Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

van ban phap luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.44 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014</b>


Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014 và thay thế Luật
BVMT số 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005.


Luật BVMT 2014 trên tinh thần kế thừa các nội dung của Luật BVMT 2005, đồng thời khắc phục
những hạn chế, bất cập của Luật BVMT 2005. Luật hóa chủ trương của Đảng, các chính sách mới
về BVMT; mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong
giai đoạn mới. Ngoài ra, Luật BVMT 2014 cũng đã xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các
luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các
nghị định về BVMT, sắp xếp lại trật tự các chương, điều, câu chữ đảm bảo tính logic và khoa học.
Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, tăng 5
chương và 34 điều so với Luật BVMT 2005. Về cơ bản Luật BVMT 2014 có những nét đổi mới


như sau:


1. Giải thích thuật ngữ


Điều 3 Luật BVMT 2014 có 29 khái niệm để giải thích từ ngữ, trong đó có bổ sung thêm 9 khái
niệm mới so với luật BVMT 2005 như: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sức khỏe môi trường, cơng
nghiệp mơi trường, kiểm sốt ơ nhiễm, hồ sơ mơi trường, quy hoạch BVMT, hạ tầng kỹ thuật
BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), an ninh mơi trường…Các khái niệm về môi trường, ô
nhiễm môi trường, sức chịu tải của môi trường, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá
tác động môi trường (ĐTM), phế liệu… cũng đã được chỉnh sửa, bổ sung, phù hợp với thực tế hiện
nay; việc chỉnh sửa, bổ sung các khái niệm đã góp phần làm rõ hơn các nội dung về BVMT thể
hiện trong luật, qua đó giúp các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh có thể hiểu rõ và thực thi các


nhiệm vụ về BVMT theo quy định pháp luật.



2. Nguyên tắc BVMT


Luật BVMT 2014 có 8 nguyên tắc về BVMT (Luật BVMT 2005 có 5 nguyên tắc), về cơ bản
nguyên tác BVMT đã có những thay đổi phù hợp với tình hình thực thực tế hiện nay như: BVMT
phải gắn kết với bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ứng phó BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên,
giảm thiểu chất thải; BVMT phải gắn kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm
mọi người có quyền được sống trong mơi trường trong lành. Các nguyên tắc này, đã thể hiện được
chủ trương của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới.


3. Những hành vi bị nghiêm cấm


Luật BVMT 2014 có 16 hành vi cấm được nêu trong Điều 7 và Luật BVMT 2005 cũng có 16 hành
vi bị cấm. Tuy nhiên, Luật BVMT 2014 có quy định và bổ sung các hành vi mới bị cấm như: hành
vi vận chuyển chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác khơng đúng quy trình kỹ
thuật về bảo vệ mơi trường; thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường; các
chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào khơng khí; đưa vào nguồn nước hóa chất độc
hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh
vật; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy


định về quản lý môi trường.


4. Quy hoạch BVMT


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hoạch bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.
b. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và


quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.



c. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 12 cũng quy định cụ thể về rà sốt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ mơi
trường: “Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được định kỳ xem xét, rà sốt, đánh giá q trình thực
hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi trường là 05 năm kể từ ngày quy hoạch bảo


vệ môi trường được phê duyệt”.


5. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)


Theo Điều 18, Luật BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM. Đó là: Các dự
án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; Các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịc sử - văn
hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam đã được xếp hạng; Các dự án có
nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Việc đối tượng lập báo cáo ĐTM được thu hẹp lại hơn so
với luật BVMT 2005 ( luật BVMT 2005 có 7 nhóm đối tượng phảo lập ĐTM) có thể nhận định
việc hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM và tính lý thuyết của một số ĐTM trong


thực tiễn.


6. Kế hoạch BVMT


Mục 4, Luật BVMT 2014 quy định về Kế hoạch BVMT (thay cho cam kết BVMT theo Luật
BVMT 2005) có 6 điều (từ Điều 29 – Điều 34). Theo đó, các quy định về thực hiện Kế hoạch
BVMT theo luật BVMT 2014 có nhiều thay đổi so với luật BVMT 2005 như: đối tượng phải lập
Kế hoạch BVMT sẽ do Chính phủ quy định, các nội dung Kế hoạch BVMT được mở rộng đến 6
nội dung, trách nhiệm tổ chức thực hiện xác nhận Kế hoạch BVMT bao gồm cả cơ quan chuyên
môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện.


7. Ứng phó với Biến đổi khí hậu



Chương IV Luật BVMT 2014 quy định về ứng phó với BĐKH, đây là nội dung đầu tiên luật hóa
những quy định về ứng phó với BĐKH trong mối liên quan chặt chẽ với BVMT. Ứng phó với
BĐKH quy định trong luật BVMT 2014 bao gồm 10 Điều (từ Điều 39 – Điều 48): quy định chung
về ứng phó với BĐKH; lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường; thu hồi năng
lượng từ chất thải; quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH; phát triển và
ứng dụng khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Các quy định trên sẽ làm cơ sở pháp lý để các cơ quan chính quyền các cấp xây dựng các chương
trình, kế hoạch, dự án cụ thể trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH trong mối liên quan với BVMT.
Ngoài ra, việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhằm hạn chế các khí thải làm suy giảm
tầng ơ – dơn đã được nhấn mạnh bên cạnh việc khuyến khích thu hồi năng lượng từ chất thải nhằm
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong thời điểm phải thích ứng và ứng phó với các tác động


của BĐKH.


8. BVMT biển và hải đảo


Luật BVMT 2014 có chương riêng về BVMT biển và hải đảo và có 3 Điều (từ Điều 49-51) bao
gồm: quy định chung về BVMT biển và hải đảo, kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm mơi trường biển và
hải đảo, phịng ngừa và ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo. Trong khi Luật BVMT 2005 chỉ
có mục 1 là BVMT biển, điều này cho thấy luật BVMT 2014 có tính bao qt rộng hơn về vấn đề
này và tầm quan trọng trong công tác BVMT biển hải đảo trong giai đoạn đoạn hiện nay.


9. BVMT đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đất, quản lý mơi trường đất và kiểm sốt ô nhiễm môi trường đất. Theo đó, mọi hoạt động có sử
dụng đất phải xem xét đến mơi trường đất và giải pháp BVMT đất; các tổ chức, cá nhân được giao
sử dụng đất phải có trách nhiệm BVMT đất; gây ơ nhiễm mơi trường đất phải có trách nhiệm xử lý,


cải tạo và phục hồi môi trường đất. Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm sốt ơ
nhiễm mơi trường đất để bảo đảm các yếu tố có nguy cơ gây ơ nhiễm đất phải được xác định, kiểm
soát; cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách nhiệm tổ chức kiểm sốt ơ nhiễm môi trường
đất; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm kiểm sốt ơ nhiễm đất tại cơ sở.
10. BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công
nghiệp


Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
nhưng chưa có các quy định chi tiết về BVMT đối với các hình thức tổ chức sản xuất tập trung
đang phổ biến hiện nay như: các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp. Luật BVMT 2014 có quy định cụ thể về BVMT khu kinh tế, BVMT khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, BVMT cụm công nghiệp (từ Điều 65 - Điều 67), trong
đó quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý BVMT, tổ chức và hoạt động BVMT tại các khu
vực này này. Luật cũng giao Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết có liên quan trong BVMT tại


các loại hình tổ chức sản xuất này.


11. Quy chuẩn kỹ thuật mơi trường


Luật BVMT 2005 có quy định về tiêu chuẩn môi trường. Trong khi, Luật BVMT 2014 quy định bổ
sung quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại Chương XI (từ Điều 113 – Điều 120), điều này phù hợp
với quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Theo đó, Luật BVMT 2014 có
các quy định chi tiết về quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật chất thải và
các quy chuẩn kỹ thuật mơi trường khác; Ngồi ra cịn có các quy định: nguyên tắc xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật môi trường; ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường; yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ
thuật…Đặc biệt điểm mới ở đây là việc quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương do


UBND cấp tỉnh ban hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b> Nguyễn Thành Tâm - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường</b></i>



<b>Tin khác</b>




</div>

<!--links-->
Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan
  • 15
  • 2
  • 7
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×