Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.54 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 11 Tiết: 21. Ngày soạn: 25/10/ 2016 Ngày dạy: 31/10/ 2016. Chương III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (thế kỉ XIII-XIV) Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi hoàn thành bài học, HS cần: - Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều Lý, triều Trần được thành lập - Biết những nét chính về Tổ chức nhà nước thời Trần được củng cố từ trung ương đến địa phương. - Pháp luật được ban hành, cơ quan xét xử được hoàn thiện. 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức vươn lên, tự hào về dân tộc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK. Giáo án 2. Học sinh: Đọc bài trước theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 7A1……………..7A2………………..7A3………………… 7A4……………..7A5……………….7A6…………………. 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy cho biết những thay đổi về mặt xã hội thời Lý - Nêu tình hình giáo dục, văn hóa thời Lý 2.Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết, khi nhà Lý mới thành lập nhà nước rất chăm lo đến việc phát triển đất nước và đời sống nhân dân.Nhưng đến thế kỷ XII, nhà Lý đã bị suy yếu trầm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó, nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào ? -> bài mới. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt Động 1: Tìm hiểu Nhà Lý sụp đổ. - Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 Sgk => ? Em hãy nhắc lại một vài nét về nhá Lý ? HS: Thành lập năm 1009, trải qua 8 đời vua đến đời vua thứ 9, nhà Lý ngày càng suy yếu trầm trọng Biểu hiện sự suy yếu cuả nhà Lý? HS: Vua quan ăn chơi sa đọa không quan tâm đến đời sống nhân dân Lụt lội, hạn hán liên mien, nhân dân cực khổ nổi dậy đấu tranh ? Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy? * Giáo viên giảng : Đời vua thứ 8 , Lý Huệ Tông chỉ sinh được hai người con gái là Thuận Thiên và Chiêu Thánh… - Gọi học sinh đọc phần chữ in nghiêng “Bấy giờ… việc gì ”.. I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP 1. Nhà Lý sụp đổ. - Cuối thế kỷ XII, vua quan ăn chơi sa đoạ, không chăm lo đến đời sống nhân dân. - Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, dân li tán - Một số thế lực địa phương nổi dậy, nhà Lý phải dựa vào họ Trần.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Việc làm trên của nhà Lý đã dẫn đến hậu quả gì ? => Một số thế lực phong kiến ở các địa phương chống lại triều đình…-> nhà Lý ngày càng suy yếu hơn. ? Trước tình hình đó, nhà Lý đã làm gì ? HS: ( dựa vào thế lực của họ Trần ) ? Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ? HS: Khi nhà lý gặp khó khăn, nhân cơ hội đó nhà Trần ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh…-> đọc lời của Trần Thủ Độ”Hiện nay……cho chồng” ? Em có nhận xét gì về sự thành lập của nhà Trần? HS: suy nghĩ, trình bày nhận xét của mình GV: gợi ý để HS thấy được sự thành lập của nhà Trần là một tất yếu khách quan của lịch sử, khi triều đại cũ không đủ sức lãnh đạo đất nước triều đại mới lên thay thế Hoạt Động 2: Tìm hiểu Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền ? Sau khi lên nắm chính quyền nhà Trần đã làm gì ? HS: Dẹp yên rối loạn, xây dựng bộ máy nhà nước ? Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức như thế nào ? HS: mô tả bộ máy nhà nước thời Trần ? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần ? * Giáo viên giảng : Đứng đầu là vua, các vua thường nhường ngôi sớm cho con, tự xưng là Thái thượng hoàng. + các chức đại thần văn võ do người họ Trần nắm giữ… - Ngoài ra , Bộ máy nhà nước thời Trần còn có nét gì nữa ? ? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần ? HS: hoàn thiện, chặt chẽ, thế lực dòng họ vua được tăng cường * Học sinh chia nhóm thảo luận : So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có gì thay đổi ? + Vua nhường ngôi sớm cho con, tự xưng là Thái thượng hoàng. + Các chức đại thần văn võ do ngừơi họ Trần nắm giữ. + Đặt thêm một số cơ quan và một số chức quan + Chia cả nước làm 12 lộ, chức xã quan do triều đình đặt ra. Hoạt Động 3: Tìm hiểu Pháp luật thời Trần - Cho học sinh đọc mục 3 Sgk -> Nhà Trần đã chú trọng sửa sang luật pháp như thế nào ? - Em hãy nhận xét hình luật thời Trần so với thời Lý ?. - Tháng 12 – 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh -> nhà Trần thành lập.. 2.Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.. - Theo chế độ trung ương tập quyền gồm ba cấp: + Triều đình. + Các đơn vị hành chính trung gian + Cấp hành chính cơ sở - Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng - Đặt thêm một số cơ quan và một số chức quan. - Chia cả nước làm 12 lộ. - Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. 3. Pháp luật thời Trần. - Ban hành bộ luật mới : Quốc triều hình luật( nội dung: giống thời Lý, bổ sung thêm luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ( Xác định lại những điều đã ban hành trong bộ luật - Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hình thư có bổ sung ) hoàn thiện. Điểm giống và khác nhau của luật pháp thời Lý, Trần - Đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử. => Giáo viên giảng về mối quan hệ giữa vua và nhân dân 4. Củng cố: - Từ cuối thế kỷ XII, nhà Lý bị suy yếu, xã hội rối loạn – đời sống nhân dân cực khổ => nhà Trần được thành lập. - Bộ máy nhà nước thời Trần được củng cố chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. - Gọi học sinh lên bảng vẽ lại sơ đồ bộ máy nmhà nước. - Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần ? - Nêu nội dung pháp luật của thời Trần ? * Bài tập 1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụp đổ của nhà Lý ? a. Vua ăn chơi, quan tranh quyền. b. Sản xuất không được chăm sóc, lụt lội, hạn hán, mất mùa. c. Dân nghèo nổi dậy, các thế lực địa phương chống triều đình. d. Các câu …………………… đúng. 2. Nhà Trần đã được thành lập như thế nào ? a. Nhà Lý phải dựa vào nhà Trần để chống lại các cuộc nổi loạn đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần. b. Qua cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. c. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân. d. Các câu ……………………..đúng. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài kết hợp Sgk trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 . - Chuẩn bị bài mới : Phần tiếp theo - Quan sát hình 27 – 28 Sgk tập mô tả và nhận xét.. IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>
<span class='text_page_counter'>(5)</span>