Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.2 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Tại sao ở các thế kỉ XV-XIX: “Phương
Đông đi sau Phương Tây, bị bỏ lại trong
cuộc đua văn minh và cuối cùng bị xâm
lược? Bài học cho giai đoạn hiện tại?

Họ và tên: Đoàn Phương Anh

HÀ NỘI - 2020


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời cổ đại, tức là cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến những
thế kỉ trước sau CN, ở phương Đơng đã có bốn trung tâm văn minh lớn, đó
là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả 4 trung tâm văn minh này
đều nằm trên những vùng có những con sơng lớn chảy qua: sông Nin ở Ai
Cập, sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ,
sơng Hồng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của
những dịng sơng lớn ấy nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nơng
nghiệp có điều kiện phát triển trong hồn cảnh nơng cụ cịn thơ sơ, dẫn đến
sự xuất hiện sớm của nhà nước. Do đó cư dân ở đây sớm bước vào xã hội
văn minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực
rỡ. Nền văn minh phương Tây xuất hiện muộn hơn so với nền văn minh
phương Đông, với sự xuất hiện của nền văn minh Hi Lạp cổ đại, tiếp sau đó
là văn minh La Mã. Vào thời kì trung đại, do sự suy thoái về văn hoá,
phương Tây lạc hậu hơn phương Đông rất nhiều.
Tuy nhiên, ở giai đoạn các thế kỉ XV-XIX: “Phương Đông đi sau Phương


Tây, bị bỏ lại trong cuộc đua văn minh và cuối cùng bị xâm lược”. Vấn đề
đặt ra ở đây là: “Tại sao “Phương Đông đi trước về sau” và cuối cùng bị xâm
lược như vậy? Và bài học rút ra cho giai đoạn đoạn hiện tại là gì?”
II. PHƯƠNG ĐƠNG ĐI SAU PHƯƠNG TÂY, BỊ BỎ LẠI TRONG
CUỘC ĐUA VĂN MINH VÀ CUỐI CÙNG BỊ XÂM LƯỢC.
Giai đoạn từ thế kỉ XV-XIX, chủ nghĩa tư bản trên đà phát triển, các thể
chế quốc gia dân chủ được thiết lập và củng cố, giữa hai nền văn minh
phương Đông và phương Tây xảy ra những cuộc xung đột, nhưng bên cạnh
đó cũng có sự giao lưu. Cũng trong thời kì này, cuộc Cách mạng cơng
nghiệp - cơ khí được thực hiện.
Đối với các quốc gia phương Đông, giai đoạn này được xem là khởi đầu
với cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, gắn liền với quá
trình xâm lược và chống xâm lược, sự chuyển biến hình thái kinh tế - xã hội
theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa, quá trình cải cách và cách mạng của
những cơ cấu quyền lực chính trị.
A. VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XV-XIX:
1. Sự xuất hiện của văn minh công nghiệp
a, Công cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV-XVI)


Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ
thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, nhiều nhà thám hiểm châu Âu
đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông - nơi họ hi vọng sẽ
kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.
Có thể kể đến 3 phát kiến địa lí lớn sau đây:
- Cuộc hành trình của Vaxcơ đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm
cực nam (Mũi Hi Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những
chuyến đi tiếp theo về phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi
vồ biển Đơng, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.
- Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ

Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mĩ, khi đó được gọi là Tân thế giới
hoặc nhầm lẫn là “Tây Ấn Độ”.
- Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mĩ mà cịn vượt
qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là
Philippin. Từ đây, đoàn thuỷ thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxcô đơ
Gama khi trước.
Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo của các
nhà hàng hải châu Âu thời đó đã đem lại nhiều hệ quả to lớn vượt xa mục
đích ban đầu, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lồi người.
Những phát kiến địa lí lớn diễn ra vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI đã
tìm ra một lục địa mới là châu Mĩ, một đại dương mà người chấu Âu chưa
biết, được đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra con đường biển đến các châu
lục, thúc đẩy cuộc thám hiểm và kiếm tìm những vùng đất mới. Nó đem lại
những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hoá, tạo điều kiện cho sự
tiếp xúc của các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu của ý chí con người
và những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc hành trình vịng quanh thế giới
đã bác bỏ những lí lẽ sai trái của giáo hội đã từng đưa ra trong các vụ xét xử
các nhà khoa học như Brunô, Galilê... và khẳng định giả thuyết về trái hình
cầu là hồn toàn đúng.
Các nhà khoa học, các nhà thám hiểm đã có cống hiến to lớn cho sự phát
triển các ngành địa lí, thiên văn, hàng hải và từ đó mở ra nhiều lĩnh vực
nnghiên cứu mới trong các ngành khoa học như dân tộc học, nhân học, địa
chất học, sinh học,...
Tiếp sau những phát kiến địa lí đã diễn ra những cuộc di chuyển cư dân
trên quy mô lớn tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục.
Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông, thừa


hưởng kho tàng các thành tựu văn hoá - văn minh to lớn, góp phần làm văn
minh phương Tây vượt trội. Đến thời trung đại, trước thế kỉ XVI, phương

Tây vẫn lạc hậu hơn phương Đơng, do đó phương Tây đã học tập rất nhiều
phát minh quan trọng của phương Đơng như chữ số, tốn học, y học, kĩ thuật
làm giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn, thậm chí cả phong cách giao tiếp và
nếp sống văn minh. Chính những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng
vào việc thúc đẩy sự phát triển rất nhanh chóng của nền văn minh phương
Tây.
b, Sự ra đời của các quốc gia tư bản chủ nghĩa và cuộc chạy đua giành
giật thị trường thế giới đã thúc đẩy việc sản xuất tăng nhanh về năng suất
và nâng cao về chất lượng. Thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển
của công thương nghiệp tạo nên tiền đề về cơ sở vật chất cũng như về mơi
trường chính trị cho bước chuyển sang một thời kì mới trong lịch sử sản
xuất, bước sang một nền văn minh mới của nhân loại.
2. Những phát minh khoa học và tiến bộ kĩ thuật - tiền đề cho sự phát
triển mạng mẽ về kinh tế, hùng mạnh về quân sự, góp phần tiến bộ của
nền văn minh phương Tây.
Thế kỉ XVIII là những lí thuyết vật lí học của Niutơn, XIX là học thuyết
về sinh học của Đacuyn. Tiếp theo Đacuyn là Menđen được coi là cha đẻ của
môn di truyền học. Ngành y có nhiều phát hiện quan trọng về vacxin của
Paxtơ, về vi trùng lao của Kốc, về phương pháp vô trùng trong giải phẫu của
Lixtơ,...
Nhà hoá học Menđêlêep đã thiết lập Bảng tuần hồn các ngun tố hố
học. Nhà vật lí Farađây nêu lên nguyên lí về cảm điện từ.
Về mặt kĩ thuật, nét nổi bật là những phát minh về điện trong nửa sau thế
kỉ XIX. Phát minh của Moocxơ về điện báo, của Edison về bóng đèn điện và
xây dựng nhà máy điện; tiếp theo là những phát minh về điện thoại, điện
ảnh, vô tuyến điện truyền thanh và tia Rơnghen, tia X đã đưa nguồn năng
lượng mới vào các lĩnh vực của đời sống.
Trong những năm 80 của thế kỉ XIX, những sáng chế máy móc tuốc bin
phát điện thay thế bằng sức nước và tuốc bin phát điện cùng việc chuyển tải
điện đi xa tạo điều kiện rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động vượt

bậc và mở rộng quy mô sản xuất.
Những phát hiện về mỏ dầu lửa ở Mĩ và Nga đem lại cho loài người nguồn
nhiên liệu mới ngoài than, sau này được sử dụng rộng rãi trong các ngành


cơng nghiệp.
Cũng nhờ có điện, xăng dầu và động cơ tuốc bin, nhiều phương tiện giao
thông mới xuất hiện như ô tô, máy bay, tàu biển, tàu ngầm.
Do những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kĩ thuật, nhiều nước phương
Tây trở thành những quốc gia phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự.
Dựa vào ưu thế đó, các nước này đua nhau chinh phục thế giới. Cùng với
việc biến hầu hết các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh thành thuộc địa
của các cường quốc châu Âu, văn minh phương Tây được truyền bá khắp thế
giới.
B. VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG (TIÊU BIỂU LÀ TRUNG QUỐC)
GIAI ĐOẠN THẾ KỈ XV-XIX: BỊ BỎ LẠI TRONG CUỘC ĐUA VĂN
MINH VÀ CUỐI CÙNG BỊ XÂM LƯỢC.
Sau thành công của cách mạng công nghiệp, các nước phương Tây đã lớn
mạnh và tìm đến phương Đơng trong tư thế kẻ mạnh, của “… trọng pháo bắn
thủng tất cả những bức Vạn lý trường thành và buộc những người dã man,
bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục”. Sự xâm lược
này một mặt đem đến tai họa khôn lường. Cái gọi là “khai hóa văn minh” mà
thế giới phương Tây tiến hành chỉ là một phần trong vô vàn những phá hoại
gieo rắc lên hệ thống thuộc địa. Mặt khác, việc phá vỡ “trạng thái dã man, bế
quan tỏa cảng” của phương Tây, lôi cuốn phương Đông lạc hậu vào thế giới
văn minh vơ hình chung đã “cấy mầm tư bản” vào xã hội ấy. Quá trình bành
trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây thời cận đại kết hợp với những
biến động lớn lao trong nội bộ đã làm cho các quốc gia phương Đông đối
mặt với nhiều thách thức, nguy cơ và cả những cơ hội “bắt nhịp” theo sự
phát triển của thế giới. Chính những tác động này khiến các nước phương

Đông thức tỉnh sau giấc mộng dài. Sóng triều thời đại trào dâng cuốn các
quốc gia phương Đông đứng trước yêu cầu thời đại buộc phải trả lời câu hỏi:
hoặc chấp nhận mở cửa để “bắt nhịp” trở thành một phần của thế giới văn
minh, hay giam mình dưới ánh hào quang của quá khứ, “ngủ mê” trong nền
văn minh rực rỡ đã qua, chịu sức công phá của những “trọng pháo” xâm
lược của phương Tây để dần biến thành những vùng đất bị xâm lược, nô
dịch.
Từ việc không đánh giá đúng về bản chất sức mạnh và dã tâm của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, thậm chí giới cai trị phương Đơng cịn tỏ ra
khinh rẻ văn minh phương Tây, cho đến khi “những tường thành kiên cố
nhất và các đạo quân tinh nhuệ nhất của họ bị san phẳng và đánh tan tác bởi


đại bác, chiến thuyền và những đội quân xâm lược trang bị bằng vũ khí hiện
đại hơn, được tổ chức huấn luyện tốt hơn, thì lúc đó họ mới suy nghĩ lại và
hoảng hốt tìm cách ứng phó”. Trước thách thức từ chủ nghĩa thực dân
phương Tây, những đòi hỏi nội sinh trong nước, cùng với yêu cầu quốc gia
độc lập và xã hội phồn vinh, theo quan điểm của GS. Vũ Dương Ninh có thể
nhận thấy rõ ràng qua ba phương thức ứng phó tiêu biểu: thứ nhất, chấp
nhận dễ dàng ách chiếm đóng của thực dân phương Tây; thứ hai, kiên quyết
chống lại cuộc xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng biện pháp
kháng chiến; thứ ba, tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo
mơ hình phát triển của phương Tây.
Tiêu biểu cho nền văn minh phương Đông giai đoạn thế kỉ XV-XIX là
Trung Quốc. Từ cuộc phát kiến địa lý vào giữa thời Minh cho tới chiến tranh
thuốc phiện, là thời kì chủ nghĩa tư bản trưởng thành ở Tây Âu và mở rộng
ảnh hưởng của nó tới tồn bộ thế giới – thứ đã dẫn tới những sự thay đổi vĩ
đại trong trật tự thế giới truyền thống. Đó chính thời điểm mà sức mạnh hải
quân, các nền văn minh ở nhiều phần trên thế giới, vốn tách biệt nhau bởi
không gian địa lý bắt đầu trao đổi, cạnh tranh làm cho thế giới sau đó xích

lại gần hơn. Trong thời kì này, những quốc gia phấn đấu cho quyền lực biển
và chú tâm vào thương mại, buôn bán trên biển đã dẫn đầu con sóng lịch sử
và tiến về phía trước. Người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Hà
Lan và sau này là người Anh tất cả đã chộp lấy quyền lực trên biển và phát
triển thương mại biển. Nhưng Trung Quốc, một quốc gia có nền văn minh
lâu đời vốn không thua hề thua kém các nước phương tây cả về kĩ thuật hàng
hải và các nhân tố bên trong để phát triển thương mại biển đã chống lại dịng
chảy đó và thực thi một chính sách bảo thủ hạn chế thậm chí cấm bn bán
với nước ngoài.
Khi người phương Tây bắt đầu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý, Trung
Quốc không phải là quốc gia khơng có khả năng kĩ thuật để tiến hành các
cuộc thám hiểm trên biển. Ngay khi dưới thời nhà Tống (960-1279), Trung
Quốc đã phát triển kĩ nghệ đóng tàu tiên tiến có thể đóng được rất nhiều loại
thuyền vượt biển thích hợp với nhiều tình huống hàng hải khác nhau và lần
đầu tiên trên thế giới nó vận dụng la bàn để đi biển. Khi người phương Tây
bắt đầu các cuộc phát kiến, Trung Quốc cũng không hề thiếu động lực kinh
tế đối với việc mở biển buôn bán. Kinh tế thương nghiệp vào giữa triều
Minh đã phát triển với tỉ lệ khơng ngờ. Vì vậy, sau một thời gian dài kể từ
các cuộc phát kiến của người Châu Âu, Trung Quốc đã có tất cả những điều
kiện cần thiết để tiến hành viễn chinh trên biển, thứ mà nó cần chỉ là chính
sách khuyến khích từ chính quyền. Nếu triều Minh làm như vậy, có thể lịch


sử tiếp theo sẽ phải viết lại. Nhưng thực tế rằng dưới chính sách “khơng hoạt
động ở xa” tự ti và bảo thủ của các vua giữa triều Minh được tiến hành sau
khi hạm đội của Trịnh Hòa kết thúc chuyến đi cuối cùng tới “biển Tây” vào
năm 1433, Trung Quốc khơng chỉ từ bỏ các cuộc viễn chinh chính thức trên
biển mà cịn tiến hành chính sách cấm biển nghiêm ngặt đối với những
người đi ra nước ngoài. Tiếp theo đó, như là nạn nhân của chính sách ngu
xuẩn này, Trung Quốc đã mất đi cơ hội quý giá đi trước người phương Tây

trong việc tìm kiếm thị trường ngoài nước trong thế kỉ 15 và một nửa thế kỉ
sau khi những người châu Âu bắt đầu các cuộc viễn chinh trên biển, Trung
Quốc đã chỉ còn là kẻ đứng nhìn thay vì là đối thủ cạnh tranh như lẽ ra phải
thế. Việc bãi bỏ lệnh cấm biển và cho phép mọi người đi ra nước ngoài chỉ là
do nó khơng thể ngăn cản mọi người làm vậy chứ khơng phải là nó khuyến
khích mọi người đi ra ngồi. Trái lại, nó đã đặt tất cả các chướng ngại trên
con đường trước khi người dân ra nước ngoài và mở cửa thị trường. Do thiếu
sự hậu thuẫn của nhà nước, các thương nhân Trung Hoa đã không thể cạnh
tranh với thương nhân phương Tây ở thị trường ngoài nước bằng đơi chân
bình đẳng, thứ đã gây trở ngại cho sự phát triển của thương mại Trung Quốc
trong thời kì đó.
Trong thời gian đầu thời Thanh, xét tồn cục thì Trung Quốc đã tụt hậu
đằng sau các quốc gia phương Tây tiên tiến một cách từ từ. Nhưng bởi nó
vẫn là một quốc gia mạnh trên thế giới đi kèm với tầm vóc và sức mạnh
quốc gia tổng hợp, vẫn cịn có những cơ hội để nó có thể đuổi kịp phương
Tây. Nhưng cơ hội này cuối cùng cũng tuột khỏi tay Trung Quốc. Trong
những thập kỉ đầu tiên sau khi triều Thanh Mãn Châu thiết lập sức mạnh
chính trị quốc gia vào năm 1644, do triều đại mới phải tập trung nỗ lực vào
việc thống nhất quốc gia và giải quyết hàng loạt các vấn đề trong nước để
tăng cường sự cai trị, nó khơng chỉ khơng thể làm gì trên biển mà cịn phải
ban hành lệnh cấm biển để cắt đứt sợi dây liên hệ giữa các lực lượng phản
Thanh trên biển và lục địa.
Hoàng đế Khang Hi là người có hiểu biết về phương Tây hơn bất cứ ông
vua nào trong lịch sử và đã nhận ra rằng mối nguy hiểm tương lai đối với
Trung Quốc sẽ đến từ phương Tây nhưng ông đã không thực thi bất cứ một
biện pháp tích cực nào để giải quyết tình hình. Thái độ và chính sách của
trong việc giải quyết mối nguy hiểm từ thế giới bên ngoài thực sự khác với
các ơng vua trước, đó là đóng cửa để giữ họ ở bên ngoài. Do lối tư duy bảo
thủ và tiêu cực này, cũng như trạng thái tâm lý cảnh giác sâu sắc đối với
những lực lượng nổi dậy người Hán, ơng ta đã khơng chỉ khơng có bất cứ sự

hỗ trợ nào đối với những người đi ra nước ngoài mà trái lại đã đặt tất cả họ


dưới sự giám sát như cấm người dân đóng các con thuyền đi biển lớn, không
cho phép họ mang vũ khí thậm chí là vũ khí để họ tự vệ, cấm họ sống ở
nước ngồi … và cuối cùng ơng ta đã ra lệnh cấm người dân đi tới biển nam
trong những năm sau đó – thứ đã gây hại lớn cho sự phát triển ngoại thương
của Trung Quốc.
Ngay ở vào thời điểm chính sách thương mại trên biển của nhà Thanh trở
nên ngày một bảo thủ, thứ cuối cùng đã dẫn tới sự cơ lập hồn tồn của
Trung Quốc dưới triều vua Càn Long, những sự thay đổi mới đã diễn ra bên
ngoài thế giới. Từ thế kỉ 18, nước Anh với tư cách là đế quốc biển mới nổi
lên thay thế cho Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan trên thế giới. Nước
Anh đã hoàn thành cơng cuộc tích lũy tư bản ngun thủy trong nửa đầu thế
kỉ 18. Sau đó ở nửa sau của thế kỉ với vị trí đứng đầu thế giới nó bắt đầu
bước vào cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành công trường của thế giới
vào đầu thế kỉ 19. Cách mạng cơng nghiệp đã làm thay đổi hồn tồn cán
cân sức mạnh giữa Trung Quốc và phương Tây, bỏ Trung Quốc xa ở phía sau
các nước phương Tây tiên tiến. Chính điều này đã đưa Trung Quốc nói riêng
và phương Đơng nói chung bước vào cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây, trở thành các nước bị xâm lược.
III. BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
Sự tụt lùi và bị bỏ lại trong cuộc đua văn minh của phương Đông so với
phương Tây từ thế kỉ XV-XIX là hồi chng thức tỉnh, để lại cho Việt Nam
nói riêng cũng như các nước trên thế giới nói chung nhiều bài học quý giá
trong cuộc đua văn minh giai đoạn hiện nay:
- Cần chủ động, tích cực mở cửa, hội nhập với trường quốc tế, “hồ nhập”
chứ khơng “hồ tan”. Tiếp nhận những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, văn
hố,... có chọn lọc để phát huy sức mạnh tiềm lực của mỗi quốc gia, bên
cạnh đó giữ gìn truyền thống, văn hố của dân tộc.

- Khơng chủ quan, “ngủ dài” trong chiến thắng. Luôn đề cao cảnh giác, đánh
giá đúng đắn bản chất sức mạnh và dã tâm của những kẻ có âm mưu xâm
lược, khơng được chủ quan khinh địch.
- Cần phải đề ra các chính sách ngoại giao phù hợp, mềm dẻo đúng lúc, cứng
rắn đúng chỗ. Biết nắm bắt các thời cơ, cơ hội để phát triển, hội nhập. Có cái
nhìn, đánh giá đúng đắn, tồn diện về tình hình trong nước cũng như bối
cảnh chung của cẩ thế giới
- Huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và “thêm bạn bớt thù”, đa phương
hoá quan hệ đối ngoại trong cuộc chạy đua văn minh hiện nay.


- Giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên
ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế,
uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hồ bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật, làm tiền đề, cơ sở vật chất
để phát triển văn minh.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, cái nhìn đúng đắn, phẩm chất trong sạch của
người cầm quyền mỗi quốc gia.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng lịng giữa nhà nước và nhân dân trên
mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hố, chính trị xã hội... Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi để người dân lao động, phát triển, sáng tạo,...
- Chú trọng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phát triển tiềm lực kinh
tế đất nước từ đó làm tiền đề phát triển tiềm lực chính trị, tiềm lực khoa học
kĩ thuật và tiềm lực quân sự để từ đó nâng cao vị thế, góp phần phát triển
nền văn minh mỗi quốc gia.
- Bên cạnh việc phát triển đời sống vật chất, cần chú trọng phát triển đời
sống tinh thần, để đời sống nhân dân phát triển văn minh, hiện đại.




×