Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

bao cao thuc hanh CTXH ca nhan voi NKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.47 KB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>2. 2. TIẾN TRÌNH CAN THIỆP I. GIAI ĐOẠN I: TIẾP NHẬN THÂN CHỦ 1.1. Cách thức tiếp nhận thân chủ. Nhân viên công tác xã hội tiếp nhận thân chủ thông qua giới thiệu từ Hội Người khuyết tật quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 1.2. Đánh giá nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của thân chủ. Qua tiếp xúc và đánh giá, nhân viên công tác xã hội nhận thấy thân chủ đang trong tình trạng tâm lý lo lắng, hoang mang, bất ổn.Từ đó xác định nhu cầu khẩn cấp của thân chủ lúc này là ổn định tâm lý, giải tỏa căng thẳng, lo lắng. Bởi vậy, nhân viên công tác xã hội cần phải thực hiện ngay các biện pháp trấn an tinh thần, tham vấn giúp thân chủ thoát khỏi tâm lý ban đầu này. 1.3. Thông báo cho thân chủ về vai trò và mục tiêu hỗ trợ. . Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) nêu rõ với thân chủ những điểm sau: - Nguyên tắc : + Tôn trọng các giá trị, nhân phẩm, con người thân chủ, không phán xét, chấp nhận thân chủ + Trong tiến trình làm việc, NVCTXH khuyến khích và luôn tạo điều kiện cho thân chủ tham gia giải quyết vấn đề. + NVCTXH tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ, NVCTXH ở đây để trợ giúp, hỗ trợ cho thân chủ còn quyết định giải quyết như thế nào là do thân chủ lựa chọn. + Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên trong trường hợp đe doạ tính mạng đến tính mạng của thân chủ hay của những người khác thì NVCTXH có quyền trao đổi thông tin với những người có thẩm quyền.Trong một số trường hợp khi cơ quan thẩm quyền như toà án, người quản lý có thẩm quyền... yêu cầu NVCTXH có thể cung cấp thông tin mà không cần có sự chấp thuận ý kiến của thân chủ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Trong quá trình làm việc, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho chị, nếu bản thân nhân viên công tác xã hội phụ trách ca của thân chủ, cảm thấy vấn đề của thân chủ không nằm trong khả năng của bản thân, NVCTXH sẽ giới thiệu thân chủ đến một nhân viên công tác xã hội khác phù hợp hơn hoặc trung tâm có đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ thân chủ. - Vai trò : Nhân viên xã hội làm rõ với thân chủ mình có vai trò hỗ trợ thân chủ để nâng cao khả năng đối phó với những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, tạo cơ hội cho thân chủ tiếp cận các nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh vai trò của mình không phải là giúp thân chủ xử lý mọi vấn đề mà chỉ là tham vấn, sát cánh bên chị trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho những khó khăn của thân chủ, để cuối cùng thân chủ có năng lực tự mình giải quyết vấn đề. - Mục tiêu : Nhân viên xã hội đưa ra mục tiêu hỗ trợ cho thân chủ là giúp thân chủ có thể tăng cường được năng lực, khám phá ra điểm mạnh – yếu, nhận thức rõ nhu cầu, mong muốn thực sự của bản thân để từ đó có thể đưa ra giải pháp tối ưu nhất và tự mình giải quyết vấn đề. 1.4. Đánh giá ban đầu về thân chủ. - Đối tượng chính cần sự giúp đỡ: thân chủ, bác LĐD - Vấn đề ban đầu: + Công việc: trước đây bác đã từng làm tăm chổi nhưng hiện nay thì bác chưa có việc làm. + Gia đình: kinh tế khó khăn, bác đã có vợ và một người con trai. Thu nhập chính phụ thuộc vào người con trai nhưng không ổn định + Sức khỏe: bác bị bệnh lao cột sống + Mối quan hệ gia đình và xã hội: thân chủ có mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình, được hàng xóm quý mến. 1.5. Ghi chép hồ sơ về thân chủ...

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BÁO CÁO TIẾP NHẬN THÔNG BÁO 1. Nhận được thông báo Thông qua: Giới thiệu từ Hội Người khuyết tật quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Ngày 11tháng 01năm 2016 Thời gian : 9h Nhân viên Công tác xã hội: Phạm Thị Như Phương Địa điểm : Trung tâm dạy nghề số 1 quận Hai Bà Trưng Số hiệu tạm thời của trường hợp : 123 2. Thông tin của trường hợp Số hồ sơ: A123 Tuổi thật: 54 tuổi Ngày tháng năm sinh : 19/08/1962 Giới tính: Nam Đặc điểm của thân chủ : Kinh tế gia đình khó khăn, thân chủ trước đây có đi làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình nhưng do nhu cầu thị trường và tình hình sức khỏe nên thân chủ nghỉ việc, không đi làm nữa. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào người con trai nhưng việc làm không ổn định đồng thời thân chủ bị bệnh lao cột sống đang điều trị Nguồn thông tin cung cấp : Bản thân thân chủ, vợ thân chủ Những đánh giá ban đầu về thân chủ: - Vấn đề ban đầu : + Kinh tế gia đình khó khăn. + Công việc của người con trai không ổn định + Thân chủ bị bệnh lao cột sống 3. Ghi chép nhiệm vụ. Đánh giá – kết luận của nhân viên xã hội - Thân chủ đang gặp vấn đề về sức khỏe, công việc của người con trai và kinh tế gia đình nên cảm thấy hoang mang, lo lắng. - Kế hoạch hỗ trợ tiếp theo: Thu thập thêm thông tin về thân chủ để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề của thân chủ. Tham vấn giúp thân chủ thay đổi, suy nghĩ tích cực hơn. Hỗ trợ thân chủ trong quá trình tìm ra giải pháp để tháo gỡ vấn đề.Kết nối các nguồn lực.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> như: dịch vụ y tế để thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho thân chủ, trung tâm môi giới việc làm trong trường hợp thân chủ muốn tìm một công việc phù hợp với bản thân. Những biện pháp khẩn cấp ban đầu đã cung cấp cho thân chủ :Trấn an tinh thần, tham vấn giúp thân chủ thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng.. Ngày 11/01/2016, NVXH đến gặp thân chủ, tiếp nhận ca qua sự giới thiệu của Hội Người khuyết tật và đặt lịch làm việc với thân chủ Ngày 13/01/2016, NVXH đến gặp thân chủ như đã hẹn, buổi làm việc diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đã đề ra Phúc trình Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi Thời gian: 15h - 16h ngày 13/01/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: tạo lập mối quan hệ thân thiết, tin tưởng giữa thân chủ và NVXH, thu thập thông tin sơ bộ Sau buổi dầu tiên gặp bác ở Trung tâm dạy nghề số 1 quận Hai Bà Trưng, bác cho tôi cảm giác thân thiện, bác là một người tỉ mỉ khi bác nói cho tôi biết địa chỉ nhà bác, chỉ cho tôi sẽ phải đi qua những đâu, đi đường nào cho nhanh, điều ấy giúp tôi dễ dàng bắt chuyện, tạo lập mối quan hệ hơn trong buổi gặp lần này. Như đã hẹn với bác buổi trước, tôi xuống nhà bác. Sau khi tôi giới thiệu về bản thân, gia đình bác biết tôi là sinh viên đi thực hành môn học, hai bác đã cởi mở đón tiếp tôi, sẽ cố gắng hợp tác với tôi để tôi có thể giải quyết những vấn đề mà gia đình bác đang gặp phải, những nhu cầu mà gia đình bác mong muốn trong khả năng của tôi. Bằng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở trên trường, tôi đã sử dụng một số nguyên tắc, kỹ năng trong khi làm việc với thân chủ, để bác có thể tin tưởng tôi hơn, biết được mục đích, trách nhiệm của tôi khi làm việc với bác là.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giúp đỡ hỗ trợ bác trong khả năng của tôi, tôi chỉ là người hỗ trợ chứ không phải là người làm thay mọi hoạt động trong quá trình trợ giúp. Sau khi nghe tôi chia sẻ, nói chuyện, bác cũng đã hiểu phần nào và rất vui khi tôi đã xuống nhà bác, hỗ trợ giúp đỡ bác. Đây là bước quan trọng quyết định đến việc thực hiện các bước tiếp theo trong tiến trình, tiến trình thành công hay không một phần phụ thuộc vào việc tạo lập mối quan hệ giữa NVXH với thân chủ. Nhận biết được điều này, trong quá trình chia sẻ với thân chủ, tôi đã sử dụng nhiều một số kỹ năng như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, kỹ năng đặt câu hỏi để có tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện hơn. NVCTXH: cháu biết đây là buổi đầu tiên cháu và bác làm việc với nhau, cùng nhau chia sẻ nên sự than thiết cởi mở chỉ ở một mức độ nào đó nhưng cháu rất mong là bác có thể chia sẻ với cháu nhiều hơn, bác có thể coi cháu như một người bạn để bác có thể chia sẻ những suy nghĩ, những tâm sự trong lòng. Thân chủ: ừm. NVCTXH: bác yên tâm là một trong những nguyên tắc làm việc của bọn cháu là bảo đảm thông tin nên mọi thông tin mà bác chia sẻ với cháu sẽ được giữ bí mật trừ trong các trường hợp liên quan đến tính mạng của bác và của người xung quanh, và trong trường hợp liên quan đến các cơ pháp luật, có thẩm quyền như: tòa án, người có thẩm quyền,... thì bọn cháu được phép tiết lộ thông tin của bác mà không cần sự cho phép của bác. (tôi quan sát thấy bàn tay bác nắm vào nhau, thỉnh thoảng hai ngón cái luôn đưa lên đưa xuống, cử chỉ của bác không tự nhiên, trên khuôn mặt có điều gì đó băn khoăn. Từ những gì quan sát được, tôi đã đưa ra nguyên tắc làm việc của nghề để bác có thể tin tưởng tôi hơn, chia sẻ với tôi nhiều hơn Thân chủ: ừm. Cháu có nói về nguyên tắc bảo mật thông tin.Cháu có thể nói rõ hơn được không và nó như thế nào? NVCTXH: Như cháu đã nói ở trên thì thì mọi thông tin mà bác chia sẻ với cháu sẽ được giữ bí mật trừ trường hợp liên quan đến tính mạng của bác và của người khác, hoặc cơ quan nhà nước, pháp luật yêu cầu thì cháu mới được cung cấp thông tin của bác. Ngoài.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> những trường hợp trên thì khi tiết lộ thông tin của bác thì cháu phải xin phép bác, được sự đồng ý của bác cháu mới được cung cấp thông tin. Thân chủ: bác cảm ơn. Bác hiểu rồi. NVCTXH: ngoài ra, trong quá trình trợ giúp, hỗ trợ bác thì cháu chỉ là người giúp đỡ bác thôi, còn việc quyết định thực hiện như thế nào là ở bác quyết định, cháu chỉ là người định hướng thôi. Đồng thời cháu không hứa với bác là cháu sẽ giải quyết hết những vấn đề mà bác đang gặp phải, những nhu cầu mong muốn của bác mà cháu chỉ có thể giải quyết được phần nào đó trong khả năng của cháu thôi. Thân chủ (mỉm cười): bác biết rồi. Bác biết cháu đang là sinh viên đi thực hành môn học.Bác cảm ơn cháu đã đến giúp đỡ bác. NVCTXH: cháu cảm ơn bác Trong buổi làm việc này, tôi phần nào đó đã tạo lập được mối quan hệ với bác và gia đình bác, cũng đã thu thập được những thông tin ban đầu về bác, về gia đình từ đó có những đánh giá ban đầu về vấn đề của bác cũng như của gia đình để từ đó có kế hoạch cho buổi tiếp theo. Qua buổi làm việc hôm nay, tôi rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình là nên có sự chuẩn bị trước ở nhà, tạo cho mình cảm giác thoải mái thì kết quả công việc sẽ cao hơn. Nhờ sự chuẩn bị trước ở nhà, đặt ra những câu hỏi, các tình huống có thể gặp khi xuống gia đình thân chủ, giúp tôi tự tin hơn, dễ dàng tạo lập được mối quan hệ với thân chủ và gia đình thân chủ. Tôi hy vọng tôi có thể giúp đỡ bác, chia sẻ những khó khăn mà bác đang gặp phải, hiểu bác hơn.. II.GIAI ĐOẠN 2: THU THẬP THÔNG TIN 2.1. Những nội dung thông tin cần thu thập 2.1.1. Thông tin về thân chủ Thứ nhất, thông tin giúp xác định các yếu tố nội tâm về tâm lí, suy nghĩ , tình cảm của thân chủ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Khi 7 tuổi, bác bị thiếu hóa võng mạc, mắt có triệu chứng mờ đi, không nhìn được các vật xung quanh. Đến khi học gần hết cấp 3, bác xin nghỉ học để đi điều trị nhưng bệnh không khỏi và dần dần bác bị mù 2 mắt. - Bác có tham gia Hội Người mù, Hội Người khuyết tật của quận, bác được hội Người mù đào tạo dạy nghề làm tăm chổi nhưng do nhu cầu của xã hội, sản phẩm không cạnh tranh được với thị trường, sản phẩm không có đầu ra đồng thời sức khỏe giảm sút nên bác không tiếp tục làm công việc này nữa. - Bác đã có vợ và một người con trai đang đi làm. Vợ bác bán hàng ăn, đồ uống buổi sáng ở trước nhà - Bác bị bệnh lao cột sống, sức khỏe giảm sút. Thứ hai, thông tin về những điểm mạnh và tiềm năng của thân chủ.Khai thác thông tin này để có thêm sức mạnh và khích lệ họ chủ động tham gia vào giải quyến vấn đề của mình. ĐIỂM MẠNH - thân thiện, cởi mở. ĐIỂM YẾU - hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.. - được các thành viên trong gia đình quan - công việc của người con trai không ổn tâm, chăm sóc, chia sẻ. định.. - bạn bè, hàng xóm yêu quý, giúp đỡ.. - sức khỏe giảm sút.. - có khả năng tự phục vụ bản thân - có khả năng lao động Tóm lại, ta có thể xác định được những thông tin về vấn đề của thân chủ như sau: -Vấn đề của thân chủ thuộc: tâm lí lo lắng, hoang mang, bất ổn, kinh tế khó khăn, công việc của người con trai không ổn định, sức khỏe giảm sút. -Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề: do kinh tế gia đình khó khăn, việc làm của con trai và sức khỏe của bản thân. -Vấn đề đã được can thiệp :giải tỏa tâm lý tiêu cực giúp thân chủ có thêm tự tin, tinh thần, quyết tâm để sẵn sàng cho các bước can thiệp tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tác động của vấn đề : các vấn đề này khiến thân chủ lâm vào tình trạng lo lắng, hoang mang, bất ổn. 2.1.2 . Thông tin về bối cảnh môi trường của thân chủ, những nguồn lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Những thông tin cơ bản nhất về hoàn cảnh gia đình cần thu thập ; - Các thành viên trong gia đình: thân chủ có bố mẹ, anh chị, vợ và con trai. Bố mẹ và anh chị sống xung quanh. Vợ bác bán hàng nước đồ ăn buổi sang trước nhà, con trai đã đi làm nhưng công việc không ổn định. -Điều kiện sống: + Nhà ở: kiên cố, ổn định. + Thu nhập : nguồn thu nhập chủ yếu là từ công việc của người con trai nhưng côn việc không ổn định, ngoài ra vợ thân chủ cũng buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.. + Việc làm :Thân chủ trước đây có làm tăm chổi nhưng hiện nay thì thân chủ đã nghỉ làm. - Mối quan hệ, tương tác trong gia đình: các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Thân chủ được mọi người chăm soc, chia sẻ. - Các yếu tố môi trường xung quanh tác động đến gia đình như họ hàng, dòng tộc hay thôn xóm, cộng đồng nơi gia đình sinh sống. Bên cạnh đó là những thông tin về tổ chức địa phương như bệnh viện , ủy ban nhân dân, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, hội Người mù, Hội Người khuyết tật… -Thông tin tìm hiểu về các nguồn lực: + Nội lực : bản thân thân chủ + Ngoại lực: gia đình, hàng xóm, các đoàn thể,... 2.1.3. Thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên quan.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Vấn đề của thân chủ là tâm lí lo lắng, hoang mang, bất ổn, sức khỏe giảm sút và kinh tế gia đình khó khăn. Những thông tin liên quan bổ ích cần thu thập như Luật Người khuyết tât, các chương trình, dịch vụ hỗ trợ tâm lí cho thân chủ, chăm sóc y tế, sức khoẻ của thân chủ. 2.2. Nguồn thu thập thông tin Trong tình huống này ta có thể thu thập thông tin qua các nguồn như thân chủ, gia đình và địa phương. - Thân chủ : trong ca này, NVCTXH được Hội Người khuyết tật giới thiệu nên ở một mức độ nhất định thân chủ đã tin tưởng nhân viên xã hội và mong muốn có thể giải quyết được vấn đề đang gặp phải nên sẽ rất dễ trong việc nhân viên xã hội khai thác thông tin từ thân chủ. -Gia đình : Có thể thu thập thông tin từ vợ của thân chủ để hiểu về tính cách, con người và hoàn cảnh của thân chủ. - Bạn bè : Bạn bè của thân chủ ở địa phương, các hội đoàn thể. -Địa phương : Có thể thu thập thông tin từ người dân ở cùng khu phố với bác. Do tính chất lối sống ở thành thị mà mối quan hệ sẽ ít thân thiết hơn. - Hồ sơ: Lưu trữ hồ sơ lý lịch của thân chủ ở chính quyền địa phương, hội Người khuyết tật. 2.3.Phương pháp thu thập thông tin 2.3.1. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn thân chủ: - Tạo lập mối quan hệ, sự tin tưởng: bởi nhân viên xã hội được hội Người khuyết tật giới thiệu nên có sự tin cậy nhất định, nhân viên xã hội cần vận dụng các kỹ năng nghề nghiệp của mình để khiến thân chủ thực sự tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ, tạo lập mối quan hệ thân thiết với thân chủ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nhân viên xã hội nói rõ những thông tin thân chủ chia sẻ sẽ được giữ bí mật, sự an toàn của thân chủ sẽ được đảm bảo. Nêu mục đích của cuộc phỏng vấn là giúp tìm hiểu vấn đề của thân chủ một cách đa chiều, toàn diện, sâu sắc hơn từ đó hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm giải pháp để tháo gỡ. Chỉ ra quyền lợi của thân chủ khi chia sẻ đó là : vơi bớt đi những gánh nặng trong lòng, nhận được sự thấu hiểu, tiến thêm một bước trong quá trình tìm hiểu vấn đề để giải quyết. - Trong quá trình phỏng vấn luôn cân nhắc cách sử dụng từ ngữ trách gây tôn thương cho thân chủ, luôn thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện để khai thác các vấn đề sau: Cảm xúc hiện tại của thân chủ; những chi tiết cụ thể về hoàn cảnh của thân chủ; suy nghĩ của thân chủ; mong muốn của thân chủ. Phỏng vấn người thân của thân chủ, cụ thể là vợ của thân chủ. - Tạo lập mối quan hệ : Qua sự giới thiệu của thân chủ, nhân viên công tác xã hội đến nhà gặp vợthân chủ. Khi gặp mặt giới thiệu một số thông tin cơ bản về mình như tên tuổi, công việc cảu bản thân… Sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo để xây dựng sự tin tưởng, mối quan hệ thân thiện với vợ củathân chủ. - Khẳng định rõ các thông tin bác gái chia sẽ sẻ được giữ bí mật. Nêu mục đích của cuộc phỏng vấn là : tìm hiểu thông tin về thân chủ (tính cách, chi tiết về hoàn cảnh…) để phục vụ cho quá trình hỗ trợ thân chủ, nắm bắt được những vấn đề cốt lõi của thân chủ đang gặp phải. Chỉ ra quyền lợi của người được phỏng vấn (vợ thân chủ): các thông tin cung cấp sẽ hỗ trợ cho quá trình giúp thân chủ tháo gỡ vấn đề, hướng tới sự thay đổi; được chia sẻ để vơi đi tâm sự, phiền muộn. - Trong quá trình phỏng vấn luôn thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện để tìm hiểu về các thông tin sau: hoàn cảnh hoàn cảnh gia đình; thông tin liên quan đến vấn đề của thân chủ; cảm xúc suy nghĩ hiện tại của bác vềthân chủ; tình cảm của bác dành cho thân chủ là như thế nào; mong muốn của bác hiện tại. 2.3.2. Phương pháp quan sát :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Nét mặt cử chỉ của thân chủ khi lần đầu gặp NVCTXH,xem thân chủ có thái độ hợp tác hay không để có những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh khi mà thân chủ không hợp tác hoặc hợp tác -Thái độ phản ứng của người thân (vợ, con trai) - Quan sát nhà cửa,mối quan hệ hàng xóm xung quanh 2.3.3. Phương pháp vãng gia: Trong ca này, do là sinh viên đi thực hành tại cộng đồng mà phương pháp vãng gia được sử dụng thường xuyên trong quá trình trợ giúp đối tượng. Nhân viên xã hội xuống trực tiếp nơi ở của thân chủ thăm hỏi gia đình và có một số trao đổi với gia đình hàng xóm xung quanh để hiểu hơn về con người bản chất của thân chủ và xem thái độ, điều kiện sinh sống hiện tại của gia đình, có thể kiểm tra thông tin đồng thời khi thu thập thông tin. 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ,văn bản có liên quan Nhân viên xã hội có thể tham khảo lại tài liệu ghi chép trong hồ sơ lưu trữ của Hội Người khuyết tật, Hội Người mù ghi lại,tham khảo tài liệu hồ sơ lưu trữ tại địa phương nơi thân chủ ở (hồ sơ cá nhân của thân chủ,gia đình) ,các báo cáo về tình trạng sức khỏe của thân chủ ...và tất cả mọi thông tin liên quan đến thân chủ,người thân cần đảm bảo bí mật tuyệt đối nhằm đảm bảo quyền lợi của thân chủ. 2.4. Các bước thu thập thông tin 2.4.1. Liên hệ, thu xếp trao đổi thông tin với thân chủ và những người liên quan Khi đến gặp những người cung cấp thông tin, nhân viên công tác xã hội cần giới thiệu tên mình, công việc mình đang làm, mục đích gặp là tìm hiểu thông tin để hỗ trợ cho bác. Sau khi đã giới thiệu bản thân và mục đích xong nhân viên xã hội trình bày nội dung cần tìm hiểu, xin lịch hẹn vào giờ, ngày, tháng, năm nào và địa điểm gặp. Đối với đối tượng:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Thân chủ: bác LĐD + Nội dung cần tìm hiểu: chia sẻ rõ hơn về hoàn cảnh hiện tại, đi sâu hơn vào những vấn đề thân chủ đang gặp phải. + Lịch hẹn: 15h ngày 16/01/2016 -Vợ thân chủ: + Nội dung cần tìm hiểu: hoàn cảnh gia đình và các mối quan hệ xung quanh thân chủ (bạn bè, hàng xóm), tính cách của thân chủ, suy nghĩ của bác gái về thân chủ, mong muốn bác. + Xin lịch hẹn: 16h ngày 16/01/2016 2.4.2. Thu thập thông tin Nhân viên xã hội cần chấp nhận hoàn cảnh của thân chủ, sự chân thành và thái độ tôn trọng để thân chủ thấy nhân viên xã hội chấp nhận và tôn trọng thân chủ. Nhân viên xã hội cũng cần thể hiện sựthấu hiểu, tạo cơ hội để bác bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình, lắng nghe những gì bác chia sẻ, không phán xét cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bác. 2.4.3. Ghi chép, tổng hợp thông tin. 1. Thông tin về 1. Tuổi: 54 tuổi thân chủ. 2. Giới tính: nam 3. Ngày tháng năm sinh: 19/08/1962 4. Nơi sinh: Nghệ An 5. Nơi ở: phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 6. Vợ: Trần Thị Thúy 7. Con trai: Lê Nam Phương 8. Vấn đề: tâm lý lo lắng, hoang mang, cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình 9. Nguyên nhân: - kinh tế gia đình khó khăn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - công việc của con trai không ổn đinh. - sức khỏe giảm sút. 2. Thông tin về gia 1. Vợ thân chủ: đình thân chủ. - Tên: TTT - Tuổi: 53 tuổi - Công việc: bán đồ ăn, đồ uống ở trước nhà - Nơi ở: phường Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Thái độ với thân chủ: quan tâm, chăm sóc - Tình trạng sức khỏe: tốt 2. Con thân chủ - Tên: LNP - Tuổi: 20 tuổi - Công việc: không ổn định - Nơi ở: phường Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Thái độ với thân chủ: xa cách vì đi làm thường xuyên không có ở nhà nhiều, không có thời gian dành cho gia đình và thân chủ. Ngày 16/01/2016, NVCTXH đến gặp thân chủ, buổi làm việc diễn ra cởi mở hơn, đạt được mục tiêu đã đề ra Phúc trình: Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi Thời gian : 15h – 16h. ngày 16/01/2016. Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: thu thập thông tin Buổi đầu tiên kết thúc suôn sẻ, đã giúp tôi phần nào trong các bước tiếp theo. Nay tôi đến nhà bác, hai bác đã chào đón tôi, hỏi thăm tôi có đi đường xa có mệt không, khiến tôi.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> cảm thấy thân thiết không có khoảng cách của người cho và người nhận mà giống như người bạn, người thân trong gia đình. Tôi nhắc lại vấn đề mà buổi hôm trước tôi đã nói với bác và mục đích nói chuyện của ngày hôm nay nên quá trình làm việc tương đối theo mạch, mục đích mà tôi đã đưa ra ngay từ đầu. Bác đã chia sẻ với tôi về bác, về gia đình, những mối quan hệ xung quanh của bác và gia đình. Tôi sử dụng kỹ năng hỏi, kỹ năng khai thác thông tin, suy nghĩ, kỹ năng phản hồi để khai thác những thông tin cần thiết và kiểm tra lại những thông tin mình ghi chép được có đúng hay không, sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tóm lược đề có thể nghe được toàn bộ những thông tin mà bác chia sẻ, tóm lược lại những thông tin cần thiết để tìm ra vấn đề. Ngoài ra tôi cũng sử dụng một số kỹ năng như kỹ năng ghi chép, kỹ năng thấu hiểu,... để có thể nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Bác đã tin tưởng tôi hơn, chia sẻ với tôi tình trạng hiện nay của bác và gia đình, những lo lắng của bác để từ đó tôi có cái nhìn đầy đủ hơn. NVCTXH: như buổi hôm trước, cháu và bác đã chia sẻ với nhau về mục đích của buổi nói chuyện hôm nay, đó là thu thập thông tin, thì cháu rất mong bác có thể chia sẻ với cháu về bác, về gia đình mình được không ạ? Thân chủ: bác quê gốc ở Nghệ An nhưng sau này thì chuyển lên Hà Nội sinh sống cũng đã được mấy chục năm nay. Bố mẹ bác và các anh chị thì đều ở xung quanh đây cả, nên cũng hay đến nhà nhau chơi. Bác và bác gái lấy nhau có một người con trai, sinh năm 96 thua cháu 1 tuổi. Bác gái thì bán hàng nước đồ ăn đồ uống trước nhà buổi sáng, em thì nó bán rượu ở quán bar nhưng được mấy tháng thì nó thay đổi công việc không biết công việc này nó làm được mấy tháng. NVCTXH: như bác chia sẻ với cháu thì gia đình bác có 5 người và mọi người đều sống gần đây, bác gái thì bán hàng nước, đồ ăn trước nhà buổi sáng, em thì công việc không ổn định đúng không ạ? ( tôi sử dụng kỹ năng phản hồi để phản hồi lại thông tin mà bác chia sẻ, kiểm tra lại những thông tin tôi nghe được và tóm lược lại những thông tin cần thiết một cách ngắn gọn) .................

<span class='text_page_counter'>(15)</span> NVCTXH: qua những gì bác chia sẻ với cháu, cháu thấy bác hình như có điều gì khó nói, bác có thể chia sẻ cới cháu những suy nghĩ hiện tại của bác được không ạ? ( tôi đã sử dụng kỹ năng quan sát, quan sát những cử chỉ, biểu hiện của bác trên khuôn mặt để từ đó đưa ra câu hỏi thể hiện phán đoán của mình, để bác cảm thấy tôi lắng nghe những gì bác chia sẻ, quan tâm đến bác). Thân chủ: cũng không có gì đâu cháu: NVCTXH: cháu biết là cháu đang là sinh viên đi thực hành môn học, cháu chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc thực hành cũng như trong cuộc sống nhưng cháu rất mong có thể giúp đỡ một phần nào đó bằng những kiến thức, kỹ năng mà cháu đã được học ( tôi sử dụng giá trị, đạo đức nghệ nghiệp mình đã học, tự nhận thức bản thân. Tôi đang là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống, sự tin tưởng tin cậy ở thân chủ chỉ ở một mức độ nhất định nhưng tôi tin bằng những kiến thức mình đã được học tôi có thể giúp đỡ, chia sẻ với bác một phần nào đó trong cuộc sống) Thân chủ: chuyện cũng không có gì đâu cháu, chẳng qua là bệnh tình của bác mãi mà chưa thuyên giảm. NVCTXH: bác cho cháu hỏi là bác bị bệnh gì và bác đã điều trị ở đâu chưa ạ? Thân chủ: bác bị bệnh lao cột sống và bác đã đi khám ở bệnh viện Thanh Nhàn và Viện lao phổi nhưng bệnh vẫn thế. Lúc đầu nó chỉ đau giống như bệnh thoái hóa, bác đi khám ở bệnh viện Thanh Nhàn thì có một khối u, có dịch lỏng bên trong.Người ta chẩn đoán và điều trị nhưng chỉ nhất thời thôi.Sau một thời gian nó lại tái phát, không khỏi. Bác đi khám lại thì bệnh viện chuyển bác sang Viện lao phổi. ở đây bác chụp cầu hiền từ và người ta chẩn đoán bác bị bệnh lao cột sống. NVCTXH: như bác chia sẻ với cháu là bác điều trị ở hai bệnh viện đó là bệnh viện Thanh Nhàn và Viện lao phổi và sang Viện lao phổi thì bác sĩ chẩn đoán bác bị bệnh lao phổi đúng không ạ? Thời gian điều trị bệnh như thế nào ạ?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ( tôi sử dụng kỹ năng phản hồi và tóm lược để kiểm tra lại thông tin mà bác đã chia sẻ đồng thời sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để hỏi thăm tình trạng, thời gian điều trị bệnh củ bác). Thân chủ: bác điều trị bệnh gần 2 năm rồi, bên bệnh viện Thanh Nhàn bác diều trị 6 tháng, sang Viện lao phổi bác điều trị bệnh hơn 1 năm rồi NVCTXH: cháu nghĩ là khi biết đúng bệnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và thời gian điều trị bệnh cũng sẽ ngắn hơn nên bệnh của bác nhất định sẽ khỏi phải không bác? ( tôi quan sát thấy bác lo lắng khi nói về bệnh của mình, dường như bệnh tình khiến bác không vui, ảnh hưởng đến cuộc sống của bác, nhận ra điều ấy, tôi đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để khuyến khích động viên bác, để bác cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào bản thân hơn) Thân chủ: bác cảm ơn cháu.. Ngày 16/01/2016, tôi đến gặp bác gái để thu thập thêm thông tin về gia đình bác, về con người của bác trai, đồng thời kiểm tra lại thông tin mà bác trai chia sẻ. Phúc trình: Họ và tên: TTT Tuổi: 53 tuổi Thời gian: 16h – 16h30 ngày 16/01/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: thu thập thông tin Sau khi nói chuyện với bác trai, tôi có buổi nói chuyện với bác gái. Do đã biết tôi từ ngày buổi đầu tôi xuống nhà bác, biết tôi là sinh viên đang đi thực hành nên bác rất quý tôi, giúp đỡ, hợp tác với tôi để có thể giúp đỡ cho bác trai. Bác kể cho tôi về gia đình bác, bác.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> và bác trai lấy nhau được mấy chục năm nay cũng có một mặt con.Tuy bác trai là người khuyết tật dạng khiếm thị nhưng có việc gì bác làm được bác vẫn giúp đỡ vợ con, bác lo lắng cho gia đình, quan tâm, yêu thương vợ con.Bác trai bị bệnh nhưng gia đình kinh tế khó khăn, bác có bảo hiểm y tế cộng thêm sự giúp đỡ của anh em mà gia đình cũng bớt lo lắng phần nào, nhưng bảo hiểm y tế cũng chỉ trong thời gian nhất định nên khi hết thời hạn thì điều trị bệnh bị ngắt quãng. Trong khi thu thập thông tin, tôi đã sử dungjh kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ của bác gái, kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác mối quan hệ của bác trai với các thành viên trong gia đình và hàng xóm,... Qua buổi nói chuyện với bác gái, tôi đã thu thập được khá đầy đủ và những thông tin mà bác trai chia sẻ với tôi là chính xác bằng những kiến thức, kỹ năng mà tôi đã được học. Đây là buổi thứ hai, tôi làm việc với bác và vợ của bác, nhờ buổi trước mà bước này cũng khá thuận lợi với tôi, tôi thu thập được các thông tin, khai thác các thông tin liên quan đến những vấn đề của bác, những cảm xúc, suy nghĩ của bác và gia đình trước những thông tin mà hai bác cung cấp cho tôi. Bước này có lẽ đối với tôi khó là khó khăn trong việc vận dụng các kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp của mình, đặc biệt là thông tin rất nhiều tạo cho tôi tâm lý chỉ nghe những thông tin quan trọng mà bỏ qua các chi tiết nhỏ khác, nghe có chọn lọc. Đây là vấn đề, bài học mà tôi cần sửa, rút kinh nghiệm để có thể trở thành một NVCTXH thực thụ, cố gắng hoàn thiện bản thân hơn. III. GIAI ĐOẠN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 3.1. Đánh giá thông tin Từ những thông tin thu thập được ta bắt đầu đánh giá thông tin để có những thông tin chính xác nhất, hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề. Nguồn tin Thân chủ. thông. Thông tin - Khi 7 tuổi, thân chủ bị thiếu hóa võng mạc. Khi học gần hết cấp 3 thân chủ xin nghỉ học để điều trị bệnh nhưng bênh không khỏi và thân chủ bị khiếm thị 2 mắt. - Thân chủ đã lập gia đình, có một người con trai đang đi làm.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> nhưng công việc không ổn định. - Trước đây, thân chủ đã từng làm tăm chổi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình - Năm 2014, thân chủ bị bệnh lao cột sống và đang điều trị bệnh 1. Vợ của thân chủ: thân chủ là một người chồng luôn yêu thương, quan tâm gia đình, chịu thương, chịu khó làm những công việc mà bản thân có thể làm được. Gia. đình. –. người thân. 2. Con trai thân chủ: do phải đi làm nên thời gian ở nhà ít, ít nói chuyện chia sẻ với thân chủ, nhưng thân chủ luôn quan tâm, lo lắng cho con trai 3. Bố, mẹ, anh chị: Theo đánh giá của mọi người thì thân chủ là một người con, một người em hiền lành, ngoan ngoãn, biết quan tâm lo lắng cho gia đình.. Thông. tin. từ. bạn bè, hàng 1. Bạn bè: thân chủ là một người hiền lành, ít giao tiếp với mọi xóm,. địa người, không nhiều bạn bè.. phương. nơi 2. Hàng xóm: thân chủ chịu khó, thân thiện với mọi người, được. thân chủ sinh mọi người quý mến. sống:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ĐÁNH GIÁ Như vậy, từ những thông tin do các nguồn trên cung cấp ta đánh giá được các thông tin sau là xác thực và trùng khớp: 1. Thân chủ là một người hiền lành, chịu thương, chịu khó, quan tâm, yêu thương mọi người, thân thiết, cởi mở. 2. Gia đình kinh tế khó khăn, thân chủ lại bị bệnh. 3. Công việc của người con không ổn định, không cso nhiều thời gian cho gia đình.. 3.2. Xác định vấn đề.. sơ đồ phả hệ của gia đình thân chủ. Bố. Mẹ. 88 tuổi. 86 tuổi.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chị gái. Anh trai TTT. A123. 53 tuổi. 54 tuổi. LNP 20 tuổi. Chú thích: : Nam. : Nữ. : Quan hệ 1 chiều. : đã kết hôn. : Quan hệ 2 chiều. Phân tích: Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ tích cực với thân chủ, có sự tương tác qua lại với nhau, các thành viên trong gia đình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời nhìn vào sơ đồ ta thấy, thân chủ và người con trai có mối quan hệ một chiều xuất phát từ thân chủ. Nguyên nhân do con trai của thân chủ đi làm, có ít thời gian dành cho gia đình, ít nói chuyện chia sẻ với thân chủ, tình cảm cũng không thân thiết như các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy NVXH cần tác động vào mối quan hệ này, cải thiện mối quan hệ giữa thân chủ và con trai, giúp thân chủ và con trai chia sẻ nói chuyện với nhau nhiều hơn, đồng thời tận dụng các mối quan hệ giữa các thành viên của thân chủ để giúp đỡ thân chủ giải quyết vấn đề..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Sơ đồ sinh thái gia đình của thân chủ. Bệnh viện. Hội Người mù Bạn bè, hàng xóm. A123 54 tuổi Trung tâm tham vấn. Hội Người khuyết tật. Việc làm. Chính quyền địa phương. Chú thích: : Quan hệ xa cách : Quan hệ một chiều : quan hệ hai chiều Phân tích: Qua biểu đồ sinh thái ta có thể thấy : Hàng xóm có mối quan hệ hai chiều mật thiết với gia đình thân chủ.Hàng xóm là những người gần gũi nhất gia đình của thân chủ, thường xuyên giúp đỡ gia đình. Do sống ở khu.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> vực thành thị mà tình cảm ở mức nhất định, không gần gũi như ở khu vực nông thôn. Vì vậy NVXH cần tác động vào nguồn lực này và tận dụng hiệu quả. Bệnh viện: Thân chủ đang bị bệnh lao cột sống năm 2015. Thân chủ có bảo hiểm y tế nhưng thời gian sử dụng chỉ trong thời gian cho phép của bảo hiểm, gia đình điều kiện kinh tế khó khăn nên việc điều trị bị ngắt quãng.Do đó quan hệ giữa thân chủ và bệnh viện là quan hệ một chiều xuất phát từ thân chủ. Trung tâm tham vấn có thể cung cấp nguồn lực hỗ trợ nếu như tâm lý của thân chủ nghiêm trọng mà bản thân nhân viên xã hội không thể xử lý được. Hội Người khuyết tật, Hội Người mù, và các đoàn thể có thể cung cấp sự hỗ trợ cho thân chủ nhưng sự trợ giúp, giúp đỡ dừng ở mức nhất định không mật thiết, chặt chẽ.Vì vậy NVXH cần giúp thân chủ tiếp cận được nguồn lực này. Trung tâm Môi giới và giới thiệu việc làm có thể là nơi cung cấp, giới thiệu cho thân chủ một công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của rhaan chủ nếu thân chủ có nhu cầu. Tuy nhiên thân chủ chưa từng tìm đến cũng như chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ phía các cơ quan này (Trung tâm tham vấn, Trung tâm Giới thiệu và môi giới việc làm) nên hiện tại thân chủ chưa có mối quan hệ. Như vậy, nhìn vào biểu đồ sinh thái ta có thể nhận thấy nguồn lực đầu tiên cho thân chủ đó chính là hàng xóm.Nếu hàng xóm có thể thấu hiểu hoàn cảnh của thân chủ thì đây sẽ là chỗ dựa cho không chỉ thân chủ. Bên cạnh đó, các nguồn lực như : bệnh viện, chính quyền địa phương, trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, hội Người khuyết tật, Hội Người mù là những nguồn lực tiềm năng cho thân chủ mà nhân viên xã hội cần lưu ý để kết nối trong tương lai.. Cây vấn đề của thân chủ:. Tâm lý hoang mang, lo lắng, cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Thân chủ bị bệnh và điều trị bệnh chưa khỏi. Con trai không có việc làm ổn định. Phân tích:Vấn đề hiện tại của thân chủ đó là tâm lý hoang mang, lo lắng. Nguyên nhân khiến thân chủ lâm vào tình trạng này đó là: (1) hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn (2) thân chủ bị bệnh, điều trị đã lâu nhưng không khỏi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. (3)con trai không có việc làm ổn định, thường xuyên thay đổi công việc Những nguyên nhân này dẫn đến tinh thần, tâm lý của thân chủ không thoải mái, lo lắng, bất ổn. Để giải tỏa trạng thái, tình cảm, cảm xúc này của thân chủ, NVXH cần đi sâu vào các nguyên nhân để tìm ra giải pháp cũng như thu thập thông tin để hiểu rõ vấn đề hơn. 3.3. Phân tích những điểm mạnh và điểm hạn chế . BẢNG PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH – HẠN CHẾ CỦA THÂN CHỦ. Thân chủ Thương. Vợ. Môi. trường. xung quanh - thương bố - hàng xóm tốt. Điểm. -. mạnh. đình, yêu thương, - thương chồng, mẹ. bụng, giúp đỡ. quan. gia đình thân. người. tâm. gia - có việc làm. Con trai. mọi thương con. chủ.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - có khả năng lao động, tự phục vụ bản thân. - có mong muốn Điểm. thay đổi. -thân chủ bị bệnh. yếu. - tâm lý hoang không ổn định. không ổn định. mang, lo lắng. - ít có thời khăn. - cảm thấy bản. gian dành cho -. thân là gánh nặng. gia đình. -. thu. nhập -. công. việc -. của gia đình. hàng. kinh. tế. tình. xóm khó cảm. không gắn bó, thân thiết. Qua phân tích điểm mạnh hạn chế của đối tương, nhân viên xã hội nhận thấy các điểm mạnh sau có thể phát triển thành nguồn lực hỗ trợ cho quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ: - Thân chủ: thương yêu gia đình, quan tâm đến mọi người, bản thân mong muốn thay đổi nên có động lực để cố gắng cải thiện tình trạng hiện tại của mình. - Vợ thân chủ: do vợ thân chủ có việc làm nên giảm bớt một phần gánh nặng kinh tế cho gia đình. qua quá trình phỏng vấn, thu thập thông tin, nhân viên xã hội nhận thấy vợ thân chủ rất thương chồng, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với thân chủ. Chính vì vậy có thể tác động vào điểm này để giúp đỡ giải quyết vấn đề của thân chủ. - Con trai thân chủ: em rất thương bố mẹ nên NVXH cần tác động đến em để giúp đỡ thân chủ. - Hàng xóm : sự tốt bụng của hàng xóm sẽ trở thành điểm tựa tinh thần cho thân chủ cũng như giúp đỡ gia đình thân chủ. Tuy nhiên có những điểm hạn chế cần khắc phục và thân chủ cần chuẩn bị tâm thế để đối mặt và giải quyết nó:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Thân chủ: Thân chủ đang bị bệnh và tâm lý không thoải mái, hoang mang lo lắng. Điều này gây khó khăn trong quá trinh giải quyết vấn đề. - Vợ: thu nhập từ việc làm của bác gái không ổn định.Điều này có thể dẫn đến tâm lý cảu thân chủ, cảm thấy bản thân là gánh nặng của gia đình. - Con trai: công việc của em không ổn định, em thường thay đổi công việc và ít có thời gian dành cho gia đình nên mối quan hệ của em với bố không thân thiết, ít nói chuyện với nhau. Do đó NVXH cần nói chuyện với em để thay đổi mối quan hệ giữa em và bố, giúp em và bố nói chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn - Hàng xóm : do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sống ở khu vực thành thị ít có sự giao tiếp, gần gũi nên nguồn lực giúp đỡ bị hạn chế. Như vậy trong tiến trình giải quyết vấn đề thì nhân viên công tác xã hội và thân chủ cần nhìn vào bảng phân tích trên để có thể nhận biết và phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu. 3.4. Sắp xếp thứ tự ưu tiên vấn đề Đối với trường hợp của thân chủdo thân chủ đang gặp khó khăn về sức khỏe và hoàn cảnh gia đình nên rơi vào tình trạng hoang mang,lo lắng.Vấn đề cần ưu tiên giải quyết : - Thứ nhất là về mặt tâm lí :thân chủ đang hoang mang, lo lắng nên cần tham vấn, trấn an tinh thần để thân chủ bớt hoang mang và có suy nghĩ tích cực hơn. -Thứ hai là về sức khỏe :thân chủbị bệnh lao cột sống điều trị đã gần 2 năm không khỏi nhưng gia đình kinh tế khó khăn điều này ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của thân chủ. NVXH cần hỗ trợ thân chủ kết nối với các nguồn lực để giải quyết vấn đề này. - Thứ ba là về công việc:công việc của người con không ổn định, thay đổi thường xuyên, NVXH cần nói chuyện với em để hiểu rõ hơn về em và mong muốn nhu cầu của em. Ngoài ra sau quá trình trị liệu thân chủ ổn định trở lại và khỏi bệnh, nếu thân chủ muốn tìm kiếm công việc phù hợp với mình, NVXH có thể tìm hiểu các chính sách hỗ trợ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> kinh tế ,việc làm nhằm giúp thân chủ có công việc thu nhập ổn định giải quyết khó khăn kinh tế gia đình . Ngày 22/01/2016, NVCTXH đã đến gặp thân chủ, và buoir nói chuyện diễn ra suôn sẻ như mục đích đã đề ra Phúc trình: Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi Thời gian: 15h-16h30. ngày 22/01/2016. Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: đánh giá và xác định vấn đề Từ quá trình thu thập ở những buổi trước, tôi và bác bắt đầu bước sang giai đoạn đánh giá và xác định vấn đề mà bác đang gặp phải, những mong muốn nhu cầu của bác để thực hiện các bước tiếp theo trong tiến trình. So với những ngày đầu tiên làm việc và tiếp xúc với bác, bác đã tin tưởng tôi hơn, thân thiện, cởi mở hơn trong việc chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bác. Bác đã vui vẻ hơn, cười nhiều hơn thay cho sự lo lắng khi có một người lạ đến thăm như tôi.Sau khi tôi chào hỏi bác và bác gái, tôi đã nói lại những tuần qua tôi và bác đã chia sẻ, nói chuyện với nhau những gì và buổi hôm nay tôi và bác sẽ cũng nhau đi sâu vào suy nghĩ, cảm xúc của bác.Trong buổi làm việc hôm nay, tôi sẽ đi sâu vào kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ để có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề mà bác đang gặp phải. Sử dụng kỹ năng quan sát để quan sát cử chỉ, hành vi của bác đồng thời kiểm tra lại những thông tin mà bác chia sẻ có đúng hơn thông qua sự quan sát của mình. Và để kiểm tra lại suy nghĩ của mình về những vấn đề mà bác chia sẻ, tôi sử dụng kỹ năng phản hồi, kỹ năng tóm lược để từ đó đưa ra những câu hỏi hỏi sâu hơn về những điều bác quan tâm. Qua những gì mà bác chia sẻ, nói chuyện với tôi, tôi nhận thấy bác có sự lo lắng, tâm lý bất ổn về sức khỏe của bản thân, về công việc của người con trai. Những buổi trước thu thập thông tin, bác chia sẻ với tôi, bác đang bị bệnh lao cột sống, bác đã điều trị gần 2 năm mà chưa khỏi, người con trai lại thay đổi công việc thường.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> xuyên. Khi biết được những lo lắng của bác về sức khỏe, về công việc của người con trai, tôi đã sử dụng kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ của bác để hiểu rõ hơn những cảm xúc, suy nghĩ của bác. Bác cho tôi biết bệnh này điều trị 6 - 7 tháng là khỏi nhưng bác đã điều trị gần 2 năm tình hình sức khỏe vẫn thế, thời gian điều trị dài khiến tinh thần bác không ổn định. Thêm vào đó, con trai bác thường thay đổi công việc, cứ tầm 2, 3 tháng lại thay đổi công việc, không công việc nào ổn định, thời gian làm việc lại thất thường khiến bác lo lắng cho sức khỏe của em. vì tình hình sức khỏe, công việc của con trai mà bác có những suy nghĩ tiêu cực, tâm lý lo lắng, hoang mang, bác cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình. Gia đình kinh tế khó khăn nhưng thời gian điều trị bệnh của bác khá dài khiến cho kinh tế gia đình càng khó khăn hơn, thu nhập của gia đình không ổn định phụ thuộc chủ yếu vào công việc của con trai. Từ những gì thu thập được, tôi đánh giá và đưa ra vấn đề mà bác đang gặp phải là tâm lý lo lắng, hoang mang, cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình để từ đó có những biện pháp giúp đỡ hỗ trợ bác và trong quá trình làm việc tôi cũng cần kiểm tra lại thông tin để có thể đưa ra vấn đề mà bác gặp phải có đúng với những gì tôi đã đưa ra hay không, để có thể thay đổi chỉnh sửa phù hợp nhu cầu mong muốn của bác. để từ đó có những biện pháp giúp đỡ hỗ trợ bác và trong quá trình làm việc tôi cũng cần kiểm tra lại thông tin để có thể đưa ra vấn đề mà bác gặp phải có đúng với những gì tôi đã đưa ra hay không, để có thể thay đổi chỉnh sửa phù hợp nhu cầu mong muốn của bác. NVCTXH: qua những buổi trước mà bác chia sẻ với cháu thì cháu thấy bác đang lo lắng về tình hình sức khỏe của mình, bác có thể chia sẻ với cháu rõ hơn được không ạ? ( qua những buổi chia sẻ, nói chuyện với tôi, tôi nhận thấy bác hay nói về tình hình sức khỏe của bác, thấy bác lo lắng cho sức khỏe của bản thân để từ đó khai thác những thông tin liên quan đến sức khỏe của bác) Thân chủ: bệnh của bác điều trị 6 – 7 tháng là khỏi nhưng bác đã điều trị gần 2 năm nay mà tình hình sức khỏe không có sự chuyển biến lắm, chỉ đỡ đau thôi. Trong khi đó cháu biết đấy, gia đình bác kinh tế khó khăn, bác lại không có việc làm tiền chữa trị chủ yếu là dựa vào thẻ bảo hiểm y tế nhưng thời gian sử dụng trong thời gian quy định của.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> bảo hiểm nên cũng không đáng là bao nhiêu. Công việc của bác gái thì cũng không kiếm được là bao, đủ chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, thu nhập cũng không ổn định, ngày đông khách, ngày ít khách. Lại nói đến công việc, gia đình bác có mọi 1 đứa con, bác cũng muốn cho nó đi học nhưng nó không chịu muốn đi làm, bác cũng đồng ý nhưng nó làm được 2, 3 tháng lại nghỉ NVCTXH: như bác đã chia sẻ với cháu thì bệnh tình của bác thông thường thì điều trị 6 – 7 là khỏi nhưng bác đã điều trị gần 2 năm, thu nhập của gia đình cũng không ổn định phụ thuộc vào em nhưng công việc của em cũng không ổn định đúng không ạ? ( tôi đã sử dụng kỹ năng tóm lược để tóm tắt lại những thông tin mà bác chia sẻ, sử dụng kỹ năng phản hồi để kiểm tra lại thông tin mà tôi nghe được, để từ đó bác cảm thấy mình được lắng nghe, chia sẻ) Thân chủ: ừm NVCTXH: cháu nghĩ là thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào cơ địa và tâm lý của mỗi người mà thời gian điều trị khác nhau nên bác hãy giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ theo lời dặn cảu bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái thì cháu tin là bệnh của bác sẽ khỏi, thời gian điều trị sẽ ngắn lại. (tôi đã khuyến khích, động viên bác tin tưởng vào bản thân, giữ gin sức khỏe, tinh thần ổn định lạc quan để cải thiện sức khỏe của bác, để bác mau khỏi bệnh) Thân chủ: bác cảm ơn cháu NVCTXH: không có gì đâu ạ, ngoài ra bác có chia sẻ với cháu về công việc của em thì không biết em thay đổi công việc và thời gian làm việc như thế thùi có ảnh hưởng đến sức khỏe của em không ạ? (sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác sâu hơn về nhưng lo lắng của bác để từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề bác đang gặp phải) Thân chủ: công việc nó thay đổi thất thường, rồi thời gian làm việc không theo giờ giấc, ăn lại ít nhìn nó gầy dơ xương, bác gái cũng nói chuyện bảo nó ăn uống đầy đủ mà.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> nó có chịu nghe đâu. Vì gia đình mà nó phải làm việc không có giờ giấc, khiến bác lo lắng cho nó. NVXH: vâng ạ Từ những gì đã thu thập được, tôi đã đánh giá được vấn đề mà bác đang gặp phải, đó là bác đang cảm thấy hoang mang, lo lắng về sức khỏe của bác, từ đó bác cảm thấy tự ti, thấy bản thân mình là gánh nặng cho gia đình. Vấn đề về tâm lý là vấn đề khó với một sinh viên đi thực hành như tôi, nhưng tôi tin bằng những kiên thức mà tôi đã được học cùng với sự giúp đỡ của kiểm huấn viên và cô giáo tôi có thể làm được. Tôi đã cùng bác trao đổi và thảo luận về vấn đề bác đang gặp phải và bác đã đồng ý cùng tôi giải quyết vấn đề này.Qua bước này, tôi nhận thấy thân chủ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng khả năng của tôi có hạn nên tôi chỉ có thể giải quyết được vấn đề trong khả năng của mình, để không vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, để tiến trình được hiệu quả. Đồng thời trong quá trình thu thập thông tin, tôi thấy thân chủ gặp phải vấn đề này nhưng chưa chắc đó là điều thân chủ mong muốn nên trước khi ra quyết định lập kế hoạch tôi và thân chủ đã cùng thảo luận để đưa ra kết luận cuối cùng. Đây là bước giúp tôi đánh giá lại năng lực khả năng của bản thân, tự nhận thức bản thân mình làm được gì cho thân chủ, có được những kinh nghiệm quý báu cho mình sau này. IV. GIAI ĐOẠN 4: LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP/HỖ TRỢ 4.1. Xác định mục tiêu Loại mục tiêu. Nội dung - Giúp thân chủ thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng và có các. Hỗ trợ thân chủ suy nghĩ tích cực, nhìn nhận vấn đề của mình một cách thực tế hơn tự giải quyết để thân chủ không suy nghĩ tiêu cực nữa vấn đề. -Giúp thân chủ khám phá tiềm năng của bản thân. - Giúp thân chủ đưa ra được định hướng cho tương lai của mình. Can thiệp của - Do thân chủ đang lo lắng về sức khỏe, NVXH kết nối thân chủ nghề nghiệp. với các nguồn lực để giúp đỡ thân chủ có thể điều trị bệnh -Cải thiện mối quan hệ gia đình, giúp thân chủ gần gũi với con trai.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> hơn (bằng việc tham vấn cho con trai và thân chủ, giúp em và bố giểu nhau hơn, quan tâm, chia sẻ với nhau) -Giúp thân chủ giải quyết vấn đề khó khăn vật chất trong cuộc sống như dịch vụ chăm sóc y tế,không có việc làm (bằng việc liên hệ với các dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ ). 4.2. Xác địnhcác hoạt động can thiệp. BẢNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ CHO THÂN CHỦ Số: 123 Người thực hiện :A123 Nhân viên công tác xã hội :Phạm Thị Như Phương Thời gian lập: 27/01/2016 Thời gian thực hiện kế hoạch: 2 tháng Mục đích: ổn định tâm lý cho thân chủ Nội dung kế hoạch: ST. Mục. T 1. cụ thể Giải tâm lý. tiêu Hoạt động. Thời gian. Người. Nguồn. 29/1/2016. thực hiện - thân chủ. lực đợi - thân chủ Tâm lý của thân. - chia sẻ, đến. - NVXH. - NVXH. nói chuyện 15/2/2016. -trung tâm -trung. với. tham vấn. tỏa - tham vấn. thân. chủ. Kết quả mong. chủ ổn định và tìm. ra. được. tâm tham hướng giải pháp vấn. cho vấn đề và hướng đi cho. 2. Thân. chủ - trao đổi, 22/2/2016. -thân chủ. - NVXH. tương lai Giúp thân chủ,.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> có các kiến thảo luận thức,. đến. kỹ - phát sách 28/2/2016. - NVXH -. - gia đình. các -. gia đình có kiến. bệnh thức đầy đủ hơn. năng chăm báo. liên. thành viên viện. về sức khỏe của. sóc. sức quan. đến. trong. bản thân cũng. bệnh. mà. đình. thân. chủ. chăm sóc cho. đang. điều. thân chủ. khỏe. gia. như các kỹ năng. trị - kết nối với 3. các. Cải. nguồn lực thiện - chia sẻ. 1/3/2016. - thân chủ. mối. quan - tham vấn. đến. - con trai - con trai và con trai quan. 13/3/2016. của. hệ của thân chủ 4.. với. - NVXH. thân của thân tâm, chia se, nói. chủ. chủ. - thân chủ nhau nhiều hơn - NVXH Giúp thân chủ - thân chủ chọn được nghề. con trai Định. - Giới thiệu 15/3/2016. - NVXH - thân chủ. hướng. thân. chủ đến. - NVXH. nghề. đến. các 19/3/2016. -. tâm. tâm tư vấn tâm. nghiệp cho trung thân chủ. Giúp thân chủ. Trung -. với. trung phù hợp với bản tư thân sau khi sức. dạy nghề. và. - kết nối. thiệu việc thiệu việc và có thu nhập. thân. chủ. làm. với. các. nguồn lực, các doang nghiệp. giới vấn. chuyện. giới khỏe ổn định,. làm - các hội đoàn thể. ổn định..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Ngày 27/01/2016, tôi đến gặp thân chủ để thực hiện các bước tiếp theo trong tiến tình trợ giúp, buổi làm việc diễn ra suôn sẻ. Phúc trình: Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi Thời gian: 15h – 16h30 ngày 27/01/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ Sau khi xác định được vấn đề mà bác đang gặp phải, buổi hôm nay tôi và bác sẽ cùng nhau thảo luận xây dựng kế hoạch can thiệp hỗ trợ. Quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ, có sự hợp tác của bác.tôi nhận thấy bác đã vui vẻ hơn, cười nhiều hơn trước, sự lo lắng đã giảm đi phần nào trên gương mặt, không có những cái nhíu mày, lo nghĩ, băn khoăn nữa. Khi tôi nhắc lại vấn đề mà bác đang gặp phải từ buổi hôm trước tôi và bác đã thống nhất và hỏi lại bác vấn đề ấy có đúng với vấn đề mà bác đang suy nghĩ hay không, bác có muốn thay đổi hay không?Sau khi nhận được sự đồng tình của bác, tôi và bác đã cùng nhau chia sẻ. Tôi có hỏi bác đã có kế hoạch, biện pháp gì để thay đổi, cải thiện tình hình hiện tại bác đã rất ngạc nhiên khi tôi hỏi thế và bác đã hồ hởi kể cho tôi nghe những dự định của bác, những cách mà bác đã nghĩ tới, bác hỏi tôi như thế này có đúng không, có hiệu quả không? Tôi cùng bác chia sẻ, trao đổi thảo luận những ưu – nhược điểm của từng biện pháp mà bác và tôi đưa ra, để chọn biện pháp hữu hiệu nhất.Bác đã thảo luận rất sôi nổi, đưa ra nhiều ý kiến hay khiến tôi cũng bất ngờ. Bằng kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc, hành vi mà tôi biết được những suy nghĩ cảu bác trước vấn đề mà bác đang gặp phải và những hoạt động mà bác sẽ thực hiện để cải thiện, thay đổi tình hình. Đồng thời đưa ra quyền tự quyết mọi hoạt động là do bác, thực hiện hoạt động này hay không là do bác quyết định, tôi tôn trọng quyền tự quyết của bác. Bác đã rất vui mừng khi bản thân mình có thể tham gia vào quá trình, có thể đóng góp ý kiến, đưa ra quyết định thực hiện hoạt động này hay không, thấy bản thân mình được tôn trọng..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> NVCTXH: cháu và bác đã xác định vấn đề mà bác đang gặp phải là tâm lý lo lắng, hoang mang, bất ổn. Buổi nói chuyện hôm nay cháu và bác sẽ cùng nhau thảo luận những biện pháp để giải quyết vấn đề ấy, những nguyên nhân dẫn đến vấn đề hiện tại của bác thì cháu không biết là bác có muốn thay đổi hay không ạ? Nếu không thì cháu và bác sẽ cùng nhau thảo luận đưa ra giải pháp gải quyết vấn đề ạ (tôi nhắc lại vấn đề mà buổi làm việc trước mà tôi và bác đã thống nhất, kiểm tra lại bác có muốn giải quyết vấn đề đấy không, để có sự thay đổi phù hợp với mong muốn nhu cầu của bác và điều kiện trong khả năng cho phép cảu bản thân) Thân chủ: bác đồng ý với vấn đề đó NVCTXH: vậy là bác và cháu thống nhất giải quyết vấn đề về tâm lý. Trước khi lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ, cháu muốn biết là bác đã có những hoạt động hay những suy nghĩ gì để giải quyết vấn đề này chưa ạ? ( tôi sử dụng kỹ năng hỏi, khai thác suy nghĩ, hành vi của bác để biết những suy nghĩ của bác về vấn đề này, những hoạt động mà bác muốn thực hiện giải quyết vấn đề, khuyến khích bác tham gia, thảo luận đưa ra ý kiến) Thân chủ: bác đã nghĩ đến những hoạt động này, cháu xem có được không? ................ NVCTXH: trong khoảng thời gian vừa rồi cháu và bác đã thảo luận các biện pháp, hoạt động để giải quyết từng mục tiêu cụ thể, đã đưa ra các ưu nhược điểm của từng biện pháp. Bác có đồng ý với các biện pháp này không ạ, quyền quyết định thực hiện các hoạt động này là do bác, bác là người thực hiện các bước này trong kế hoạch cháu chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ bác thôi? (tôi đã nhắc lại trách nhiệm, nguyên tắc làm việc của mình và đưa ra quyền tự quyết dành cho bác, bác có quyền quyết định thực hiện các hoạt động này và tôi chỉ là người đứng phía sau hỗ trợ bác, giúp đỡ bác thực hiện các hoạt động trong phần lập kế hoạch. Trao quyền tự quyết cho bác, bác cảm thấy bản thân được tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề, được quyết định thực hiện hoạt động của mình).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Bước lập kế hoạch là bước khó, một bản kế hoạch hiệu quả, đạt kết quả cảo phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí SMART: rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi, thực tiễn, đo lường được và khung thời gian. Một bản kế hoạch không đầy đủ các tiêu chí SMART thì bản kế hoạch đó coi như không có giá trị và không thành công. Biết được tầm quan trọng của nó, tôi đã cùng thân chủ thảo luận một cách chi tiết, đâu là hoạt động nên làm và không nên làm, ưu nhược điểm của từng mục tiêu, hoạt động và thời gian như thế nào là phù hợp nhất, đồng thời tôi cũng học hỏi từ những người đi trước, từ kiểm huấn viên của mình để có thể phù hợp với thời gian và khả năng của cả hai bên. Đây là hành trang, một bước tiến với một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm như tôi. V.GIAI ĐOẠN 5: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 5.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện kế hoạch Bước tiến hành. Nội dung 1. Làm rõ vai trò: - bác LĐD là người trung tâm của kế hoạch và chủ động thực hiện các bước của kế hoạch còn nhân viên xã hội chỉ là người ở bên cạnh hỗ trợ bác trong quá trình thực hiện. 2. Khích lệ động viên: - Nhấn mạnh hệ thống hỗ trợ luôn bên cạnh giúp đỡ chị :. Chuẩn bị tâm thế. + Nhân viên xã hội + Gia đình, hàng xóm, bạn bè… + Các cơ quan, đoàn hội địa phương + Trung tâm cung cấp dịch vụ - Chỉ ra bác có năng lực thực hiện được kế hoạch này - Giúp bác nhận rõ tương lai tươi sáng và thành quả nếu kế hoạch thực hiện tốt 3. Cùng đối tượng xác định các khó khăn phải trải qua:. Rà. soát. nguồn lực. kết quả điều trị bệnh có thể kéo dài. lại - Bệnh viện : để bác có thể kiểm tra sức khỏe. - Trung tâm giới thiệu việc làm: có thể thông qua trung tâm này tìm.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> kiếm một công việc phù hợp với bác. - Trung tâm tham vấn : giúp đỡ bác vượt qua tâm lý hoang mang, lo lắng - Hội Người khuyết tật, Hội Người mù: giúp bác tiếp cận được với các nguồn lực dễ dàng hơn, giúp đỡ hỗ trợ bác trong quá trình giải quyết vấn đề - Bản thân nhân viên công tác xã hội và chính thân chủ - Gia đình: là chỗ dựa cho thân chủ. 5.2. Hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch Hoạt động. Nội dung Nhân viên xã hội kết nối với một số nguồn lực, dịch vụ như sau: - Dịch vụ chăm sóc y tế : Bệnh viện Thanh Nhàn, Viện lao phổi.. Cung cấp dịch vụ. - Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (ngõ 33 phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): có thể thông qua trung tâm này tìm kiếm một công việc phù hợp và gần nhà hơn để bác thuận tiện trong việc đi lại, cũng như giúp bác tìm kiếm một công việc kiếm thêm thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống. - Tham vấn giúp bác vượt qua tâm lý hoang mang, lo lắng ban đầu và. Tham vấn. xuyên suốt quá trình can thiệp. - Tham vấn cho con trai bác để em hiểu và chia sẻ với thân chủ nhiều hơn.. Ngày 29/01/2016, tôi đến nhà bác để triển khai các bước trong kế hoạch đã đề ra, buổi làm việc diễn ra thuận lợi Phúc trình: Họ và tên: LĐD.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Tuổi: 54 tuổi Thời gian: 15h – 16h. ngày 29/01/2016. Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: triển khai thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch, giải tỏa tâm lý Trong buổi làm việc hôm nay, tôi và bác sẽ thực hiện các bước trong kế hoạch đã đề ra.Để kết quả cao, tôi và bác cùng nhau chia sẻ những thuận lợi - khó khăn khi thực hiện kế hoạch. Tôi sử dụng kỹ năng hỏi, tham vấn, khai thác cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, để biết được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Đồng thời tôi đưa ra các hoạt động để hỗ trợ bác khi thực hiện kế hoạch như: sắm vai, sử dụng mệnh đề tôi để bác có thể bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ một cách rõ ràng, cụ thể, cải thiện được tình hình sức khỏe và mối quan hệ với con trai nhằm giải tỏa tâm lý tiêu cực của bác, giúp bác cảm thấy tự tin hơn, không còn suy nghĩ tiêu cực nữa. Tham vấn, tư vấn cho bác về những suy nghĩ, cảm xúc mà bác đang gặp phải, chia sẻ, lắng nghe những câu chuyện của bác, vấn đề bác đang gặp phải để hiểu bác hơn và cũng giúp bác nhận ra được vấn đề của mình để từ đó thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, giúp bác nói ra được những suy nghĩ trong lòng mình NVCTXH: để bác có thể thực hiện hiệu quả các bước trong kế hoạch cháu có hoạt động này không biết bác muốn tham gia không ạ? Thân chủ: hoạt động gì hả cháu, cháu cứ nói đi NVCTXH: đó là sử dụng mệnh đề tôi, tức là sẽ nói suy nghĩ của bác trước, sau đó mới nói lên hành vi, hành động của người khác sau. Ví dụ như: bố cảm thấy buồn khi con thay đổi công việc liên tục thay cho việc chỉ trích hành động của em P ( tôi hướng dẫn bác sử dụng mệnh đề tôi, nói cảm xúc của bản thân lên trước sau đó mới nói lên hành vi của người khác thay vì chỉ trích hành vi của họ để giảm thiểu căng thẳng giũa hai bên và để hai bên hiểu nhau hơn) Thân chủ: bác hiểu rồi.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> NVCTXH: vậy cháu và bác cùng thực hiện hoạt động này trong vòng 5 phút được không ạ. NVCTXH: để cải thiện mối quan hệ giữa bác và con trai, cháu và bác sẽ cùng nhau sắm vai, cháu sẽ đóng là em P, bác cứ coi cháu là em P, là con trai bác, bác hãy nói những suy nghĩ trong lòng khi bác nói chuyện với em được không ạ? ( tôi sử dụng hoạt động sắm vai để bác có thể thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân khi nói chuyện với con trai bác, để bác hiểu được tính cách, con người, suy nghĩ, cảm xúc của con trai, để từ đó cải thiện mối quan hệ giữa hai bố con) Thân chủ: được cháu à. Giải tỏa tâm lý là vô cùng khó, không phải ngày một ngày hai là có thể thực hiện được, có thể giúp thân chủ loại bỏ hoàn toàn mọi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm đối với tôi nó càng khó khăn hơn, nên trong bước này tôi chỉ giúp được thân chủ một phần nào, giúp tinh thần của thân chủ ổn định hơn, cảm thấy thoải mái, hạn chế những suy nghĩ, cảm xúc gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Qua bước này, tôi cần không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cho bản thân để ngày càng hoàn thiện hơn.. Ngày 24/2/2016, tôi đến nhà bác để triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch Phúc trình : Họ và tên : LĐD Tuổi : 54 tuổi Thời gian : 15h -16h ngày 24/2/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: giúp thân chủ có các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tôi và bác cũng đã đi một chặng đường khá dài trong tiến trình gúp đỡ bác. Tôi nhận thấy sự lo lắng của bác đã giảm đi phần nào trên khuôn mặt thay vào đó là nụ cười, sự tin tưởng vào bản thân và đối với tôi, trong bác đang có sự thay đổi tích cực. Theo như buổi hôm trước và theo kế hoạch đề ra, hôm nay tôi và bác sẽ chia sẻ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện sức khỏe của bác, giúp bệnh tình của bác đỡ đi phần nào. Tôi cung cấp một số kiến thức mà tôi tìm kiếm được thông qua internet, bác sĩ, … để giúp bác có kiến thức đầy đủ nhất, đồng thời tôi và bác thực hành một số bài tập có tác động tích cực đến thể chất của bác. Để giúp bác có các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tôi đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, phản hồi, khai thác thông tin,… và các kỹ thuật giúp bác vận động, thay đổi không khí, tạo hoạt động vui vẻ và trị liệu. Cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe nói tuy có vẻ là dễ nhưng thật ra cũng không dễ chút nào. Không phải chỉ lên mạng là có thể tìm thấy, là có thể giúp đỡ thân chủ mà người NVCTXH cần linh hoạt đâu là điều mà thân chủ thiếu, thân chủ chưa có hay chưa thực hiện một cách đầy đủ, để từ đó giúp thân chủ một cách toàn diện hơn. Qua đây, tôi nhận ra người NVXH vừa là NVCTXH vừa là một bác sĩ, có thể hiểu được thân chủ đang cần gì, thiếu gì, có các phương pháp gì nhằm thay đổi sức khỏe hiện tại của thân chủ, đâu là biện pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất, đồng thời cũng cần có một mối quan hệ rộng, quen biết nhiều người ở trong các lĩnh vực khác, có kiến thức không chỉ trong lĩnh vực mình làm việc.. Ngày 2/3/2016, NVCTXH đến nhà thân chủ để thực hiện mục tiêu thứ ba như kế hoạch đã đề ra Phúc trình: Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi Thời gian: 15h – 16h ngày 2/3/2016 Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Mục đích: cải thiện mối quan hệ giữa thân chủ và con trai hôm nay tôi và bác sẽ cùng nhau chia sẻ thảo luận để mối quan hệ giữa bác và con rai bác tốt hơn, để hai bố con có thể hiểu nhau hơn, mối quan hệ không chỉ dừng lại ở một phía mà là mối quan hệ hai chiều, có sự tương tác qua lại. Tôi sử dụng các kỹ năng như: kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ hành vi, và một số kỹ thuật như: sắm vai, sử dụng mệnh đề tôi, ngôn ngữ viết mà trước đó tôi và bác đã từng làm để có thể giúp bác. Đồng thời tôi cũng hỏi bác, bác đã có những phương pháp hoạt động gì để cải thiện mối quan hệ giữa bác và con trai chưa, để từ đó tôi và bác cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra các hoạt động hiệu quả. Bác chia sẻ với tôi nhiều hơn về bác và con trai, con trai bác như thế nào để tôi hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bác và em P. Do đó mà tôi có những hoạt động, kế hoạch giúp cải thiện giữa em P và bác.. Ngày 2/3/2016, tôi gặp em P để cùng em chia sẻ nói chuyện với nhau, nhằm hiểu em hơn và có hoạt động, kế hoạch phù hợp. Phúc trình: Họ và tên: LNP Tuổi: 20 tuổi Thời gian: 16h10 – 16h30. ngày 2/3/2016. Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: khai thác thông tin, suy nghĩ cảm xúc cảu em P về gia đình. Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện với bác trai, tôi có cuộc nói chuyện với em P sau đó. Qua buổi nói chuyện, tôi hiểu em phần nào, em rất thương bố mẹ, vì gia đình mà em không thi học đại học mà ở nhà tìm việc giúp đỡ bố mẹ phần nào, để bố mẹ không phải lo cho em. Nhưng công việc của em thường không ổn định, em hay thay đổi công việc và em hay đi làm về muộn nên em không có thời gian nói chuyện với bố mẹ. Điều này khiến.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> cho mối quan hệ giữa em với bố mẹ ít thân thiết, gần gũi với nhau, ít có thời gian ngồi lại chia sẻ những khó khăn, công việc hằng ngày. P chia sẻ với tôi, em cũng rất mong muốn cải thiện tình hình hiện tại, em và bố mẹ có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn, có thời gian ngồi quay quần bên nhau nhưng mà với em thì nó lại rất khó. Bằng những kiến thức, kỹ năng đã học, giúp tôi khai thác được những suy nghĩ cảm xúc của em về gia đình, điều em mong muốn, để từ đó giúp em cải thiện mối quan hệ với bố mẹ, giúp em gần gũi thân thiết với bố mẹ hơn, em có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sông với gia đình. Để làm được điều này, tôi đã hỏi em về thời gian em rảnh để có thể giúp em nói chuyện với bố mẹ, để gia đình có thời gian không gian nói chuyện với nhau, giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau. Sau khi biết được thời gian trống của em tôi đã hẹn lịch để em và bố có thể nói chuyện với nhau.. Ngày 9/3/2016, tôi đến gia đình nhà bác như đã hẹn với bác và em P, buổi làm việc diễn ra suôn sẻ Phúc trình: Họ và tên: LĐD, LNP Thời gian: 15h10 – 16h15. ngày 9/3/2016. Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: cải thiện mối quan hệ giữa bác và em P Như buổi hôm trước, trao đổi với em P và bác trai, buổi hôm nay em P và bác sẽ có buổi gặp gỡ nói chuyện với nhau, để mối quan hệ giữa bác và em P trở lên tốt hơn, hiểu nhau hơn. Trong trường hợp này, vai trò của tôi chỉ là người xúc tác, điều phối, hòa giải khi có vấn đề xảy ra, và người NVCTXH phải sử dụng kỹ năng lắng nghe, phản hồi, qua sát, kỹ năng tổ chức buổi họp gia đình. Trước khi bước vào buổi làm việc, NVXH cần đưa ra nguyên tắc buổi làm việc để em P và bác thống nhất với nhau, mọi người đều được nói và nghe ý kiến của thành viên khác, vì thế tuân thủ nguyên tắc “chỉ một người nói” để tránh tình trạng mâu thuẫn, xung đột, đồng thời tạo ra bầu không khí, nêu ra mục đích của.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> buổi làm việc hôm nay, giúp mỗi thành viên đi đến thống nhất để hiểu nhau hơn, dành thời gian cho nhau. NVCTXH: cháu chào bác, chị chào P. như buổi hôm trước thì cháu có trao đổi với bác và em về buổi làm việc hôm nay, đó là giúp bác và em P hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau những suy nghĩ cảm xúc trong lòng nhằm cải thiện mối quan hệ hiện tại giữa bác và em. Cháu không biết bác và em có thống nhất với mục đích làm việc ngày hôm nay không ạ? (tôi nhắc lại buổi thảo luận hôm trước và hỏi ý kiến bác và em P có thống nhất với mục đích đó không để thay đổi sao cho phù hợp với mong muốn nhu cầu của bác và em P) Thân chủ: bác đồng ý Em P: em cũng đồng ý ạ. NVCTXH: bác và em đều đã đồng ý, thống nhất mục đích buổi làm việc hôm nay. Trước khi diễn ra buổi làm việc thì cháu có một yêu cầu nhỏ là mọi người đều tuân thủ nguyên tắc “chỉ một người nói” tức là bác và em đều được nói lên những suy nghĩ cảu mình và khi bác hoặc em P chia sẻ thì thành viên còn lại lắng nghe ý kiến của người đó, đồng thời để tránh gián đoạn cháu mong bác và em có thể tắt điện thoại không ạ? Thân chủ: ừ. Em P: vâng chị ạ. NVCTXH: đồng thời cháu cũng muốn chia sẻ thêm là vai trò của cháu ở đây chỉ là người điều phối, hòa giải cuộc nói chuyện của bác và em P thôi, trừ khi cháu quan sát thấy một người nói quá nhiều, người kia nói quá ít hoặc sắp có mâu thuẫn xung đột xảy ra thì cháu mới tham gia vào cuộc nói chuyện của bác và em P. không biết bác và em đã hiểu chưa ạ? (tôi nhắc lại nguyên tắc, vai trò của mình trong buổi làm việc này, để bác và em P hiểu rõ hơn từ đó tham gia tích cực, chia sẻ những suy nghĩ của mình để người kia hiểu, giải quyết được vấn đề mà cả hai đang gặp phải).

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Trong bước này, để đạt được mục tiêu đề ra đối với tôi là rất khó để cải thiện mối quan hệ giữa bác và em P, vì thời gian thực hành của tôi cũng như của em P là không giống nhau, em P phải đi làm suốt nên việc sắp xếp buổi họp giữa em với gia đình phải cân nhắc rất nhiều, đồng thời với khả năng của tôi, chưa có kinh nghiệm nhiều nên trong quá trình cũng xảy ra một chút sơ sót. Để buổi họp gia đình diễn ra suôn sẻ cần rất nhiều yếu tố nhất là các kỹ năng trong đó có kỹ năng giải tỏa căng thẳng khi hai thành viên bất đồng về quan điểm, suy nghĩ với nhau thì NVXH cần quan sát tinh tế, lắng nghe để giúp các thành viên hiểu và tháo gỡ vấn đề đang gặp phải. Qua buổi nói chuyện ngày hôm nay giữa bác và em tôi cũng nhận ra được nhiều điều, tôi phải cần cố gắng hơn nữa trong quá trình học tập để trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. VI. GIAI ĐOẠN 6: LƯỢNG GIÁ/CHUYỂN GIAO 6.1. Lượng giá - Lượng giá tính hiệu quả của quá trình can thiệp, hỗ trợ BẢNG LƯỢNG GIÁ HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ THÂN CHỦ STT. Mục. 1. cụ thể Giải tỏa - tham vấn tâm lý. tiêu Hoạt động. Kết quả mong Kết. quả. đạt Mức. đợi được hoàn thành Tâm lý của thân Tâm lý cuả bác 80%. - chia sẻ, nói chủ ổn định và đã ổn định, tinh chuyện thân chủ. với tìm. ra. được thần đã thoải. hướng giải pháp mái hơn k còn cho vấn đề và lo lắng nữa hướng đi cho. 2. tương lai Cung cấp - trao đổi, thảo Giúp thân chủ, Bác và gia đình 100% các thức,. kiến luận. gia đình có kiến đã có kiến thức. kỹ - phát sách báo thức đầy đủ hơn và kỹ năng nhất. năng chăm liên quan đến về sức khỏe của định về chăm sóc. độ. sức bệnh mà thân bản thân cũng sóc sức khỏe,.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> khỏe. chủ đang điều như các kỹ năng cải thiện được trị. chăm sóc cho tình hình sức. - kết nối với thân chủ 3. Cải. các nguồn lực thiện - chia sẻ. Giúp thân chủ Bác và con trai 40 %. mối. quan - tham vấn. và con trai quan đã. có. nhiều. hệ. của. tâm, chia se, nói thời gian dành. thân. chủ. chuyện với nhau cho nhau, đã. với. con. nhiều hơn. trai 4.. khỏe. chia sẻ và nói chuyện. Giới. với. nhau nhiều hơn thiệu Giúp thân chủ Bác đã tìm 10%. Định. -. hướng. thân chủ đến chọn được nghề kiếm được việc. nghề. các trung tâm phù hợp với bản làm phù hợp. nghiệp cho dạy nghề thân chủ. thân sau khi sức với bản thân, có. - kết nối thân khỏe ổn định, và thu chủ. với. nhập. ổn. các có thu nhập ổn định. nguồn lực, các định. doang nghiệp. Chú thích: Thang đánh giá kết quả: 10% - 40% : chưa đạt 41% - 50% : trung bình 51 – 80%: khá 81% - 100% : tốt Qua bảng đánh giá có thể thấy hiệu quả đạt được sau quá trình can thiệp, hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội là ở mức độ khá cao. Tuy nhiên mục tiêu thứ 4 chưa hoàn thành tốt do Nhân viên công tác xã hội đang là sinh viên chưa có đủ kinh nghiệm cũng như kỹ.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> năng chuyên môn, đồng thời thời gian thực hành ngắn nên sinh viên không thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra 6.2. Kết thúc/đóng hồ sơ. - Xử lí những cảm xúc của đối tượng khi chia tay: + Trong tiến trình hỗ trợ, càng về khi khả năng tự đương đầu với khó khăn của thân chủ được nâng cao thì nhân viên xã hội cũng rút dần mức độ can thiệp của mình để thân chủ tự giải quyết được vấn đề của mình, tách khỏi sự phụ thuộc vào nhân viên xã hội. Khi bác đã gần hoàn thành hết các mục tiêu thì bắt đầu hướng dẫn thân chủ đi qua tiến trình chia tay. + Khuyến khích bác chia sẻ những cảm xúc tiêu cực (buồn bã, tiếc nuối, không muốn chia tay) và giải tỏa những căng thẳng đang tồn tại (sợ không có nhân viên xã hội thì sẽ không thể làm tốt các công việc hiện tại). + Nói rõ cho thân chủ rằng mặc dù tiến trình can thiệp đã kết thúc nhưng nhân viên xã hội luôn quan tâm hỗ trợ bác khi cần thiết và nằm trong khả năng của mình. - Khích lệ thân chủ duy trì và phát huy những nỗ lực thay đổi + Khen ngợi những thành công của bác đã đạt được như: giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực, mối quan hệ giữa bác và con trai được cải thiện, sức khỏe của bác đã đỡ hơn + Giúp bác làm quen với các tình huống thực tiễn trong môi trường như: công việc khó khăn, kéo dài,... và tiếp tục hoạt động theo dõi, giám sát. - Hỗ trợ đối tượng lập kế hoạch cho tương lai. + Định hướng cho bác về những điều bác cần chuẩn bị để thực hiện được kế hoạch này: chăm chỉ học nghề nâng cao tay nghề hiện tại, tiết kiệm tiền vốn,… + Nêu ra nguồn lựcbác có thể sử dụng sau này:hàng xóm, hội Người khuyết tật, Hội Người mù, gia đình, chính quyền địa phương và bản thân nhân viên xã hội. + Chỉ rõ những khó khăn có thể xảy ra để bác chuẩn bị tâm lý, tiếp tục cố gắng: việc làm có thể khó học, lương học việc không cao,... 6.3. Chuyển giao..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Trong ca này, thân chủ cần thêm dịch vụ khác để giải quyết vấn đề một cách triệt để và lâu dài nên nhân viên xã hội cần chuyển giao ca đến nhân viên xã hội khác có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm trong vấn đề này. Ngày 16/03/2016, tôi đến gặp thân chủ để lượng giá lại những gì đã làm được và chưa làm được, để có những kế hoạch tiếp theo trong quá trình trợ giúp Phúc trình: Họ và tên: LĐD Tuổi: 54 tuổi Thời gian: 15h – 16h30. ngày 16/03/2016. Địa điểm: tại nhà riêng của thân chủ Mục đích: lượng giá – chuyển giao Tôi và bác đã đi đến bước cuối cùng trong giai đoạn hỗ trợ, sẽ có nhiều cảm xúc, buồn có, tiếc nuối có nhưng vẫn còn sự quý mến, tin tưởng, sự thân thiện, cởi mở. Tôi và bác kiểm tra lại kết quả đã đạt được trong thời gian qua, lượng giá lại tiến trình hoạt động, những việc mà tôi và bác đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện. Kết quả đạt được là động lực để tôi tiếp tục thực hiện ước mớ, công việc của mình và là kinh nghiệm cho những ca trợ giúp sau này, giúp tôi có những bài học quý giá, những trải nghiệm thực tiễ. Tôi nhắc lại nhiệm vụ của bản thân và nói rõ cho bác biết dù tiến trình kết thúc nhưng tôi luôn quan tâm hỗ trợ bác khi cần thiết trong khả năng của tôi và tôi cũng không dám hứa trước điều gì. Đồng thời tôi khích lệ, khen ngợi bác, những thành công mà bác đạt được, những khó khăn mà bác đã vượt qua. Đồng thời để phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra, tôi và bác đã cùng nhau thảo luận kế hoạch cho tương lai, những công việc, hoạt động sau này, nhưng khó khăn mà bác có thể gặp phải, nêu ra các nguồn lực mà bác có thể tìm đến như họ hàng, mọi người xung quang, Hội Người khuyết tật, Hội Người mù,... giúp bác làm quen với các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống, giúp bác chuẩn bị sữn tinh thần tâm lý trước những khó khăn,... định hướng tương lai. Tôi cũng giải thích cho bác biết vì tôi đang là sinh viên đi thực hành chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng giả quyết vấn đê chỉ trong phạm vi khả năng cho phép và thời gian ngắn nên các bước trong kế hoạch chưa thực sự hiệu quả và đạt được như đã đề ra nên tôi.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> sẽ chuyển ca của bác tới một nhân viên công tác xã hội có đủ khả năng giải quyết vấn đề của bác, có kinh nghiệm trong vấn đề này cũng như trung tâm có đủ dịch cụ hỗ trợ bác. bác cảm ơn tôi đã giúp bác tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, đã hỗ trợ bác và gia đình bác. Tôi cảm thấy vui vì đã một phần nào giúp đỡ hỗ trợ bác, đã giúp bác giải quyết được vấn đề của mình.. 2.3. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, CHIA SẺ KHÓ KHĂN 2.3.1. Đề xuất, khuyến nghị - đối với nhà trường, khoa Công tác xã hội: + mong muốn nhà trường, khoa sắp xếp thời gian thực hành và thời gian học tập phù hợp với sinh viên + phân bổ, bố trí các tiết học đan xen giữa lý thuyết và thực hành để sinh viên có nhiều kiến thức kỹ năng hơn, có thể vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. -. đối với kiểm huấn viên:. + kiểm huấn viên cơ sở cần quan tâm hơn nữa đến sinh viên thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành hiệu quả. + kiểm huấn viên cơ sở cũng cần giúp đỡ sinh viên khi sinh viên gặp khó khăn, gải quyết những thắc mắc những vấn đề sinh viên chưa hiểu rõ. 2.3.2. Chia sẻ khó khăn Do thời gian thực hành và thời gian học tập trên trường cùng một đợt nên em cảm thấy rất vất vả khó khăn trong việc sắp xếp bố trí thời gian phù hợp giữa sinh viên và thân chủ. Đồng thời lịch học trên trường kỳ này khá nặng, bài tập và thực hành nhiều nên đôi khi em không đảm bảo được chất lượng thực hành môn học của mình, nhà thân chủ lại khá xa.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> nên việc đi lại cũng gặp chút bất cập nhất là khi trời mưa to khiến lịch hẹn gặp thân chủ không được thực hiện như đã hẹn, kế hoạch bị chậm so với tiến độ đã đề ra. Bên cạnh đó, em thấy kiến thức trên trường khá xa so với thực tiễn nên ban đầu hơi bỡ ngỡ và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng mình đã học, không phải kiến thức, kỹ năng nào cũng được vận dụng một cách hiệu quả, đôi khi sử dụng các kỹ năng chỉ là theo bản năng mà ít mang tính chuyên nghiệp. Đồng thời, do năng lực, khả năng, kinh nghiệm của bản thân chưa có nhiều nên tiến trình giúp đỡ thân chủ còn gặp hạn chế, chưa khai thác được triệt để thông tin của thân chủ, trong tiến trình hỗ trợ còn lơ là, chỉ nghe những thông tin quan trọng mà bỏ qua những thông tin nhỏ, chưa tập trung vào những vấn đề,thông tin mà thân chủ chia sẻ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

×