Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm mũi xoang mủ ở người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ
NUÔI CẤY VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ TRONG
VIÊM MŨI XOANG MỦ Ở NGƯỜI LỚN

Chuyên ngành: Tai - Mũi - Họng
Mã số: 872 01 55

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HUẾ - 2019


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:.......................................................3
1.2 GIẢI PHẪU MŨI XOANG:.............................................................................4
1.3 SINH LÝ MŨI XOANG..................................................................................9
1.4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ MŨI XOANG NGƯỜI LỚN..............12
1.5 BỆNH HỌC VIÊM XOANG.........................................................................12
1.6 MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG...................................18
1.7. KHÁNG SINH ĐỒ........................................................................................21

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................24


2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………….....…29
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...........................................................................33

CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................34
3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI CỦA VIÊM MŨI XOANG NGƯỜI L 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN – KHÁNG SINH ĐỒ:..........................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BN
CT Scan(Computed Tomography Scan)
DD- TQ
ĐM
KSĐ
MSBN
NHIS(National Health Interview

: Bệnh nhân
: Phim cắt lớp vi tính
: Dạ dày- thực quản
: Động mạch
: Kháng sinh đồ
: Mã số bệnh nhân
: Trung tâm phỏng vấn và

Survey)

điều tra


PHLN
TB
TM
VA(Végétations Adenoïdes)
VAS(Visual Analogue Scale)
VMXMT
VN
VK
CRSwNP

sức khỏe Hoa Kỳ
: Phức hợp lỗ ngách
: Tế bào
: Tĩnh mạch
: Tổ chức VA
: Thang điểm triệu chứng cơ năng
: Viêm mũi xoang mãn tính
: Vách ngăn
: Vi khuẩn
: Viêm mũi xoang mạn tính có
Polyp mũi

CRSsNP

: Viêm mũi xoang mạn tính khơng
Có Polyp mũi


ĐẶT VẤN ĐỀ


Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu
chứng: đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm,
soi mũi thấy khe giữa, đơi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt,
kém tập trung, người mệt mỏi [11].
Viêm mũi xoang là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc
biệt là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh thấp kém
và tình trạng ơ nhiễm mơi trường trầm trọng.
Theo thống kê, tỷ lệ viêm mũi xoang tại Mỹ có khoảng 16% tương
đương 31 triệu người mỗi năm, ước tính chi phí hàng năm khoảng 150 triệu
đơ la chỉ riêng cho các thuốc để điều trị viêm xoang [27], tại Việt Nam có
khoảng 2 – 5 % dân số [12].
Ngày nay những tiến bộ về sinh lý, chức năng mũi xoang giúp chúng
ta hiểu rỏ hơn về cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang : do nhiễm khuẩn,
do rối loạn thơng khí và dẩn lưu mũi xoang, rối loạn thanh thải, viêm niêm
mạc – lông chuyển, tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách - khe mũi tạo nên một
vịng xoắn bệnh lý.
Viêm mũi xoang nếu khơng được điều trị sẽ có thể gây ra các biến chứng
nặng nề như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm não, viêm tĩnh mạch bên, các
biến chứng về mắt như viêm mi mắt, túi lệ, kết mạc, viêm tấy ổ mắt, abscess ổ
mắt, viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm đường hô hấp dưới [12].
Mục tiêu điều trị: làm thông mũi xoang, làm sạch chất xuất tiết,
chống viêm, chống phù nề niêm mạc, tái lập chức năng sinh lý mũi xoang,
như vậy mới có thể khỏi được căn bệnh viêm mũi xoang, có tính dai dẳng
và khó chữa.
Tuy nhiên, do sự sử dụng kháng sinh chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng
kháng kháng sinh, một số vi khuẩn sinh ra màng biofilm làm cho việc điều trị
viêm mũi xoang gặp nhiều khó khăn và nhiều trường hợp thất bại.
Việt Nam nằm ở khu vực có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất
trên thế giới, vì vậy việc nhận biết được vi khuẩn gây bệnh và điều trị theo


1


kháng sinh đồ góp phần khơng nhỏ vào thành cơng trong điều trị và giảm
thiểu tình trạng kháng kháng sinh.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong
viêm mũi xoang mủ ở người lớn” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang mủ ở người lớn.
2. Phân tích kết quả ni cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong
viêm mũi xoang mủ ở người lớn.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh viêm mũi xoang được nghiên cứu từ thời Hippocrate (460 –
377 trước công nguyên ), đến thế kỷ XIII Saligno đã miêu tả bệnh học của
xoang hàm.
Năm 1981, Potter đã nghiên cứu và đưa ra giải phẫu học và bệnh học
viêm mũi xoang [23].
Viêm mũi xoang do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân do vi khuẩn
là chủ yếu và được trình bày trong nhiều nghiên cứu:
- Năm 1979, Karma đã phân lập vi khuẩn trên xương hàm [21].
- Năm 2009, Hassan H Ramadan nghiên cứu vi khuẩn nguyên nhân gây
ra viêm xoang .

+ Streptococcus pneumoniae: 20 – 30 %
+ Haemophilus influenzae: 15 – 20 %
+ Moraxella catarrhalis: 15 – 20 %
- Năm 2014 Zhang đánh giá tình trạng kháng kháng sinh trên 115 bệnh
nhân viêm mũi xoang mạn tính, có tỷ lệ phân lập được 17 chủng vi khuẩn,
trong đó staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ cao nhất [26].
- Năm 2018 Hong zheng wei và cộng sự đã nghiên cứu vi sinh vật của
viêm mũi họng mạn tính có và khơng có polyp mũi , tỷ lệ phân lập vi khuẩn là
81,3% trong đó thấp nhất trong nhóm CRSsNP (77,3%), cao nhất là nhóm
CRSwNP (88,4%), khơng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm vi sinh của
bệnh nhân CRSwNP, bệnh nhân CRSsNP và đối tượng kiểm sốt. Ba lồi vi
khuẩn được phân lập nhiều nhất [28].
+ Staphylococcus âm tính Coagulase (24,3%), Corynebacterium
(19,9%) và Staphylococcus cholermidis (19,1%) trong nhóm CRSwNP.

3


+ S. cholermidis (21,2%), Corynebacterium (21,2%), tụ cầu khuẩn âm
tính Coagulase (18,2%) và Staphylococcus aureus (13,6%) trong nhóm
CRSsNP.
+ S. cholermidis (30,6%), Staphylococcus âm tính Coagulase (28,6%)
và S. aureus(14,3%) trong nhóm kiểm soát.
- Năm 2019 Joanna Szaleniec và cộng sự đả nghiên cứu phân lập vi
khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính, kết quả nghiên cứu cho thấy :
Staphylococcus aureus, Haemophilus Influenzae, Pseodomonas aeruginosa,
Enterobacteriaceae là những vi khuẩn phổ biến nhất. Bên cạnh đó tỷ lệ kháng
kháng sinh cao nhất amoxicillin, tỷ lệ kháng kháng sinh thấp nhất là
fluoroquinolones và aminoglycoside [24].


1.1.2. Ở Việt nam
- Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm mũi xoang người lớn như:
+ Năm 2013, Nguyễn Trọng Tài nghiên cứu sự nhạy cảm kháng sinh
của các chủng vi khuẩn trong viêm xoang mạn tính, kết quả nghiên cứu cho
thấy: staphylococcus aureus (25%), Streptococcus sp (19%), P.aeruginosa
(12%), Acinetobacter sp (6%), Providencia alcaligenes (4%), Proteus mirabilis
(2%), M.catarhalis (2%). Các chủng vi khuẩn phân lập đã đề kháng với các
loại kháng sinh thường dùng trên lâm sàng với tỷ lệ 32,33% đến 100 % [9].
+ Năm 2017, Nguyễn Văn Hòa nghiên cứu 56 trường hợp VMXMT tại
Bệnh viện tai mũi họng TW, tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn mọc đạt 41.1%, trong đó
S.aureus có 11/25 trường hợp chiếm tỷ lệ 44%. H. influenzae có 10/25
trường hợp chiếm 40%. Ngồi ra cịn gặp M. catarrhalis có 2/25 trường hợp
chiếm 8 %, P. aeruginosa và E. Cloacae có 1/25 trường hợp chiếm 4% [2].
+ Năm 2018, Nguyễn Thị Trung nghiên cứu 109 bệnh nhân VMXMT
phân lập được 47 chủng vi khuẩn hiếu khí gây bệnh, trong đó
Staphylococcus aureus (21.3%), MRSA (17%), Haemophilus sp (14,9%),
Streptococcus anpha haemolitic (8,5%), Pseodomonas aeruginosa (8.5%),
Streptococcus pneumoniae (6.4%), Haemophilus influenzae (6,4%) [13].
+ Năm 2019, Bùi Thế Hưng và cộng sự đã nghiên cứu 95 bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn tính : tỷ lệ ni cấy vi khuẩn hiếu khí dương tính đạt
(24,2%), trong đó Staphylococcus aureus (30,4%), pseodomonas aeruginosa

4


(17.4%), Staphylococcus epidermidis (13%). Kết quả kháng sinh đồ cho
thấy, mỗi loại vi khuẩn khác nhau có sự đề kháng với thuốc kháng
sinh rất khác nhau, riêng đối với tụ cầu vàng đã kháng rất nhiều với hầu hết
kháng sinh nhóm beta- lactam với tỷ lệ kháng là 100% với Benzylpenicillin,
Cefoxitin (85,7%), Các kháng sinh ciprofloxacin, erythromycin, clindamycin

củng đều bị kháng cao với tỷ lệ 71,4 % [3].

1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.2.1. Hốc mũi
Là một khoang rỗng của khối xương mặt bao gồm bốn thành: thành
ngoài, thành trên, thành dưới và thành trong. Trong đó liên quan nhiều nhất
đến nội soi mũi xoang là thành trên và thành ngoài.

1.2.1.1. Thành trên
Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía ngồi, tạo
thành trần các xoang sàng. Chỗ tiếp nối giữa 2 thành phần trên là chân bám vào
thành trên hốc mũi của rễ đứng xương cuốn giữa theo chiều dọc trước sau.

1.2.1.2. Thành ngoài
Thành ngoài là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều nhóm
xoang sàng. Mặt ngoài khối sàng là một phần của thành ngoài hốc mắt, đây là
vùng rất nhạy cảm trong phẫu thuật nội soi vì rất dễ bị tổn thương.

1.2.1.3. Các cuốn mũi
Thơng thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên trên gồm: cuốn dưới, cuốn
giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở giữa và bên ngồi được bao
phủ bởi niêm mạc đường hô hấp. Cuốn mũi giữa là một phần xương sàng, phía
trước gắn với mái trán-sàng qua rễ đứng theo bình diện đứng dọc, rễ này ra
phía sau xoay ngang dần theo bình diện đứng ngang rồi nằm ngang bám vào
khối bên xương sàng gọi là mảnh nền cuốn giữa [4].
Bình thường cuốn giữa có chiều cong lồi vào phía trong hốc mũi, trường
hợp ngược lại, cuốn giữa cong ra phía ngồi sẽ chèn ép làm hẹp đường dẫn lưu
của PHLN, gọi là cuốn giữa đảo chiều, đây là một trạng thái giải phẫu tạo điều
kiện thuận lợi dẫn đến viêm xoang.


5


Hình 1.1: Sơ đồ giải phẫu thành ngồi hốc mũi [1].

1.2.1.4. Các ngách mũi
- Ngách mũi dưới: Lỗ lệ nằm ở phía trước-trên, phần tư sau trên là mỏm
hàm của xương cuốn dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây là vùng mỏng nhất
của vách mũi-xoang để chọc vào xoang hàm.
- Ngách mũi giữa: Có 4 cấu trúc giải phẫu rất quan trọng đó là mỏm
móc, bóng sàng, khe bán nguyệt và phức hợp lỗ ngách.
- Ngách mũi trên: Có lỗ thông của các xoang sau, dẫn lưu xuống cửa mũi sau.

1.2.2. Giải phẫu các xoang
Các xoang được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước và nhóm
xoang sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng
trước. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm.

1. Nhãn cầu
2. Các xoang sàng
3. Mỡ và các cơ của ổ mắt

4. Các xoang bướm
5. Não.
6. Thần kinh thị giác

7. Thành trong ổ mắt
8. Mách mũi.
9. Ổ mũi.


Hình 1.2: Các xoang cạnh mũi [18].
1.2.2.1. Xoang hàm
Là xoang lớn nhất nằm trong thân của xương hàm trên, được hình thành ở

6


bào thai từ tháng thứ tư. Thấy rõ trên X quang khi chụp ở trẻ 4-5 tuổi [8].
Xoang hàm có hình tháp gồm có 3 thành, 1 đáy, và 1 đỉnh:
- Thành trên: Tương ứng với nền ổ mắt
- Thành trước: Liên quan tới tổ chức mềm ở gò má
- Thành sau: Tương ứng hố chân bướm hàm
- Đáy xoang hàm tương ứng thành ngoài của hốc mũi
- Đỉnh của xoang hàm ở phía ngồi, nằm trong xương gị má.
Lỗ thông tự nhiên của xoang hàm đổ ra khe mũi giữa [7].
1.2.2.2. Xoang sàng
Xoang sàng có cấu tạo khá phức tạp nên cịn được gọi là mê đạo sàng.
Nó là một phức hợp có từ 5 - 15 hốc xương nhỏ, gọi là các tế bào sàng, nằm
trong mỗi khối bên xương sàng. Khối bên có hình hộp chữ nhật, gắn vào mảnh
ngang xương sàng ở phía trên. Mỗi tế bào sàng có lỗ dẫn lưu riêng đường kính
khoảng 1-2mm.
1.2.2.3. Xoang trán

Hình 1.3: Sơ đồ lỗ thơng xoang trán.
Xoang trán là một tế bào sàng phát triển trong xương trán, là xoang phát
triển chậm nhất, thường có sau 10 tuổi. Xoang trán có thành dưới ngăn cách

7



với hố mắt, thành trong ngăn cách với thùy trán đại não. Xoang có lỗ dẫn lưu
ra mũi ở khe giữa [6].

1.2.2.4. Xoang bướm
Xoang bướm là hốc xương nằm trong xương bướm và có một vách xương
mỏng ngăn chia thành hai xoang bướm không đều nhau: xoang bướm phải và
xoang bướm trái. Có kích thước và hình dạng khác nhau tùy từng người, thể tích
từ 0,5- 3 ml, có thể khơng có xoang bướm gặp ở 3-5 % số ca [8].

1.2.3. Hệ mạch máu và thần kinh mũi xoang
1.2.3.1. Động mạch
Hệ thống mạch máu ở mũi rất phong phú. Mũi được cấp máu bởi các
nhánh của cả hệ động mạch cảnh ngoài (động mạch hàm trong) và động
mạch cảnh trong (động mạch mắt).
- Động mạch sàng trước: Là nhánh của động mạch mắt.
- Động mạch sàng sau: Là nhánh của động mạch mắt và động mạch
bướm khẩu cái.
- Động mạch bướm khẩu cái: Tận cùng của động mạch hàm trong
chui vào hốc mũi ở lỗ châm bướm khẩu cái rồi chia thành hai ngành, ngành
trong cho vách ngăn, ngành ngoài cho vách mũi xoang.
- Động mạch khẩu cái trên: Là nhánh nông của động mạch hàm trong
đi xuống dưới vào ống khẩu cái sau ở ngang mức xương cuốn dưới thì tách
ra một hoặc hai nhánh đi qua mảnh đứng xương khẩu cái để phân nhánh vào
khe dưới và xương cuốn dưới.
- Động mạch chân bướm khẩu cái: Là nhánh của động mạch hàm
trong đi qua ống chân bướm khẩu cái và phân nhánh cho niêm mạc trần hố
mũi và niêm mạc vòm mũi họng.
- Động mạch cánh mũi và các động mạch chân vách ngăn: Là nhánh
của động mạch mặt tưới máu cho đầu mũi và cánh mũi.


1.2.3.2. Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch sàng gồm:
+ Xoang hang (thuộc tĩnh mạch mắt).
+ Tĩnh mạch mắt.
+ Đám rối bướm hàm.

8


- Tĩnh mạch xoang hàm: từ niêm mạc xoang tập trung vào tĩnh mạch
mắt, mặt trong hay đám rối bướm hàm.

1.2.3.3. Thần kinh
Sự phân bố thần kinh ở mũi xoang rất phong phú. Ở mũi có hai loại
thần kinh: thần kinh cảm giác và thần kinh khứu giác.
- Thần kinh cảm giác: là nhánh của dây thần kinh mắt và hạch bướm
khẩu cái. Hạch bướm khẩu cái cho các dây thần kinh bướm khẩu cái trong,
bướm khẩu cái ngoài, khẩu cái sau, trước , giữa. Dây thần kinh mắt chia ra dây
thần kinh sàng, dây thần kinh này lại chia ra dây thần kinh cánh mũi và dây
thần kinh mũi trong.
- Dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác bắt nguồn từ các tế
bào khứu giác ở vệt vàng của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng
vào não và tập trung ở hành khứu giác của vỏ não. Đây là trạm thứ nhất. Từ
đây xuất phát cuống khứu đưa luồng kích thích đến phía sau. Đây là trạm thứ
hai.Vùng này được nối liền với các trung tâm khứu giác ở vỏ não.

1.3. SINH LÝ MŨI XOANG
Toàn bộ hốc mũi - xoang được bao phủ bởi niêm mạc đường hơ hấp,
mặt trên có một lớp tế bào trụ có lơng chuyển, tiếp đó là tế bào nhu mô, tế bào
tuyến tiết nhầy và tế bào đáy [15]. Theo Flottes và Riu, hai chức năng đảm bảo

toàn bộ vai trị của xoang là dẫn lưu và thơng khí.

1. Lớp thảm nhầy.
2. Lơng chuyển. 3. Dịch gian lơng chuyển.
4. TB lơng chuyển.
5. TB tuyến.
6. Màng đáy.
Hình 1.4: Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang.

1.3.1. Hệ thống làm sạch khơng khí
Chức năng bình thường của xoang và hệ thống niêm mạc lông
9


chuyển phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố quan trọng là thơng khí và dẫn
lưu.
- Sự thơng khí bình thường: liên quan đến 2 yếu tố:
+ Kích thước của lỗ ostium
+ Đường dẫn lưu từ lỗ ostium vào hốc mũi
- Sự dẫn lưu bình thường của xoang
+ Sự dẫn lưu bình thường của xoang nhờ sự phối hợp của 2 chức
năng: Tiết dịch và sự vận chuyển của tế bào lơng.
+ Sự dẫn lưu bình thường của niêm dịch ở trong xoang lại phụ
thuộc vào số lượng và thành phần của dịch tiết, vào hoạt động của lông
chuyển, vào độ quánh của dịch tiết và tình trạng của lỗ thơng xoang.
+ Luồng khí thở qua mũi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
vận chuyển niêm dịch [5].
1.3.2. Hệ thống lông chuyển niêm dịch của niêm mạc mũi xoang
- Tế bào lông chuyển: là những tế bào giữ vai trị cơ bản trong lớp
tế bào biểu mơ của niêm mạc mũi xoang. Đây là loại tế bào trụ mà mặt

trên có các lơng có thể di chuyển được.
- Tế bào nhung mao: làm cân bằng dịch quanh các lông chuyển.
- Tế bào thay thế: khi các tế bào lông bị bong ra, các tế bào này đi
lên bề mặt niêm mạc chuyển thành tế bào trụ có lơng chuyển để thay thế.
- Dịch nhầy: Có 3 loại tuyến tiết để tiết dịch nhầy ở niêm mạc mũi
xoang: Tuyến tiết dịch, tuyến tiết nhầy, tuyến tiết hổn hợp (cả dịch +
nhầy).
Các tuyến tiết hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh
phó giao cảm. Vì vậy, sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh sẽ đưa đến
10


sự tiết dịch và tiết nhầy sẽ đưa đến bệnh lý mũi xoang [5] .
1.3.3. Chức năng sinh lý của hệ thống lơng - nhầy
- Lọc khí: Các hạt nhỏ theo khơng khí hít vào, chạm vào các cuốn
và các thành của vách mũi. Các hạt có trọng lượng lớn hơn phân tử
khơng khí nên khơng đổi hướng để chuyển động tiếp mà bị giữ lại trong
lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc mũi. Mũi giữ lại được các hạt có
đường kính trên 5µm.
- Dẫn lưu: Là hiện tượng tống ra khỏi mũi xoang các vật bị giữ lại
cùng với các chất tiết. Dẫn lưu ngoài yếu tố vật lý, chủ yếu phụ thuộc
vào yếu tố sinh học của hệ thống lông nhầy
1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ MŨI XOANG NGƯỜI LỚN
1.4.1. Những đặc biệt về chức năng thở
Mũi đóng vai trị quan trọng đối với khí hít vào. Quá trình vận mạch của
mũi và hệ thống dịch nhầy lông chuyển cho phép làm êm, làm êm và lọc
khơng khí hít vào. Ở người lớn sự hồn thiện của hốc mũi là bắt buộc để đảm
bảo chức năng thở.
1.4.2. Những đặc biệt về dẫn lưu xoang
Các tế bào sàng trước, xoang hàm và xoang trán đều dẫn lưu vào phức

hợp lỗ ngách hay ngách giữa. Sinh lý bệnh của viêm xoang được giải thích
một phần bởi hiện tượng tắc và sự thiếu hụt thơng khí của các hốc xoang. Các
nguyên nhân tắc hoặc là do giải phẫu hoặc là do phù nề niêm mạc.
1.4.3. Những đặc biệt về chức năng miễn dịch và bảo vệ.
Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ một khả năng đề kháng nhiều mặt,
có hiệu quả được biệt hóa cao để chống lại các ảnh hưởng của môi trường đối
với cơ thể.
Thành phần cơ bản của hệ thống bảo vệ này là bộ phận lông chuyển của
niêm mạc mũi, là sự phối hợp về chức năng của tấm lọc tuyến và các lông của
biểu mô hô hấp.

11


Niêm mạc của mũi bảo vệ toàn cơ thể bằng cách tiếp xúc và tạo sức đề
kháng chống lại dị vật. Có hai vùng bảo vệ có thể phân biệt được trong niêm
mạc mũi: bề dày niêm mạc và biểu mô, tổ chức liên kết của mạch máu.

1.5. BỆNH HỌC VIÊM XOANG
1.5.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang
- Do lỗ thông mũi xoang bị tắc
Thường do viêm niêm mạc mũi bị phù nề do viêm nhiễm khuẩn, do dị
ứng, do kích thích, chèn ép, do chấn thương. Lỗ thơng mũi xoang bị tắc thì sự
dẫn lưu khơng khí giữa mũi và xoang sẽ làm thay đổi các thành phần khơng
khí trong xoang, nồng độ oxy giảm là giảm áp lực trong xoang, niêm mạc
trong xoang dày lên và tăng xuất tiết, suy giảm chức năng của hệ thông lông
nhầy. Đồng thời áp lực âm trong xoang làm cản trở đường dẫn lưu dịch từ
xoang vào hốc mũi, hút dịch kèm theo vi khuẩn từ hốc mũi vào xoang làm cho
sự ứ đọng dịch càng trở nên nặng nề. Niêm mạc xoang cũng như phức hợp lỗ
ngách ngày càng bị viêm phù nề gây tắc lỗ thông mũi xoang thêm.

- Do ứ đọng dịch tiết trong xoang
Lỗ thông mũi xoang khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong q trình thơng
khí mà cịn cả trong q trình dẫn lưu. Khi lỗ thơng mũi xoang bị tắc thì q
trình dẫn lưu bị ngưng trệ gây nên ứ đọng dịch tiết trong xoang gây nên viêm
xoang. Đồng thời lỗ thông mũi xoang bị tắc làm chức năng dẫn lưu giảm, ứ
đọng dịch làm suy giảm hoạt động của hệ thống lông nhầy gây tăng phù nề
niêm mạc xoang gây nên viêm xoang.
- Viêm nhiễm xoang
Do áp lực trong xoang là âm hơn so với hốc mũi nên vi khuẩn bị hút từ
hốc mũi vào xoang kèm theo dịch gây nên viêm xoang. Trong quá trình này
các vi khuẩn phát triển trong xoang lại làm niêm mạc xoang dày lên, viêm phù
nề làm hệ thống lông nhầy không hoạt động được lại làm cho sự viêm nhiễm
trong xoang ngày càng trở nên nặng nề hơn .

1.5.2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang
12


1.5.2.1 Dị hình giải phẫu
Là cấu trúc giải phẫu bất thường vùng ngách giữa, nhất là vùng phức
hợp lỗ ngách làm tắc nghẽn sự dẫn lưu xoang gây viêm xoang. Có thể gặp các
dị hình như:
- Dị hình vách ngăn : Lệch vẹo vách ngăn, gai hay mào vách ngăn.
- Dị hình cuốn giữa : Xoang hơi hay đảo chiều cuốn giữa.
- Dị hình mỏm móc : Mỏm móc có xoang hơi hay đảo chiều.
- Các dị hình khác : Tế bào đê mũi quá phát, bóng sàng quá phát.

1.5.2.2. Nguyên nhân
Chủ yếu phù nề niêm mạc mũi xoang do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do siêu vi trùng

Xảy ra sau khi mắc một số bệnh nhiếm trùng toàn thân như : Cúm, sởi,
phát ban….đặc biệt là những vius gây viêm nhiễm đường hô hấp trên [10].
- Do vi trùng
+ Nhiễm trùng do vi trùng trực tiếp từ mũi lan vào gây viêm xoang
cấp rồi đến viêm xoang mạn tính. Vi khuẩn hay gặp là: Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn
khác hiếm gặp hơn [16].
+ Một số ít trường hợp do VA tồn dư quá phát, khối u vùng vòm mũi
họng làm tắc nghẽn hốc mũi làm cho q trình dẫn lưu kém, hút vi khuẩn từ
ngồi vào trong xoang.
- Do răng
Vi khuẩn từ răng trong các trường hợp bệnh lý chân răng chui vào
xoang hàm gây nên những đợt viêm xoang hàm ứ mủ. Hay gặp ở người lớn
hơn ở trẻ em. Do tổn thương các răng hàm trên, thường do sâu răng, viêm
quanh cuống răng, u hạt , u nang chân răng [10].
- Do nấm
Ít được chú ý đến, tuy nhiên tần suất mắc bệnh ngày càng tăng. Có
nhiều loại có thể gây viêm xoang, thường gặp nhất là Aspergillus.
- Do cơ địa dị ứng

13


Dị ứng mũi xoang hoặc dị ứng toàn thân như hen, dị ứng thuốc…. Đây
là một vấn đề phức tạp vì dị ứng mũi xoang người lớn rất hay gặp và xen giữa
các đợt nhiễm trùng.
- Do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một hội chứng gây ra do nhiều ngun nhân, tuy nhiên nhìn
chung nó làm cho dịch dạ dày trào ngược lên vùng mũi họng, gây nên acid hóa
vùng niêm mạc này, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động của hệ thống lông

nhầy, viêm nhiễm niêm mạc gây phù nề bít tắc lỗ thơng mũi xoang dẫn tới
viêm mũi xoang [14], [17].
- Do cản trở cơ học
Do các khối u vùng mũi xoang, dị hình vách ngăn hốc mũi, polyp
mũi… làm cản trở dẫn lưu dịch tiết của xoang dần dần dẫn tới viêm xoang.
- Do chấn thương
Chấn thương áp lực hoặc chấn thương cơ học làm rách niêm mạc, chảy
máu, phù nề tụ máu niêm mạc, chấn thương vỡ khối xương mặt làm tăng xuất
tiết, ứ đọng dịch mũi xoang, dị vật, sẹo xơ, tắc lỗ dẫn lưu mũi xoang đều có thể
dẫn tới viêm xoang cấp và dẫn tới VMXMT.
- Do bệnh lý toàn thân
Một số trường hợp mắc bệnh lý toàn thân như : Bệnh nội tiết, bệnh rối
loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, còi xương suy dinh dưỡng, bệnh hệ thống
niêm dịch lơng chuyển.
- Do yếu tố mơi trường
Khí hậu, nguồn nước, độ ẩm, khí thải, thuốc lá… đều là những yếu tố
gây viêm mũi xoang.

1.5.3. Phân loại viêm mũi xoang
1.5.3.1. Viêm mũi xoang cấp tính
Là q trình nhiễm trùng ở xoang kéo dài từ 1 ngày đến 4 tuần.
- Các triệu chứng khởi phát đột ngột.
- Thời gian nhiễm trùng có giới hạn.
- Tự khỏi hoặc khỏi do điều trị
- Các giai đoạn bệnh có thể tái phát nhưng giữa các giai đoạn niêm mạc
bình thường.
- Khơng q 4 lần mỗi năm.

14



Xử trí viêm xoang cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa
hiếm khi cần đến.

1.5.3.2. Viêm mũi xoang mạn tính
Là danh từ được dùng khi viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, chủ yếu
VMXMT là do viêm xoang cấp được xử trí khơng thích hợp hoặc điều trị
khơng đầy đủ. Q trình này khơng thể phục hồi, hậu quả của nó là: điều trị
nội khoa hiếm khi có lợi trong việc phục hồi q trình viêm sau khi đã đi vào
giai đoạn mạn sau 3 tháng. Điều trị ngoại khoa được chỉ định đối với viêm
xoang mưng mủ mạn. Giải quyết thơng khí và dẫn lưu xoang là để giải quyết
các triệu chứng của viêm xoang mạn tính.

1.5.4. Triệu chứng chính trong VMXMT người lớn
VMXMT là do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần, khơng được điều
trị hoặc điều trị không đúng cách.
- Triệu chứng tồn thân
Khơng có gì rõ rệt ngồi triệu chứng mệt mỏi, có thể suy nhược nếu
viêm xoang kéo dài.
+ Cơ năng
 Chảy mũi
Là triệu chứng thường xuyên có mặt, có thể chảy hai bên hoặc một bên.
Lúc đầu chảy mũi nhầy, sau đặc xanh hoặc vàng, mùi tanh hoặc hôi
thối do bội nhiễm.
Thường chảy ra cửa mũi trước. Có thể chảy ra cửa mũi sau rồi xuống
họng (nếu là viêm xoang sàng sau).
 Ngạt tắc mũi
Do phù nề niêm mạc, do tiết nhầy, mủ hoặc thoái hoá cuốn, do polype...
Lúc đầu ngạt ít, sau tăng dần, ngạt một hoặc hai bên. Có khi tắc hồn tồn.
 Rối loạn về ngửi: ngửi kém tăng dần, mất ngửi hoàn toàn.

+ Thực thể
Các điểm đau: thường khơng rõ rệt hoặc khơng có.
- Hình ảnh bệnh lý qua nội soi:

15


+ Ứ đọng mủ ở sàn, khe giữa hay mủ từ lỗ thông xoang hàm chảy ra,
mủ chảy xuống thành bên vịm ...
+ Các bệnh tích vùng phức hợp lỗ ngách, các biến đổi về giải phẫu:
 Tế bào đê mũi quá phát làm cho vách mũi xoang lồi về phía vách
ngăn mũi.
 Dị hình cuốn giữa:
Xoang hơi cuốn giữa hay cuốn giữa q thơng khí được coi như một yếu
tố có thể là nguyên nhân gây viêm, do ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sự dẫn
lưu của khe giữa [25].
Cuốn giữa đảo chiều cong là khi mặt lồi của cuốn giữa lại quay về phía
khe giữa và chèn vào phức hợp lỗ ngách.
 Dị hình mỏm móc
Mỏm móc cong ra trước ảnh hưởng đến sự thơng khí của các xoang.
Mỏm móc q thơng khí (xoang hơi trong mỏm móc) trên nội soi mỏm móc
phình to, chọc hút có khí ảnh hưởng rất lớn đến sự thơng khí của vùng phức
hợp lỗ ngách. Ngồi ra cịn dị hình mỏm móc cong ra hoặc bị gãy ....
 Dị hình bóng sàng: Thường gặp là bóng sàng quá phát làm hẹp
hoặc tắc nghẽn khe giữa và phễu sàng.
 Dị hình vách ngăn: gồ, vẹo, dày chân, gai, mào vách ngăn ...
 Polyp là những quá phát cục bộ của niêm mạc trong tổ chức
đệm của niêm mạc bị phù nề căng và mọng nước là hậu quả của phù nề
kéo dài do nhiều nguyên nhân.


1.5.5. Điều trị
1.5.5.1 Nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm mũi xoang với mục tiêu làm giảm triệu chứng , kiểm soát
nhiễm trùng và điều trị căn nguyên thì việc điều trị tuân thủ theo nguyên tắc:
- Đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang.
- Đảm bảo sự thông khí mũi xoang .

1.5.5.2. Phương pháp điều trị bảo tồn
16


- Kháng sinh là cơ bản.
- Các thuốc khác: Chống viêm, giảm đau, tan đờm, co mạch, Corticoid…
- Nâng cao thể trạng, cải thiện môi trường sống.
- Giải mẫn cảm nếu có dị ứng.
- Điều trị bệnh nền khác như: Suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ
dày thực quản…
- Rửa mũi, khí dung, Proezt…
- Nhổ và chữa răng nếu do răng.
- Chọc xoang hàm: Để ống dẫn lưu, rửa và bơm thuốc, khơng có hiệu
quả trong vấn đề tắc phức hợp lỗ thơng khe của viêm xoang mạn tính.

1.5.5.3. Phương pháp điều trị phẫu thuật
- Nạo VA: Trường hợp nguyên nhân do VA tồn dư phì đại.
- Phẫu thuật xoang
Phương pháp phẫu thuật xoang
+ Phẫu thuật nội soi chức năng mũi- xoang:
Là phẫu thuật cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lơng chuyển và
thơng khí qua lỗ thơng tự nhiên.
+ Phẫu thuật xoang kinh điển:

Là phẫu thuật lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang.
Dù điều trị nội khoa hay phẫu thuật thì chống vi khuẩn cũng đóng một
vai trị rất cần thiết.

1.6. MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG
1.6.1. Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)
- Được phân lập lần đầu tiên bởi viện Pasteur ở Pháp vào năm 1880.
- Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường được xếp thành
đơi, ít khi đứng riêng lẻ, đường kính khoảng 0.5- 1.15

m. Trong môi

trường nuôi cấy thường xếp thành chuỗi ngắn (dễ lẫn với liên cầu). Gram
dương, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm hay trong môi
trường nhiều albumin thì khơng có vỏ.
- Khả năng gây bệnh: Thường gặp các phế cầu ở vùng mũi họng. Phế
cầu có thể gây nên bệnh đường hơ hấp, điển hình là viêm phổi, viêm phế quản
phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi [19]. Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra

17


sau khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc do
hoá chất. Các type thường lây bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và 14, 16
(đối với trẻ em). Tuy vậy ở các vùng khác nhau các type có thể thay đổi.

1.6.2. Haemophilus influenzae
Là căn ngun chính gây nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính và viêm màng
não ở trẻ nhỏ. Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm.
- Richared Pfeiffer đã phân lập được Haemophilus influenzae lần đầu

tiên từ đờm của một bệnh nhân chết trong vụ dịch cúm năm 1892 [20]. Từ đó
trong một thời gian dài người ta tin rằng đó là căn nguyên gây bệnh cúm. Cho
đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm gây bệnh cúm thì người ta xác định
được Haemophilus influenzae là vi khuẩn bội nhiễm sau khi các tế bào niêm
mạc đường hô hấp bị tổn thương nặng nề do virus cúm.
- Haemophilus influenzae là cầu trực khuẩn nhỏ, bắt mầu Gram âm,
kích thước 0.3-0.5x0.5- 3

m. Ở điều kiện ni cấy khơng chuẩn có thể gặp

các dạng dài và mảnh, không di động, không có nha bào, có thể có vỏ bọc hoặc
khơng vỏ. Vỏ có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của vikhuẩn, vì có
khả năng chống thực bào và bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt, sau khi thực bào.
- Haemophilus influenzae là vi khuẩn khó ni cấy, chúng không mọc
trên môi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc khi mơi trường có sẵn đồng
thời hai yếu tố X và V.
- Dựa vào câu trúc kháng nguyên vỏ, Haemophilus influenzae được chia
thành 6 type huyết thanh (a,b,c,d,e,f). Type b là type thường gặp và là type gây
bệnh nặng nhất. Vỏ của type b đã được tinh chế dùng làm vaccin để phòng các
bệnh do Haemophilus influenzae gây ra ở trẻ em.

1.6.3. Moraxella catarrhalis
Moraxella catarrhalis là những song cầu khuẩn Gram âm, phát triển tốt
trên mơi trường có 5% máu cừu hoặc môi trường chocolate ở nhiệt độ 35-37 0
C có 5%CO2 . Chúng vẫn mọc được trên các mơi trường ni cấy thơng
thường, thậm chí ở nhiệt độ phịng (22 - 25 0C). Ni cấy trên mơi trường
thạch máu sau 24 giờ khuẩn lạc nhỏ, tròn, trắng, ánh hồng, đường kính 1-3mm
khơng tan máu và khơng sinh sắc tố. Dùng que cấy đẩy khuẩn lạc trượt trên
mặt thạch.


18


Moraxella catarrhalis có các tính chất sinh vật hố học: oxydase (+),
catalase (+) không lên men đường glucoza, maltoza, lactoza, sucroza.
Moraxella catarrhalis trước đây được coi là vi khuẩn thuộc vi hệ bình
thường ở họng mũi trẻ em. Hiện nay nó được coi là tác nhân gây bệnh chính
hoặc phối hợp của nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính.

1.6.4. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Tụ cầu là những cầu khuẩn đường kính từ 0.8-1

m và đứng thành

từng chùm nhỏ, bắt maù Gram dương, khơng có lơng, khơng nha bào, thường
khơng có vỏ.
Tụ cầu là những ký sinh ở mũi họng và có thể ở cả da, với nhiều yếu tố
độc lực, chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn máu
(đinh râu, hậu bối, nhiễm khuẩn huyết, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi,
nhiễm độc thức ăn, nhiễm khuẩn bệnh viện...).
Staphylococcus aureus là một nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh
viện và cộng đồng và là một gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức
khỏe do có khả năng kháng thuốc rất mạnh [22].

1.6.5. Liên cầu (Streptococcus)
- Là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương xếp thành chuỗi dài ngắn
khác nhau, không di động đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1

m.


- Liên cầu được Brillroth mơ tả lần đầu vào năm 1874.
- Năm 1880 liên cầu được phân lập bởi Pasteur.
- Năm 1919 Brown đã xếp loại liên cầu theo những hình thái tan máu
khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu.
- Tan máu (

): Vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá huỷ hồn

tồn. Gặp chủ yếu ở liên cầu nhóm A, ngồi ra cịn có thể gặp ở nhóm B, C, G, F.
- Tan máu (

): Tan máu khơng hồn tồn, xung quanh khuẩn lạc có

vịng tan máu màu xanh, thường gặp liên cầu Viridans.
- Tan máu (

): Xung quanh khuẩn lạc khơng thấy có vịng tan máu.

Hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.Gặp liên cầu nhóm D
(S.faecalis).

19


Năm 1930 Lancefiel dựa vào kháng nguyên C(carbohydrat) của vách tế
bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm A, B, C... R.
- Sherman dựa vào tính chất sinh hố xếp liên cầu thành các nhóm:
+ Streptococcus pyogenes.
+ Streptococcus viridians.
+ Streptococcus faecalis (hiện nay là Enterococcus faecalis).

Về khả năng gây bệnh cho người thì liên cầu nhóm A đóng vai trị
nguy hiểm nhất. Ngồi các nhiễm khuẩn tại chỗ như: Viêm họng, viêm mũi
xoang, nhiễm khuẩn các vết thương, viêm tai giữa, viêm phổi... Liên cầu
nhóm A cịn có thể gây ra các nhiễm khuẩn thứ phát như: nhiễm khuẩn
huyết, viêm màng trong tim cấp, viêm cầu thận, bệnh thấp tim.

1.6.6. Trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa)
- Pseudomonas aeruginosa , trước đây gọi là Bacterrium aeruginosa do
Schroeter mô tả vào năm 1872. Năm 1990 Migula chuyển chúng sang
Pseudomonas, từ đó vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa.
- Là trực khuẩn mủ xanh bắt màu Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng
khơng xoắn, hai đầu trịn. Kích thước 0.5 – 1.0 . Có một lơng duy nhất ở một
cực
- Cấu tạo kháng nguyên:
+ Kháng nguyên lông H: Kháng nguyên này chung cho cả giống, dễ
phân hủy bởi nhiệt độ.
+ Kháng nguyên thân O: Đặc hiệu cho từng typ. Bản chất là
lipopolysaccharid, vững bền với nhiệt độ. Dựa vào kháng nguyên này chia trực
khuẩn mủ xanh thành 12 nhóm.
- Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong đất, nước, cả trên cơ thể người và
động vật. Ngày nay, trực khuẩn mủ xanh là một trong những nguyên nhân chính
gây nhiễm trùng bệnh viện.Ngồi ra, chúng cịn thường xun gây ra nhiễm
trùng cơ hội rất khó điều trị vì chúng kháng nhiều loại kháng sinh.
- Trực khuẩn mủ xanh là loại gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị
suy giảm miễn dịch, bị mắc những bệnh ác tính hay mạn tính, dùng lâu dài
corticoid, kháng sinh hoặc các chất chống ung thư thì dễ mắc bệnh nhiễm
trùng nội sinh hay ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.

20



1.7. KHÁNG SINH ĐỒ
Để có thu thập, theo dõi, đánh giá và so sánh độ nhạy cảm của vi khuẩn
với kháng sinh giữa các vùng trong một quốc gia và giữa các nước trên thế
giới, yêu cầu cần phải đặt ra là các kết quả phải xuất phát từ một kỹ thuật chính
xác và thống nhất.
Kháng sinh đồ: Là kỹ thuật kháng sinh khuếch tán từ đĩa kháng sinh
vào môi trường thạch của Kirby – Bauer. Mỗi phịng thí nghiệm, mỗi nước có
thể tùy tình hình cụ thể mà cải tiến chút ít để phù hợp với hồn cảnh sao cho
kinh tế và thuận lợi dựa trên phương pháp này.
Ở Việt Nam từ những năm 1989 được sự tài trợ của tổ chức SIDA –
Thụy Điển, chương trình ASTS đã thống nhất về kỹ thuật kháng sinh đồ trong
toàn quốc. Vì thế để thống nhất kỹ thuật với thế giới và có thể so sánh số liệu
thu được với các nước khác, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật xác định mức độ
kháng thuốc của vi khuẩn theo phương pháp Kirby- Bauer cải tiến: Phương
pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch.

1.7.1. Mục đích vá các kỹ thuật kháng sinh đồ
Kháng sinh đồ là kỹ thuật đo khả năng của một loại kháng sinh ức chế
sự phát triển của vi khuẩn in vitro. Khả năng này có thể được đánh giá bằng
phương pháp pha loãng kháng sinh hoặc phương pháp khuếch tán kháng sinh
vào mơi trường thạch.

1.7.1.1 Mục đích
- Nhằm hướng dẫn cho các bác sỹ lâm sàng chọn lựa kháng sinh tốt
nhất cho từng bệnh nhân.
- Nhằm thu thập những thông tin dịch tễ học về sự đề kháng của vi
khuẩn gây bệnh quan trọng ở cộng đồng.

1.7.1.2. Các kỹ thuật kháng sinh đồ

Kỹ thuật kháng sinh pha loãng trong thạch hoặc canh thang nhằm
xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh đối với vi
khuẩn (định lượng).
Kỹ thuật kháng sinh khuếch tán trong thạch thường được áp dụng để
xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với những kháng sinh khác nhau (định
tính). Ở đây kháng sinh thường được thấm trong những khoanh giấy với

21


hàm lượng nhất định.

1.7.2. Đọc kết quả
Dùng thước chia mm đo đường kính vùng ức chế, dựa vào tiêu chuẩn
của từng hãng sản xuất khoanh giấy kháng sinh, so sánh đường kính vịng ức
chế đo được với giới hạn đường kính vịng ức chế cho từng loại kháng sinh, ta
có mức độ nhạy cảm, trung gian và đề kháng của từng loại vi khuẩn.
- Nhạy cảm (Sensitivity) nghĩa là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn có thể điều
trị được với liều thông thường đã được khuyến cáo.
-Trung gian (Intermediate) bao gồm các chủng có đường kính vịng vơ
khuẩn trong giới hạn ( có nghĩa là MIC của chúng thường đến gần nồng độ đạt
được trong máu và tổ chức ).
- Đề kháng (Resistant): các chủng vi khuẩn không bị ức chế bởi bất cứ
nồng độ nào của thuốc mà cơ thể có thể chấp nhận được.

22


×