Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quy che su dung tai san cong truong PTDTBT THCS Na Sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.64 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ TRƯỜNG PTDTBT THCS NA SANG. Số: /QĐ-BT THCS. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Na Sang, ngày 25 tháng 11 năm 2015. QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng tài sản công của trường PTDTBT THCS Na Sang HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS NA SANG Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 03/6/2008; Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 03/6/2009; Căn cứ công văn số 498/CV-PGD, ngày 24/11/2015 của Phòng GD và Đào tạo Mường Chà V/v xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong các đơn vị trường học; Căn cứ Nghị quyết Hội nghị cán bộ viên chức của Trường PTDTBT THCS Na Sang năm học 2015- 2016 về việc quản lý và sử dụng tài sản công tiết kiệm và hiệu quả,. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế Quản lý và sử dụng tài sản công của trường PTDTBT THCS Na Sang. Điều 2. Lãnh đạo, CB-GV-NV của trường và các bộ phận liên quan có trách nhiệm triển khai và thực hiện quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Như điều 2. - Lưu.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ TRƯỜNG PTDTBT THCS NA SANG. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Na Sang, ngày 25 tháng 11 năm 2015. QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRƯỜNG PTDTBT THCS NA SANG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BT THCS, ngày 25 tháng 11 năm 2015) I. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG QUI CHẾ: Thực hiện thống nhất quản lý về tài sản công; Khuyến khích các cá nhân sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả, tạo sự công bằng trong đơn vị; Phát huy quyền làm chủ tập thể, đồng thời tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài sản của các bộ phận thuộc Trường PTDTBT THCS Na Sang. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY CHẾ: Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sau đây gọi chung là Nghị định số 52/2009/NĐ-CP); Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 03/6/2009. III. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CHƯƠNG I QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi áp dụng: 1. Qui chế này được áp dụng cho tất cả cán bộ giáo viên của Trường PTDTBT THCS Na Sang, nhưng chịu trách nhiệm trực tiếp là các bộ phận được Hiệu trưởng phân công chuyên trách quản lý tài sản. 2. Cá nhân, bộ phận được phân công chuyên trách quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước BGH về quản lý tài sản, thiết bị, phòng ốc được giao sau khi mua sắm, nhận biếu, tặng, chuyển giao từ nơi khác đến để sử dụng. 3. Căn cứ vào nhu cầu nội bộ, Hiệu trưởng có quyền điều chuyển tài sản trong nội bộ đơn vị để khai thác hiệu quả. Khi điều chuyển, bộ phận nhận và giao phải làm biên bản giao nhận và điều chỉnh trong biên bản kiểm kê tài sản, gửi lên cho kế toán một bộ hồ sơ để điều chỉnh vào sổ sách kế toán..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Điều 2: Trách nhiệm của Ban giám hiệu, các tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản: 1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung trong việc tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng tài sản nhà trường; quyết định việc trang bị và cấp phát tài sản cho từng bộ phận và giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản cho các tổ chức, cá nhân . 2. Phó Hiệu Trưởng phụ trách cơ sở vật chất (do Hiệu trưởng phân công) có nhiệm vụ giúp Hiệu Trưởng tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản, Cụ thể: quản lý chung vể mặt hiện vật, sổ sách, hồ sơ về tài sản, thực hiện giao, nhận, điều chuyển tài sản trong nội bộ nhà trường. 3. Đối với Kế toán có nhiệm vụ: Quản lý chung về mặt giá trị và hồ sơ, sổ sách chứng từ gốc của mỗi loại tài sản. Lập sổ theo dõi tài sản tại nơi sử dụng cho từng phòng ban; Lưu trữ hồ sơ tài sản theo qui định. 4. Phòng ban, bộ phận, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước pháp luật nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng, chiếm dụng hoặc sử dụng trái phép. Việc giao, nhận tài sản phải được người có trách nhiệm ký quyết định và khi bàn giao thực tế phải có biên bản giao, nhận theo mẫu qui định. CHƯƠNG II QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Điều 3: Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ: 1. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây: - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; - Có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên. 2. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình: Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả..., thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 4: Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định. 2. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định. Điều 5: Phân loại tài sản cố định Để quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại đơn vị, tài sản cố định được phân loại như sau: 1. Tài sản cố định hữu hình: a. Nhà cửa, vật kiến trúc: - Nhà: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hoá, nhà tập và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, trường học, giảng đường, ký túc xá, nhà khách, nhà khác, ..... - Vật kiến trúc: Giếng khoan, giếng đào, sân chơi, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, đường sá (do đơn vị đầu tư xây dựng), sân vận động, tường rào bao quanh,... b. Máy móc, thiết bị: - Máy móc, thiết bị văn phòng: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, máy hủy tài liệu, máy đun nước, thiết bị lọc nước, máy hút ẩm, máy hút bụi, máy điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị nghe nhìn, thiết bị lưu trữ thông tin dữ liệu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bộ bàn ghế, tủ, két sắt,... - Máy móc thiết bị dùng cho công tác chuyên môn: Máy công cụ, máy móc thiết bị đo lường phân tích, máy móc thiết bị thí nghiệm,... c. Phương tiện vận tải, truyền dẫn: d. Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bàn, ghế, tủ, giá kệ đựng tài liệu,... e. Cây lâu năm, vườn cây cảnh, cây ăn quả, hòn non bộ. f. Tài sản đặc biệt: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, tác phẩm nghệ thuật, sách, lăng tẩm, di tích lịch sử,... g. Tài sản cố định khác. 2. Tài sản cố định vô hình a. Giá trị quyền sử dụng đất; b. Giá trị bằng phát minh sáng chế; c. Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích;.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> d. Giá trị phần mềm máy vi tính; Điều 6: Cán bộ viên chức trong trường được giao sử dụng tài sản phải có trách nhiệm tiến hành các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của tài sản. Khi phát hiện nguyên nhân có thể làm hư hỏng tài sản thì chủ động báo với trường hoặc các phòng ban liên quan để có biện pháp xử lý. Điều 7. Mọi việc nhập, xuất và điều chuyển TSCĐ Phó Hiệu Trưởng CSVC ghi vào sổ sách theo dõi tài sản. Phó HT CSVC có trách nhiệm phát hành các biểu mẫu chung và quy định thủ tục ghi nhập sổ tài sản kịp thời và đầy đủ. Sau đó chỉ đạo cho kế toán điều chỉnh vào sổ sách kế toán. Điều 8. Những TSCĐ đã tính hao mòn đủ nhưng còn sử dụng được trong hoạt động của đơn vị thì không được ghi giảm trong sổ theo dõi TSCĐ và vẫn tiếp tục quản lý như những TSCĐ khác. Điều 9. TSCĐ là máy móc thiết bị được giao cho phòng ban hoặc cá nhân quản lý sử dụng phải có nội quy, bảng hướng dẫn và sổ theo dõi sử dụng, quá trình bảo trì, bảo dưỡng phù hợp. Riêng các loại máy móc thiết bị đắt tiền (có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên) phải có thêm sổ lý lịch máy hoặc nhật ký sử dụng máy để theo dõi quá trình sử dụng. Điều 10. Đối với những TSCĐ mà các phòng ban, bộ phận không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất thì nhà trường sẽ điều chuyển đến các phòng ban, bộ phận có nhu cầu sử dụng nhiều hơn để khai thác tối đa tần suất sử dụng của TSCĐ đã được đầu tư mua sắm. Điều 11. Kiểm kê tài sản. Định kỳ mỗi năm, các phòng ban, bộ phận được giao tài sản đều phải tổ chức kiểm kê thực tế tài sản một lần vào thời điểm 0 giờ ngày 31 tháng 12. Đối với các trường hợp bàn giao, chia tách, sát nhập, giải thể bộ phận, phòng ban...theo chủ trương của trường cũng phải tiến hành kiểm kê thực tế tài sản (lập biên bản bàn giao tài sản, biên bản đánh giá lại tài sản nếu cần thiết). Trong quá trình kiểm kê phải ghi chép đầy đủ, kịp thời vào các sổ theo dõi TSCĐ, TSCC, xác định rõ nguyên nhân hư hỏng mất mát, đề xuất biện pháp xử lý tài sản, báo cáo với Ban kiểm kê trường theo đúng quy định. Điều 12. Thanh lý tài sản Phó HT CSVC có trách nhiệm tổ chức đối chiếu sổ sách tài sản của bộ phận, phòng ban với sổ sách tài sản do kế toán quản lý, đề xuất các hình thức xử lý tài sản đối với những tài sản hết hạn sử dụng, không cần dùng hoặc tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả. Phó HT CSVC tiến hành các thủ tục thanh lý trình Hiệu trưởng và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 13. Kiểm tra và báo cáo hiệu suất sử dụng tài sản..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phó HT CSVC với chức năng quản lý về tài sản chung trong trường phải phối hợp với các phòng ban, cá nhân kiểm tra định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản, đặc biệt là phòng vi tính, phòng thực hành bộ môn. Thống kê và báo cáo kịp thời về hiện trạng tài sản trong trường khi Ban Giám hiệu yêu cầu hoặc báo cáo về cơ quan chủ quản. Tham mưu và đề xuất Ban Giám hiệu về đầu tư mua sắm, về xử lý tài sản tại đơn vị. Điều 14. Không được sử dụng tài sản của đơn vị vào mục đích cá nhân, cho thuê, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khi chưa được phép của nhà trường. CHƯƠNG III QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ DỤNG CỤ LÂU BỀN Điều 15. Công cụ, dụng cụ lâu bền. Những công cụ, dụng cụ có giá trị từ 500.000 đồng trở lên hoặc có thời gian sử dụng trên một năm mà không coi là TSCĐ thì được xếp vào nhóm công cụ, dụng cụ lâu bền. Sau khi thực hiện việc mua sắm Phó HT CSVC, kế toán tiến hành ghi tăng Công cụ dụng cụ (CCDC) lâu bền. Đơn vị phải theo dõi, quản lý chặt chẽ từng công cụ, dụng cụ lâu bền khi xuất ra sử dụng cho đến lúc báo hỏng. Điều 16. Cách tổ chức quản lý CCDC. Quản lý CCDC tương tự như quản lý TSCĐ. Quá trình sử dụng vẫn được theo dõi chặt chẽ từ lúc nhận về cho đến khi báo hỏng. Ngoài việc kiểm kê TSCĐ theo định ký hằng năm, các đơn vị cũng phải kiểm kê CCDC để báo cáo và đề nghị Ban Giám hiệu cho phép thanh lý những CCDC không còn sử dụng được. CHƯƠNG IV QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Điều 17. Vật liệu. Vật liệu trong phạm vi hoạt động của trường được hiểu là những đồ dùng, nguyên vật liệu, hóa chất, mẫu vật... khi đưa vào sử dụng coi như tiêu hao hết (chỉ sử dụng một lần). Điều 18. Vật liệu tuy không phải là TSCĐ hay TSCC nhưng đơn vị phải theo dõi, quản lý chặt chẽ từ lúc mua về sử dụng cho đến khi hoàn thành công việc. Phải có sổ sách nhập xuất rõ ràng cho từng công việc. Sử dụng không hết thì có biện pháp bảo quản tốt để tiếp tục sử dụng cho lần sau. CHƯƠNG V.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT Điều 19. Cán bộ viên chức có thành tích trong việc bảo vệ tài sản của trường thì được xét khen thưởng theo quy định chung. Nếu có những cải tiến nâng cao công suất máy móc, thiết bị; tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu; phục hồi máy móc thiết bị cũ đạt hiệu quả thiết thực...thì được khen thưởng theo quy định về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Điều 20. Cán bộ viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, đơn vị thì căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai. Quy trình xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ viên chức được căn cứ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21. Điều khoản thi hành 1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây về quản lý tài sản cố định, tài sản công cụ và vật liệu trái với quy chế này đều bãi bỏ. 2. Các phòng ban, bộ phận có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy định sử dụng tài sản Nhà nước tại nơi làm việc, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cá nhân được giao quản lý sử dụng tài sản; chỉ đạo việc tổ chức quản lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện việc mua sắm và xử lý tài sản theo đúng các điều khoản của Quy chế này và các quy trình quản lý có liên quan. 3. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện những điều không hợp lý, tập thể cán bộ giáo viên tiến hành tham mưu đề xuất với Ban Giám Hiệu điều chỉnh cho hợp lý./. HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Thị Thúy.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×