hợp
với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
17
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và thừa kế các kinh nghiệm sản
xuất lâm nghiệp của đồng bào địa phương; nghiên cứu phát triển rừng theo 2 hướng chính
là cải tạo giống cây rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh.
Chú trọng phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, tại chỗ và có
hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho nhân dân, đặc biệt ở vùng đồng bằng, ven
biển. Đẩy mạnh gây trồng, phát triển lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, dược liệu…) để đáp ứng
các nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, có sức cạnh tranh cao, phục
vụ cho tiêu dựng và xuất khẩu.
Sử dụng rừng và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
Khai thác sử dụng rừng:
Khai thác sử dụng rừng hợp lý là biện pháp lâm sinh để tỏi tạo và cải thiện chất
lượng rừng; đồng thời khai thác tối đa các dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho
bảo vệ và phát triển rừng. Sử dụng rừng tự nhiên bền vững trên cơ sở phương án điều chế
rừng.
Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chú trọng tiếp tục khoanh nuụi, cải tạo, làm
giầu rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng để tạo nguồn cung cấp gỗ lớn, các lâm sản khác
và dịch vụ môi trường sau năm 2010. Chỉ áp dụng phương thức khai thác chính đối với
rừng còn trữ lượng giàu, đối với rừng có trữ lượng trung bình và nghèo chú trọng áp dụng
phương thức khai thác nuụi dưỡng làm giàu rừng; đẩy mạnh trồng phát triển, sử dụng lâm
sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhúm sản phẩm có thế mạnh như mây tre, dược liệu, dầu
nhựa, thực phẩm; khuyến khích gây nuôi động vật hoang dó; có cơ chế hướng dẫn các chủ
rừng được khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ.
Khuyến khích sử dụng chất đốt từ sản phẩm phụ của rừng trồng (cành ngọn tỉa
thưa…), sản phẩm phụ của nông nghiệp và các nguồn nhiên liệu thay thế khác, nhằm hạn
chế tối đa sử dụng chất đốt từ gỗ rừng tự nhiên.
Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.
18
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản phải trở thành mũi nhọn của kinh tế
lâm nghiệp, phát triển theo cơ chế thị trường trên cơ sở công nghệ tiên tiến, có tính cạnh
tranh cao nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dựng nội địa. Khuyến khích các thành
phần kinh tế tích cực đầu tư và thúc đẩy công nghiệp chế biến lâm sản phát triển.
Phát triển mạnh các sản phẩm có ưu thế trong chế biến xuất khẩu. Từ nay đến năm
2015, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp các cơ sở công nghiệp chế biến lâm sản quy
mô vừa và nhỏ; phát triển công nghiệp quy mô lớn sau năm 2015.
Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả
năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy
mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng
nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến
dăm giấy xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng
trồng.
Định hướng xuất nhập khẩu lâm sản.
Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục
vụ tiêu dựng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn
và lâm sản ngoài gỗ, để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần
sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Tổ chức nghiên cứu, đào tạo thiết kế mẫu mó hàng gỗ gia dụng, đổi mới công nghệ
sản xuất, chế biến lâm sản, đa dạng hoá và không ngâng nâng cao chất lượng, mẫu mó sản
phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước; đẩy mạnh cấp
chứng chỉ rừng và xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu.
C. Chỉ thị 85/2007/CTT-BNN V/v Chỉ thị về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây
chắn sóng ven biển
19
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Đẩy mạnh công tác trồng cây chắn sóng tạo rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt ưu tiên
các khu vực bãi trước đê biển; kết hợp chặt chẽ giữa trồng mới, khoanh nuôi tái sinh và
bảo vệ diện tích rừng hiện có.
Các địa phương sử dụng kinh phí được bố trí trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày
29/7/1998 và số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, lồng ghép các chương trình mục tiêu
khác và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện. Những khu vực đang có dự án xây
dựng đê biển thì bố trí ngay kinh phí của đê điều để thực hiện việc trồng cây trong phạm vi
xây dựng đê. Sắp xếp ưu tiên để tiến hành ngay trong năm kế hoạch 2007 và kế hoạch năm
2008.
2. Về phạm vi trồng:
Những khu vực hiện có bãi trước đê biển, đê cửa sông: Trước mặt trồng phủ kín
hành lang bảo vệ đê biển theo quy định tại Luật đê điều là 200 m tính từ chân đê ra phía
biển, tiến tới trồng phủ kín toàn bộ vùng bãi được quy hoạch trồng rừng. Những khu vực
hiện có đầm thủy sản trong hành lang bảo vệ đê, tiến hành thu hồi để trồng cây. Những khu
vực có bãi rộng có thể khai thác một phần diện tích phía ngoài phạm vi bảo vệ đê để nuôi
trồng thủy sản nhưng không được đắp bờ bao khép kín ngăn nước từ biển vào rừng phòng
hộ làm chết cây chắn sóng.
Những khu vực hiện có đê biển, đê cửa sông nhưng trước đê chưa có bãi hoặc bãi
không đủ chiều rộng theo quy định, khi tiến hành củng cố, nâng cấp cần xem xét phương
án nắn chỉnh tuyến đê lùi vào phía trong để có diện tích trồng cây chắn sóng. Với những
tuyến đê quan trọng không thể nắn lùi tuyến vào trong, có biện pháp để gây bồi tạo bãi
trước đê và phải tiến hành trồng cây ngay sau khi có bãi.
Những khu vực chưa có đê: Cần tiến hành trồng cây chắn sóng và khi xây dựng đê
mới cần chọn tuyến lùi vào phía trong để có diện tích trước đê dành cho việc trồng cây
chắn sóng, chiều rộng dải cây tối thiểu 200m.
20
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3. Về kỹ thuật trồng:
Lựa chọn loại cây, kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện của từng khu vực và đáp
ứng yêu cầu chắn sóng, chống xói lở. Đối với những khu vực thổ nhưỡng kém, tiến hành
cải tạo đất phù hợp trước khi trồng; có thể trồng cây trưởng thành để sớm phát huy tác
dụng. Khuyến khích trồng các loại cây vừa đáp ứng yêu cầu của rừng phòng hộ, vừa đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
4. Về công tác quản lý rừng phòng hộ ven biển:
Đối với diện tích rừng nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều giao lực lượng quản lý đê
điều chuyên trách, lực lượng quản lý đê nhân dân thành lập theo khoản 3, Điều 37 Luật đê
điều chủ trì phối hợp với cơ quan kiểm lâm ở địa phương trực tiếp quản lý theo quy định
của Luật đê điều và Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với các khu vực khác thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển
rừng.
D. Quyết định 100/2007/QĐ-TTg (Sửa đổi Quyết định 661/QĐ-TTg năm 1998) về mục
tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thự hiện dự án trồng mới 5 triệu Ha rừng do
Thủ tướng chính phủ ban hành
1. Nhiệm vụ chung
a) Về quản lý, bảo vệ rừng:
Đối với rừng đặc dụng: những diện tích được quy định bảo vệ nghiêm ngặt nhưng
từ lâu đã có dân sinh sống cần di chuyển dân ra khỏi diện tích bảo vệ nghiêm ngặt, trường
hợp không có điều kiện di chuyển dân ra thì phải có phương án và đầu tư cụ thể nhằm ổn
định đời sống của dân không để phá rừng. Trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt chỉ giao
khoán cho dân những nơi chưa có đủ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Nhà nước;
Đối với rừng phòng hộ: tăng cường các biện pháp để bảo vệ bằng được vốn rừng tự
nhiên hiện có. Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, lâm sản dưới tán
rừng trong các khu rừng phòng hộ để người dân có thể được hưởng lợi trong khoán bảo vệ
21
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
rừng phòng hộ. Giảm dần diện tích khoán bảo vệ rừng; các Ban quản lý rừng phòng hộ
thực hiện khoán bảo vệ cho dân ở những nơi khó khăn, có nguy cơ bị đe dọa cao mà chưa
có khả năng hưởng lợi từ rừng. Khu vực biên giới xa dân, rừng có nguy cơ bị xâm hại cao
có thể giao hoặc khoán bảo vệ cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Công an. Tập trung đẩy
mạnh việc giao rừng cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, tạo điều kiện để các hộ gia
đình, cộng đồng thôn bản gắn việc quản lý bảo vệ và hưởng lợi làm động lực phát triển
rừng;
Đối với rừng sản xuất: các chủ rừng phải tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng; các hộ
gia đình vừa tự bảo vệ, vừa dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm và
chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm xử lý các hành vi xâm hại đến rừng sản
xuất của mọi thành phần kinh tế để bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương luật pháp và tạo sự an
tâm đầu tư của các chủ rừng.
b) Xây dựng và phát triển rừng
Rừng đặc dụng: rà soát lại quy hoạch các khu rừng đặc dụng, rà soát lại các phân
khu chức năng trong các khu rừng đặc dụng; ổn định quy mô diện tích rừng đặc dụng
khoảng 2 triệu ha. Diện tích quy hoạch là rừng đặc dụng nhưng chưa có rừng, nếu cần phục
hồi lại rừng thì thực hiện biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng là chính; đặc biệt
chú ý phát triển lâm sản ngoài gỗ tạo thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng rừng
đặc dụng (ngoài vùng bảo vệ nghiêm ngặt);
Rừng phòng hộ: ổn định quy mô diện tích rừng phòng hộ cả nước khoảng 6 triệu ha.
Diện tích đất quy hoạch cho rừng phòng hộ nhưng chưa có rừng thì biện pháp khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh phục hồi rừng là chính, nơi không đủ điều kiện tái sinh mới phải trồng
rừng. Ưu tiên đầu tư cho các dự án vùng phòng hộ chắn sóng, chắn cát bay và phòng hộ
biên giới. Tất cả mọi thành phần kinh tế đều được tham gia vào việc bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật;
Rừng sản xuất: điều chỉnh khoảng 3 triệu ha (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng
và đất trống, đồi núi trọc) trước đây quy hoạch là rừng phòng hộ nhưng sau rà soát không
bảo đảm tiêu chí chuyển sang rừng sản xuất để giao, cho thuê đối với các tổ chức, hộ gia
22
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
đình, cộng đồng dân cư và cá nhân sản xuất kinh doanh lâu dài theo quy định của pháp
luật. Giải quyết triệt để vấn đề đất đai ở từng địa phương để thu hút các thành phần kinh tế
đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, có quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm
nguyên liệu cho chế biến lâm sản. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành
lập các hợp tác xã lâm nghiệp. Sử dụng các biện pháp lâm sinh tổng hợp để nâng cao chất
lượng rừng tự nhiên, tiến tới quản lý bảo vệ và khai thác rừng bền vững, lấy rừng nuôi
rừng:
+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: tiến hành xây dựng phương án điều chế
rừng, khai thác theo phương thức quản lý rừng bền vững;
+ Đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt: tiến hành làm giầu rừng nhằm nâng cao chất
lượng rừng bằng cách trồng bổ sung những loài cây gỗ có giá trị kinh tế và lâm sản ngoài
gỗ hoặc tiến hành cải tạo rừng, trồng lại bằng những loài cây có giá trị kinh tế cao hơn;
+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hiện có: ngoài việc khai thác và trồng lại
rừng, khuyến khích việc đầu tư chăm sóc và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng
trồng cung cấp gỗ lớn cho chế biến đồ mộc dân dụng, hàng mỹ nghệ xuất khẩu và các nhu
cầu chế biến khác;
+ Đối với đất trống quy hoạch trồng rừng sản xuất: đẩy mạnh trồng rừng theo
phương thức thâm canh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn, gỗ nhỏ cho công nghiệp
chế biến và gỗ gia dụng; khuyến khích gây trồng các loại cây đa mục đích và lâm sản ngoài
gỗ. Sử dụng nguồn giống có chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng.
Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến lâm trong trồng
rừng và bảo vệ rừng. Tập trung việc cải thiện giống cây rừng có năng suất cao, chu kỳ
ngắn đi đôi với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến để nâng cao năng suất rừng trồng.
Hoàn thiện quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh và cung cấp thông tin thị trường. Tăng
cường hoạt động của hệ thống khuyến lâm ở cơ sở đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng
xa.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
23
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, xác định lâm phần ổn định trên bản đồ và đóng
mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa;
- Rà soát, hoàn thành việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các chủ rừng
(cộng đồng dân cư, hộ gia đình, tổ chức và doanh nghiệp);
- 100% các thôn, xã có rừng có tổ bảo vệ rừng, có cán bộ kiểm lâm địa bàn và được
đào tạo;
- 100% khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có chủ quản lý (tổ chức nhà nước, tư
nhân hoặc cộng đồng) và có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trung, dài hạn;
- 100% các đơn vị sản xuất kinh doanh rừng tự nhiên xây dựng, thực hiện và giám
sát, đánh giá phương án điều chế rừng;
- Khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho các hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng dân cư thôn của các Ban quản lý rừng: 1,5 triệu ha;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 800.000 ha, trong đó: khoanh nuôi chuyển
tiếp: 400.000 ha; khoanh nuôi mới: 400.000 ha;
- Trồng rừng đặc dụng, phòng hộ: 250.000 ha; bình quân mỗi năm trồng 50.000 ha;
- Trồng rừng sản xuất: 750.000 ha, bình quân mỗi năm trồng 150.000 ha.
Tổng vốn đầu tư: 15.000 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: 5.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1.000 tỷ đồng;
+ Vốn vay và các nguồn vốn khác: 10.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm 2.000 tỷ
đồng.
E. Quyết định 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số
147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản
xuất giai đoạn 2007 – 2015
Điều 5: Hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết
định số164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
24
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ TĂNG DIỆN TÍCH ĐẤT
RỪNG TRỒNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Danh sách xã đặc biệt khó khăn), trồng rừng trên đất trồng, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng
sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Trồng các loài sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ
4,5 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ, tre, luồng (khai thác trước 10 năm
tuổi), mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha.”
a) Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Trồng rừng tại các xã có nhân dân tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện do Quốc
hội phê duyệt chủ trương đầu tư được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định
tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều này, được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 2,25 triệu
đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 2,25 triệu đồng/1.000 cây phân tán (tương
đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh công bố hàng năm”.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới,
trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn
bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ
trợ không quá 2,0 ha.
4. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 300.000 đồng/ha trong 4
năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn
(theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Danh sách xã đặc biệt khó khăn); hỗ trợ mức 150.000
đồng/ha trong 4 năm nếu trồng rừng tại các xã còn lại.”
5. Hỗ trợ một lần: chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng
150.000 đồng/ha; chi phí lập thẩm định duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất
45.000 đồng/ha; chi phí cấp chứng chỉ rừng bền vững 100.000 đồng/ha; Chi phí
25