Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

KỸ NĂNG làm KIỂU bài PT TÌNH HUỐNG TRUYỆN, vũ HUYỀN, THPT CH lê HỒNG PHONG, nđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.23 KB, 19 trang )

LOGO

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 12

CHUYÊN ĐỀ
Ôn tập văn bản truyện

GIÁO VIÊN: VŨ THANH HUYỀN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG, NAM ĐỊNH


LOGO

CHUN ĐỀ
ƠN TẬP TRUYỆN
KIỂU BÀI PHÂN TÍCH
TÌNH HUỐNG TRUYỆN


ÔN TẬP TRUYỆN: KIỂU BÀI VỀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN

I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1

Kiến thức cơ bản

2

Thực hành qua đề bài cụ thể


3

Bài tập vận dụng


LOGO

II. KIỂU BÀI PHÂN TÍCH
TÌNH HUỐNG TRUYỆN


1. Kiến thức cơ bản
1. Kiến thức cơ bản
1.1 Khái niệm tình huống truyện
- Quan niệm về tình huống
Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống mà nhà văn mơ tả
trong tác phẩm. Tại sự kiện đó, nhà văn đã làm sống dậy một tình thế bất
thường có tính chất éo le và gây bất ngờ trong quan hệ giữa các nhân vật.
Tại sự kiện đó, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét, ý tưởng mà nhà văn
định gửi gắm cũng hiện hình khá trọn vẹn.
- Ví dụ
Tình huống hiểu nhầm của truyện ngắn “Vi hành”- Nguyễn Ái Quốc
Tình huống gặp gỡ của truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân
Tình huống bị thương, lạc đồng đội giữa chiến trường của Việt trong
truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi


1. Kiến thức cơ bản
1. Kiến thức cơ bản
1.1 Khái niệm tình huống truyện

- Phân loại tình huống

Tình huống
hành động

Chủ yếu xoay
quanh
hành
động có tính
bước ngoặt của
nhân vật.

Tình huống
tâm trạng

Chủ yếu xoay
quanh
tâm
trạng, cảm xúc
có tính phát
khởi, gây biến
đổi của nhân
vật

Tình huống
nhận thức

Chủ yếu xoay
quanh tình thế
chứa đựng giây

phút “giác ngộ”
chân lí của
nhân vật


1. Kiến thức cơ bản
1. Kiến thức cơ bản
1.1 Khái niệm tình huống truyện
- Nhận định về tình huống truyện
Tình huống là cái tình thế nảy ra truyện, là lát
cắt của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm
năm của đời thảo mộc, là một khoảnh khắc mà trong đó
sự sống hiện ra rất đậm đặc, khoảnh khắc chứa đựng cả
một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại .
(Nguyễn Minh Châu)
Tình huống chính là những khoảnh khắc cuộc
sống được nâng cao theo sức mà ta muốn
(Nguyễn Thành Long)


1. Kiến thức cơ bản
1.2 Cách làm kiểu bài phân tích tình huống truyện
Bước 1. Tìm hiểu đề
- Xác định vấn đề nghị luận: tình huống truyện/ một yếu tố thuộc về tình
huống truyện
- Thao tác lập luận cần vận dụng: phân tích, giải thích, chứng minh, bình
luận
- Phạm vi kiến thức cần huy động

 



1. Kiến thức cơ bản
1.2 Cách làm kiểu bài phân tích tình huống truyện
Bước 2. Lập dàn ý
* Mở bài
- Dẫn dắt
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: nội dung phân tích
- Phạm vi kiến thức sẽ triển khai phân tích
 

* Thân bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hồn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm: Tình huống và vai trị của tình huống trong truyện ngắn


1. Kiến thức cơ bản
- Xác định tình huống: Tồn bộ truyện xoay quanh sự kiện chính nào? Sự kiện
nào đóng vai trị cốt lõi để tổ chức tất cả các chi tiết khác trong tác phẩm?
Từ đó xác định tình huống, trả lời cho câu hỏi : Tình huống gì?
- Phân tích đặc điểm, tính chất của tình huống:
+ Khái quát được đặc điểm: Chú ý đến tính bất ngờ/ bất thường/ éo le/ độc
đáo/ nghịch lý nhưng vẫn rất hợp lý, tự nhiên và chân thực của tình huống.
+ Căn cứ vào những chi tiết, tình tiết và sự sắp đặt, tổ chức chi tiết của nhà
văn để lý giải
- Đánh giá vai trị, ý nghĩa của tình huống đối với:
+ Tổ chức cốt truyện
+ Khắc họa nhân vật
+ Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm
+ Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn



11. Kiến thức cơ bản
* Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ, mở rộng
+ Với đời sống văn học, với các hiện tượng văn học
+ Với độc giả, bản thân người học
 


2. Thực hành kiểu bài
Đề bài
Thành công trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân là
đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh/chị hãy phân tích làm
sáng tỏ
 


2. Thực hành kiểu bài
Bước 1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: tình huống truyện độc đáo (lạ), hấp dẫn (giàu
giá trị nghệ thuật)
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- Phạm vi kiến thức: truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân


2. Thực hành kiểu bài
Bước 2. Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài
Ý 1. Giải thích khái niệm
Ý 2. Giới thiệu tình huống: Gọi tên, tóm tắt diễn biến tình huống
- Sự kiện chính: Sự kiện quan trọng nhất của truyện xoay quanh nhân vật Tràng,
một người đàn ông nghèo, quê kệch, dân ngụ cư, khó có khả năng lấy được
vợ lại được một người đàn bà theo khơng trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp
năm 1945 khi mà người đàn ơng đó cũng chưa chắc đã tự ni nổi mình
- Sự kiện đó được đặt vào hồn cảnh đặc biệt, nạn đói năm 1945
- Chuyện nhặt vợ đó được diễn ra vơ cùng nhanh và đơn giản: hai lần gặp gỡ, 3
câu tầm phơ tầm phào, bốn bánh bánh đúc.
- Sự kiện đã tác động đến cuộc sống của gia đình Tràng, làm thay đổi Tràng, thay
đổi cuộc đời người đàn bà, làm khuấy động xóm ngụ cư, phá vỡ bầu khơng
khí u ám nơi đây.


2. Thực hành kiểu bài
Bước 2. Lập dàn ý
* Thân bài
Ý 1. Giải thích khái niệm
Ý 2. Giới thiệu tình huống
Ý 3. Phân tích đặc điểm, tính chất của tình huống: Như thế nào?
- Tình huống bất ngờ, độc đáo
+ Lạ như thế nào: Đói mà vẫn nghĩ chuyện lấy vợ; khó có khả năng lấy vợ bỗng
dưng có người theo khơng; cưới hỏi là chuyện hệ trọng thì lại tổ chức qua loa.
+ Trước sự lạ, mọi người đều ngạc nhiên: mấy đứa trẻ con tò mò trêu đùa;
người dân xóm ngụ cư xì xào bàn tán; bà cụ Tứ ngạc nhiên; Tràng cũng ngờ ngợ…
- Tình huống éo le và cảm động
+ Éo le vì có q nhiều trắc trở, con người bị đẩy vào sự lựa chọn khắc nghiệt
(người đàn bà chọn theo không/ Tràng tặc lưỡi quyết định/ bà cụ Tứ...)

+ Cảm động vì cách cư xử của con người trong cảnh ngộ éo le
+ Tạo ra sự thay đổi tích cực


2. Thực hành kiểu bài
* Thân bài
Ý 4. Đánh giá vai trị, ý nghĩa của tình huống đối với
-Tổ chức cốt truyện: Từ sự kiện nhặt vợ, câu chuyện cứ thế tự nhiên diễn ra xoay
quanh 3 cảnh, hạt nhân tạo sự kết dính chặt chẽ là sự kiện nhặt vợ. Cảnh 1: Tràng đưa
người đàn bà về nhà trong một buổi chiều chạng vạng (Từ đầu đến cùng đẩy xe bị về).
Cảnh 2: Tràng giới thiệu vợ vói mẹ (bà cụ Tứ). Cảnh 3: Gia đình mới của Tràng trong buổi
sáng hôm sau.
-Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm
+ Làm nổi bật giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực kinh hoàng về số phận con người trong năm
đói 1945, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật
@ Cái đói làm người ta thay đổi, biến dạng, méo mó về hình hài
@ Cái đói khơng chỉ đe dọa sự sống, đẩy con người tới bờ vực cái chết mà còn hạ thấp giá trị
người
@ Cái đói đã bóp nghẹt đe dọa ghê gớm đến cơ hội hạnh phúc của con người
+ Làm nổi bật giá trị nhân đạo:
@ Thấu hiểu và xót thương thân phận con người trong nạn đói
@ Khẳng định vẻ đẹp của con người: cận kề cái chết vẫn yêu thương đùm bọc nhau
@ Đề cao khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc tiềm ẩn trong tâm hồn người lao động


2. Thực hành kiểu bài
* Thân bài
Ý 4: Đánh giá vai trị, ý nghĩa của tình huống đối với
- Làm nổi bật nhân vật (từ tâm lý, tính cách, đến số phận)
Xoay quanh tình huống nhặt được vợ , các nhân vật đã bộc lộ những nét tâm

lí, tính cách phong phú và phức tạp
+ Nhân vật Tràng: Trước: là người nơng dân ngụ cư nghèo khó, ngờ nghệch, vơ
tâm; Sau: có một giá đình, sống có trách nhiệm, có niềm vui hạnh phúc, trở nên
người hoàn toàn.
+ Người vợ nhặt: Từ một số phận bị đẩy ra ngoài đường thì bây giờ có mái ấm;
từ người chao chát giờ thành người ý tứ.
+ Bà cụ Tứ: Tâm trạng phức tạp buồn, tủi âu lo -> thay đổi tích cực
* Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận:
+ Sức cuốn hút cho tác phẩm
+ Bộc lộ tư tưởng nhân đạo
- Liên hệ, mở rộng: Với những tác phẩm đặc sắc khác thành cơng trong nghệ
thuật xây dựng tình huống truyện để phản ánh hiện thực cuộc đời.


III. Bài tập tự luyện
1. Viết thành bài hoàn chỉnh cho đề đã chữa.
2. Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tơ Hồi đã xây
dựng được nhiều tình huống tâm lý đặc sắc có vai trị quan trọng
trong khắc họa chân dung tâm hồn nhân vật, thể hiện chủ đề. Đêm
tình mùa xuân ở Hồng Ngài là một tình huống như thế?
Bằng hiểu biết của mình về đoạn truyện “...Trên đầu núi, các
nương ngô, nương lúa gặt xong, ngơ lúa đã xếp n đầy các nhà
kho...Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
(Trích truyện “Vợ chồng A Phủ”, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD,
2007) anh/ chị hãy phân tích làm sáng tỏ.


LOGO


Chúc các em thành công



×