Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Phong lan nghiên cứu dưới khía cạnh sinh học phân tử docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.5 KB, 2 trang )

Phong lan nghiên cứu dưới khía cạnh sinh học phân tử
Chúng ta được biết Singapore có một trại trồng hoa lan Dendrobium thu nhập mỗi
năm 10 triệu USD do bán cây con và xuất khẩu 10.000 cành Dendrobium trắng và tím
mỗi ngày sang các thị trường thế giới, đặc biệt là Nhật. Các giống khác như
Cymbidium hay Odontoglossum là giống thường bị nhiễm trùng được hoàn toàn miễn
nhiễm.
Hoa Dendrobium cắt cành được kéo dài đời sống và có màu toàn trắng hoặc toàn tím.
Trại tên là Wildtech Agro Farm, tập hợp những người sản xuất trong vùng lại để cùng
nhau liên lạc với thị trường thế giới, đồng thời cùng thừa hưởng những kỹ thuật tối
tân của thế giới, trại này thu hết các sản phẩm của nông dân địa phương rồi xuất khẩu
bảo đảm cho mỗi nhà vườn có một số lời nhất định. Đồng thời trại có một ngân hàng
cây con có thể đáp ứng nhu cầu khắp nơi.
chuyên gia về sinh học phân tử tạo các giống mới như Hoàng Thảo trắng và tím. Mỗi �
năm cung cấp 1 triệu USD cho phòng nghiên cứu thực vật của trung tâm sinh học tế bào và
phân tử thuộc đại học quốc gia Singapore, một trung tâm đứng đầu thế giới nghiên cứu hoa
lan mà tôi sẽ đề cập dưới đây. Trại rộng 5 ha nhưng chỉ cần 30 nhân công bởi vì phun
sương hay tưới tiêu có robot bảo đảm ngày đêm. Và trại gởi nhân viên đến trường đại học
để bồi dưỡng kỹ thuật tối tân nhất, thu hoạch hoa bằng xe hơi nhỏ, sau đó di chuyển từ khu
này đến khu khác mỗi khu là một đơn vị gồm khoảng 1.000 bàn dài giống của ta nhưng dài
20 m trên che lưới đen (lưới này thu bớt 50% ánh sáng).
Hoạt động của phòng là nghiên cứu cây hoa lan đặc biệt Hoàng Thảo, dưới khía cạnh sinh
học phân tử.
1. Trị bệnh
Phalaenopsis
Hoa lan dễ bị nhiễm virut hơn cây thu hoạch theo mùa màng. Được biết 25 giống nhiễm
hoa lan nhưng hai giống quan trọng tên Virus Cybidium mosaic (khảm) (CyMV) và virus
Odontoglossum Ringspot (dấu tròn). Cả hai đều làm chết thối cành, hoa; mất màu. Riêng
CyMV làm mất màu và thối lá thân. Hai virus này lây lan nhanh bởi vì được thu hoạch
bằng cách cắt ngọn cây hoa lan đơn thân (Phalaenopsis) hoặc cắt nhánh (Dendrobium)
quanh năm. Virus được truyền từ cây này sang cây khác qua trung gian các dụng cụ làm
vườn. Một lý do truyền virus nữa là trong 20 năm qua chúng ta nuôi cấy mô để nhân giống


vô tính nhanh, nhưng quên ghi dấu cây nhiễm trước khi đưa vào nuôi cấy. Hoa lan bị nhiễm
có thể hoặc không thể để biểu lộ triệu chứng bệnh tùy theo sức khỏe và điều kiện nuôi trồng
chúng. Vì vậy khó chẩn đoán bệnh qua triệu chứng nên khó kiểm soát virus gây bệnh. Từ
1990 người ta dùng phương pháp lai acid nucleic bằng cách phối hợp cDNA với CyMV và
ORSV để nhận virut đó. Phương pháp này rất phức tạp.
2. Nắm vững bản đồ gen
Muốn xuất trại hàng ngàn cành hoa lành mạnh đồng màu (trắng hoặc tím). Trung tâm sinh
học tế bào và phân tử còn nhận ra được các gen trách nhiệm từng màu và còn đánh thức các
gen ngủ ở mỗi lá Hoàng Thảo để cho mỗi lá đều có một cành và trên một chậu
Dendrobium, có thể cắt khoảng 7 cành lành mạnh cùng hoa trắng hoặc tím. Họ nắm vững
bản đồ gen.
Sở dĩ nước bạn thành công tạo nhiều cành hoa đẹp là vì các trại cùng phối hợp dưới một chỉ
đạo duy nhất và đều tin hoàn toàn vào khoa học kỹ thuật. Đom đóm nhờ có gen Luciferase
nên phát quang được. TS. Chia đã cô lập được gen này và bắn ba lần liên tiếp vào mô sẹo
hoa lan Hoàng Thảo trắng. Sau đó, chọn tế bào nào phát quang và nuôi kế tiếp đến khi
thành một cây Hoàng Thảo nguyên vẹn có huỳnh quang.
Người viết:/Người gửi :: 4981
..:: - Xem2413::..

×