Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NANG CAO CHAT LUONG HOAT DONG DOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.92 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Trang Phần I: Đặt vấn đê............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đê tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 Phần II: Giải quyết vấn đê....................................................................................3 1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................3 3. Giải pháp..........................................................................................................4 3.1. Mục tiêu của giải pháp..................................................................................4 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp...................................................5 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................8 Phần III: Kết luận...............................................................................................10 * Tài liệu tham khảo...........................................................................................11.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần I ĐẶT VẤN ĐÊ 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới CNH - HĐH đất nước, con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Bên cạnh việc đối đầu với nhiêu thử thách của tương lai, nhân loại nhìn thấy trong giáo dục một tài sản không tách rời thiết yếu trong nỗ lực đạt tới những lý tượng vê giá trị sống . UNESCO cũng khẳng định niêm tin của họ rằng giáo dục đóng vai trò nên tảng trong sự phát triển cá nhân và xã hội. Vì vậy, họ không xem giáo dục như một phương thức màu nhiệm hay một công thức thần kỳ mở ra một thế giới mới trong đó tất cả những lý tưởng sẽ đạt được, mà xem nó như một phương tiện cơ bản để thúc đẩy một hình thức phát triển con người sâu sắc hơn và hài hòa hơn trong tương lai. Vì vậy, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã rất quan tâm tới giáo dục cho các em thông qua các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là thông qua hoạt động Đội để giáo dục các em. Thông qua đó nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách. Người học hiểu được ý nghĩa to lớn của những hệ thống giá trị nhân văn. Chỉ trên cơ sở những giá trị đó, con người mới có cảm xúc, tình cảm tích cực thúc đẩy con người đi vê phía trước tự khẳng định với tư cách là chủ thể tích cực của cuộc sống. Hơn nữa, đứng trước những nhu cầu và sự phát triển đa dạng phong phú của thiếu nhi, đòi hỏi những người làm công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng phải cố gắng, phấn đấu để thực sự trở thành những nhà giáo dục, có đầy đủ những kiến thức khoa học vê công tác xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Để làm được điêu đó, đòi hỏi người giáo viên tổng phụ trách Đội phải chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thu hút được toàn thể đội viên tham gia một cách tích cực, có hiệu quả. Thông qua các hoạt động đó nhằm giúp các em thực hiện tốt 5 điêu Bác Hồ dạy, phấn đấu học tập và rèn luyện trở thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Với những lý do trên, tôi chọn đê tài “ Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động công tác đội tại trường Trung học cơ sở” làm đê tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng thông qua hoạt động Đội tại trường. Từ đó, đê xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả công tác hoạt động đội cho học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Việc tổ chức và thực hiện hoạt động Đội tại trường THCS Yên Thế Quận Bình Thạnh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với thời gian ngắn, kinh nghiệm thực tế còn ít nên tôi chỉ khai thác một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Trung học cơ sở. Mục đích tôi đi sâu nghiên cứu đê tài này nhằm để góp phần nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Trung học cơ sở và hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm sóc và giáo dục Thiếu niên Nhi đồng, một vấn đê mà đang được Đảng, Nhà nước và cả xã hội hết sức quan tâm. 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu - Rút những kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp thông qua việc tổ chức các hoạt động Đội ở Liên đội. - Nghiên cứu thực tế, trao đổi với đồng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động - Phương pháp quan sát. Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ 1. Cơ sở lý luận Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nồng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, lấy 5 Điêu Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu để rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ cho thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyên và bổn phận theo Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, người GV- TPT phải nắm vững một cách sâu sắc vê Đội TNTP Hồ Chí Minh, vê cơ sở khoa học, tâm lý lứa tuổi, và các hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Ngoài ra phải biết tổ chức, quản lý và điêu hành các hoạt động Đội trong phạm vi liên đội do bản thân phụ trách. 2. Cơ sở thực tiễn: Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi ở các trường THCS hiện nay nhìn chung đã có sự quan tâm và đầu tư đúng mức song chất lượng mà hoạt động Đội mang lại thật sự chưa đạt hiệu quả cao so với nhu cầu phát triển của các em, theo tôi vì một số nguyên nhân sau: Phần lớn Tổng phụ trách Đội ở các trường THCS đã được đào tạo cơ bản vê kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội song họ còn thiếu vê kinh nghiệm quản lý và phương pháp tổ chức các hoạt động Đội. Trong quá trình tổ chức.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> và chỉ đạo còn thụ động, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự phối hợp với các lực lượng ở trong và ngoài nhà trường. Một số giáo viên chủ nhiệm ở các trường chưa ý thức được trách nhiệm của mình với công tác Đội, cứ nghĩ việc tổ chức, điêu hành các hoạt động Đội là của riêng GV - TPT Đội còn mình thì đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy chất lượng hoạt động Đội của một số chi đội còn thấp. Một số trường còn xem nhẹ vai trò của hoạt động Đội đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh, chưa thực sự xem hoạt động Đội là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động tổng thể của nhà trường. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội của một số trường chưa có sự đầu tư, còn thiếu thốn như: Phòng Đội, trống, cờ, các loại sổ sách, tạp chí vê nghiệp vụ và một số thiết bị khác phục vụ cho hoạt động Đội. Từ những thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng thành công Đê tài “Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Trung học cơ sở” tại Liên đội trường THCS Yên Thế đạt hiệu quả cao. 3. Giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp Nâng cao chất lượng công tác Đội trong nhà trường nhằm thu hút các em đội viên vào các hoạt động giáo dục, làm cho người đội viên thấy thú vị và có cảm xúc với các hoạt động này, giúp người đội viên nhận biết các giá trị phổ quát cơ bản như giá trị của riêng mình để trải nghiệm với một số giá trị và biết cách giảm căng thẳng. Qua đó, bản thân các em được nâng cao nhận thức, hứng thú và sự quan tâm đến các hoạt động Đội, đồng thời biết lựa chọn tích cực hành vi và thái độ thông qua việc loại bỏ những hành vi và cảm xúc tiêu cực, xây dựng các hành vi xã hội tích cực và thiết lập được các mối liên hệ thực tiễn của các hoạt động Đội với cộng đồng. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 3.2.1 Khảo sát đặc điểm, tình hình.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể, toàn diện các đặc điểm của liên đội để nắm bắt những đặc điểm, tình hình của từng khối lớp, địa bàn sinh sống của học sinh... thông qua việc tiếp cận trò chuyện trực tiếp học sinh, với giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng, đê xuất cũng như những thuận lợi và khó khăn của từng khối lớp trước thêm năm học mới. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm của Liên đội. 3.2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động Sau khi khảo sát, nắm được đặc điểm tình hình của Liên đội, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm cho từng khối lớp. Đồng thời, dựa vào đó để tôi xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho toàn Liên đội, bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng đội Quận, chọn các nội dung hoạt động trọng tâm, phù hợp với từng đặc điểm, tình hình của Liên đội. Phân chia thời gian cụ thể cho từng hoạt động, theo chủ điểm từng tháng, từng tuần, sát với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoạt động của từng khối lớp và kế hoạch chung của toàn Liên đội, tôi trình lên Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng đội Quận để xin ý kiến chỉ đạo. Từ đó, có sự thống nhất giữa Liên đội, Nhà trường và Hội đồng đội Quận trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trên. Kế hoạch này được đưa ra trong Hội đồng sư phạm, Tổ chuyên môn, Ban chỉ huy Liên đội và nó được lồng ghép vào bản phương hướng hoạt động của Liên đội trong năm học 2015 - 2016 được trình bày trước Đại hội Liên đội. 3.2.3 Xây dựng hệ thống tổ chức Đê xuất với Ban giám hiệu trong việc xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa công tác chủ nhiệm với công tác phụ trách Đội. Sau khi đã biên chế xong các lớp, Tổng phụ trách lên kế hoạch chỉ đạo cho các Chi đội tiến hành Đại hội, bầu đại biểu đi dự Đại hội Liên đội. Thông qua Đại hội Liên đội để bầu ra Ban chỉ huy Liên đội gồm 11 em ( mỗi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> chi đội 1 em), Ban chỉ huy Liên đội thực sự là những Đội viên ưu tú, nhiệt tình với phong trào Đội, năng nổ sáng tạo trong mọi hoạt động. Từ đó, lên kế hoạch để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ Phụ trách chi đội và tổ chức tập huấn hướng dẫn cho đội ngũ Ban chỉ huy vê mọi công việc và kĩ năng công tác Đội để làm sao các em có khả năng chủ động triển khai, hướng dẫn đội viên của chi đội mình hoạt động một cách có hiệu quả. Có thể nói đây là lực lượng nồng cốt để Tổng phụ trách triển khai việc tổ chức các hoạt động Đội trong năm, kết quả thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào lực lượng cán bộ này. Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống tổ chức nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ có đủ tâm huyết, có năng lực tổ chức các hoạt động Đội từ giáo viên phụ trách các chi đội đến Ban chỉ huy Liên - Chi đội. Đó phải là một ê kíp (theo nghĩa tích cực) hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thân ái, có tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm vì phong trào chung của toàn liên đội. 3.2.4 Tổ chức thực hiện Sau khi đã xây dựng xong kế hoạch, tôi đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tiến hành thực hiện các kế hoạch đê ra. Để có sự thống nhất trong một số họat động trong toàn liên đội, tôi đã quy định thời gian cụ thể cho từng hoạt động như đọc báo Đội, truy bài, thể dục, múa hát, sinh hoạt sao vv... Bên cạnh đó, thành lập các Đội sao đỏ để theo dõi và kiểm tra các hoạt động của các chi đội. Nhằm tạo sự thi đua giữa các lớp trong việc học tập và tham gia các hoạt động Đội, liên đội đã in lá cờ thi đua, lớp đẫn đầu trong tuần sẽ được nhận cờ thi đua và được tuyên dương trước cờ vào sáng thứ 2, được tuyên dương trong mục “Người tốt việc tốt” qua chương trình phát thanh măng non của Liên đội. Chính vì vậy đã tạo được phong trào thi đua học tập sôi nổi giữa các chi đội với nhau. Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, HKPĐ cấp trường nhân dịp 22/12, thi ATGT, Rung chuông vàng, Trò chơi dân gian, Nghi thức đội viên vào dịp 26/3. Thông qua các hội thi đã tạo ra được các sân.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chơi lành mạnh cho các em “Học mà chơi - Chơi mà học” gây dựng được phong trào TDTT, VHVN trong trường học, đồng thời thông qua các hội thi để phát hiện và tuyển chọn những em có năng khiếu ở các môn, từ đó tiến hành luyện tập và cho các em tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức. Song song với việc xây dựng các phong trào bê nổi, Liên đội đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và rèn luyện, vì đây chính là hoạt động trọng tâm của Liên đội, bằng các hình thức: Gắn với chủ điểm của từng tháng trở thành phong trào xuyên suốt trong năm học như phong trào: “ Bông hoa điểm 10 dâng tặng Thầy cô” Nhân dịp 20/11. “Bắn trúng vòng 10” Nhân dịp 22/12. Làm biểu đồ thi đua với tiêu đê “Hành trình vê thăm quê Bác” Từ 03 / 02 đến 19 / 5. Bên cạnh đó, Liên đội đã xây dựng được các mô hình học tập như “ Đôi bạn cùng tiến”, “ Đôi bạn điểm 10”. Phong trào “Giúp bạn vượt khó”vv... 3.2.5 Công tác kiểm tra, đánh giá Để đánh giá một cách khách quan và thực chất các phong trào thi đua, kết quả hoạt động của từng chi đội, hàng tháng Ban chỉ huy Liên đội kết hợp với Đội sao đỏ tiến hành kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Công tác kiểm tra tiến hành một cách công bằng, đánh giá thẳng thắn những việc làm tốt và những mặt còn tồn tại của từng chi đội, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những vấn đê còn tồn tại của từng khối lớp để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp . Thông qua việc kiểm tra, Liên đội tiến hành xếp loại thi đua hàng tháng, từng đợt thi đua cho các lớp và từng điểm trường. Đồng thời, TPT Đội cùng với Ban chỉ huy Liên đội cũng tiến hành kiểm điểm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời trong các công tác chỉ đạo thực hiện và định hướng cho các hoạt động tiếp theo. Sau mỗi hội thi hoặc mỗi lần kiểm tra, nhà trường tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao nhằm động viên và khuyến khích các em. Từ đó thúc đẩy phong trào chung của toàn liên đội. 3.2.6.Công tác phối kết hợp với các lực lượng ngoài trường học.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đội vững mạnh, nhằm để thu hút được các lực lượng cùng tham gia vào công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Đồng thời việc giáo dục thiếu niên, nhi đồng phải tiến hành một cách đồng bộ, đúng hướng và mang tính thống nhất thông qua các hoạt động Đội. Tôi đã trực tiếp trao đổi với Hội đồng đội quận, Đoàn phường, Chi đoàn giáo viên, các tổ chức đoàn thể khác để triển khai các hoạt động Đội trên địa bàn dân cư có hiệu quả. Nhất là vào dịp hè, tổ chức tốt bàn giao học sinh vê sinh hoạt hè tại địa phương. Nhằm giúp cho các hoạt động trên địa bàn dân cư có hiệu quả thì các anh chị đoàn viên thanh niên phải có một số kĩ năng hoạt động như cách tổ chức trò chơi, các bài múa hát vê thiếu nhi vv...và một số hình thức hoạt động khác để các em được tham gia sinh hoạt và vui chơi ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cho các em có môi trường vui chơi lành mạnh và bổ ích. Đồng thời lấy lực lượng đoàn viên thanh niên làm nồng cốt để tập hợp các lực lượng xã hội khác cùng góp phần vào việc tổ chức hoạt động cho thiếu nhi đảm bảo tính thống nhất giữa: Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Để xây dựng được phong trào hoạt động Đội ở Liên đội mình, trước hết đòi hỏi người TPT phải nắm rõ đặc điểm tình hình của Liên đội do mình phụ trách. Từ đó, lên kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp cho từng khối lớp, kế hoạch chung cho toàn Liên đội. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, với Ban chỉ huy Liên đội, tổ chuyên môn đồng thời chú ý tập huấn các kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ này một cách đầy đủ, đúng quy trình. Phối hợp với các lực lượng xã hội, lực lượng giáo dục khác để có sự phối hợp cộng tác trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Tranh thủ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, của Đoàn thanh niên và Hội đồng đội để có sự phối hợp trong quá trình hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đòi hỏi người Tổng phụ trách phải nhiệt tình với phong trào Đội, tính kiên trì và lòng yêu trẻ. Có năng lực, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động Đội. Không ngừng tự học, tự nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp trong việc tổ chức hoạt động Đội để xây dựng vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức cho bản thân..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phần III KẾT LUẬN Trong những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định được vị trí của mình, thể hiện rõ sự phát triển cả vê số lượng và chất lượng. Để đạt được kết quả này, bản thân tổ chức Đội đã có những đổi mới vê các loại hình hoạt động nhằm thu hút trẻ em vào tổ chức, tạo cho mọi đội viên phát huy mọi khả năng của mình trong hoạt động Đội. Để hoạt động Đội ngày càng phát triển hơn nữa, đòi hỏi người Phụ trách phải bết yêu trẻ, nhiệt tình, có năng lực và kinh nghiệm để làm nòng cốt tập hợp các lực lượng phụ trách Đội và Thiếu nhi. Bên cạnh đó đòi hỏi bản thân người TPT phải biết đổi mới cách thức hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em ngày một đa dạng và phong phú, phù hợp với đặc điểm từng trường, từng vùng miên. Từng bước nâng cao nhận thức, năng lực học tập và các hoạt động cho học sinh . Nhằm góp phần giáo dục các em một cách toàn diện vê : Văn - Trí -Thể - Mĩ, xứng đáng là những chủ nhân của tương lai của đất nước. Qua đê tài này, ít nhiêu cũng giúp cho học sinh có được một số giá trị sống trong môi trường học tập thông qua hoạt động Đội để phát triển nhân cách cho cá nhân. Nói cách khác, đại lượng giữa hệ giá trị cá nhân và giá trị xã hội càng nhỏ thì nhân cách càng cao đẹp..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vê “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 2. Diane Tillman (2000), Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống (Trích tài liệu). 3. Điêu lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh (Ban hành kèm theo Quyết định số 319QĐ/TWĐTN, ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X) 4. Hà Tài Sáu (2012), Kỹ năng hoạt động cơ bản thanh thiếu niên. 5. Huỳnh Ngô Tịnh (2015), Lao động Tổng phụ trách Đội. 6. Huỳnh Ngô Tịnh (2015), Tổ chức và hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 7. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên) (2007), Giáo trình Giáo dục học (tập 1), NXB Đại học sư phạm. 8. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh (2008), Kế hoạch số 1842/GDĐT – TrH ngày 29/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh vê “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×