Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Tap huan BDDKH Sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.52 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Mục tiêu - Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và vai trò của giáo dục vì một cuộc sống an toàn và bền vững. - Hỗ trợ giáo viên khai thác thông tin và các phương pháp dạy và học nhằm tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào môn Sinh học cấp THCS một cách hiệu quả nhất. - Thúc đẩy việc áp dụng và chia sẻ các tài liệu dạy học bộ môn, các ý tưởng và hoạt động giáo dục về BĐKH và phòng, chống thiên tai môn Sinh học THCS giữa các giáo viên trong cả nước. - Thông qua đó, giáo viên sẽ truyền tải và hỗ trợ học sinh phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp và hiệu quả để ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kiến thức: Học sinh sẽ giải thích được BĐKH và phòng, chống thiên tai là gì và các nguyên nhân gây ra BĐKH và thiên tai; mô tả tác động của BĐKH và phòng, chống thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam; và hiểu các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phòng, chống thiên tai của thế giới và Việt Nam. Học sinh phân biệt được các loại hình thiên tai; có khả năng mô tả về rủi ro và nguy cơ xảy ra thiên tai và tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đến cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương và liệt kê được các hành động giảm nhẹ rủi ro thiên tai..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Kĩ năng: Học sinh có thể thực hiện các hành động cá nhân để thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phòng, chống thiên tai; góp phần xây dựng kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phòng, chống thiên tai cho gia đình và cộng đồng, trường học. Đồng thời, học sinh được nâng cao khả năng quan sát, phân tích tổng hợp và đánh giá về tác động của BĐKH và các kỹ năng mềm (thuyết trình, lắng nghe, làm việc nhóm...). Học sinh sẽ rèn luyện kĩ năng và biết cách sống an toàn, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh – ít phát thải cacbon, có ý thức tiêu dùng bền vững và quan tâm đến các nghành nghề sản xuất kinh doanh ít phát thải cacbon, xây dựng cuộc sống an toàn và bền vững của bản thân, trường học và cộng đồng trước thiên tai và biến đổi khí hậu..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. Sự tích hợp kiến thức BĐKH và phòng, chống thiên tai vào môn học, đối với môn Sinh học có thể phân thành 2 dạng khác nhau: • Dạng lồng ghép – Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong SGK Sinh học 9 có bốn chương nói về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường: Chương I. Sinh vật và môi trường; Chương II. Hệ sinh thái; Chương III. Con người, dân số và môi trường; Chương IV. Bảo vệ môi trường. – Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn (lồng ghép toàn phần): Ví dụ, trong SGK Sinh học 6 có bài 49 nói về “Bảo vệ sự đa dạng của động vật”. Trong SGK Sinh học 7 có bài 57, 58 nói về “Đa dạng sinh học”, bài 58 nói về “Biện pháp đấu tranh Sinh học” và bài 60 nói về “Động vật quý hiếm”..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> – Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần) : Ví dụ, trong SGK Sinh học 6 có bài 46 nói về “Thực vật góp phần điều hòa khí hậu”. Trong bài này ở mục cuối cùng, mục 3, có nêu lên vai trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường. Trong SGK Sinh học 7 có bài 50 nói về “Đa dạng của lớp thú”. Trong bài này ở mục cuối cùng, mục 3, có nêu số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, do đó cần có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ động vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay”..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> • Dạng liên hệ Ở dạng này, các kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, người giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp. Ví dụ, trong SGK Sinh học 6, bài 28, có nói về ”cấu tạo và chức năng của hoa”. Bài này có thể tích hợp kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai liên hệ vào bài học như sau : Học sinh cần bảo vệ cây trồng nói chung và các cơ quan sinh sản nói riêng (không bẻ cành, chặt cây, hái hoa bừa bãi) tạo điều kiện chăm sóc cây để cây cho năng suất cao (quả to, hạt mẩy)  học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại ở công viên, trường học. Có ý thức làm cho trường lớp, nơi ở thêm tươi đẹp bằng cách trồng thêm cây xanh, các loài hoa, ....

<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. Phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong môn Sinh học cấp THCS. • Phương pháp trần thuật Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng BĐKH và phòng, chống thiên tai. Ví dụ : có thể mô tả, kể chuyện cho học sinh về một số cảnh quan độc đáo của thiên nhiên, các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, những biến đổi bất thường của thiên nhiên do các hoạt động sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> • Phương pháp giảng giải - Đây cũng là phương pháp dùng lời nói, thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. Giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về BĐKH và phòng, chống thiên tai. Ví dụ: Khi nói về hiện tượng nóng lên toàn cầu thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ nóng lên, giải thích rõ vì sao khí CO2, CH4 tăngcao, vì sao tầng ozon đang bị mỏng ....

<span class='text_page_counter'>(11)</span> • Phương pháp vấn đáp • Trong phương pháp này giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, cùng có khi học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặo trao đổi giữa học sinh và học sinh...”. • Ví dụ: “Vì sao nhiệt độ của trái đất ngày càng tăng?”; “Sẽ ra sao nếu như khí hậu của trái đất sẽ trở lên nóng hơn?”; “Sẽ ra sao nếu trên trái đất không có cây xanh?” • Việc sử dụng các câu hỏi này khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề BĐKH và phòng, chống thiên tai và dự đoán các vấn đề BĐKH và phòng, chống thiên tai sẽ xảy ra trong tương lai..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> • Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan Các phương tiện trực quan như : tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục ứng phó vớiBĐKH và phòng, chống thiên tai. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. • Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 6 người) được duy trì ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tùy theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> •. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề Theo giáo trình đại cương phương pháp dạy học sinh học của tác giả Trần Bá Hoành và Trịnh Nguyên Giao, cấu trúc của một bài học theo dạy học đặt và giải quyết vấn đề thường như sau: – Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: + Tạo tình huống có vấn đề + Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh + Phát biểu vấn đề cần giải quyết – Giải quyết vấn đề: + Đề xuất các giả thuyết + Lập kế hoạch giải quyết + Thực hiện kế hoạch giải quyết – Kết luận: + Thảo luận kết quả và đánh giá + Phát biểu kết luận + Đề xuất vấn đề mới.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> • Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, nó hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ năng giảm nhẹ BĐKH và phòng, chống thiên tai..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> • Phương pháp thí nghiệm Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra. Ví dụ : Nhờ quá trình quang hợp, hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí được ổn định. Để chứng minh quá trình quang hợp thải ra khí oxi, người ta tiến hành thí nghiệm như sau : Lấy 2 cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước đầy vào 2 ống nghiệm, rồi cho vào mỗi ống nghiệm một cành dong đuôi chó, sao cho không cho không khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng một túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp. - Sau khoảng 6 giờ, quan sát cốc B ta thấy có những bọt khí thoát ra và nổi lên, còn cành dong ở cốc A không có hiện tượng đó. - Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại ống và đưa nhanh que đóm vừa tắt (chỉ còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm, ta thấy que đóm lại bùng cháy. - Kết luận : Chất khí tạo ra trong quá trình quang hợp là khí oxi..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×