Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

su 6 tuan 8tiet 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.62 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 08 Tiết : 08. Ngày soạn: 04/10/ 2016 Ngày dạy: 10/10/ 2016. Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi hoàn thành bài học, HS cần: Nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ: Về đời sống vật chất, tổ chức xã hội và đời sống tinh thần Hình thành các khái niệm: Chế độ thị tộc, Thị tộc mẫu hệ (hay thị tộc mẫu quyền) 2. Thái độ: Bồi dưỡng HS ý thức về lịch sử lâu đời của đất nước ta, về lao động xây dựng xã hội. 3. Kĩ năng: Rèn cách quan sát nhận xét và so sánh, kĩ năng hiểu và ghi nhớ khái niệm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một vài bản công cụ được phục chế 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 6A1…………….6A2………………..6A3………………… 6A4……………..6A5……………….6A6………………….6A7............................. 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu dấu tích, địa điểm xuất hiện, niên đại cách ngày ngay của Người tinh khôn trên đất nước Việt Nam 2.Giới thiệu bài mới: Ở bài học trước chúng ta biết được những dấu tích của Người nguyên thủy trên đất nước ta. Để tìm hiểu về đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của Người tinh khôn trên đất nước ta, chúng ta cùng vào bài học hôm nay. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống vật chất của 1. Đời sống vật chất Người nguyên thủy trên đất nước ta GV: ? Trong quá trình sinh sống, Người nguyên thủy - Người tinh khôn thường xuyên tìm cách cải làm gì để nâng cao năng suất lao động? tiến công cụ lao động, HS: Dựa vào kiến thức lịch sử thế giới đã học để trình bày GV: Người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam cũng vậy, trong quá trình sinh sống họ đã thường xuyên cải tiến công cụ. Đặc biệt ở giai đoạn Người tinh khôn: Từ công cụ rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ của giai đoạn đầu, đến giai đoạn phát triển đã xuất hiện kĩ thuật mài, công cụ bằng xương, sừng và đồ gốm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Những công cụ của Người tinh khôn giai đoạn đầu được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? HS: Nhắc lại kiến thức cũ GV: Công cụ đó được tìm thấy đầu tiên ở Sơn Vi nên người ta gọi là thời Sơn Vi, tương tự như vậy ở giai đoạn phát triển những công cụ phát hiện ở đầu tiên ở Hòa Bình và Bắc Sơn vì vậy gọi là thời Hòa Bình – Bắc Sơn, vậy: ? Công cụ ban đầu của người Sơn Vi được chế tác như thế nào? HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời GV: Đến thời Hòa Bình - Bắc Sơn (đồ đá giữa và đồ đá mới), người nguyên thủy Việt Nam chế tác công cụ như thế nào? HS (yếu): Dựa vào SGK, trả lời GV: cho HS Quan sát H25, chuẩn kiến thức GV: Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hoà Bình, Bắc Sơn là gì ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Về kĩ thuật chế tác ghè đẽo chuyển sang mài, về chất liệu công cụ: Nhiều loại đá, xương, sừng GV: Ý nghĩa của việc trồng trọt, chăn nuôi ? HS: Suy nghĩ, Trả lời các câu hỏi GV: Khái quát ý nghĩa => Con người tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết, cuộc sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên. GV: Chuẩn kiến thức, cho học sinh xem một số công cụ của thời Hòa Bình- Bắc Sơn Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức xã hội của Người nguyên thủy trên đất nước ta ? Em hãy nhắc lại tổ chức xã hội của Người tối cổ? HS: Nhắc lại kiến thức cũ GV: Nhấn mạnh, Người tối cổ trên đất nước ta cũng có tổ chức xã hội như vậy – họ sống theo bầy đàn Vậy Người tinh khôn ở Hòa Bình – Bắc Sơn có tổ chức xã hội như thế nào? HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời GV: Chuẩn kiến thức; sau đó cung cấp kiến thức: do công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển nên đời sống không ngừng được nâng cao, dân số ngày càng tăng, dần dần hình thành mối quan hệ xã hội GV: Quan hệ xã hội của người Hòa Bình - Bắc Sơn như thế nào?. - Thời Sơn Vi: con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu - Thời Hoà Bình - Bắc Sơn: + Họ đã biết dùng nhiều loại đá khác nhau để mài các loại công cụ: rìu, bôn, chày. + Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm gốm.. - Họ biết trồng trọt (rau, đậu, bầu, bí…) và chăn nuôi (chó, lợn). 2. Tổ chức xã hội. - Người tinh khôn sống thành từng nhóm ở hang động, những vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi.. - Quan hệ xã hội được hình thành. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ (chế độ của những người cùng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời GV: Hình thành khái niệm: Chế độ thị tộc: Tổ chức của những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống đã họp thành một nhóm riêng cùng sống trong một hang động hay mái đá, hoặc trong một vùng nhất định nào đó. Ở nước ta thời Hòa Bình- Bắc Sơn là chế độ thị tộc mẫu hệ ? Theo em chế độ thị tộc mẫu hệ là gì HS: suy nghĩ, trả lời GV: Chuẩn kiến thức: Là chế độ của những người cùng chung huyết thống cùng sống chung với nhau tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ GV: Liên hệ thực tiễn với địa phương, theo chế độ mẫu hệ Hoạt động 3: Tìm hiểu đời sống tinh thần của Người nguyên thủy trên đất nước ta GV: cho học sinh xem các hiện vật phục chế của người tối cổ: vòng tai, khuyên tai bằng đá, … HS: Quan sát GV: Những vật dụng đó nói lên điều gì ? HS: Suy nghĩ, trả lời (họ đã biết làm và sử dụng đồ trang sức) GV: Chuẩn kiến thức Ngoài ra Người tối cổ cũng đã hình thành một số phong tục tập quán, thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá ?Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần của Người nguyên thủy trên đất nước ta? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Chốt, con người đã biết quan tâm đến đời sống tinh thần thể hiện ở việc biết làm đẹp và bày tỏ tình cảm đối với người chết. Đó là bước tiến đáng kế trong sự phát triển của loài người. chung huyết thống cùng sống chung với nhau tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ). 3. Đời sống tinh thần. - Người tối cổ đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức; vẽ hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình - Người tối cổ đã hình thành một số phong tục tập quán: Thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá. 4. Củng cố: GV: Khái quát toàn bộ nội dung đã học chương I 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài cũ, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×