Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De HSG Hay20162017 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.81 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN LONG PHÚ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. Năm học 2011 - 2012 Khóa ngày 08/01/2012. MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP 9 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3đ) Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết. Hiện nay để giải quyết việc làm cho người dân nước ta đã có những biện pháp như thế nào? Chúng ta đã đạt những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? Câu 2: (4.5 đ) Trình bày đặc điểm của du lịch Việt Nam? Biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam năm 2012 là gì? Tiềm năng và triển vọng của du lịch Sóc Trăng? Sóc Trăng cần phải làm gì để đẩy mạnh phát triển du lịch trong tương lai? Câu 3: (2.0đ) Nêu các chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay. Những khó khăn và hạn chế của các sản phẩm công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới. Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp? Câu 4 :(3.5đ) Em hãy trình bày điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Tình hình sản xuất công nghiệp hiện nay của vùng? Vì sao vùng Đông Nam Bộ có sức hút cả nước về nguồn đầu tư nước ngoài? Câu 5: (7đ) a/ Cho bảng số liệu: giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (giá so sánh năm 1994, nghìn tỉ đồng) Năm 1995 2000 Tây Nguyên 1.2 1.9 Cả nước 103.4 198.3 -Dựa vào bảng số liệu trên, tính tốc độ phát triển công nghiệp (lấy năm 1995 = 100%) -Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.. 2002 2.3 261.1 của Tây Nguyên và cả nước. b/ Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị: %). Năm 1990 1995 2000 2005 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 Nông, lâm, ngư nghiệp 38.7 27.2 24.5 21.0 Công nghiệp – xây dựng 22.7 28.8 36.7 41.0 Dịch vụ 38.6 44.0 38.8 38.0 - Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1990 – 2005? - Nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ trọng của các khu vực kinh tế nước ta thời kì 1990 2005?. ----- HẾT----.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> UBND HUYỆN LONG PHÚ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. Năm học 2011 - 2012 Khóa ngày 08/01/2012. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Địa lý - Lớp 9 Câu1: (3đ) - Phân bố các dân tộc: (1.5đ)  Dân tộc kinh có dân số đông nhất chủ yếu sống ở đồng bằng, trung du và ven biển 0.25đ - Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người: 0.25đ  Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ: Tày, Nùng, Thái,…  Từ 700m – 1000m: người Dao sinh sống.  Các vùng núi cao: H Mông sinh sống. - Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: Êđê, GiaRai, Cơ Ho,… 0.25đ - Các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơme, Hoa,… 0.25đ - Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người: 0.5đ  Dệt, thổ cẩm: Tày, Thái,…  Gốm: Chăm,…  Khảm bạc, làm đường thốt nốt, dệt vải: Khơme,… - Giải pháp: (1đ)  Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng, vừa tạo ra việc làm vừa khai thác tốt tiềm năng của vùng. 0.25đ  Giảm tỷ lệ gia tăng dân số. 0.25đ  Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 0.25đ  Phát triển công nghiệp, dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngành nghề ở thành thị, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hướng nghiệp dạy nghề,… 0.25đ - Những thành tựu: (0.5đ) Thành tựu đáng kể: tỉ lệ người biết chữ đạt 90.3% (1999), mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng (440USD/ người năm 2002), các dịch vụ y tế, phúc lợi xã hội, nhà ở ngày càng tốt hơn, tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em giảm dần, nhiềi dịch bệnh được đẩy lùi, năm 1999 tuổi thọ bình quân của nam là 67.4 tuổi, nữ là 74 tuổi. Câu 2: (4.5đ) - Đặc điểm: 1đ/0.5đ/ý  Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới và cải thiện đời sống nhân dân.  Nước ta giài tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, có nhiều vường quốc gia,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc,…) nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha,… - Biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam năm 2012: 1đ Là hình bông sen hé nở - nghĩa là du lịch Việt Nam đang trên đà bắt đầu phát triển mạnh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Sóc Trăng: 1đ/0.5đ/ý  Các điểm du lịch Sóc Trăng đã và đang tiếp tục thu hút du khách là chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu, nhà trưng văn hóa dân tộc Khơme, Hồ Nước Ngọt,…Ngoài ra còn có vườn cò Tân Long, cồn Mỹ Phước, chùa Bốn Mặt, khu di tích đón đoàn tàu chính trị Côn Đảo, cùng một số làng nghề truyền thống: đan lát, vẽ tranh trên kiếng, bánh pía,… 0.5đ  Sóc Trăng có 95 đơn vị tài nguyên du lịch, hiện nay đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan là 18 đơn vị, 1 số đơn vị tài nguyên đang được xem xét và kêu gọi đầu tư xây dựng như: rừng tràm Mỹ Phước, khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, đền thời Bác Hồ ở xã An Thạnh Đông (CLD), …Đặt biệt được bộ văn hóa hổ trợ thực hiện đề án xây dựng lễ hội Ooc – om – boc và đua ghe ngo trở thành Festival cấp quốc gia. Ngoài ra còn có dự án khu du lịch cồn số 3 Song Phụng, hồ Bễ ở Vĩnh Châu, rừng bần ở An Thạnh Nam, tuyến du lịch biển từ kinh Ba đền Côn Đảo, du lịch hạ lưu sông Hậu. 0.5đ - Sóc Trăng cần phải làm gì… 1.5đ /0.5/ý  Đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí của nhà nước, cũng như cơ chế chính sách thông thoáng cho việc đầu tư phát triển các khu, địa điểm du lịch và dịch vụ du lịch.  Cần quan tâm hơn nữa về vấn đề bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, cũng như nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, trong đó khâu hướng dẫn viên, thuyết minh viên ở các địa điểm du lịch là chiếm vị trí khá quan trọng.  Nâng cao và làm mới các sản phẩm lưu niệm, các đặc sản ẩm thực của Sóc Trăng là hết sứ cần thiết. Câu 3; (2.0đ) - Các chính sách phát triển công nghiệp: 0.75đ  Chính sách công nghiệp hóa và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.  Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyết khích đầu tư trong và ngoài nước.  Đổi mới cơ cấu quản lí kinh tế đối ngoại. - Những khó khăn và hạn chế: 0.5đ  Sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập và sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.  Hàng công nghiệp còn hạn chế về mẫu mã,chất lượng,… - Ý nghĩa: 0.5đ Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. Sự cạnh tranh thị trường thúc đẩy công nghiệp phát triển, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm. Câu 4: (3.5đ) - ĐKTN Đông Nam Bộ  Vùng đất liền: địa hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt – Thế mạnh cho các cây trồng: cao su, càphê, hồ tiêu, lạc, mía đường,… 0.75đ  Vùng biển: biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí – thế mạnh khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển,… 0.75đ - Sản xuất CN ĐNB hiện nay: 1đ  Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của vùng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Cơ cấu sản xuất cân đối bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng.  Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao,…  Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là thành phố HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. - ĐNB là vùng có sức hút……. 1đ  Vùng có vị trí địa lí rất thuận lợi và hấp dẫn.  ĐKTN tốt và một số nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao.  ĐK KT – XH thuận lợi, lao động dồi dào, chuyên môn cao, có sự tích tụ lớn về kĩ thuật.  Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, KT năng động, chính sách thông thoáng,... Câu 5: (7đ) a/ -Tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở Tây Nguyên và cả nước: (đơn vị: %) 1.5đ Năm 1995 2000 2002 Tây Nguyên 100 158.3 191.6 Cả nước 100 191.7 252.5 - Nhận xét: 1.5đ/0.75đ/ý  Từ năm 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng, từ 100% lên 191%. Giai đoạn 2000 – 2002 tăng nhanh hơn giai đoạn 1995 – 2000.  Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên tăng chậm hơn giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. b/- Vẽ đúng biểu đồ. 2đ - Nhận xét và giải thích  Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh từ 38.7% (1990) xuống 21% (2005). 0.5đ  Tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh 22,7% (1990) lên 41% (2005). 0.5đ  Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. 0.5đ  Sự tăng, giảm tỉ trọng trong các khu vực kinh tế thời kì 1990 – 2005 là phù hợp với qu1a trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta và xu trế phát triển chung của thế giới . 0.5đ. HẾT.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×