Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Dap an TN Luat binh dang gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.06 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐÁP ÁN PHẦN THI TRẮC NGHIỆM LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Câu 1. Đ/c cho biết Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? có bao nhiêu Chương, Điều ? a. 29/11/2006; có 6 Chương, 44 Điều. b. 01/01/2007; có 6 Chương, 44 Điều. c. 01/7/2007; có 6 Chương, 44 Điều d. 01/7/2007 có 6 Chương, 45 Điều. Đáp án: C Câu 2. Đ/c cho biết mục tiêu bình đẳng giới là: a. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; b. Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác; c. Hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 3. Đ/c cho biết bình đẳng giới là gì? a. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. b. Là việc nam, nữ có trình độ, năng lực ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. c. Là việc nam, nữ có quyền ngang nhau trong gia đình và xã hôi, được tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau . d. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò, trình độ ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng. Đáp án: A Câu 4. Đ/c cho biết chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới là gì? a. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng để tham gia vào quá trình phát triển. b. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. c. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. d. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển. Đáp án: B Câu 5. Đ/c cho biết hoạt động bình đẳng giới là gì? a. Là hoạt động do Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện nhằm bảo vệ phụ nữ, vì sự tiến bộ phụ nữ. b. Là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. c. Là hoạt động do các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. d. Là hoạt động do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. Đáp án: B Câu 6. Đ/c cho biết Luật Bình đẳng giới có mấy nguyên tắc cơ bản ? a. 4 nguyên tắc b. 5 nguyên tắc c. 6 nguyên tắc d. 7 nguyên tắc Đáp án: C Câu 7. Đ/c cho biết Luật Bình đẳng giới quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? a. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới. b. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. c. Bạo lực trên cơ sở giới. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 8. Đ/c cho biết các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm những nội dung nào? a. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính; được hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. c. Doanh nghiệp sử dụng từ 50% lao động nữ trở lên được ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật. Công nhân lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, vay vốn quốc gia giải quyết việc làm. d. Doanh nghiệp sử dụng từ 60% lao động nữ trở lên được ưu đãi về thuế và tài chính. Công nhân lao động nữ được hỗ trợ tín dụng theo quy định của pháp luật. Đáp án: B Câu 9. Đ/c cho biết bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được quy định như thế nào? a. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội. c. Khi tuyển dụng, nam, nữ được đối xử bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi, về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động. d. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động. Đáp án: A Câu 10. Đ/c cho biết các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm những nội dung nào? a. Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ. b. Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. c. Câu a & b đúng. d. Câu b đúng. Đáp án: C Câu 11. Đ/c cho biết biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm những biện pháp nào? a. Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc đảm bảo tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; b. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 12. Đ/c cho biết trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong Luật Bình đẳng giới được quy định như thế nào? a. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức. b. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Tuyên truyền vận nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới. c. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. Bảo đảm bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Tuyên truyền vận nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới. d. Câu a & b đúng. Đáp án: D Câu 13. Đ/c cho biết trong công tác tổ chức cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội có trách nhiệm nào sau đây trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình? a. Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi; b. Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới. c. Câu a & b đúng. d. Câu a đúng Đáp án: C Câu 14. Đ/c cho biết trong hoạt động cơ quan cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội có trách nhiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình như thế nào ? a. Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ trưởng hợp pháp luật có quy định khác; b. Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý; c. Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; d. Tất cả các câu trên Đáp án: D.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 15. Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới nào sau đây? a. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động; b. Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hòa giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; c. Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 16. Đ/c cho biết trách nhiệm của công dân nam, nữ trong Luật Bình đẳng giới được quy định như thế nào? a. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; b. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; c. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 17. Đ/c cho biết khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới như thế nào? a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. b. Việc giải quyết khiếu nại về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. c. Câu a & b đúng. d. Câu b đúng. Đáp án: C Câu 18. Đ/c cho biết nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới? a. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật. c. Những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới khi được phát hiện, phải ngăn chặn và xử lý kịp thời. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật. d. Câu c đúng. Đáp án: B Câu 19. Đ/c cho biết hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? a. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. b. Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. c. Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới. d. Cả a & b đúng. Đáp án: C Câu 20. Đ/c cho biết hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? a. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc ngưởi lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. b. Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ năng lực vì lý do giới tính. c. Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D. LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Câu 1. Đ/c cho biết Luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? có bao nhiêu Chương, Điều ? a. 01/7/2007; có 6 Chương, 46 Điều. b. 22/11/2007; có 6 Chương, 46 Điều..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> c. 01/7/2008; có 6 Chương, 46 Điều. d. 01/7/2008 có 6 Chương, 47 Điều. Đáp án: C Câu 2. Đ/c cho biết các hành vi nào sau đây là hành vi bạo lực gia đình? a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; b. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; c. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 3. Đ/c cho biết có mấy nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình? a. 03 nguyên tắc b. 04 nguyên tắc c. 05 nguyên tắc d. 06 nguyên tắc Đáp án: B Câu 4. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định nghĩa vụ người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện như thế nào? a. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. b. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. c. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 5. Đ/c cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền nào sau đây? a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình; b. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> c. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 6. Đ/c cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ nào sau đây? a. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. b. Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, khi có yêu cầu. c. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin có liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. a. Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền. Đáp án: A Câu 7. Đ/c cho biết Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? a. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. b. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đở nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. c. Câu a, b đúng. d. Câu b đúng. Đáp án: C Câu 8. Đ/c cho biết mục đích của thông tin tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình là gì? a. Thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. b. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. c. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. d. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đáp án: B Câu 9. Đ/c cho biết thông tin tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo các yêu cầu nào sau đây? a. Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; b. Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo; c. Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên trong gia đình. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 10. Đ/c cho biết thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình có những nội dung nào sau đây? a. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. b. Tác hại của bạo lực gia đình. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. c. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 11. Đ/c cho biết thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm các hình thức nào sau đây? a. Thực hiện trực tiếp. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. b. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. c. Thông qua hoạt động văn học nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 12. Đ/c cho biết có mấy nguyên tắc hòa giải mâu thuẩn tranh cháp giữa các thành viên gia đình? a. 5 nguyên tắc. b. 6 nguyên tắc. c. 7 nguyên tắc. d. 8 nguyên tắc. Đáp án: C.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 13. Đ/c cho biết việc hòa giải mâu thuẩn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành như thế nào? a. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẩn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải. b. Cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm hòa giải tranh chấp giữa người thuộc cơ quan tổ chức mình với các thành viên gia đình họ khi có yêu cầu; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải. c. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải, giải quyết mâu thuẩn, người thuộc cơ quan tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình. d. Cơ quan có trách nhiệm hòa giải và giải quyết các tranh chấp giữa người thuộc cơ quan tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải. Đáp án: A Câu 14. Đ/c cho biết việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào? a. Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu. b. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế. c. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an gần nhất. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 15. Đ/c cho biết cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm những cơ sở nào? a. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. b. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình. c. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là cơ sở bảo trợ xã hội, nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình. d. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Đáp án: A.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 16. Đ/c cho biết trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? a. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. b. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, phòng, chống ma túy, mại dâm. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. c. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, phòng, chống mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. d. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Đáp án: A Câu 17. Đ/c cho biết trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình có mấy nội dung? a. 03 nội dung b. 04 nội dung c. 05 nội dung d. 06 nội dung Đáp án: B Câu 18. Đ/c cho biết trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì? a. Khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. b. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. c. Tuyên truyền, giáo dục hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> a. Khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, phòng, chống các tệ nạn xã hội khác. Tham gia giám sát việc thực hiện về phòng, chống bạo lực gia đình. Đáp án: B Câu 19. Đ/c cho biết Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định trách nhiệm của Bộ Y tế như thế nào? a. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. b. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình. Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu. c. Câu a & b đúng. d. Câu b đúng Đáp án: C Câu 20. Đ/c cho biết Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương bình và xã hội như thế nào? a. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. b. Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội. c. Câu a & b đúng. d. Câu a đúng Đáp án: C. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Câu 1. Đ/c cho biết các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình trong Luật Hôn nhân & Gia đình 2014? a. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. b. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. c. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đở nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. d. Tất cả các câu trên..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đáp án: D Câu 2. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như thế nào? a. Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. b. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình. c. Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn được giải quyết theo quy định của pháp luật. d. Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình. Đáp án: A Câu 3. Đ/c cho biết việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 như thế nào? a. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. b. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. c. Câu a & b đúng. d. Câu b đúng. Đáp án: C Câu 4. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng như thế nào? a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân & Gia đình và các luật khác có liên quan. b. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân & Gia đình. c. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> d. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Luật Hôn nhân & Gia đình và các luật khác có liên quan. Đáp án: A Câu 5. Đ/c cho biết Tình nghĩa vợ chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như thế nào? a. Vợ, chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đở nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. b. Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đở nhau; cùng nhau chia sẽ, thực hiện các công việc gia đình. c. Vợ, chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. d. Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, chăm sóc, cùng nhau chia sẽ công việc gia đình. Đáp án: B Câu 6. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng như thế nào? a. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. b. Vợ, chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép theo hoặc không theo một tôn giáo nào. c. Vợ, chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; có thể thống nhất để theo tôn giáo mà vợ hoặc chồng đang theo. d. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được bắt buộc vợ hoặc chồng phải theo tôn giáo mà gia đình mình đang theo. Đáp án: A Câu 7. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào? a. Vợ, chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đở nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. b. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đở nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. c. Vợ, chồng có quyền tạo điều kiện, giúp đở nhau học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. d. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đở học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động văn hóa, xã hội..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đáp án: B Câu 8. Đ/c cho biết nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như thế nào? a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. b. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. c. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 9. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng như thế nào? a. Tài riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. b. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình. c. Câu a, b đúng. d. Câu a đúng, Đáp án: C Câu 10. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như thế nào? a. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. b. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. c. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 11. Đ/c cho biết Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như thế nào? a. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. b. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn c. Cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của con khi một bên vợ hoặc chồng do bị bệnh tâm thần. d. Cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn khi một bên vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Đáp án: A Câu 12. Đ/c cho biết Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như thế nào? a. Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. b. Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. b. Sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. b. Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng; sau khi ly hôn vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đáp án: B Câu 13. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như thế nào? a. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. b. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. c. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 14. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của con như thế nào? (Điều 70) a. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. b. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. c. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 15. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào? a. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. b. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. c. Câu a & b đúng. d. Câu b đúng Đáp án: C Câu 16. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền giáo dục con như thế nào? a. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. b. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. c. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đở để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 17. Đ/c cho biết Quyền có tài sản riêng của con trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định như thế nào? a. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con. b. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập. c. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình. d. Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu 18. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ quản lý tài sản riêng của con như thế nào? a. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó. b. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật. c. Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đủ mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. d. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. trong trường hợp con đủ mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Đáp án: B Câu 19. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như thế nào? a. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuối trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. b. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc tài sản dùng để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. c. Câu a & b đúng. d. Câu a đúng. Đáp án: C.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 20. Đ/c cho biết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn như thế nào? a. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. b. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. c. Câu a, b đúng d. Câu b đúng. Đáp án: C. BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 Câu 1. Đ/c cho biết nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như thế nào? a. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. b. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. c. Câu a & b đúng. d. Câu b đúng. Đáp án: C Câu 2. Đ/c cho biết những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là gì? a. Giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao động. b. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. c. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. d. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Yêu cầu người lao động phải bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Đáp án: B.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 3. Đ/c cho biết thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là bao nhiêu ngày? a. 60 ngày. b. Không quá 60 ngày. c. 65 ngày. d. 70 ngày. Đáp án: B Câu 4. Đ/c cho biết tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc là bao nhiêu? a. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc bằng 85% mức lương của công việc đó. b. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. c. Trong thời gian thử việc người lao động được người sử dụng lao động trả 85% mức lương của công việc đó. d. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 90% mức lương của công việc đó. Đáp án: B Câu 5. Đ/c cho biết mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là gì? a. Nhằm chia sẽ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc. b. Nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc. c. Nhằm chia sẽ thông tin giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp. d. Nhằm chia sẽ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc. Đáp án: A Câu 6. Đ/c cho biết việc tiến hành đối thoại tại nơi làm việc được quy định như thế nào? a. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên. b. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> c. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc. d. Câu a & b đúng. Đáp án: D Câu 7. Đ/c cho biết mục đích của thương lượng tập thể là gì? a. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. b. Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể. c. Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 8. Đ/c cho biết thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc nào? a. Thiện chí, bình đẳng, tôn trọng, hợp tác, công khai và minh bạch. b. Thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch. c. Thiện chí, bình đẳng, công khai minh bạch. d. Thiện chí, bình đẳng, công khai và cùng nhau hợp tác, Đáp án: B Câu 9. Đ/c cho biết Bộ luật Lao động năm 2012 quy định việc thương lượng tập thể bao gồm những nội dung nào? a. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca. Bảo đảm việc làm đối với người lao động. b. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động. Các nội dung khác có lợi hơn cho người lao động mà hai bên quan tâm. c. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca. Bảo đảm việc làm đối với người lao động. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động. Nội dung khác mà hai bên quan tâm. d. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ. Bảo đảm việc làm đối với người lao động. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động. Đáp án: C.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 10. Đ/c cho biết Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể là gì? a. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể. b. Tham gia phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể. c. Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 11. Đ/c cho biết người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác? a. 8 giờ b. 10 giờ c. 12 giờ d. 16 giờ Đáp án: C Câu 12. Đ/c cho biết lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp nào sau đây? a. Trong thời gian mang thai. b. Nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về BHXH. c. Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. d. Tất cả các câu trên.. Đáp án: D Câu 13. Đ/c cho biết những quy định nào sau đây bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động? a. Xúc phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động. b. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. c. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. d. Tất cả các câu trên. Đáp án: D Câu 14. Đ/c cho biết các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động? a. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> b. Trả tiền bồi dưỡng. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. c. Trả bằng tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật. Che giấu về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. d. Trả tiền thay cho bồi dưỡng hiện vật. Che giấu, trốn tránh việc khai báo về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đáp án: A Câu 15. Đ/c cho biết người sử dụng lao động phải thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động như thế nào? a. Phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. b. Phải thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. c. Phải thông tin đầy đủ về bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, độc hại và các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. d. Phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc. Đáp án: A Câu 16: Đ/c cho biết chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ trong Bộ luật Lao động năm 2012 có mấy nội dung ? a. 04 nội dung b. 05 nội dung c. 06 nội dung d. 07 nội dung Đáp án: C Câu 17. Đ/c cho biết Bộ luật Lao động quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như thế nào? a. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. b. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. c. Câu a, b đúng. d. Câu a đúng..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đáp án: C Câu 18. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì chế độ làm việc được quy định như thế nào? a. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. b. Được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. c. Được chuyển làm công việc khác và được giảm bớt hai giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. d. Được chuyển làm công việc khác nhẹ nhàng hơn và được giảm bớt một giờ làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. Đáp án: A Câu 19. Đ/c cho biết người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ trong trường hợp nào? a. Vì lý do kết hôn. b. Mang thai, nghỉ thai sản. c. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi. d. Tất cả các trường hợp trên. Đáp án: D Câu 20. Đ/c cho biết lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp nào? a. Nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. b. Nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. c. Nếu có xác nhận của cơ quan y tế chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. d. Nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận thai nhi yếu. Đáp án: A.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×