CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ RÈN KỸ NĂNG Ở KIỂU BÀI THỰC HÀNH
Môn: Địa lý - Lớp 7
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: NHỮNG CƠ SỞ XÂY DỰNG KINH NGHIỆM:
1, Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ mục tiêu của môn địa lý trong nhà trường bậc THCS, học
sinh có những kiến thức cơ bản về môi trường địa lí, về hoạt động của con
người trên Trái Đất và các châu lục, góp phần hính thành cho học sinh thế giới
quan khoa học, giáo dục những kiến thức địa lí để ứng xử, hành động phù hợp
với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh và với cộng đồng, với thực tế của
Việt Nam và thế giới.
Để giải quyết được mục tiêu trên vấn đề quyết định là phải đổi mới
phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò như thế nào ? Đây là vấn
đề then chốt mà người thầy phải suy nghĩ.
Trước hết người thầy phải hiểu thấu đáo đổi mới phương pháp dạy học
gồm những phương pháp nào ? Mỗi phương pháp được ứng dụng để dạy ở
phần nào của bài dạy ? Đồng thời giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học cho phù hợp, tránh dạy theo lối cũ, thuyết trình, giảng
giải học sinh phải tiếp thu kiến thức thụ động.
Đặc biệt trong một tiết thực hành việc đổi mới phương pháp dạy và học
là rất quan trọng vì nó sẽ đảm bảo yêu cầu thay đổi cấu trúc của chương trình.
Vì vậy cấu trúc chương trình địa lý 7 số tiết thực hành tăng so với chương
trình cũ, nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh hình
để rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích các thông tin địa lý
Với lí do trên vai trò của tiết thực hành rất quan trọng.
2, Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế do trình độ nhận thức của giáo viên, phần lớn đã nắm bắt
được các phương pháp dạy và trình tự thực hiện một tiết thực hành có hiệu
quả. Tuy nhiên dạy một tiết thực hành địa lý đạt được hiệu quả là một vấn đề
rất khó. Bên cạnh đó không ít giáo viên chưa hiểu biết nội dung, yêu cầu của
một bài thực hành nên khi dạy còn lúng túng về phương pháp, hoặc coi nhẹ về
kiến thức dạy thường qua loa theo lối thuyết trình, giáo viên làm việc nhiều,
còn học sinh không chịu thao tác, ỷ lại cho thầy. Vì vậy tôi mạnh dạn viết lên
một số kinh nghiệm nhỏ của mình về "Các phương pháp dạy học và rèn luyện
kxi năng ở kiểu bài thực hành môn Địa lí 7".
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để xây dựng chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy môn
địa lý đi sâu vào loại bài thực hành. Mong muốn của bản thân là để cùng các
- 1 -
đòng nghiệp xây dựng chuyên đề hoàn chỉnh có sự thống nhất về phương
pháp dạy và rèn kĩ năng cho học sinh giúp học sinh củng cố kiến thức đã học
trong từng phần, từng chương. Học sinh được rèn các kĩ năng đọc, phân tích
biểu đồ, tranh ảnh địa lý. Sử dụng thành thạo bản đồ để trình bày một số hiện
tượng, sự vật địa lý ở một nơi nào đó. Biết liên hệ giải thích một số hiện tượng
địa lý địa phương mình đang sống. Với vai trò quan trọng của một tiết thực
hành như vậy thì nhiệm vụ của giáo viên phải:
- Sử dụng các phương pháp dạy học.
+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
+ Phương pháp thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
+ Phương pháp trao đổi nhóm (nhóm với nhóm).
- Tuy nhiên phải căn cứ vào nội dung cụ thể từng bài, từng đối tượng học
sinh để vận dụng các phương pháp nêu trên cho phù hợp với các hiệu quả.
- Ngoài 3 phương pháp trên còn phải chú ý tới cách đánh giá học sinh.
Như vậy trong quá trình dạy học vai trò của người thầy là tổ chức hướng
dẫn học sinh, còn học sinh là người chủ động thao tác, tìm tòi kiến thức trên
các kênh hình. Tự rút ra nhận xét kết luận dưới sự trợ giúp của thầy.
* Các bước dạy một bài thực hành:
a, Khi dạy một bài thực hành giáo viên phải xác định bài thực hành
thuộc thành phần nào: Có thể thuộc một trong 4 thành phần chính mà chương
trình địa lí 7 đã quy định.
+ Thành phần nhân văn của môi trường địa lý.
+ Kiểu bài về môi trường địa lý.
+ Kiểu bài phân bố các môi trường tự nhiên của một châu lục.
+ Kiểu bài đặc điểm kinh tế của các vùng ở một châu hay một quốc gia.
Ta có thể đưa về hai dạng chính sau đây:
+ Loại bài 1: Nhận xét đặc điểm môi trường, đọc phân tích biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa (tiết12, 20, 31, 51, 57, 58)
+ Loại bài 2: So sánh đặc điểm kinh tế của các khu vực ở một châu hay
một quốc gia gần (tiết 32, 39, 45).
Riêng trang 4, bài 4 có thể xếp một loại.
Tiếp đến giáo viên phải xác định bài thực hành đó ở kì I hay kì II từ đó
định ra phương pháp dạy và rèn kĩ năng cho học sinh. Vì sao ta phải đặt vấn
đề này vì yêu cầu bài thực hành ở mỗi học kì có sự khác nhau.
* Yêu cầu kĩ năng ở học kì I:
Chỉ yêu cầu cho học sinh dừng lại ở mức độ:
- 2 -
+ Nhận xét và nắm được trình tự đọc các loại tháp tuổi, biểu đồ khí hậu,
bản đồ, sơ đồ các mối quan hệ và các lát cắt.
+ Nhận biết được các môi trường địa lý trên Trái Đất bằng hình ảnh địa
lý, biểu đồ khí hậu.
+ Biết cách quan sát và biết rút ra những nhận xét sơ bộ ban đầu nhưng
phải có sự hoàn thiện của giáo viên.
* Yêu cầu ở học kì II:
Yêu cầu cao hơn, cụ thể:
+ Luyện tập cho học sinh kĩ năng đọc nhanh các loại tháp tuổi, biểu đồ
khí hậu, lược đồ, bản đồ
+ Phân tích chúng để tìm ra được các kiến thức cơ bản của bài.
+ Dựa vào phân tích trên để viết được báo cáo ngắn gọn về một vấn đề
theo yêu cầu của giáo viên.
b, Xác định nội dung bài thực hành để định ra phương pháp dạy học
thích hợp:
* Đối với giáo viên:
- Xác định khối lượng nội dung của bài thực hành.
- Yêu cầu về kiến thức cần đạt.
- Yêu cầu về kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh
- Trước khi vào thực hành giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và kĩ năng
cần rèn trong tiết học.
* Đối với học sinh:
- Phải chuẩn bị các kiến thức có liên quan đến bài thực hành.
- Tự lực làm việc cá nhân, nhóm trên kênh hình dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
Ví dụ khi dạy bài 4 (tiết 4): Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp
tuổi. Trong bài này có thể xác định nội dung và kiến thức như sau:
- Học sinh:
+ Củng cố nội dung kiến thức.
. Khái niệm mật độ dân số, sự phân bố dân số không đều trên thế giới.
. Các khái niệm đô thị, siêu đo thị và sự phân bố các siêu đô thị ở Châu Á.
+ Yêu cầu về kĩ năng:
. Nhận biết cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư và các đô thị
trên bản đồ,
. Đọc khai thác thông tin trên lược đồ dân số theo độ tuổi một địa
phương qua tháp tuổi.
* Đối với giáo viên: Phải định ra phương pháp dạy là:
- 3 -
- Phương pháp nêu vấn đề:
+ Giáo viên nêu ra những nội dung về mật độ dân số là gì ? Cách tính
mật độ dân số ? Thế nào là siêu đô thị ?
+ HS thảo luận nhóm hoặc cá nhân.
+ Như vậy thông qua phương pháp I giáo viên có thể đánh giá việc nắm
kiến thức cua học sinh đã học ở bài lí thuyết.
+ Tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hành trên kênh hình bằng phương
pháp trao đổi nhóm.
Ví dụ ở bài tập 1:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc lược đồ hình 4.1 theo các trình tự:
+ Đọc tên lược đồ.
+ Đọc bản đồ chú giải trong lược đồ 3 thang màu thể hiện mật độ dân số
1.000 người/km
2
; 1.000 người - 3.000 người/km
2
; trên 3.000 người/km
2
.
+ Tìm màu có một độ cao nhất, mật độ thấp nhất trong bản chú giải để
nhận biết trên bản đồ, hình thức tốt nhất là trao đổi theo nhóm.
Bài tập 3: Yêu cầu rèn luyện kĩ năng cao hơn bài tập 1.
- Về phương pháp hướng dẫn: Tương tự như bài 1 nhằm rèn kĩ năng đọc
lược đồ theo trình tự cho thành thạo ở bài tập 3, yêu cầu cao hơn là học sinh
căn cứ vào chấm đỏ (500.000 người) dày đặc đó là nơi có dân cư đông nhất.
Căn cứ vào vị trí đó ở Châu Á để học sinh xác định các khu vực đông dân ở
Châu Á, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.
Để giúp học sinh nắm trình tự đọc lược đồ, giáo viên yêu cầu 1 đến 2 học
sinh trình bày lại quá trình thực hiện của mình.
Cuối cùng giáo viên đánh giá kết quả thực hành biểu dương những học
sinh làm tốt, nhóm tốt, cho điểm.
Như vậy ở bài thực hành này giáo viên đã kết hợp sử dụng 4 phương
pháp và đã rèn học sinh trình tự đọc một lược đồ để tìm hiểu yếu tố nhân văn
trong môi trường địa lý.
Với kết quả: 100% học sinh biết đọc lược đồ theo trình tự, trong đó trên
70% học sinh đọc thành thạo và biết nhận xét mối liên quan giữa điều kiện tự
nhiên với phân bố dân cư.
Ví dụ trên đây mới chỉ là bài thực hành đầu tiên của chương trình học kì
I. Sau đâu là phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành ở các dạng bài khác
nhau.
* Phương pháp hướng dẫn thực hành:
a, Đối với loại bài: Nhận biết đặc điểm môi thầy, đọc phân tích biểu đồ
nhiệt độ lượng mưa ?
- 4 -
Thí dụ tiết 12 bài 12: thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.
- Yêu cầu về nội dung và rèn kĩ năng:
+ Đối với học sinh:
. Củng cố kiến thức về môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới
gió mùa.
. Củng cố kiến thức đặc điểm các kiểu môi trường đới nóng.
+ Đối với giáo viên:
. Phải rèn cho học sinh các kĩ năng.
. Nhận biết các môi trường đới nóng qua ảnh địa lý, qua biểu đồ nhiệt
độ, lượng mưa (bài tập 1, bài tập 4).
. Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế đọ thuỷ chế
của sông ngòi (bài tập 3).
+ Phương pháp dạy:
. Vấn đáp để kiểm tra kiến thức có liên quan như đặc điểm các môi
trường đới nóng.
. Tổ chức hình thức học tập nhóm để nhận biết các môi trường qua ảnh,
qua biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
* Ví dụ 2: Tiết 20 bài 18: Thực hành nhận biết môi trường đới ôn hoà.
- Yêu cầu về nội dung và rèn kĩ năng ở mức cao hơn.
+ Về phương pháp hướng dẫn nhận biết các nôi trường qua ảnh nhưng
yêu cầu nhanh hơn.
+ Phương pháp quan trọng là hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ, phân tích
biểu đồ khí hậu nhiệt độ, mưa.
+ Hình thức tốt nhất là chia nhóm để thảo luận các trình tự đọc biểu đồ.
. Đọc tên biểu đồ khí hậu ở đâu ?
. Đọc quy ước để học sinh nắm được nội dung thể hiện trên biểu đồ.
. Nhận xét về đặc điểm nhiệt độ.
. Nhận xét sự phân bố mưa trong năm.
. Xác định kiểu khí hậu.
Cụ thể: hướng dẫn đọc, phân tích biểu đồ A, B, C.
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
. Giáo viên hướng dẫn các thao tác.
. Học sinh đại diện các nhóm ghi báo cáo - báo cáo trước lớp biểu đồ A
cần đạt.
- Nêu vị trí biểu đồ trên bản đồ: 55
0
54' Bắc.
- 5 -
- Sự diễn biến nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình không quá 10
0
C.
Mùa hạ có tới 9 tháng nhiệt độ trung bình < 0
0
C.
Mùa đông nhiệt độ xuống đến - 30
0
C.
-> Kết luận: Lạnh giá quanh năm.
- Lượng mưa:
Mưa ít, tháng mưa nhiều nhất không quá 50mm, 9 tháng tuyết rơi.
Mùa hạ mưa nhiều nhất là tháng 7 (30mm).
-> Kết luận: Mưa ít, có phần lớn tuyết rơi, mưa nhiều hơn vào mùa hạ.
Nhận xét: Xác định kiểu khí hậu ôn đới lục địa vùng vĩ độ cao. Tương tự
trình tự trên xác định biểu đồ B, C.
b, Phương pháp hướng dẫn thực hành đối với dạy bài: So sánh đặc
điểm kinh tế của các khu vực ở một châu hay một quốc gia (ở kì II), bài 36,
40, 67.
Đối với loại bài thực hành này kĩ năng cần rèn cho học sinh trên hình là
lược đồ:
- Căn cứ vào yêu cầu rèn kĩ năng ở học kì II để có yêu cầu cụ thể:
+ Đối với học sinh:
. Trong các bài tập thực hành phải đọc nhanh các kênh hình (Bản đồ,
lược đồ, sơ đồ )
. Tự so sánh phân tích
. Tìm ra các quy luật đặc điểm đặc trưng tới sự lập bang so sánh hoặc
viết báo cáo ngắn sau khi làm bài tập.
+ Đối với giáo viên:
. Có dự kiến về cách tổ chức thực hành với các hình thức học tập khác
nhau (nhóm, cá nhân).
. Dự kiến về kết quả các bài tập.
. Yêu cầu học sinh viết báo cáo sau khi học mỗi bài (gợi ý giúp đỡ của
giáo viên).
. Đánh giá kết quả thực hành.
. Ví dụ dạy các bài thực hành (bài 34, bài 40, bài 67).
Phương pháp chung:
. Học sinh hướng dẫn nhóm phân tích nhanh trên lược đồ để tìm ra đặc
điểm kinh tế của từng khu vực (bài 34).
. Tìm ra đặc điểm khu công nghiệp mới "Vành đai Mặt trời" (bài 40).
. Lưu ý: Trình tự phân tích lược đồ:
Đọc tên lược đồ.
Đọc bản chú giải.
- 6 -
Đối chiếu ước hiệu với lược đồ để tìm ra các đặc điểm về kinh tế
(giống bài 1, 3 của tiết 4 bài 4).
Do loại bài này ở học kì II vì vậy kĩ năng phân tích, so sánh, tự vẽ biểu
đồ học sinh phải tự làm. Vậy tổ chức hình thức học tập nhóm càng phải phát
huy.
Để minh hoạ cho loại bài 2: So sánh đặc điểm kinh tế của các khu vực ở
một châu hay một quốc gia. Minh hoạ bài 34 (tiết 39).
Yêu cầu về nội dung và rèn kĩ năng là:
- Học sinh cần:
+ Nắm vững đặc điểm khác biệt về kinh tế của 3 khu vực ở Châu Phi.
+ Nắm được sự khác biệt thu nhập bình quân đầu người 3 khu vực.
Từ đó học sinh lập được bảng so sánh đặc biệt kinh tế của 3 khu vực.
- Về phương pháp chung để hướng dẫn học sinh thực hành loại bài này:
+ Tổ chức hình thức học tập cá nhân: 100% học sinh được thực hành trên
kênh hình với kĩ năng quan sát lược đồ nhanh hơn và rút ra nhận xét. Các
quốc gia có thu nhập bình quân đầu người 1000 USD và dưới 200 USD từ đó
rút ra kết luận.
. Thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực Bắc Trun - Nam Phi.
. Trong từng khu vực thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia
cũng không đều.
+ Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm: Học sinh biết vận dụng những
kiến thức đã học về đặc điểm tự nhiên và kinh tế của Châu Phi, vận dụng phần
một để các nhóm lập được bảng so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu
Phi.
Cuối cùng đại diện của ba nhóm trình bày kết quả thực hành kết hợp trợ
giúp của giáo viên để kết luận đặc điểm kinh tế của 3 khu vực.
Như vậy ở bài thực hành này, so với học kì I kĩ năng của học sinh được
nâng lên, học sinh tự làm việc nhiều hơn, có sự trợ giúp của học sinh để tìm ra
kết quả đúng.
Đến bài 40 (tiết 45):
Bài thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, học sinh
có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tốt làm thay đổi công nghiệp trên lãnh
thổ Hoa Kì.
Đến bài thực hành 61 (tiết 68).
Nâng cao kĩ năng: học sinh căn cứ vào số liệu có thể tự vẽ biểu đồ cơ cấu
kinh tế rút ra nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia Châu Âu
(giáo viên gợi ý).
- 7 -
Cuối cùng của mỗi bài học sinh báo cáo kết quả đúng của mình, có sự
giúp đỡ của giáo viên.
Từ các ví dụ trên ta có thể thấy nét chung để dạy học và rèn kĩ năng cho
học sinh người thầy phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh theo trình tự từ chỗ
học sinh chưa biết làmviệc đến làm việc được - làm thành thạo -tự viết báo
cáo - tự vẽ biểu đồ, tự nhận định mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội.
Có thể rút ra các bước thực hiện bài thực hành ở SGK địa lý 7.
Học kì I:
Học kì II:
Cách thực hành tốt nhất:
- Tất cả học sinh đều phải làm bài thực hành cùng một lúc.
- Tất cả học sinh đều phải làm trong một nhóm, một tổ để tập cho các em
cách làm việc chung với nhau, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau và
mạnh dạn trong giao tiếp.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
Trên đây là một số phương pháp chung để dạy và rèn kĩ năng cho học
sinh ở một tiết thực hành với nhiều dạng bài khác nhau. Nhưng điểm chung
nhất đều được áp dụng đó la:
a, Tiến trình dạy một bài thực hành:
- Kiểm tra những kiến thức có liên quan đến bài thực hành.
- Xác định nội dung của bài thực hành để định ra phương pháp dạy học
cho phù hợp.
- Xác định bài thực hành.
- 8 -
Giáo viên yêu
cầu học sinh
nhắc lại cách
đọc của kênh
hình (bản đồ,
sơ đồ, lược đồ,
biểu đồ ) b ià
thực h nhà
Cả lớp thực
hiện b i l m cáà à
nhân hay theo
nhóm (thảo
luận, trao đổi )
GV yêu cầ
u HS
hay nhóm trình
b y cho mà ọi HS
đóng góp ý kiến
bổ sung, sửa lại
kết quả cho đúng,
GV giúp HS tìm
ra kết quả đúng.
Đọc nhanh các
lược đồ, biểu
đồ, sơ đồ.
So sánh phân
tích các bản
đồ, biểu đồ, sơ
đồ (tự l m)à
Tìm ra quy luậ
t,
nét đặc trưng
khác biệt hoặc
một vấn đề n oà
đó (tính giáo dục
của b i thà ực
- Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành.
- Tổng kết đánh giá kết quả thực hành.
b, Về phương pháp dạy:
Sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học sau đây:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học thảo luận.
- Phương pháp dạy học trao đổi nhóm.
- Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c, Rèn kĩ năng cho học sinh:
- Rèn từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Từ quan sát nhận biết đến mô tả, đến phân tích rồi suy một vấn đề hoặc
phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố.
- Trong kĩ năng rèn cho học sinh cần chú ý rèn trình tự đọc một biểu đồ,
một lược đồ, một sơ đồ tranh ảnh để học sinh có kĩ năng thành thạo.
- 9 -