1
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên . Một mặt là
yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên
tập làm quen với công việc thực tế.
Để chúng tôi có thể nắm chắc kiến thức và tiếp cận với thực tế, nhà trường
đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp. Sau hơn 2 tháng
thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, các cô
chú trong Công ty cùng với sự góp ý của các bạn, đặc biệt là Thạc sĩ Lê Mai Hải.
Cho đến nay báo cáo thực tập của tôi đã hoàn thành, nhưng do có những hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của
tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô
giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện
hơn. Điều quan trọng là những ý kiến của thầy cô giáo sẽ giúp tôi có thể tiếp cận
thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có những kinh nghiệm phục vụ cho
quá trình đi làm sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn Thạc sĩ Lê Mai Hải đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập vừa qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn anh Lê Ngọc Tú và các anh, chị trong
phòng hành chính - nhân sự Công ty TNHH nhựa Tín Mỹ đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tại Công ty TNHH nhựa Tín Mỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
2
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập: Phòng hành chính – nhân sự Công ty TNHH nhựa Tín Mỹ
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Lê Ngọc Tú
Chức vụ và cán bộ hướng dẫn: Nhân viên phòng hành chính – nhân sự
Điện thoại liên hệ: 0939030986
Họ và tên sinh viên thực tập: Đồng Minh Tài
Hiện là sinh viên:
Khoa: Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn
Ngành: Quản trị Kinh doanh
Lớp: CQK110H1
ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN HOẶC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC
TẬP
1/ Tinh thần trách nhiệm, thái độ
Giỏi Khá TB – Khá Trung bình
2/ Ý thức tổ chức kỉ luật và chấp hành yêu cầu về giờ giấc, thời gian thực tập:
Giỏi Khá TB – Khá Trung bình
3/ Giao tiếp và ứng xử với các mối quan hệ trong thời gian thực tập:
Giỏi Khá TB – Khá Trung bình
4/ Kết quả thực hiện công việc được cơ quan phân công :
Giỏi Khá TB – Khá Trung bình
5/ Các ý kiến nhận xét khác (nếu có)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Giỏi Khá TB – Khá Trung bình
…… , ngày ….tháng 04 năm 2013
(Người nhận xét vui lòng ghi rõ chức vụ, họ tên, và đóng dấu của đơn vị thực tập)
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
3
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
NHẬN XÉT VÀ PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tên báo cáo:
Sinh viên: Đồng Minh Tài
MSSV: 2110331048
Lớp: CQK110H1
1.NHẬN XÉT:
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
4
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
2. PHIẾU CHẤM ĐIỂM:
STT Nội dung
Thang
điểm
Điểm
1 Hình thức và cấu trúc 2 đ
- Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, không có lỗi chính tả,
lỗi in ấn.
0,5 đ
-Cấu trúc của chuyên đề hợp lý, bố cục chặt chẽ , rõ ràng;
trình bày đúng quy định.
1 đ
-Trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo, hình vẽ, bảng,
biểu rõ ràng và đúng quy định
0,5 đ
2 Nội dung 7 đ
-Thu thập dữ liệu và phân tích tổng quan về tình hình
hoạt động của tổ chức.
1,5 đ
-Mô tả hoạt động quản trị của phòng ban thuộc tổ chức. 1,5 đ
-Đề xuất đối với hoạt động quản trị phòng ban hay tổ
chức.
1,5 đ
-Mức độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được trong
quá trình thực tập (Giảng viên có thể tham khảo nội dung
nhận xét của tổ chức mà sinh viên thực tập làm cơ sở cho
việc đánh giá).
1 đ
-Các giải pháp để hoàn thiện công việc được phân công. 1,5 đ
3 Thái độ và sự chuyên cần của sinh viên
(Mỗi sinh viên gặp giảng viên ít nhất 4 lần:
-Lần 1: Nghe hướng dẫn về cách thức thực hiện.
-Lần 2: Thống nhất đề cương.
-Lần 3: Trao đổi nội dung qua quá trình viết.
-Lần 4: Thống nhất nội dung chi tiết của báo cáo)
1 đ
4 Tổng cộng điểm 10 đ
Điểm số: Điểm chữ:
Xếp hạng:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày……tháng ……năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
Thạc sĩ. Lê Mai Hải
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
5
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Nhận xét của đơn vị thực tập 2
Nhận xét và chấm điểm của giáo viên hướng dẫn 3
Mục lục 5
PHẦN MỞ ĐẦU 7
PHẦN 1
TÌM HIỂU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH NHỰA TÍN MỸ
1.1.Quá trình hình thành và phát triển 8
1.1.1. Thông tin về Công ty 8
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 8
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 9
1.2.1. Ban giám đốc 10
1.2.2. Phòng kinh doanh 10
1.2.3. Phòng kế toán 10
1.2.4. Phòng khoa học – kỹ thuật 11
1.2.5. Phòng hành chính – nhân sự 11
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây 11
1.4. Tình hình lao động 13
1.5. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất của Công ty 14
PHẦN 2
MÔ TẢ CỤ THỂ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG HÀNH CHÍNH –
NHÂN SỰ TAI CÔNG TY TNHH NHỰA TÍN MỸ
2.1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính – nhân sự 15
2.1.1. Vai trò 15
2.1.2. Chức năng 15
2.1.3. Nhiệm vụ 15
2.2. Các hình thức kỉ luật của Công ty 18
2.3. Tình hình nhân sự của phòng hành chính - nhân sự (số lượng, trình độ, sơ đồ tổ
chức,…) 20
2.4. Chính sách và phúc lợi của nhân viên tại phòng hành chính - nhân sự 20
2.5. Cách thức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên tại
phòng hành chính - nhân sự 21
2.6. Kết quả của phòng hành chính - nhân sự đối với Công ty 22
2.7. Đánh giá và đề xuất những biện pháp hoàn thiện phòng hành chính - nhân sự.23
2.7.1. Đổi mới hoạt động kinh doanh và công tác quản lý nhân lực 23
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
6
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
2.7.2. Giải pháp thực hiện 25
PHẦN 3:
MÔ TẢ NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TÂP
3.1. Nhiệm vụ được phân công 27
3.3.1. Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính 27
3.1.2. Các công việc được giao 27
3.2. Kết quả đã đóng góp cho phòng hành chính - nhân sự 27
3.3.1. Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính 27
3.3.2. Rèn luyện óc tổ chức 27
3.3. Những kỹ năng đã đạt được 27
3.3.1. Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính 27
3.3.2. Rèn luyện óc tổ chức 27
3.4. Những kinh nghiệm đã tích luỹ 27
3.5. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực tập 28
3.5.1. Thuận lợi 28
3.5.2. Khó khăn 28
3.6. Đề xuất các biện pháp hoàn thiện đối với công việc và nhiệm vụ được phân
công 28
PHẦN KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
7
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
PHẦN MỞ ĐẦU:
Tôi được Công ty Tín Mỹ sắp xếp làm nhân viên trong phòng hành chính - nhân sự
bởi vì đó là bộ phận rất quan trọng với vai trò là quản lý, duy trì và phát huy tối đa
sức mạnh của nguồn lực nhân sự, một nguồn lực quan trọng trong mỗi tổ chức,
doanh nghiệp. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình hoạt động
nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả doanh nghiệp, tổ chức và của người lao động.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
8
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
PHẦN 1:TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHỰA TÍN MỸ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
1.1.1. Thông tin về Công ty:
- Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH NHỰA TÍN MỸ
- Giấy ĐKKD: 4602001274 do sở KH & ĐT Bình Dương cấp 08/11/2004
- Tổng giám đốc: Ông Hồ Phi Hải
- Địa chỉ: 252/2 khu phố 1b - Xã An Phú - Huyện Thuận An - Tỉnh Bình
Dương
- Điện thoại: 0650.3712.714
- Fax: 0650.3712.715
- Mã số thuế: 3700613529
- website: http:// www. tinmy plast.vn
- Eiail:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Nhựa Tín Mỹ được thành lập tháng 11 năm 2004. Sau hơn 5
năm hoạt động, Công ty TNHH Nhựa Tín Mỹ là một trong những đơn vị hàng đầu
và uy tín trong lĩnh vực sản xuất hạt nhựa PVC và những sản phẩm profile nhựa
PVC.
Với mong muốn mang đến cho Khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất để tạo
ra một niềm tin vững chắc và xây dựng những mối quan hệ hợp tác bền vững,
chúng tôi đã vững bước trên con đường xây dựng và phát triển Công ty với những
thành tựu:
- Đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 và phiên bản sửa đổi ISO 9001:2011
- Xây dựng đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao và phòng thí nghiệm phát triển sản
phẩm và kiểm tra mẫu hiện đại.
- Hiện tại Công ty vừa mở thêm một cơ sở sản xuất ở Khu Công Nghiệp Đồng
An 2 để mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.
- Những kinh nghiệm và thành tựu mà Công ty đạt được và tích lũy được là
vốn kiến thức sâu sắc về thị trường cũng như trong các lĩnh vực hoạt động của
mình.
- Và điều quan trọng nhất là Công ty có được sự tin tưởng và tín nhiệm của
những đối tác lớn như: Công ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Cổ
Phần Nhựa Rạng Đông
Các sản phẩm của Công ty bao gồm:
- Sản phẩm hạt nhựa PVC các loại trong trong ống nước, trong giày dép, trong
profile và đặc biệt là trong y tế.
- Các sản phẩm profile nhựa PVC như: cửa nhựa, khung cửa và nẹp cửa
nhựa
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
9
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Với mục tiêu uy tín – chất lượng – cải tiến không ngừng, tập thể Công ty
TNHH Nhựa Tín Mỹ luôn nỗ lực để thực hiện được mục tiêu mình đề ra. Để đạt
được điều đó, chúng tôi luôn cam kết với khách hàng:
- Chỉ cung cấp những sản phẩm có chất lượng, phù hợp với mục tiêu, chất
lượng đề ra của Công ty.
- Thời gian cung cấp hàng nhanh nhất và luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
các đơn vị mua hàng.
- Luôn cải tiến sản phẩm, trao dồi thêm kỹ năng chuyên môn để tạo ra những
sản phẩm tốt nhất đáp ứng yêu cầu của thị trường.
• Phương châm
Mang đến cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất để tạo niềm tin vững
chắc về Công ty.
• Xu hướng phát triển
Công ty luôn hướng đến sự phát triển và mở rộng vòng tay để đón nhận mối
quan hệ hợp tác bền vững.
Luôn ý thức được rằng niềm vui và thành công của khách hàng cũng chính là
niềm vui và thành công kinh doanh của Công ty. Do vậy, tận tâm đóng góp vào sự
thành công của khách hàng không chỉ là trách nhiệm của bạn mà còn là trách nhiệm
của Công ty.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty được ghi trong quyết định thành lập và
giấy phép kinh doanh là:
Sản xuất, mua bán hạt nhựa trong các lĩnh vực y tế, nhựa trong sản xuất ống
nước PVC, hạt nhựa trong profile, sản phẩm nhựa gia dụng như cửa nhựa, nẹp
nhựa,… và một số sản phẩm từ hạt nhựa khác như sản phẩm nhựa PVC trong giày
dép, sản phẩm nhựa PVC trong chai lọ
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
10
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
Sơ đồ hành chính Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
1.2.1 Ban giám đốc
Công ty có một phó tổng giám đốc làm nhiệm vụ là người quản lý, điều hành xây
dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối
tác, giao nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự
hoạt động của các bộ phân trong Công ty.
1.2.2. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có chức năng bố trí phân công lao động giải quyết các vấn
đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Phòng kinh doanh còn có chức
năng thu nhận các thông tin thị trường, các chức năng phản hồi của khách hàng trực
tiếp sử dụng dịch vụ để phản ánh trực tiếp với ban quản lý nhằm không ngừng cải
tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi của
đời sống.
1.2.3. Phòng kế toán
- Tham mưu cho giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác
hạch toán, kế toán trong toàn Công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế
tài chính và pháp luật của nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp
với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật, định mức chi phí, xác định giá thành, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
TỔNG GIÁM
ĐỐC
GĐ chi nhánh, Các công ty,
Dự án, nhà máy
Phòng
HC- Nhân sự
Phòng
Khoa học
kỹ thuật
Phòng
Kế Toán
Phòng
kinh doanh
11
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh, có đề xuất và kiến nghị kịp
thời nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho Công ty.
- Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của Công ty và kết hợp các hoạt
động khác của Công ty.
- Định kỳ lập báo cáo theo quy định, lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp
ứng tốt nhu cầu của Công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, tổ chức kế
hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình
công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của nhà nước.
1.2.4. Phòng khoa học - kỹ thuật
Phòng khoa học - kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc Công ty
trong lĩnh vực quản lý khoa học – kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình an toàn
lao động và các hoạt động khoa học - kỹ thuật.
1.2.5. Phòng hành chính – nhân sự
- Phòng hành chính tổ chức có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin,
truyền mệnh lệnh giúp giám đốc Công ty trong việc quản lý điều hành đơn vị và
trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới và khách hàng; bố trí phân công lao
động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị.
- Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức
cán bộ gồm : tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ,
khen thưởng, kỷ luật.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người
lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại; tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ
an ninh trật tự trong cơ quan.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác công văn
giấy tờ, in ấn tài liệu; quản lý phương tiện, trang thiết bị, văn phòng, xe ôtô, trụ sở
làm việc và công tác lễ tân của Công ty theo đúng quy định của Công ty và nhà
nước.
- Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu
trước khi lưu trữ.
- Theo dõi, kiểm tra trực tiếp về mặt ăn ở, sinh hoạt, công tác hàng ngày của
CBCNV trong suốt quá trình kinh doanh lao động sản xuất, chất lượng dịch vụ tốt.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tín Mỹ trong giai đoạn
2010 –
tháng 6/2012
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
GĐ chi nhánh, Các công ty,
Dự án, nhà máy
Phòng
HC- Nhân sự
Phòng
Khoa học
kỹ thuật
Phòng
Kế Toán
Phòng kinh
doanh
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
GĐ chi nhánh, Các công ty,
Dự án, nhà máy
Phòng
HC- Nhân sự
Phòng
Khoa học
kỹ thuật
Phòng
Kế Toán
Phòng kinh
doanh
12
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Kết quả hoạt động
kinh doanh
từ năm 2010
–
2013:
Bảng 2 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TÍN MỸ QUA 3 NĂM 2010
–
2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2013
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329
Giá vốn hàng bán 153.026 247.857 185.622
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.393 59.851 10.707
Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.730 12.275 10.284
Chi phí tài chính 1.514 4.956 2.221
- Trong đó: Chi phí lãi vay 843 3.912 1.999
Chi phí bán hàng 4.331 7.124 4.073
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.802 12.349 5.511
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4.476 47.696 9.187
Thu nhập khác 823 2.246 22
Chi phí khác 80 239 181
Lợi nhuận khác 743 2.007 (159)
Tổng lợi nhuận trước thuế 5.220 49.703 8.868
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.053 12.378 2.071
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.167 37.325 6.797
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2013
Doanh thu:
- Nhìn chung, doanh thu của Công ty qua ba năm có xu hướng tăng, đạt trên
162 tỷ năm 2010 và đã tăng lên 196 tỷ năm 2013.
- Đặc biệt, có sự tăng vọt trong năm 2013, với doanh thu đạt gần 308 tỷ, tăng
90% so với năm 2010. Tổng doanh thu tăng trước hết là do doanh thu của hoạt động
kinh doanh xuất khẩu gạo tăng cao trong thời gian này.
- Đến năm 2013, doanh thu của hoạt động xuất khẩu giảm mạnh trở lại nên
tổng doanh thu cũng bị ảnh hưởng và giảm 36% so với năm 2013. Song giá cả các
mặt hàng kinh doanh của Công ty vẫn cao hơn năm 2010, nên doanh thu trong năm
này vẫn cao hơn 162 tỷ đồng của năm 2010.
Lợi nhuận trước thuế:
- Do ảnh hưởng từ khủng hoảng của kinh tế thế giới mà lợi nhuận Công ty thu
được trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế chỉ
đạt trên 5 tỷ đồng.
- Đến năm 2013, tình hình giá cả ổn định trở lại, trong khi tình hình khủng
hoảng kinh tế vẫn chưa phục hồi nên lợi nhuận trước thuế thu được vẫn thấp, chỉ đạt
gần 9 tỷ đồng, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2010.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
13
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
1.4. Tình hình lao động:
Đi lên thành công từ lĩnh vực sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ hạt nhựa, đến
nay Công ty TNHH nhựa Tín Mỹ đã có 02 xưởng sản xuất hạt nhựa và sản phẩm
làm từ nhựa, với thiết bị xây dựng và hơn 7.000m
2
mặt bằng nhà xưởng sản xuất
chuyên nghiệp, máy móc, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh
nghiệm:
Với tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hạt nhựa và sản
phẩm từ hạt nhựa là: 258 người.
Trong đó: - Cán bộ quản lý, kỹ sư, chuyên môn: 54 người
- Công nhân sản xuất trực tiếp: 204 người
Tình hình lao động của Công ty
( ĐVT: Người)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 233 100 258 100 25 110,7
1. Trình độ học vấn
- Đại học các ngành nghề
10 4,29 10 3,86 0 100
- Cao đẳng
13 5,6 18 6,98 5 138,5
- Trung cấp
170 73 184 71,3 14 108,2
- Công nhân kỹ thuật 40 17,2 46 17,8 6 115
2.Giới tính
233 100 258 100 25 110,7
- Lao động nam
228 98 253 98 25 111
- Lao động nữ
5 2,14 5 1,9 0 100
3. Tính chất sử dụng
233 100 258 100 25 110,7
- Lao động trực tiếp
180 77,3 202 78,3 22 112,2
- Lao động gián tiếp
53 23 56 21,7 3 105,7
Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự,02/2013
1.5. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất của Công ty;
Cơ cấu tài sản cố định
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
14
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
Tình trạng tài sản cố định (nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại của tài sản
cố định):
Trong đó, gồm có các loại TSCĐ sau:
Nhà cửa, kho hàng
Máy móc, trang thiết bị
Phương tiện vận tải
Tất cả các loại TSCĐ này phân bố ở các khu vực khác nhau, đó là ở các chi
nhánh của Công ty, Văn phòng Công ty.
Tình hình sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu
Năm 2011
(triệu đồng)
Năm 2012
(triệu đồng)
%
tăng/giảm
Tài sản ngắn hạn 213.035 420.153 97.22
Tài sản dài hạn 144.869 199.221 37.52
Tổng 357.904 619.374 73.06
Nguồn: Phòng kế toán,12/2012
Năm 2012, tổng tài sản của Công ty tăng 73,06% so với năm 2011 do các
nguyên nhân sau:
- Tài sản ngắn hạn tăng 97,22%, chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào
tăng. Vì vậy, để ổn định giá sản phẩm đầu ra, ngay từ đầu năm Công ty đã có chiến
lược tăng lượng dự trữ nguyên liệu.
- Tài sản dài hạn tăng 37,52%. Nguyên nhân chính là do trong năm 2011,
Công ty đã đầu tư và xây dựng trường tiểu học An Phú, và mua nguyên vật liệu dự
trữ.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
15
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
Phần 2: MÔ TẢ CỤ THỂ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG HÀNH
CHÍNH – NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA TÍN MỸ.
2.1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính - nhân sự.
2.1.1. Vai trò.
Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà
quản trị quan tâm, nghiên cứu và phân tích, đây là một chức năng cốt lõi và quan
trọng nhất của tiến trình quản trị. Vì quản trị nhân sự là cung cấp cho doanh nghiệp
một lực lượng lao động có hiệu quả.
2.1.2. Chức năng.
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của Công ty.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo
và tái đào tạo.
- Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn Công ty.
- Xây dựng quy chế lương, thưởng, các biện pháp khuyến khích, cách thức
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban
Giám đốc.
- Phục vụ các công tác hành chính để ban giám đốc thuận tiện trong chỉ đạo –
điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong Công ty.
- Tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ
chức, hành chính - nhân sự.
- Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban giám
đốc và người lao động trong Công ty.
2.1.3. Nhiệm vụ.
2.1.3.1.Thực hiện chức năng tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo
yêu cầu, chiến lược của Công ty.
- Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của Công ty và
các bộ phận liên quan.
- Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đã được phê duyệt.
- Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động.
- Quản lý hồ sơ, lý lịch của nhân viên toàn Công ty.
- Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng nhân
viên Công ty nghỉ việc.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
16
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lương của đội ngũ nhân viên, lập
các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của Ban Giám đốc.
- Làm cầu nối giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể người lao động.
2.1.3.2. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự
và tái đào tạo.
- Lập chương trình đào tạo định kỳ tháng, năm.
- Tổ chức thực hiện việc đào tạo trong Công ty.
- Đánh giá kết quả đào tạo.
- Trực tiếp tổ chức, tham gia việc huấn luyện cho người lao động mới vào
Công ty về lịch sử hình thành, chính sách, nội quy lao động
- Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên Công ty.
2.1.3.3. Thực hiện tổ chức việc quản lý nhân sự toàn Công ty.
- Điều động nhân sự theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Lập quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ quản lý điều hành.
- Quản lý việc nghỉ phép, nghỉ việc của nhân viên.
- Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
- Lập ngân sách nhân sự .
- Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và
chiến lược của Công ty.
- Giải quyết khiếu nại kỷ luật của nhân viên Công ty.
2.1.3.4.Thực hiện xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến
khích – cách thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao
động.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của Công ty và của người lao động.
- Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra xếp bậc lương, điều chỉnh mức lương theo đúng qui
định của Công ty.
- Tham gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện phương pháp, hình thức trả lương,
thưởng, phụ cấp làm việc tại Công ty.
- Theo dõi thực hiện các chế độ cho người lao động theo qui định của Công ty.
- Tổ chức theo dõi, lập danh sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện
các chế độ liên quan đến bảo hiểm y tế cho người lao động theo chỉ đạo của Ban
giám đốc.
- Lập danh sách lao động định kỳ theo qui định của cơ quan nhà nước.
- Theo dõi việc nghỉ phép, nghỉ việc riêng để thực hiện chế độ phép năm cho
người lao động.
- Tổ chức, trình kế hoạch và thực hiện đối với các chế độ lễ, tết.
- Giao dịch với các cơ quan nhà nước để thực hiện chế độ cho người lao động.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
17
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
Đánh giá thực hiện công việc.
2.1.3.5. Thực hiện chức năng chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ
trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc .
- Lập phương án, tổ chức thực hiện các Quyết định, Quy định của Ban giám
đốc.
- Giám sát việc thực hiện theo các phương án đã được duyệt, báo cáo đầy đủ,
kịp thời và trung thực tình hình diễn biến và kết quả công việc khi thực hiện nhiệm
vụ Ban giám đốc giao.
2.1.3.6. Thực hiện phục vụ các công tác hành chính để Ban giám đốc thuận
tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều
kiện hoạt động tốt.
- Xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống thông tin.
- Nghiên cứu và nắm vững qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của
Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.
- Phục vụ hành chính, phục vụ một số mặt hậu cần cho sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng, gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội xung
quanh.
- Tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của Công ty.
- Tổ chức lễ tân, tiếp khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Xây dựng
phong cách làm việc chuyên nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa riêng của Công
ty, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin kinh tế,
xã hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo với Ban giám đốc để
có quyết định kịp thời.
- Phục vụ tốt nhất các điều kiện pháp lý, hành chính, hậu cần, an sinh để sản
xuất thông suốt.
- Lưu giữ, bảo mật tài liệu, bảo vệ tài sản Công ty.
- Thực hiện các công tác pháp lý, bảo vệ lợi ích pháp lý cho Công ty, giữ các
hồ sơ pháp lý của Công ty.
- Phối hợp với các đơn vị khác bảo vệ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu
dáng công nghiệp, xuất xứ, phát minh, sáng chế… của Công ty.
- Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đi và đến.
- Phân loại và phân phối công văn cho các bộ phận, tra cứu, cung cấp tài liệu
hồ sơ theo yêu cầu.
- Chuyển giao công văn tài liệu, báo chí, báo cáo đến các bộ phận liên quan.
- Đánh máy, photocopy các văn bản, công văn giấy tờ thuộc phần việc được
giao.
- Sắp xếp hồ sơ, tài liệu để lưu trữ vào sổ sách, theo dõi luân chuyển hồ sơ.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
18
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Giữ bí mật nội dung các công văn, giấy tờ, tài liệu…
- Quản lý tổng đài, máy fax theo qui định của Công ty.
- Giao nhận hàng hoá, công văn, tài liệu đến các bộ phận liên quan.
2.1.3.7. Thực hiện quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công
ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống
cháy nổ trong Công ty.
- Quản lý hồ sơ các loại tài sản của Công ty.
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản Công ty
của các bộ phận.
- Phối hợp với nhà cung cấp tổ chức việc lắp đặt tài sản.
- Phối hợp với đơn vị bảo trì thực hiện việc bảo trì thường xuyên và bảo trì đột
xuất.
- Xử lý kịp thời những công việc liên quan đến công tác bảo vệ.
- Thực hiện công tác an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ trong Công ty.
- Kiểm tra giấy tờ, hướng dẫn người và phương tiện ra vào cổng, trông giữ xe
cho khách đến liên hệ công tác, cán bộ nhân viên Công ty.
2.1.3.8. Thực hiện tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc để xử lý các vấn đề
thuộc lĩnh vực Tổ chức Nhân sự.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành
của Công ty.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác đào tạo tuyển dụng trong Công ty.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về xây dựng các phương án về lương bổng,
khen thưởng, các chế độ phúc lợi cho người lao động.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác hành chính của Công ty.
2.1.3.9. Thực hiện hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là
cầu nối giữa Ban giám đốc và Người lao động trong Công ty.
- Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức
tuyển dụng nhân sự…
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chính.
2.2. Các hình thức kỉ luật trong Công ty
Mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty đều phải chấp hành nghiêm túc
Luật lao động.
- Không đi muộn, về sớm.
- Không nghỉ giữa ca quá giờ quy định.
- Không làm việc riêng trong giờ sản xuất, công tác.
- Không uống rượu trước và trong giờ làm việc.
- Không đánh cờ bạc bất kỳ lúc nào trong Công ty.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
19
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
Trong giờ làm việc, do nhu cầu sản xuất, công tác hoặc việc riêng phải đi
khỏi nơi làm việc, phải thông báo cho người phụ trách.
Mọi người lao động trong Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh
điều hành sản xuất kinh doanh của giám đốc Công ty , người được uỷ quyền là Phó
giám đốc hay thủ trưởng đơn vị.
Công ty cũng nghiêm cấm việc không chấp hành đúng quy trình công nghệ
dẫn đến hư hỏng sản phẩm và thời gian đồng bộ của hàng hoá, ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Người lao động làm việc trong Công ty phải tự nguyện học tập an toàn vệ
sinh lao động. Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các biện pháp bảo hộ lao động để
ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Toàn thể cán bộ, công nhân viên
trong Công ty phải có trách nhiệm tham gia tập huấn phương pháp phòng chống
cháy, chữa cháy và sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy khi cần.
Mọị người trong Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ máy móc, thiết bị, dụng
cụ, đồ nghề và các tài sản khác của Công ty. Phải giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật
kinh doanh, tài liệu, tư liệu, số liệu của Công ty trong phạm vi trách nhiệm được
giao.
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất.
Tuỳ theo mức độ vi phạm mà giám đốc Công ty sẽ áp dụng các hình thức xử
lý theo điều 84 của BLLĐ.
- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với người lao động
phạm lỗi lần đầu, ở mức nhẹ.
- Hình thức chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn trong thời gian
6 tháng được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách, nhưng vẫn tái phạm
trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm nội
quy lao động khác.
- Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao động vi phạm một trong
những trường hợp quy định tại điều 85 khoản 1 BLLĐ.
Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động của Công ty: Mỗi hành vi vi phạm nội
quy lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi người lao động có nhiều hành
vi vi phạm đồng thời thì áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất ứng với hành vi vi
phạm nặng nhất.
- Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử
lý vi phạm kỷ luật lao động.
- Không dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao
động.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
20
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Người lao động sau khi hết hạn kỷ luật chuyển việc khác với mức lương thấp
hơn thì được chuyển về làm công việc cũ, hưởng lương cũ theo hợp đồng đã ký kết.
Trách nhiệm vật chất khi vi phạm nội quy lao động.
- Việc xem xét quyết định bồi thường thiệt hại vật chất cho người lao động
làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Công ty
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (điều 89 BLLĐ). Nếu gây thiệt hại
không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và bị
khấu trừ dần vào lương hàng tháng theo quy định tại điều 60 BLLĐ.
- Người lao động làm mất công cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác của Công
ty giao hoặc tiêu hao vật tư quá mức cho phép thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà
Công ty kết luận phải bồi thường một phần hay toàn bộ theo giá trị thị trường.
2.3. Tình hình nhân sự của phòng hành chính - nhân sự (số lượng, trình
độ, sơ đồ tổ chức,…)
Phòng tổ nhân sự : Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu, giúp cho
việc lãnh đạo Công ty thực hiện công tác cơ bản sau đây : Tổ chức cán bộ; BHXH,
BHYT; An toàn và vệ sinh lao động; Thi đua và khen thưởng, kỷ luật, quan tâm và
động viên; v v và thực hiện công tác tổ chức quản trị trong Công ty.
Gồm 8 người, trong đó :
Trưởng phòng hành chính - nhân sự : Nguyễn Mạo Châu
- Cơ cấu giới tính: Nam 6 người chiếm 80%
Nữ 2 người chiếm 20%
- Cơ cấu độ tuổi: Dưới 35 tuổi 5 người
Từ 35- 50 tuổi 2 người
Trên 50 tuổi 1 người
- Cơ cấu theo trình độ: Trình độ ĐH 5 người
Trình độ cao đẳng 2 người
Trình độ trung cấp 1 người
2.4. Chính sách và phúc lợi của nhân viên tại phòng hành chính - nhân
sự.
Mọi vị trí trong Công ty luôn dành cho những nhân viên có năng lực và nỗ
lực phấn đấu, đó chính là thông điệp mà Công ty gửi đến mọi nhân viên nhằm tạo
cơ hội cho nhân viên phát huy hết khả năng, năng lực của mình. Bất kỳ nhân viên
nào của Công ty cũng đều được tạo điều kiện để phát triển và vươn tới một vị trí
phù hợp với khả năng và mong muốn của cá nhân đó.
Thường xuyên đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu nhằm nâng cao trình
độ, chuyên môn cho nhân viên.
Công ty luôn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi,
đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển,
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
21
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
bảo đảm tính linh hoạt, công bằng, tương xứng với mức độ cống hiến và cạnh tranh
trên thị trường lao động.
Tất cả các nhân viên đều được hưởng các chính sách phúc lợi theo luật lao
động ban hành như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ
làm việc, nghỉ ngơi.
Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo được tiền đề cho việc thực hiện có hiệu
quả cho quá trình lao động. Trong thực tế thì Công ty đã chú ý nhiều đến việc thực
hiện đảm bảo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động. Chế độ làm việc
được bố trí như sau.
+ Thời gian làm việc : Thời gian làm việc trong điều kiện môi trường bình
thường là 8 giờ trên 1 ngày, 48 giờ trong 1 tuần.
+ Đối với lao động gián tiếp, thời gian làm việc là 44 giờ trong một tuần.
Mỗi ngày làm việc 8 tiếng
Việc sản xuất được bố trí không ngừng 24h/24h trong ngày, đảm bảo dây
chuyền hoạt động liên tục, tránh được những thiệt hại do sự ngưng trệ hoạt động
của các thiết bị máy móc, đồng thời vẫn đảm bảo được chế độ làm việc theo quy
định của nhà nước hiện hành.
+ Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngày thứ 7, Chủ nhật;
Ngoài ra, Công ty còn có các chế độ nghỉ ngơi sau:
Nhân viên được nghỉ 10 ngày lễ tết trong năm, trong đó có 9 ngày lễ tết theo
quy định của nhà nước và một ngày thành lập Công ty.
Trong điều kiện làm việc bình thường, người lao động được nghỉ phép 12
ngày trong 1 năm, cứ 5 năm làm việc được nghỉ thêm một ngày.
Trong điều kiện làm viêc độc hại được nghỉ phép 13 ngày trong năm, cứ 5
năm làm việc được cộng thêm 1 ngày.
Ngoài ra, Công ty còn quy định những người nghỉ không có lý do chính đáng
hoặc nghỉ việc riêng (không theo quy định) thì những ngày đó nhân viên sẽ bị phạt,
thậm chí bị kiểm điểm.
2.5. Cách thức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân
viên tại phòng hành chính - nhân sự.
- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trở thành một tổ chức lớn có
uy tín trong thị trường hạt nhựa thì Công ty phải chú trọng tới nguồn nhân lực của
mình, phải khuyến khích và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những nhân viên đã
làm tốt phần việc của mình, có tay nghề cao, có những phát minh mới trong công
việc.
- Xây dựng một mức lương cơ bản, trả công xứng đáng với sức lao động mà
nhân viên bỏ ra. Từ đó sẽ thúc đẩy được nhân viên lao động với hiệu quả cao hơn.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
22
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Nhân viên sẽ được thưởng với mức thu nhập gia tăng nếu vượt mức kế
hoạch.
- Công ty đã trả lương với hình thức trả lương theo kết quả lao động đo bằng
sản phẩm tạo ra, lương có thưởng.
- Với hình thức trả lương có thưởng, không chỉ phải trả lương tăng thêm khi
năng suất lao động tăng mà còn trả tăng thêm khi nâng cao chất lượng công việc,
chẳng hạn như: tiết kiệm tiêu hao vật tư, có phát minh sáng kiến mới có lợi cho
công việc.
- Ngoài ra, việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của nhân
viên thì phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của nhân viên do
tập thể bàn bạc và quyết định một cách dân chủ, việc đưa các chỉ tiêu đánh giá bằng
phương pháp cho điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng phải phù
hợp các nội dung cơ bản sau:
- Những người hưởng hệ số lương cao thì phải là người có trình độ tay nghề
cao và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, ngày công lao động đạt và vượt
mức năng suất cá nhân.
- Những người được hưởng hệ số trung bình là bảo đảm ngày, giờ, chấp hành
sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân.
- Những người hưởng hệ số thấp là những người không đảm bảo ngày công
quy định, chấp hành chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách, không đạt
được năng suất lao động.
- Về chính sách phúc lợi cho các cán bộ, công nhân viên của Công ty, cho tới
nay các hoạt động phúc lợi của Công ty đã có kết quả khá tốt, đảm bảo quyền lợi
cho nhân viên, tạo cảm giác an toàn trong công việc, đó là các hoạt động khuyến
khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân viên, đòi hỏi Công ty phải duy trì và
phát triển nhiều hơn công tác này.
- Bên cạnh các chế độ trả lương và phúc lợi xã hội, Công ty còn có các hình
thức khác như thưởng, phạt kịp thời đối với những người hoàn thành tốt công việc,
nhiệm vụ được giao, Công ty còn tạo điều kiện cho sự nghiệp thăng tiến của họ, có
vậy mới khuyến khích được họ, động viên được tinh thần tự giác cao của họ để kịp
thời khen thưởng những lao động có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong công việc,
đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.6. Kết quả của phòng hành chính - nhân sự đối với Công ty.
Đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên và cán bộ trong Công ty
không chỉ mang ý nghĩa thẩm định, lượng giá mà còn có ý nghĩa công nhận khả
năng và thành tích của nhân viên trong khoảng thời gian nhất định. Nó là chìa khoá
mở ra cánh cửa thành công của quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
23
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
Công ty TNHH nhựa Tín Mỹ xem việc đánh giá thực hiện công việc của
người lao động là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm đánh giá hiệu quả công việc của từng
người, giúp họ nhận thức về mức độ hoàn thành công việc mà họ đang làm, nhất là
những công việc chức vụ phức tạp. Để từ đó, người lao động điều chỉnh thái độ làm
việc, sắp xếp sự ưu tiên và tìm kiếm cơ hội phát triển toàn diện hơn nhằm đẩy mạnh
sử dụng lao động có hiệu quả cũng như xem xét việc tăng lương, thưởng, phạt và
cân nhắc, đề bạt. Dựa vào thang điểm và các tiêu chuẩn đánh giá mà Công ty đã nêu
ra để đánh giá sự thực hiện công việc của từng lao động.
Mỗi công nhân viên được cấp trên trực tiếp nhận xét theo trình tự sau:
- Công nhân được nhận xét bởi giám sát viên, quản đốc, tổ trưởng.
- Nhân viên thuộc phòng nào do phòng đó nhận xét.
- Giám đốc xưởng, trưởng phòng, ban được nhận xét bởi giám đốc Công ty.
Đồng thời qua đánh giá, Công ty nắm rõ năng lực cán bộ, tránh được những
sai lầm trong đề bạt gây ra, tạo sự thông suốt về nhận thức mục tiêu của Công ty
đến từng người lao động để có một môi trường hiểu biết phối hợp chặt chẽ hơn. Đó
chính là vấn đề không kém phần quan trọng trong nghệ thuật quản lý hiệu quả của
Công ty.
Tuy nhiên, đây là một công tác đòi hỏi các nhà quản lý lao động phải đầu tư
nhiều công sức, thời gian. Vì vậy, việc cần thiết là tìm ra biện pháp khoa học, cải
tiến công tác này nhằm đạt hiệu quả hơn. Và hơn hết là sự cần thiết đánh giá một
cách chính xác sự thực hiện công việc của người lao động để thấy được khả năng,
trình độ, thái độ làm việc của người lao động để có biện pháp điều chỉnh cho phù
hợp với những yêu cầu của công việc.
Song việc đánh giá trên có phần phức tạp và mất khá nhiều thời gian, nhưng
đối với phòng hành chính – nhân sự, phòng đã hoàn thành xuất sắc công việc trên
với sự công nhận của Ban giám đốc và các phòng ban khác. Và đã tích cực tham
mưu cho Ban giám đốc và chia sẻ với các phòng ban khác trong việc đánh giá hiệu
quả công việc của nhân viên trong Công ty, thường xuyên mở khoá tập huấn cho
các cán bộ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá trong toàn bộ máy của Công
ty.
2.7. Đánh giá và đề xuất những biện pháp hoàn thiện phòng hành chính
- nhân sự.
2.7.1. Đổi mới hoạt động kinh doanh và công tác quản lý nhân lực
- Thực hiện theo nguyên tắc, đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho cán bộ
công nhân viên chức, đời sống vật chất đầy đủ hơn, tạo điều kiện công tác tốt.
- Nâng cao công nghệ kĩ thuật, trang bị, đầu tư một số máy móc hiện đại, đổi
mới khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ công trình lớn đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
24
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Xây dựng mức lương hoàn chỉnh hơn, tính toán chặt chẽ số người lao động,
thường xuyên kế hoạch hóa và kiểm tra, kiểm soát chỉ tiêu tăng năng suất lao động
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là những lao động đòi hỏi trình độ và
kinh nghiệm.
- Quan tâm thích đáng đến vấn đề bảo hộ và an toàn lao động, chú ý phát triển,
nghiên cứu kĩ các hình thức tiền lương, tiền thưởng.
- Tập trung triển khai, mở rộng điạ bàn, tăng cường công tác tài chính, có biện
pháp thu hồi vốn hiệu quả, triển khai nhanh các công trình, hạng mục công trình còn
dở dang, triển khai các công trình mới để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đề
ra. Đảm bảo đúng tiến độ công trình, chất lượng, kỹ mĩ thuật để tạo uy tín cho chủ
đầu tư nhằm giữ vững địa bàn hiện có, đồng thời có những biện pháp tăng cường
hợp tác kinh doanh, liên kết, tìm kiếm các đối tác có đủ năng lực về chuyên môn và
cơ sở vật chất để mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cao cho đội ngũ cán
bộ, công nhân viên trong đơn vị và có những chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài,
đặc biệt là cán bộ quản lý có năng lực và tay nghề cao.
- Mở lớp huấn luyện đào tạo cho các cán bộ quản lý, nghiên cứu, thợ kỹ thuật.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ để giúp cho Công ty trong những năm tới, tạo điều
kiện cho những cán bộ giỏi có cơ hội thăng tiến, đảm nhiệm các trọng trách quan
trọng của Công ty.
- Thực hiện các công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức để họ cảm thấy như sống
trong 1 gia đình lớn đó là Công ty. Do vậy, họ sẽ chia sẻ, gắn bó công việc mình
làm.
- Tăng cường đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe, chế độ làm việc
cho người lao động.
- Khuyến khích tìm kiếm việc làm để đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động .
- Như vậy, trong những năm tới, Công ty có xu hướng mở rộng quy mô hoạt
động, do đó cần phải tổ chức lại bộ máy quản lý nhằm quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực
của doanh nghiệp, phát huy tối đa năng lực trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ
nghiệp vụ. Đồng thời tạo điều kiện cho công nhân làm việc đúng khả năng và trình độ
của họ, hoàn thành tốt công việc được giao để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch mà
Công ty đã đề ra, cũng như phát huy được quyền làm chủ của tập thể lao động. Cơ cấu
bộ máy phải hoạt động thích ứng với sự vận động của nền kinh tế hiện nay.
- Tuyển dụng phải khách quan hơn, trách tình trạng thiên vị, cả nể, nhận những
người không được đào tạo đúng chuyên môn ngành nghề mà công việc yêu cầu.
- Phân bố lại lao động ở các phòng ban cho phù hợp, tránh tình trạng phòng
này thừa lao động nhưng phòng kia thiếu.
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1
25
Trường Đại Học Sài Gòn Khoa QTKD
- Tính lương, thưởng rõ ràng nhằm khuyến khích lao động. Đồng thời có các
quy định xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, không hoàn thành
nhiệm vụ.
- Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động toàn doanh
nghiệp. Tạo ra môi trường thuận lợi và trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho người
lao động.
2.7.2. Giải pháp thực hiện
- Công ty nên tuyển những người đúng chuyên ngành, nghề đúng công việc,
khi cần tuyển dụng nhân viên, muốn có cơ hội tuyển chọn thì Công ty cần tăng
tuyển từ các nguồn bên ngoài.
- Thường xuyên tuyển dụng cả ở nguồn bên trong lẫn bên ngoài, phát hiện
những cán bộ công nhân viên giỏi, có tay nghề để tuyển lao động vào Công ty.
Tránh việc chỉ tuyển lao động theo sự giới thiệu thân quen.
Đào tạo và phát triển nhân lực
- Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho người lao động phải
căn cứ vào mục tiêu phát triển của Công ty. Từ đó đánh giá chính xác nhu cầu hiện
tại và những mục tiêu của những năm tiếp theo.
- Công ty mở lớp đào tạo huấn luyện một số cán bộ của Công ty cử đi học cán
bộ khóa nâng cao chuyên ngành, thi lên bậc nâng cao trình độ nghiệp vụ của phòng
ban, học thêm ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính.
- Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý có cơ hội thăng tiến.
- Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức để họ có trách nhiệm, yêu
thích công việc mình làm, để họ cố gắng hết sức mình vào sự nghiệp của Công ty.
- Nhân viên phải được đào tạo đúng ngành, đúng nghề.
- Ngoài ra Công ty nên tổ chức giao lưu giữa các nhân viên với nhau.
- Người công nhân có kinh nghiệm hướng dẫn cho những công nhân mới.
Chế độ thù lao và chế độ khen thưởng
- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty và để phát triển Công ty thành
một Công ty lớn có uy tín trong ngành xây dựng thì Công ty phải chú trọng tới
nguồn nhân lực của mình, phải khuyến khích và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với
những nhân viên đã làm tốt việc của mình, có tay nghề cao.
- Xây dựng mức lương cơ bản, trả công xứng đáng với sức lao động mà người
lao động bỏ ra. Từ đó thúc đẩy được nhân viên lao động với hiệu quả cao.
- Nhân viên sẽ được thưởng với những thu nhập gia tăng nếu vượt mức kế
hoạch.
- Với hình thức trả lương có thưởng, không chỉ phải trả lương tăng thêm khi
năng suất lao động tăng mà còn trả lương thêm khi nâng cao chất lượng công việc
Sinh viên: Đồng Minh Tài Lớp: CQK110H1