Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đề thi môn giải quyết tranh chấp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.01 KB, 4 trang )

Thời gian làm bài 75 phút.
SV được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu I (3đ) anh chị cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích?
1. Tòa án quốc tế liên hiệp quốc có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia bất kể
tính chất của các tranh chấp đó là gì.
2. Khi các quốc gia thành viên của công ước 1982 về luật biển tuyên bố bằng văn bản lựa chọn tòa
án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp giữa họ với quốc gia thành viên khác liên quan
đến việc giải thích hay thực hiện công ước thì tóa án quốc tế về luật biện có thẩm quyền giải
quyết.
3. Chánh án, phó chánh án của tòa án quốc tế về luật biển là do tổng thư ký liên hiệp quốc bổ
nhiệm.
Câu II 4đ
So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp giữa tòa án quốc tế liên hiệp quốc với tòa án quốc tế về luật
biển.
Câu III Bài Tập
Quốc gia A ký hiệp định đầu tư với quốc gia B và có hiệu lực vàoluc2y/1/1996.
tháng 2 năm 2007, quốc gia A ký hợp đồng khai thác dầu với công ty C mang quốc tịch nước B.
thời hạn 10 năm, hợp đồng đã thực hiện được 5 năm thì quốc gia A quyết định tất cả các mỏ dầu
thuộc và (về) nhân dân nước A và tất cả các công ty đang khai thác dầu kể cả trong nước và nước
ngoài đều bị xung công và thuộc quyền quản lý của nhà nước. Chính phủ căn cứ vào luật mới ban
hành sẽ đền bù 50% vốn cho tất cả các công ty dầu bị xung công (kể cả trong nước và nước ngoài).
Quốc gia B, để bảo vệ quyền lợi cho công ty C đã khởi kiện quốc gia A với lý do là quốc gia A đã
vi phạm cam kết. Anh chị hãy cho biết:
1 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này, giá trị của quyết định của cơ quan giải
quyết tranh chấp.
2. Giả thiết, Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết, thì quốc gia A và B phải đáp ứng
những điều kiện nào? nêu cơ sở pháp lý.
Câu I:Anh (chị) cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích?
1. Quốc Gia không phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với những thiệt hại do công dân
mình gây ra cho cá nhân, pháp nhân và quốc gia nước ngoài.
2. Chấp nhận thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế được ghi nhận trong các điều ước song


phương hoặc đa phương giữa các bên hữu quan là 1 trong những phương thức để các quốc gia có
quyền tranh tụng trước Tòa án công lý quốc tế.
3. Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc áp dụng "trừng phạt vũ trang" là biện pháp giải quyết tranh
chấp quốc tế.
Câu II (3đ)
Cho một ví dụ về trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan và một ví dụ vế trách nhiệm pháp lý chủ
quan, đồng thời so sánh 2 loại trách nhiệm pháp lý quốc tế này.
Câu III
Hai quốc gia A và B đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau từ 1955 và đều là thành viên của
công ước 1961 về quan hệ ngoại giao. Vào đầu năm 2007, hai nước có xung đột trên một quần đảo
đang tranh chấp, quan hệ trở nên căng thẳng.Tháng 2/2007, trong một cuộc biểu tình chống đối
quốc gia B, những kẻ quá khích đã bao vây, tấn công vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao của
quốc gia B đóng tại quốc gia A. Họ đã đập phá, đốt lá cờ và xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại
giao nước B.Trước đó 2 ngày, cơ quan đại diện ngoại giao nước B đã báo cho nước A tăng cường
lực lượng bảo vệ vì những kẻ khủng bố đã gọi điện là sẽ tấn công tòa đại sứ nước B, thế nhưng sự
việc vẫn xảy ra. Chính phủ nước A đã trả lời rằng, họ rất tiếc vì mặc dù đã tăng cường lực lượng
bảo vệ nhưng không lường trước đươc những kẻ quá khích đã quá đông và hung hãn như vậy.
Anh (chị) hãy cho biết.
1. quốc gia A có phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế không? tại sao?
2. Nếu có thì đây là trách nhiệm pháp lý nào? ( chủ quan hay khách quan)
3. Theo quan điểm của anh (chị) vụ việc trên được giải quyết như thề nào?
THỜI GIAN LÀM BÀI: 75'
SINH VIÊN CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
CÂU I: Anh (chị) cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3đ)
1. Kết luận tư vấn của Tòa án công lý quốc tế có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể yêu cầu.
2. Một trong những phương thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế của Tòa án
công lý quốc tế là được Đại hội đồng cho phép.
3. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chỉ giaỉ quyết những tranh chấp nếu kéo dài có thể gây nguy
hiểm cho nền hòa bình và an ninh quốc tế.


CÂU II: Dựa vào điều 33 (HCLHQ) phân loại các biện pháp hòa bình, đồng thời hãy phân tích
những ưu điểm và hạn chế của nhóm các biện pháp ngoại giao. (3đ)

CÂU III: (4đ)
Malakee, một quốc gia đảo nằm ở nam Thái Bình Dương, đang phải trải qua cuộc khủng hoảng
kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia này. Đa số dân Malakee là người Polynesians và người
theo chủ nghĩa đạo tin lành. Một thiểu số người quan trọng ở đất nước này là người Albino gồm
người Mã Lai chính gốc và những người theo đạo hồi.

Phần lớn người Albino sống ở Malakee đã phải dời bỏ đất nước của họ (nước cộng hòa dân chủ
Albino) trong thời kì rối loạn về chính trị 20 năm trước đây. Họ vẫn mang quốc tịch Albino. Họ
phải làm việc cực nhọc và đã sở hữu trong tay 3/4 số công ty và hầu hết những ngân hàng đăng ký
tại Malakee.

Trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế này, các nhóm bạo động đã tấn công các cơ sở kinh doanh
của người Albino ở thủ đô Indaho của Malakee. Các phần tử bạo động người Malakee đã thiêu rụi
nhiều nhà máy, kho tàng, nhà cửa của người Albino. Hơn 100 người Albino đã bị hành hung và 15
người phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Những cuộc tấn công chống người Albino đã kéo dài 6 tháng liền
và chính phủ Malakee, ngoài việc yêu cầu những kẻ bạo động ngưng ngay các hoạt động của họ,
đã chẳng có mấy biện pháp để ngăn chặn các cuộc tấn công đó hoặc dường như không có trách
nhiệm đối với nạn bạo lực và thiệt hại nêu trên.

Malakee và Albino đều là thành viên tham gia Công ước về quyền chính trị và dân sự năm 1966 và
Công ước về chống phân biệt chủng tộc 1948.

1. Quốc gia Malakee có phải gánh chịu tránh nhiệm pháp lý quốc tế không? Tại sao?
2. Nếu có, thì trách nhiệm đó là trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan hay chủ quan?
3. Nếu quốc gia Albino kiện Malakee nhằm bảo vệ công dân và pháp nhân của mình thì tòa án
công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết không? Nêu cơ sở pháp lý
Đề Thi Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế

Quốc Tế 33B
Thời gian làm bài 75 phút
( chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
Câu I (3Đ)
Anh chị cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao?
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế của tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc là
thẩm quyền đương nhiện?
2. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ tranh chấp
quốc tế phát sinh trong đời sống quốc tế?
3. trong mọi trường hợp Tòa án quốc tế về luật biển phải đảm bảo số lượng thành viên tối
thiểu tham gia xét xử là 9
Câu II (4đ)
So sánh trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan với trách nhiệm pháp lý khách quan.
Câu III
Quốc gia A đã đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết của tòa án công lý quốc tế Liên
hiệp quốc đối với tranh chấp về lãnh thổ giữa nước A với các nước láng giềng B, C, D. 4 năm sau
kể từ khi quốc gia Ara tuyên bố nói trên, đã xảy ra tranh chấp chủ quyền đối với 2 hòn đảo giữa
nước A với nước B. Nước B cũng đã đồng ý chấp nhận thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế
Liên Hiệp Quốc. Hỏi
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp trên được xác định trước hay sau? ( chấp nhận trước
hay chấp nhận sau thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế)?
2.Việc xác lập thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế Liên Hiệp Quốc được thực hiện theo phương
thức nào trong số các phương thức đã được quy định trong quy chế của tòa án công lý quốc tế Liên
Hiệp Quốc?
3. Nhược điểm của phương thức xác lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án công lý
quốc tế trong tình huống trên?
CÂU I: Anh ( chị) hãy cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai? giải thích tại sao?
1. Tòa án công lý quốc tế là 1 thiết chế tài phán độc lập.
2. Các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên liên hiệp quốc được giải quyết theo các
phương thức theo sự lựa chọn của các bên tranh chấp.

3. Các chủ thể của luật quốc tế đều có thể khiếu kiện tại tòa án công lý quốc tế.
Câu II (3đ)
Lý giải tại sao " lỗi" không được coi là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
III. Bài tập: (4đ)
Quốc gia A và B đều là thành viên của công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao. Năm 1998 quan
hệ ngoại giao giữa A và B ngày càng trở nên căng thẳng nghiêm trong khi quốc gia A trục xuất 5
viên chức ngoại giao của nước B về nước trong vòng 48 tiếng vì lý do hoạt động tình báo công
nghiệp. Ngay lập tức quốc gia B đã có hành động trả đũa tương tự (tuân thủ nguyên tắc tương
xứng). Hỏi:
- Hành vi trục xuất của nước A đối với 5 viên chức ngoại giao nước B là hành vi vi phạm pháp luật
Quốc tế, đúng hay sai? tại sao?
- Hành vi trả đũa của nước B cũng là hành vi vi phạm pháp luật luật Qte,Đ or S?
- Hành vi nào trong 2 hành vi trên của 2 quốc gia trên là hành vi thiếu thân thiện trong quan hệ
Quốc tế (tức là hành vi ko trái luật quốc tế).

×