Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp điện toán và kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.35 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN TUẤN





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
HÌNH ẢNH CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN,
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
NHỒI MÁU RUỘT DO TẮC MẠCH MẠC TREO



Chuyên ngành: NGOẠI – TIÊU HÓA
Mã số: 62.72.07.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TẤN CƯỜNG
Phản biện 1:
GS.TS. LÊ TRUNG HẢI
Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y

Phản biện 2:
PGS.TS. NGUYỄN DUY HUỀ
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Phản biện 3:
PGS.TS. LÊ VĂN QUANG
Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào lúc giờ ngày tháng năm


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Thiếu máu cục bộ (TMCB) mạc treo cấp tính bao gồm
những hội chứng lâm sàng khác nhau được đặc trưng bởi sự tưới
máu ruột không đủ. Hầu hết bệnh nhân (BN) TMCB mạc treo cấp

tính được chẩn đoán và điều trị đặc hiệu thường ở giai đoạn ruột đã
có nhồi máu; tuy nhiên, đa số trường hợp lại được chẩn đoán trong
mổ.
Tại Việt Nam các nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị nhồi
máu ruột do tắc mạch mạc treo (TMMT) còn rất ít. Các nghiên cứu
còn chưa hệ thống hóa các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng,
chưa đánh giá được giá trị của chụp cắt lớp điện toán (CCLĐT) trong
chẩn đoán và chưa có nghiên cứu theo dõi kết quả điều trị phẫu thuật
nhồi máu ruột do TMMT. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm:
1. Xác định các đặc điểm lâm sàng của nhồi máu ruột do TMMT
2. Xác định giá trị của CCLĐT trong chẩn đoán ở bệnh nhân mà lâm
sàng nghi ngờ bị nhồi máu ruột do TMMT
3. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của nhồi máu ruột do TMMT.
2. Tính cấp thiết của đề tài
TMCB mạc treo chiếm khoảng 0,1% tổng số bệnh nhân
(BN) nhập viện và có xu hướng tăng lên dần, tỉ lệ tử vong lên đến
khoảng 30% đến 90% tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn bệnh.
Hầu hết BN TMCB mạc treo cấp tính được chẩn đoán và điều trị đặc
hiệu ở giai đoạn ruột đã có nhồi máu, hoại tử. Tuy ở giai đoạn nhồi
máu ruột, nhưng các phương tiện cận lâm sàng được thực hiện trong
cấp cứu như xét nghiệm máu, siêu âm bụng, X quang bụng không
sửa soạn (XQBKSS) thường không giúp khẳng định chẩn đoán và
đưa ra quyết định điều trị. Gần đây, CCLĐT được sử dụng rộng rãi,
là phương tiện chẩn đoán đáng tin cậy, cung cấp thông tin về toàn bộ
tình trạng ổ bụng trong một thời gian ngắn; tuy nhiên, giá trị của
phương pháp này trong chẩn đoán nhồi máu ruột do TMMT vẫn còn
nhiều tranh cãi. Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào theo dõi được kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do
TMMT. Do vậy, đề tài nghiên cứu có tính thời sự và cần thiết.
3. Những đóng góp của luận án

- Nghiên cứu đã hệ thống lại những biểu hiện lâm sàng của
nhồi máu ruột do TMMT và chỉ ra những khác biệt về đặc điểm lâm
sàng của tắc động mạch (ĐM) so với tắc tĩnh mạch (TM) mạc treo.
- Chứng minh được CCLĐT bụng là phương pháp chẩn đoán
hình ảnh không xâm hại và có giá trị cao trong chẩn đoán nguyên
nhân cũng như đánh giá mức độ tổn thương ruột.
- Cho thấy biến chứng và tử vong sau mổ nhồi máu mạc treo
ruột còn khá cao. Nhóm tắc TM có kết quả điều trị trước mắt và lâu
dài tốt hơn so với tắc ĐM.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 110 trang. Bao gồm phần mở đầu 3 trang, tổng
quan tài liệu 40 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 11
trang, kết quả nghiên cứu 22 trang, bàn luận 31 trang, kết luận và
kiến nghị 3 trang. Có 27 bảng, 5 biểu đồ, 22 hình, 131 tài liệu tham
khảo (9 tài liệu tiếng Việt, 122 tài liệu tiếng Anh).






Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh sinh của tắc mạch máu mạc treo cấp tính
1.1.1. Thuyên tắc động mạch mạc treo
Thuyên tắc ĐM mạc treo tràng trên (MTTT) là nguyên nhân
phổ biến nhất và chiếm khoảng một nửa các TH của TMCB mạc treo
cấp tính. Thông thường cục thuyên tắc xuất nguồn từ tim, tại vùng
bất động hoặc vùng phình của thất trái sau nhồi máu cơ tim, trong
nhĩ trái ở BN có rung nhĩ. Cục thuyên tắc thường nằm trong ĐM
MTTT ở những vị trí vừa chia ra các nhánh chính nơi mà mạch máu

ở phía xa có xu hướng nhỏ dần đi một ít.
1.1.2. Huyết khối động mạch mạc treo
Những tổn thương tắc nghẽn do xơ vữa ĐM thường xảy ra
tại nguyên ủy, hoặc rất gần chỗ xuất phát của các ĐM mạc treo.
Huyết khối làm bít phần lòng còn lại của ĐM mạc treo bị hẹp là
nguyên nhân gây ra khoảng 25% các TH TMCB mạc treo cấp tính.
Tình trạng này thường xảy ra sau một khoảng thời gian bị hạ huyết
áp, giảm thể tích tuần hoàn, mà mất nước là một trong những nguyên
nhân thường gặp ở những BN lớn tuổi.
1.1.3. Huyết khối tĩnh mạch mạc treo
Sự hiện diện của huyết khối trong hệ thống TM cửa và TM
MTTT có thể gây ra TMCB ruột, đe dọa khả năng sống của ruột bị
ảnh hưởng. Vì tuần hoàn bàng hệ TM mạc treo rất phong phú, đặc
biệt là các cung TM (venous arcades) và các mạch thẳng (vasa recta),
nên phần lớn các TH có huyết khối TM mạc treo không dẫn đến
TMCB mạc treo nặng. Tuy nhiên, nhồi máu ruột do huyết khối TM
mạc treo chiếm 5% đến 10% TMCB mạc treo cấp tính.


1.2. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của TMCB mạc treo cấp tính rất đa dạng,
tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn bệnh.
Ở giai đoạn sớm của TMCB mạc treo cấp tính do thuyên tắc
hay huyết khối ĐM MTTT, BN thường có đau giữa bụng khởi phát
đột ngột, đau kiểu quặn thắt liên tục kèm với nôn ói và/ hoặc tiêu
chảy ngay tức thì. Triệu chứng đau thường không tương xứng với
các dấu hiệu lâm sàng khi thăm khám. Các TH thuyên tắc ĐM
MTTT thường xảy ra ở BN có biến cố thuyên tắc ĐM trước đây,
rung nhĩ, mới xảy ra nhồi máu cơ tim, bệnh tim hậu thấp, có van tim
nhân tạo, có can thiệp qua mạch máu gần đây. Còn các TH huyết

khối ĐM MTTT xảy ra ở BN có triệu chứng TMCB mạc treo mạn
tính, bệnh xơ vữa ĐM hệ thống, bóc tách ĐM chủ, viêm mạch máu,
tình trạng tăng đông, mất nước, suy tim sung huyết.
BN có huyết khối TM mạc treo thường biểu hiện với nhiều
triệu chứng không đặc hiệu, do đó chẩn đoán sớm gặp nhiều khó
khăn. Bệnh nhân thường có đau quặn bụng, đau bụng lan tỏa, buồn
nôn, ói, tiêu chảy và cả táo bón. Các TH huyết khối TM mạc treo
thường xảy ra trên các BN có rối loạn tăng đông máu di truyền hay
mắc phải, mất nước, suy tim sung huyết, đa hồng cầu, tiền sử viêm
tắc TM do huyết khối, mới được phẫu thuật bụng, tăng áp lực TM
cửa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm mạc treo, uống thuốc
ngừa thai và đang mang thai.
Khi TMCB diễn tiến đến nhồi máu xuyên thành ruột, BN
đau bụng lan tỏa, buồn nôn, nôn, đi tiêu ra máu, nôn ra máu, liệt ruột,
bụng trướng nhiều, ấn bụng đau, có dấu hiệu viêm phúc mạc, nhiễm
khuẩn huyết và trụy tim mạch.

1.3. Các dấu hiệu của CCLĐT trong TMCB mạc treo cấp tính
TMCB ruột cấp tính thường thể hiện qua những thay đổi về
hình thái và tính chất bắt thuốc tương phản của thành ruột, mạch máu
mạc treo, và mạc treo trên hình CCLĐT.
Dày thành ruột – Dày thành ruột là dấu hiệu CCLĐT không
đặc hiệu nhưng lại thường gặp nhất trong TMCB mạc treo, chiếm
khoảng 26% đến 96% các TH.
Thay đổi đậm độ của thành ruột – Dấu hiệu thay đổi đậm độ
của thành ruột cần phải được đánh giá trên cả hình ảnh CCLĐT trước
và sau tiêm thuốc tương phản. Trên hình ảnh CCLĐT sau tiêm thuốc
tương phản, dấu hiệu giảm hoặc không bắt cản quang của thành ruột
có độ nhạy 18% đến 42%.
Hơi trong thành ruột và hơi trong TM cửa-TM mạc treo –

Hơi trong thành ruột và hơi trong TM cửa-TM mạc treo là các dấu
hiệu hiếm gặp nhưng đặc hiệu hơn của TMCB ruột cấp tính, hơi
trong thành ruột thấy ở 6-28% các TH, và hơi trong TM cửa-TM mạc
treo có ở 3-14% các TH TMCB mạc treo cấp tính.
Giãn lòng ruột – Dấu hiệu giãn lòng ruột và/ hoặc các mức
khí-dịch là khá thường gặp trong nhồi máu ruột cấp tính, chiếm
khoảng 56%-91% các TH.
Tắc ruột – Trong nghiên cứu của Taourel và cs, 10% BN
nhồi máu ruột do TMMT có dấu hiệu tắc ruột.
Phù mỡ mạc treo và dịch ổ bụng – Phù mỡ mạc treo
(mesenteric fat stranding) và dịch ổ bụng cũng là các dấu hiệu
CCLĐT không đặc hiệu trong TMCB ruột cấp tính. Trong nhồi máu
mạc treo cấp tính, phù mỡ mạc treo hiện diện ở 58% đến 69% TH và
dịch ổ bụng xuất hiện trong khoảng từ 49% đến 88% các TH.
Dấu hiệu trên mạch máu mạc treo – Trên hình ảnh CCLĐT
có tiêm thuốc tương phản ở thì ĐM, cục thuyên tắc và huyết khối
biểu hiện là những chỗ khuyết thuốc trong ĐM MTTT và các nhánh
của nó; ngoài ra, một dấu hiệu gián tiếp có thể thấy là kích thước
ĐM MTTT lớn hơn TM MTTT. Khả năng phát hiện cục thuyên tắc
hoặc huyết khối trong ĐM mạc treo là từ 18% đến 88%.
Trên hình ảnh CCLĐT có tiêm thuốc tương phản ở thì TM
cửa, huyết khối trong TM MTTT, TM cửa và TM lách biểu hiện là
một vùng đậm độ thấp được bao quanh bởi một đường viền của
thành mạch máu bắt cản quang. Huyết khối trong lòng TM MTTT có
thể được khẳng định bởi CCLĐT trên 90% TH nhồi máu ruột do
huyết khối TM MTTT.
1.4. Các phương pháp điều trị phẫu thuật tắc mạch mạc treo
1.4.1. Phẫu thuật lấy huyết khối động mạch mạc treo tràng trên
Năm 1951, Klass là người đầu tiên báo cáo TH lấy huyết
khối trong ĐM MTTT giúp tái tưới máu ruột thành công, và tránh

phải cắt ruột.
1.4.2. Phẫu thuật bắc cầu động mạch mạc treo tràng trên
Năm 1973, Ribet đã thực hiện phẫu thuật bắc cầu ĐM chủ
bụng-ĐM mạc treo thành công lần đầu tiên trong cấp cứu để điều trị
huyết khối ĐM MTTT cấp tính.
1.4.3. Phẫu thuật mở tĩnh mạch mạc treo tràng trên lấy huyết khối
Khi huyết khối TM mạc treo được khẳng định trong lúc phẫu
thuật thì nên cố gắng lấy huyết khối, mặc dù việc điều trị chủ yếu đối
với tình trạng này vẫn là dùng thuốc kháng đông.
1.4.4. Cắt ruột
Thách thức là phải cắt hết ruột hoại tử nhưng phải đảm bảo
còn đủ chiều dài ruột để tránh hội chứng ruột ngắn.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn những BN có chẩn đoán nhồi máu ruột hoặc
hoại tử ruột do TMMT trước và/ hoặc sau điều trị phẫu thuật tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 06 năm 2010.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh:
- BN được chẩn đoán ra viện là hoại tử ruột hoặc nhồi máu
ruột do TMMT.
- Có CCLĐT hai thì khảo sát mạch máu mạc treo để chẩn
đoán.
Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng:
- Các TH bụng cấp ngoại khoa, trước mổ có chẩn đoán phân
biệt với TMCB mạc treo cấp tính hoặc nhồi máu/ hoại tử ruột do
TMMT.
- Có CCLĐT hai thì khảo sát mạch máu mạc treo để chẩn
đoán.
- Chẩn đoán sau mổ không phải là hoại tử ruột hoặc nhồi

máu ruột do TMMT.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- BN có chẩn đoán ra viện là TMMT nhưng không được điều
trị phẫu thuật.
- BN có chẩn đoán ra viện là TMMT nhưng mô tả phẫu thuật
không rõ ràng là tắc ĐM hay tắc TM mạc treo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, đoàn hệ cho mục
tiêu (1) và (3), nghiên cứu bệnh chứng cho mục tiêu (2).

2.2.2. Thu thập số liệu
Tất cả các bệnh án được ghi nhận chi tiết về thời điểm khởi
bệnh, triệu chứng cơ năng, thực thể, toàn thân, thời điểm CCLĐT,
dấu hiệu CCLĐT, chẩn đoán của CCLĐT, chẩn đoán trước mổ,
thương tổn khi mổ (vị trí TMMT, mức độ hoại tử ruột…), phương
pháp phẫu thuật, điều trị sau mổ, biến chứng, tử vong, thời gian
nằm viện.
Theo dõi lâu dài sau mổ: Có 27 BN còn sống sau mổ, 2 TH
mất liên lạc sau mổ 2 tháng và 3 tháng. Chúng tôi theo dõi được 25
BN đến khi kết thúc nghiên cứu là tháng 05 năm 2012. Có 5 TH
(20%) tử vong trong thời gian theo dõi. Đa số TH chúng tôi phỏng
vấn qua điện thoại, có 2 TH chúng tôi đến nhà để khám lại BN.
2.2.3. Người đọc phim chụp cắt lớp điện toán
- Bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy đọc
phim trước mổ (không biết kết quả mổ).
- Người làm nghiên cứu đọc lại phim trên cơ sở đối chiếu
lâm sàng, hình ảnh CCLĐT với thương tổn khi mổ ở tất cả các BN.
- Tất cả các dấu hiệu ghi nhận được trên hình ảnh CCLĐT
đều được tham khảo và đồng thuận của bác sĩ có nhiều kinh nghiệm
của khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy (không biết kết quả

mổ) trước khi ghi số liệu vào bảng kết quả.
Phân tích kappa cho thấy tỉ lệ tương đồng về kết quả đọc các
dấu hiệu CCLĐT giữa người làm nghiên cứu và bác sĩ của khoa chẩn
đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy thay đổi từ 83,5% đến 100%.
2.2.4 Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Các kết quả được trình bày dưới dạng giá trị tuyệt đối hay
phần trăm đối với các biến số định danh; các kết quả được trình bày
dưới dạng trị số trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn)
hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị (25% - 75%) (nếu không phân
bố chuẩn) đối với các biến số định lượng.
- So sánh giữa hai nhóm biến số định lượng phân bố chuẩn
bằng phép kiểm t, biến số định lượng không phân bố chuẩn bằng
phép kiểm Mann-Whitney U.
- So sánh giữa hai nhóm biến số định danh bằng phép kiểm
chi bình phương (
2
).
- Đường cong Kaplan-Meier cho biết khả năng sống còn ở
hai nhóm BN nhồi máu ruột do tắc ĐM và TM mạc treo theo thời
gian.
- Kiểm định sự khác biệt về khả năng sống còn theo thời
gian giữa hai nhóm BN bằng phép kiểm log-rank.
- Giá trị p < 0,05 được xem như là có ý nghĩa thống kê.
- Tất cả các phân tích trên được thực hiện bằng phần mềm
SPSS 16.0 (SPSS Inc, Chicago, Ill).

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi tổng kết được 48 TH
đạt được các tiêu chuẩn chọn bệnh. Trong đó, có cả nhồi máu ruột do

tắc ĐM (34 TH: 70,8%) và nhồi máu ruột do tắc TM (14 TH:
29,2%). Nhóm tuổi thường gặp nhất là 70-79 tuổi. Tuổi nhỏ nhất: 24,
tuổi lớn nhất: 88, tuổi trung bình: 56 ± 19, trung vị (khoảng tứ phân
vị) là 55 (42; 76) tuổi. Có 20 BN dưới 50 tuổi (41,7%)
29 TH (60,4%) là nam và 19 TH (39,6%) là nữ. Tỉ lệ nam/nữ
vào khoảng 1,5/1. Tuổi trung bình của nhóm BN có nguyên nhân tắc
TM là 39 ± 13 (thấp nhất là 24 tuổi, cao nhất là 75 tuổi) và của nhóm
tắc ĐM là 66 ± 16 tuổi (thấp nhất là 37 tuổi, cao nhất là 88 tuổi).
Bảng 3.1. So sánh tuổi, giới tính và thời gian đến viện theo nhóm
nguyên nhân
Đặc điểm
Tổng số
(n = 48)
Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Giá trị p
Trung vị tuổi
55 (42-76)
73 (50-78)
37 (26-44)
< 0,001*
Giới
Nam
29 (60,4%)
18 (52,9%)
11 (78,6%)
0,099
Nữ

19 (39,6%)
16 (47,1%)
3 (21,4%)
Thời gian (giờ)
12 (6-24)
12 (6-24)
18 (3,8-24)
0,881
*Mann-Whitney U.
Tuổi trung bình của nhóm tắc ĐM cao hơn nhóm tắc TM.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng: Cả 48 TH (100%) đều có triệu chứng đau bụng.
Bảng 3.3. So sánh mức độ đau bụng giữa hai nhóm
Mức độ đau
Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Tổng số
(n = 48)
Âm ỉ
0
4 (28,6%)
4 (8,3%)
Đau nhiều
34 (100%)
10 (71,4%)
44 (91,7%)
Tỉ lệ đau nhiều của nhóm tắc ĐM cao hơn nhóm tắc TM
(phép kiểm Fisher, p = 0,005). Trong nhóm tắc ĐM, có 3 TH (8,8%)

tắc ĐM ngoại biên đồng thời với tắc ĐM mạc treo. Còn trong nhóm
tắc TM thì không có TH nào có tắc TM đồng thời.
- Bệnh kèm: 34/48 TH (70,8%) có bệnh kèm (Bảng 3.5).
Ngoài ra, trong nhóm BN nhồi máu ruột do nguyên nhân tắc TM mạc
treo có 1 TH đang mang thai 7 tháng, 1 TH mắc hội chứng thận hư.

Bảng 3.5. So sánh bệnh kèm giữa hai nhóm
Tình trạng
Tổng số
(n = 48)
Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Giá trị p
Rung nhĩ
19 (39,6%)
19 (55,9%)
0
< 0,001
Bệnh van tim
10 (20,8%)
10 (29,4%)
0
0,023
Bệnh tim TMCB
9 (18,8%)
7 (20,6%)
2 (14,3%)
1

Suy tim
6 (12,5%)
6 (17,6%)
0
0,161
Tăng huyết áp
22 (45,8%)
22 (64,7%)
0
< 0,001
Đái tháo đường
10 (20,8%)
8 (23,5%)
2 (14,3%)
0,701
Tắc ĐM ngoại biên
3 (6,2%)
3 (8,8%)
0
0,546
Cường giáp
2 (4,2%)
2 (5,9%)
0
1
Viêm gan mạn
2 (4,2%)
0
2 (14,3%)
0,081

Nhóm BN tắc ĐM có tỉ lệ bị rung nhĩ, tăng huyết áp cao hơn
nhóm BN tắc TM có ý nghĩa (phép kiểm 
2
, p < 0,001). Cũng vậy, tình
trạng mắc bệnh van tim ở nhóm BN tắc ĐM cao hơn nhóm BN tắc TM
có ý nghĩa (phép kiểm Fisher, p = 0,023).
- Tiền căn phẫu thuật và sử dụng thuốc:
Bảng 3.6. So sánh tiền sử bệnh tật giữa hai nhóm
Tiền căn
Tổng số
(n = 48)
Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Giá trị p
Tắc ĐM ngoại biên
14 (29,2%)
12 (35,3%)
2 (14,3%)
0,181
Tắc TM ngoại biên
7 (14,6%)
0
7 (50%)
< 0,001
Phẫu thuật tim, mạch máu
7 (14,6%)
6 (17,6%)
1 (7,1%)

0,656
Sử dụng Digoxin
10 (20,8%)
10 (29,4%)
0
0,023
Trong nhóm BN tắc TM, có 1 TH (7,1%) đã được phẫu thuật
nhồi máu ruột do tắc ĐM mạc treo 4 năm và 1 TH (7,1%) cắt tử cung
kèm với cắt ruột thừa cách nửa tháng. Trong nhóm BN tắc ĐM, có 2
TH (5,9%) có phẫu thuật bụng trong vòng 1 năm, gồm có: 1 TH cắt
ruột thừa nội soi cách 1 năm, 1 TH cắt ruột thừa cách 4 tháng.
Nhóm BN tắc TM có tiền căn bị tắc TM nhiều hơn nhóm BN
tắc ĐM (phép kiểm Fisher, p < 0,001).
3.3. Giá trị của chụp cắt lớp điện toán
- Nhóm chứng: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi
tổng kết được 49 TH thỏa các tiêu chuẩn chọn vào nhóm chứng.
Trong nhóm chứng, có 17 TH (34,7%) là nữ và 32 TH (65,3%) là
nam. Tuổi trung bình là 61 ± 18 tuổi (nhỏ nhất là 22 tuổi, lớn nhất là
105 tuổi), trung vị (khoảng tứ phân vị) là 63 (50; 74) tuổi.
Bảng 3.11. So sánh tuổi trung bình, sự phân bố giới tính và thời gian
trung bình từ CCLĐT đến phẫu thuật
giữa nhóm bệnh và nhóm chứng

Nhóm bệnh (n = 48)
Nhóm chứng (n = 49)
Giá trị p
Trung vị tuổi
55 (42-76)
63 (50-74)
0,516

Giới
Nam
29 (60,4%)
32 (65,3%)
0,618
Nữ
19 (39,6%)
17 (34,7%)
Thời gian (giờ)
5,5 (3,4-9,4)
5,0 (3,5-7,0)
0,576
Như vậy, xét về tuổi trung bình, giới tính, thời gian trung
bình từ khi CCLĐT đến khi được phẫu thuật thì hai nhóm bệnh và
chứng khác biệt không có ý nghĩa, nên thỏa điều kiện tương đương
để so sánh.
Trong các dấu hiệu CCLĐT có độ đặc hiệu cao trên 95% đối
với chẩn đoán nhồi máu ruột do TMMT cấp tính bao gồm: huyết
khối ĐM MTTT, huyết khối TM MTTT, hơi trong thành ruột, hơi
trong TM cửa và nhồi máu tạng khác trong ổ bụng thì không có dấu
hiệu nào có độ nhạy cao (Bảng 3.13). Có ít nhất một trong các dấu
hiệu này ở 41/48 TH (85,4%) của nhóm bệnh và ở 1/49

TH (2,0%)
của nhóm chứng. Khi sự xuất hiện của ít nhất một trong các dấu hiệu
đặc hiệu này được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu ruột
do TMMT thì CCLĐT có độ nhạy là 85,4%, độ đặc hiệu là 98%, độ
chính xác là 91,8% và giá trị tiên đoán dương tính là 97,6%.
Bảng 3.13. Phân tích dấu hiệu hình ảnh CCLĐT
Dấu hiệu

Nhóm
bệnh
(n=48)(%)
Nhóm
chứng
(n=49)(%)
Độ
nhạy
(%)
Độ đặc
hiệu(%)
Độ
chính
xác (%)
GTTĐ
dương
(%)
Huyết khối ĐM MTTT
25 (52,1)
0
52,1
100
85,1
100
Huyết khối TM MTTT
14 (29,2)
0
29,2
100
64,9

100
Hơi trong thành ruột
12 (25,0)
1 (2,0)
25
98
61,8
92,3
Hơi TM cửa
3 (6,2)
0
6,2
100
53,6
100
Nhồi máu tạng khác
4 (8,3)
0
8,3
100
54,6
100
Ruột giảm bắt cản quang khu trú
45 (93,8)
10 (20,4)
93,8
79,6
86,5
81,8
Ruột giãn

26 (54,2)
28 (57,1)
54,2
42,9
48,4
48,1
Tắc ruột
1 (2,1)
11 (22,4)
2,1
77,6
40,2
8,3
Thành ruột dày có bắt cản quang
29 (60,4)
13 (26,5)
60,4
73,5
67,0
69,0
Phù mỡ mạc treo
28 (58,3)
31 (63,3)
58,3
36,7
47,4
47,5
Dịch ổ bụng
25 (52,1)
30 (61,2)

52,1
38,8
45,4
45,5
Có ít nhất một dấu hiệu đặc hiệu
41 (85,4)
1 (2,0)
85,4
98,0
91,8
97,6
3.4. Kết quả điều trị
3.4.1. Thời gian được can thiệp phẫu thuật
Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi phẫu thuật trung bình
của nhóm tắc TM dài hơn của nhóm tắc ĐM.


Bảng 3.14. So sánh thời gian chờ phẫu thuật và thời gian có triệu
chứng trung bình
Thời gian
Tổng số
(n = 48)
Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Giá trị p
Chờ phẫu thuật (giờ)
7,6 (4,5-16,8)
7,3 (4,5-13,2)

11,1 (4,4-30,4)
0,346
Có triệu chứng (ngày)
3,4 (1,8-4,5)
2,3 (1,2-4,2)
4,2 (3,2-8,4)
0,003*
* Mann-Whitney U.
3.4.2. Các dấu hiệu trong mổ và phương pháp phẫu thuật
14/14 TH (100%) nhồi máu ruột do tắc TM chỉ ảnh hưởng
đến ruột non, ngược lại, nhồi máu cả ruột non và đại tràng gặp ở
20/34 TH (58,8%) nhồi máu ruột do tắc ĐM (Bảng 3.15).
Bảng 3.15. So sánh phần ruột bị nhồi máu giữa hai nhóm

Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Tổng số
(n = 48)
Ruột non
14 (41,2%)
14 (100%)
28 (58,3%)
Ruột non + Đại tràng
20 (58,8%)
0
20 (41,7%)
Tỉ lệ BN chỉ bị nhồi máu ruột non ở nhóm tắc TM cao hơn
so với nhóm tắc ĐM có ý nghĩa (phép kiểm 

2
, p < 0,001).
25/34 TH (73,5%) tắc ĐM có đoạn ruột hoại tử dài trên 100
cm, trong khi chỉ 5/14 TH (35,7%) tắc TM có chiều dài đoạn ruột bị
hoại tử trên 100 cm. Khác biệt này là có ý nghĩa (phép kiểm 
2
, p =
0,014).
46/48 TH (95,8%) có cắt ruột, còn lại 2 TH (4,2%) không cắt
ruột. Trong đó, 1 TH bị nhồi máu ruột quá nhiều (từ góc tá-hỗng
tràng đến đại tràng chậu hông và nguyên nhân tắc là do huyết khối
trên nền xơ vữa ĐM MTTT tại gốc); 1 TH còn lại là BN bị nhồi máu
ruột do thuyên tắc ĐM MTTT, được phẫu thuật sau khi có triệu
chứng 14 giờ, phẫu thuật mở ĐM MTTT lấy huyết khối trước, sau đó
đánh giá lại tình trạng ruột thì không phân định được rõ ranh giới
vùng ruột hoại tử và vùng ruột còn sống, chúng tôi quyết định không
cắt ruột và theo dõi chờ phẫu thuật xem lại để xác định rõ vùng ruột
hoại tử. Tuy nhiên, cả 2 TH này đều tử vong sau phẫu thuật 1 ngày.
7/48 TH (14,6%) có mở mạch máu mạc treo để lấy huyết
khối, trong đó 3/34 TH (8,8%) mở ĐM lấy huyết khối thì các BN
này đều tử vong sau phẫu thuật, còn 4/14 TH (28,6%) mở TM lấy
huyết khối đều ghi nhận có những đoạn ruột hồng trở lại và không có
TH nào tử vong sau mổ.
3.4.3. Biến chứng và tử vong sau mổ
Biến chứng sau mổ gặp ở 28/48 TH (58,3%).
Biến chứng hô hấp xảy ra ở 10/48 TH (20,8%), trong đó có 1
TH thuyên tắc phổi sau mổ 8 ngày. 9/48 TH (18,8%) có suy thận.
TMCB ruột tiếp diễn xảy ra ở 6/48 TH (12,5%), trong đó ở nhóm
BN có nguyên nhân tắc ĐM xảy ra 2 TH và nhóm tắc TM có 4 TH.
4/48 TH (8,3%) tử vong sau mổ 1 ngày, tất cả đều thuộc

nhóm BN có nguyên nhân tắc ĐM.
Tử vong sau mổ gặp ở 21/48 TH (43,8%). Tỉ lệ BN tử vong
sau mổ ở nhóm tắc ĐM cao hơn ở nhóm tắc TM (Bảng 3.17).
Bảng 3.17. So sánh thời gian nằm viện trung bình, tỉ lệ biến chứng
và tử vong sau mổ của hai nhóm

Tổng số
(n = 48)
Tắc ĐM
(n = 34)
Tắc TM
(n = 14)
Giá trị p
Thời gian (ngày)
11 (9-15)
11 (7-14)
13,5 (10-19)
0,015*
Có biến chứng
28 (58,3%)
21 (61,8%)
7 (50%)
0,452
Tử vong
21 (43,8%)
20 (58,8%)
1 (7,1%)
0,001**
* Mann-Whitney U, ** phép kiểm 
2


Thời gian nằm viện trung bình ở nhóm tắc TM dài hơn nhóm
tắc ĐM (p = 0,015), tỉ lệ tử vong sau mổ ở nhóm BN tắc ĐM cao
hơn ở nhóm tắc TM (p = 0,001).
3.4.4. Khả năng sống còn
27/48 TH (56,2%) còn sống sau mổ. Thời gian theo dõi trung
bình là 41,8 ± 25 tháng (ngắn nhất là 2 tháng, dài nhất là 97 tháng).
Có 2 TH mất liên lạc sau mổ 2 tháng và 3 tháng. Cuối cùng chúng tôi
có 25 TH được theo dõi đến tháng 05 năm 2012, trong đó nhóm tắc
ĐM còn 13 BN và nhóm tắc TM còn 12 BN. Có 5/25 TH (20%) tử
vong trong thời gian theo dõi.
3/25 TH có hội chứng ruột ngắn, trong đó có 2 TH lệ thuộc
vào nuôi ăn bằng đường TM, cả 2 TH này đã tử vong do suy dinh
dưỡng. 1 TH ngưng nuôi ăn đường TM sau mổ 1 tháng. 8/25 TH
(32%) có sử dụng thuốc kháng đông liên tục sau mổ.











Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ sống còn ở hai nhóm BN nhồi máu ruột do tắc ĐM
và tắc TM bằng cách sử dụng phân tích Kaplan-Meier.
Tỉ lệ sống còn
Tắc tĩnh mạch

Tắc động mạch
Thời gian theo dõi (tháng)
Dựa vào biểu đồ 3.5, tỉ lệ sống còn sau mổ 5 năm của nhóm
tắc TM là khoảng 60% (7 BN), của nhóm tắc ĐM là khoảng 30% (4
BN). Như vậy, có khoảng 11 BN nhồi máu ruột do TMMT còn sống
sau phẫu thuật 5 năm (44%).
Sử dụng phép kiểm log-rank (Mantel-Cox), cho thấy tỉ lệ
sống còn lâu dài ở nhóm BN bị nhồi máu ruột do tắc TM cao hơn
nhóm BN có tắc ĐM có ý nghĩa (p = 0,044).

Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng
4.1.1. Đau bụng
Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi, tất cả BN vào viện
đều có triệu chứng đau bụng. Thời gian đến bệnh viện trung bình của
nhóm tắc TM là 18 giờ, có trễ hơn nhóm tắc ĐM, là 12 giờ, nhưng sự
khác biệt này là chưa rõ ràng. Đau bụng âm ỉ chỉ xảy ra ở 28,6% BN
có tắc TM mạc treo, trong khi tất cả BN nhồi máu ruột do tắc ĐM
đều có đau bụng nhiều, có sự khác biệt về mức độ đau ở nhóm BN
tắc ĐM so với nhóm BN tắc TM.
- Tắc ĐM mạc treo cấp tính: Theo y văn, đau bụng là triệu
chứng thường gặp nhất ở BN có tắc ĐM mạc treo cấp tính, chiếm
92% đến 100%. Đau bụng là dấu hiệu gần như luôn có, nhưng ở
những BN có nguyên nhân TMCB mạc treo cấp tính do tắc ĐM thì
đau bụng nổi bật hơn, làm cho BN đến bệnh viện sớm hơn. Trong
nghiên cứu của Ryer và cs ghi nhận có 40% BN TMCB mạc treo do
tắc ĐM có triệu chứng gợi ý TMCB mạc treo mạn tính. Ngoài ra,
đau bụng không tương xứng với các dấu hiệu khi thăm khám hay đau
bụng dữ dội nhưng các phát hiện ở bụng thì rất ít chỉ có ở 35% đến
38% các TH.

- Huyết khối TM mạc treo cấp tính: Theo Kumar và cs, biểu
hiện lâm sàng phần lớn phụ thuộc vào phạm vi của huyết khối, kích
thước của mạch máu bị ảnh hưởng, và độ sâu của TMCB thành ruột.
Có 83% đến 100% BN huyết khối TM cấp tính có đau bụng. Theo
Morasch và cs, thông thường, BN bị huyết khối TM mạc treo có đau
bụng, cơn đau này có thể khởi phát đột ngột, nhưng thường là bắt
đầu với tính chất âm thầm, và tiến triển xấu dần.
4.1.2. Bệnh kèm và các yếu tố nguy cơ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm tắc ĐM có 19 BN
(55,9%) có rung nhĩ, 10 BN (29,4%) có bệnh van tim, 22 BN
(64,7%) có tăng huyết áp. Tỉ lệ BN có rung nhĩ, bệnh van tim và tăng
huyết áp ở nhóm tắc ĐM nhiều hơn ở nhóm tắc TM. Batellier,
Edwards, Kassahun đã lý giải rằng rung nhĩ, suy tim và bệnh van tim
chính là các nguồn tạo huyết khối từ tim, gây ra sự di trú huyết khối
đến ĐM mạc treo. Các tác giả cũng gợi ý rằng, khi BN vào viện với
triệu chứng đau bụng cấp tính kèm với các dấu hiệu thuyên tắc mạch
máu ngoại biên, TMCB mạc treo mạn tính, hoặc rối loạn nhịp thì nên
được nghi ngờ ở mức độ cao đối với TMCB ruột cấp tính và cần
được đánh giá nhanh chóng để khẳng định hoặc loại trừ chẩn đoán.
Trong nghiên cứu này, 10 BN (71,4%) huyết khối TM mạc
treo có nguyên nhân rõ ràng bao gồm 7 TH có huyết khối TM ngoại
biên, một TH phẫu thuật nhồi máu ĐM mạc treo cách 4 năm, một TH
mắc hội chứng thận hư và một TH cắt tử cung kèm cắt ruột thừa cách
nửa tháng. Tất cả các BN này đều liên quan đến yếu tố tăng đông đã
được đề cập trong nghiên cứu của các tác giả khác.


4.2. Giá trị của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán nhồi máu
ruột do tắc mạch mạc treo
Từ kết quả nghiên cứu hồi cứu của Taourel, các dấu hiệu

huyết khối ĐM MTTT, huyết khối TM MTTT, hơi trong thành ruột,
hơi TM cửa, giảm bắt cản quang thành ruột và TMCB những tạng
khác trên hình ảnh CCLĐT có độ đặc hiệu trên 95%. Tuy nhiên, các
dấu hiệu này đều có độ nhạy thấp, dưới 30%. Vì vậy, để có được độ
nhạy và độ đặc hiệu tốt nhất, các tác giả đã lấy tiêu chuẩn chẩn đoán
là có ít nhất một dấu hiệu của CCLĐT có độ đặc hiệu cao ( trên 95%)
để sử dụng cho việc chẩn đoán TMCB mạc treo cấp tính, thì CCLĐT
có độ nhạy là 64% và độ đặc hiệu là 92%.
Với các nghiên cứu tiền cứu, khi các tác giả đã dựa vào kết
quả chẩn đoán ban đầu của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh so với chẩn
đoán cuối cùng của BN để tính độ nhạy và độ đặc hiệu của CCLĐT.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với việc sử dụng một trong
các dấu hiệu CCLĐT có độ đặc hiệu cao trên 95% bao gồm huyết
khối ĐM MTTT, huyết khối TM MTTT, hơi trong thành ruột, hơi
tĩnh mạch cửa và thiếu máu các tạng đặc làm tiêu chuẩn chẩn đoán
nhồi máu ruột do TMMT, thì phương pháp này có độ nhạy là 85,4%,
độ đặc hiệu là 98%, độ chính xác là 91,8% và giá trị tiên đoán dương
là 97,6%.
4.3. Kết quả điều trị
4.3.1. Các dấu hiệu trong mổ và phương pháp phẫu thuật
Các dấu hiệu trong mổ: Tất cả BN trong nghiên cứu của
chúng tôi đều được phẫu thuật và có ghi nhận nhồi máu ruột do tắc
ĐM hoặc TM mạc treo. Toàn bộ các TH nhồi máu ruột do tắc TM
mạc treo chỉ ảnh hưởng đến ruột non và 5/14 TH (35,7%) tắc TM có
chiều dài đoạn ruột bị hoại tử trên 100 cm. Trong nhóm BN nhồi
máu ruột do tắc ĐM có 58,8% TH nhồi máu cả ruột non và đại tràng
và 25/34 TH (73,5%) tắc ĐM có đoạn ruột hoại tử dài trên 100 cm.
Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Hsu và cs,
huyết khối TM mạc treo thường ảnh hưởng đến hỗng tràng (74% so
với 31% của nhóm BN tắc ĐM), trong khi nhóm BN tắc ĐM thường

ảnh hưởng đến đại tràng (55% so với 11% của nhóm huyết khối
TM), sự khác biệt này có ý nghĩa.
Phương pháp phẫu thuật:
- Mở ĐM mạc treo lấy huyết khối: Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 3/34 TH (8,8%) mở ĐM mạc treo lấy huyết khối thì các
BN này đều tử vong sau phẫu thuật. Tỉ lệ BN được phẫu thuật phục
hồi lưu thông mạch máu không nhiều là do tất cả BN trong nghiên
cứu này đều đã có nhồi máu ruột, kết quả này tương tự như các
nghiên cứu khác có tỉ lệ BN nhồi máu ruột cao thì tỉ lệ BN được
phẫu thuật mở mạch máu mạc treo lấy huyết khối thấp, chiếm từ 3%
đến 22,8% TH.
- Mở TM mạc treo lấy huyết khối: Gần đây có một vài báo
cáo lẻ tẻ về phẫu thuật mở TM lấy huyết khối, nhưng lấy huyết khối
TM thường khó khăn vì ở hầu hết BN, huyết khối TM lan tỏa và trải
rộng ra các nhánh xa nên kết quả chưa được cải thiện rõ và chưa
được khuyến cáo rộng rãi. Mặc dù vậy, trong TH phát hiện huyết
khối TM MTTT trong mổ thì mở TM lấy huyết khối trong thân chính
và các nhánh lớn của TM cửa, TM lách và TM MTTT vẫn được chấp
nhận. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, các tác giả Vũ Hữu Vĩnh và Nguyễn
Văn Khôi đã cho thấy phẫu thuật lấy huyết khối TM mạc treo kèm
với cắt ruột hoại tử đã cho kết quả tốt. Trong nghiên cứu của chúng
tôi có 4 trong 14 TH (28,6%) nhồi máu ruột do tắc TM mạc treo
được mở TM lấy huyết khối đều ghi nhận có những đoạn ruột hồng
trở lại và không có TH nào tử vong sau mổ.
- Cắt ruột: Trong TH thuyên tắc chỉ ở một nhánh hoặc phần
xa của ĐM MTTT sau khi phân nhánh ĐM hồi-đại tràng gây ra hoại
tử một đoạn ruột ngắn thì chỉ cần cắt đoạn ruột hoại tử mà không cần
phối hợp lấy cục thuyên tắc. Trong 34 TH nhồi máu ruột do tắc ĐM
của chúng tôi, 26,5% TH có đoạn ruột hoại tử dài dưới 100 cm là
không cần mở ĐM lấy huyết khối.

Trong nghiên cứu này, có 46/48 TH (95,8%) có cắt ruột, còn
lại 2 TH (4,2%) không tiến hành cắt ruột. So với các nghiên cứu
khác tỉ lệ BN được cắt ruột trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
nhiều, nhưng tỉ lệ BN được phẫu thuật thám sát trong nghiên cứu của
chúng tôi rất thấp so với các tác giả khác (thay đổi từ 21,4% đến
42,2%). Điều này là do trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BN chỉ
có nhồi máu ruột non chiếm đến 58,3% và các bác sĩ phẫu thuật tại
khoa ngoại bụng của bệnh viện Chợ Rẫy thường có chủ trương cắt
hết đoạn ruột hoại tử cho dù BN có hoại tử ruột lan rộng và khi cắt
hết sẽ dẫn đến hội chứng ruột ngắn.
4.3.2. Biến chứng sau mổ
Tỉ lệ biến chứng sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi là
58,3%, tương đương với kết quả từ 55% đến 68% của các nghiên cứu
khác. Biến chứng hô hấp là thường gặp nhất, chiếm 20,8%, tiếp đến
là suy thận, chiếm 18,8%. Kết quả nghiên cứu của Kassahun cũng
ghi nhận biến chứng sau mổ phổ biến nhất là suy hô hấp và suy đa
tạng. TMCB ruột tiếp diễn xảy ra ở 6 BN (12,5%), trong đó 2 BN
thuộc nhóm tắc ĐM và 4 BN trong nhóm tắc TM. Acosta-Merida đã
báo cáo TMCB ruột tiếp diễn xảy ra ở 27,3% TH. Trong nhóm BN
được điều trị phẫu thuật của Batellier, có 9 TH (14%) thuyên tắc ĐM
tái diễn, 5 TH trong các BN này tử vong trong giai đoạn hậu phẫu,
mặc dù tất cả BN trong nghiên cứu này đều được sử dụng heparin
đầy đủ ngay sau khi chẩn đoán được nghi ngờ.
4.3.3. Tử vong sau mổ
Tỉ lệ tử vong chung sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi
là 43,8%. Tỉ lệ tử vong sau mổ giảm dần theo thời gian công bố của
các nghiên cứu. Điều này cũng phù hợp với việc ứng dụng tích cực
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sớm, nhất là việc ứng dụng
CCLĐT nhiều hàng đầu dò để chẩn đoán ở những BN nghi ngờ có
TMCB mạc treo cấp tính. Do đó, chỉ định phẫu thuật tái lưu thông

mạch máu kịp thời trước khi có nhồi máu ruột thì sẽ không cần cắt
ruột phối hợp hoặc chỉ cắt bỏ một đoạn ngắn ruột hoại tử sau khi tái
lưu thông mạch máu.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự như các
nghiên cứu khác là tỉ lệ tử vong sau mổ của nhóm BN nhồi máu ruột
do tắc TM thấp hơn so với nhóm tắc ĐM.
4.3.4. Kết quả lâu dài của điều trị phẫu thuật tắc mạch mạc treo
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 27 BN (56,2%) còn sống
sau mổ. Chúng tôi theo dõi được 25 TH đến khi kết thúc nghiên cứu,
thời gian theo dõi trung bình là 41,8 ± 25 tháng. Tỉ lệ sống còn sau 5
năm trong nghiên cứu của chúng tôi là khoảng 44%, trong đó tỉ lệ
sống còn lâu dài ở nhóm BN bị nhồi máu ruột do tắc TM là 60%,
nhóm BN có tắc ĐM là 30%, khác biệt này có ý nghĩa (phép kiểm
log-rank). Kết quả nghiên cứu của Klempnauer cho thấy tỉ lệ sống
còn sau 5 năm là khoảng 50%, phụ thuộc vào bệnh sinh của TMCB
mạc treo cấp tính, trong đó BN bị huyết khối ĐM có dự hậu xấu
nhất.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 48 BN nhồi máu ruột do TMMT được điều
trị phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2004 đến
tháng 06 năm 2010, chúng tôi rút ra các kết luận sau đây:
1. Về đặc điểm lâm sàng của nhồi máu ruột do TMMT
- Tuổi trung bình của BN nhồi máu ruột do tắc TM (37 tuổi)
thấp hơn rõ rệt so với nhóm tắc ĐM (73 tuổi).
- Tất cả BN nhồi máu ruột do TMMT đều có đau bụng, mức
độ đau bụng nhiều xảy ra ở tất cả BN tắc ĐM mạc treo.
- Các BN nhồi máu ruột do tắc ĐM thường có bệnh kèm là
rung nhĩ (55,9%), bệnh van tim (29,4%), tăng huyết áp (64,7%),
trong khi 50% BN tắc TM mạc treo có tiền căn tắc TM ngoại biên.\

- Thời gian trung bình từ khi khởi phát bệnh đến khi được
phẫu thuật ở nhóm BN nhồi máu ruột do tắc ĐM (2,3 ngày) ngắn
hơn so với nhóm tắc TM (4,2 ngày).
- Tất cả BN nhồi máu ruột do tắc TM chỉ bị nhồi máu ở ruột
non, trong khi trên phân nửa TH tắc ĐM (58,8%) có nhồi máu cả
ruột non và đại tràng.
- Tỉ lệ BN tắc ĐM có chiều dài đoạn ruột hoại tử trên 100
cm (73,5%) cao hơn hẳn so với nhóm tắc TM (35,7%).
2. Giá trị của CCLĐT trong nhồi máu ruột do TMMT
Với một BN có bệnh cảnh lâm sàng nghi ngờ nhồi máu ruột
do TMMT, khi sử dụng một trong các dấu hiệu hình ảnh sau đây làm
tiêu chuẩn chẩn đoán: huyết khối ĐM MTTT, huyết khối TM MTTT,
hơi trong thành ruột, hơi trong TM cửa và nhồi máu gan, lách, hoặc
thận thì CCLĐT hai thì có độ nhạy là 85,4%, độ đặc hiệu là 98%, độ
chính xác là 91,8% và giá trị tiên đoán dương tính là 97,6%.
3. Kết quả điều trị phẫu thuật của nhồi máu ruột do TMMT

×