Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.21 KB, 85 trang )

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN







BÀI GIẢNG

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
(Lưu hành nội bộ)

















Nha Trang 2010
2


1.VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á


VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
Địa lý và cư dân
Lịch sử Ai Cập là lịch sử của một lãnh thổ thống nhất lâu đời nhất trên thế giới. Vùng thung lũng
sông Nil tạo một khối địa lý thiên nhiên và kinh tế, bao bọc bởi sa mạc hai bên đông tây, phía
bắc giáp biển, và phía nam là các hố nước sông Nil. Vấn đề quản lý nguồn nước sông Nil đưa
đến thành lập chính quyền khu vực này từ khoảng năm 5000 TCN. Vì địa thế của Ai Cập gây
khó khăn cho những nước khác đến chiếm đóng, xứ này giữ độc lập tự chủ trong nhiều thế kỷ.
Tuy nhiên, từ khi con người tổ chức được những đoàn quân lớn vượt sa mạc, và những hạm đội
lớn băng qua biển, thì Ai Cập liên tiếp bị nhiều đế quốc vàoAi Cập cổ đại, hay nền văn minh
sông Nin, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng
6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn
minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai
bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước -
một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng

9, nước lũ sông Nin dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù
sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, sinh sôi
nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc
điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim,
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất.
Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển
ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình
độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và
nghệ thuật ướp xác
Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia
ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ
thứ 4 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên. Hoàng đế của toàn cõi Ai Cập
thường có các vua chư hầu dưới quyền, nên các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ
Đào Nha dùng danh từ Cổ, Trung và Tân Đế quốc thay vì Vương quốc. Danh từ pharaông bắt
đầu được các vua Ai Cập cổ dùng từ vương triều thứ 12 trở đi. Pharaông có nghĩa là ngôi nhà
3
lớn ám chỉ cung vua. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và
có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục
phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.
đô hộ, đưa đến sự mất đi chữ viết, ngôn ngữ và bản sắc dân tộc.
Các thời kỳ lịch sử
Thời kỳ Tiền triều đại (13.000 TCN - 3.200 TCN)
13.000 TCN: Dân miền nam Ai Cập đã bắt đầu trồng lúa mạch.
7.000 TCN: Dân cư đồng bằng sông Nin đã biết canh tác.
5.000 TCN: Có xứ Ombos, thủ đô là Ballas ở miền nam Ai Cập (cũng gọi là Thượng Ai Cập).
Miền bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập) có xứ Balamun, thủ đô là Behedet.
4.500 TCN: Người Ai Cập đã biết dùng dương lịch mỗi năm có 365 ngày. Truyền thuyết cho
rằng người đặt ra lịch đó là Thoth. Thoth cũng được cho là người đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, toán
học và thiên văn học
[cần dẫn nguồn]

. Người Ai Cập tôn ông là thần của thời gian.
4.000 TCN: Xứ Ombos chiếm xứ Balamun.
3.900 TCN: Xứ Ombos bị chia đôi: xứ Nekhein ở phía bắc và xứ Buto ở phía nam.
3.700 TCN: Người miền bắc Ai Cập bắt đầu biết dùng kim loại.
3.600 TCN: Xứ Nekhein ở miền bắc chiếm đuợc xứ Buto ở miền nam. Họ định đô ở Heliopolis
(Nhật Thành). Một bia đá ghi văn tự cổ cho thấy Nekhein có nhiều vị vua, trong đó có Tiu,
Thesh , Hsekiu và Wazner. Những vị vua này đội mão đỏ.
3.500 TCN: Ai Cập lại chia đôi: Nekhein giữ miền bắc, Buto độc lập ở miền nam. Các vua ở đây
đội mão trắng.
3.300 TCN: Người phuơng đông tràn sang chiếm xứ Nekhein.
3.250 TCN: Vua xứ Buto là Scorpion II thắng được vua của Nekhein.
Thời kỳ Sơ triều đại (3.100 TCN - 3.000 TCN)
3.100 TCN: Con của vua Scorpion II là Menes (hay Horus Narmer) đánh đuổi được người
phương đông, thống nhất Nekhein và Buto. Menes lập một triều đại mới, tức là Vương triều thứ
nhất, trong vương phổ của Manetho. Menes cũng được coi là người khai sinh ra nước Ai Cập.
Vương triều thứ nhất: Menes xây dựng thành phố Memphis (Bạch Thành) lớn nhất thế giới thời
đó. Ông đóng đô ở thành This. Vương triều thứ nhất có 7-9 đời vua và truyền được khoảng 300
năm. Các Hoàng đế thời này thường đánh đông dẹp bắc. Menes có đánh Libya. Djer đã chiếm
đất Sudan đến ghềnh thứ nhì của sông Nin. Den và Semerkhet đánh bán đảo Sinai.
Thời này các sử gia còn tranh luận nhiều về cách định năm. Phần đông xếp cuộc thống nhất Ai
Cập của Menes vào năm 3100 TCN. Có người xếp trễ đến năm 2900 TCN. Tài liệu xưa của
Julius Africanus xếp sớm đến năm 5664 TCN.
Vương triều thứ 2: Hotepsekhemwy sáng lập ra. Những người kế vị ông là Nebire, Nineter
(Raneb), Uneg, Senji, Peribsen và Khasekhemwy. Vào hai vương triều đầu, dân Ai Cập đã xây
4
nhiều lăng tẩm rất lớn (mộ Mastaba). Kinh đô của hai vương triều đầu là thành This nên thời đại
của hai vương triều này cũng gọi là "thời Thinite".
Thời kỳ Cổ vương quốc (2.815 TCN - 2.400 TCN)
2815 - 2700 trước Công nguyên
Vương triều thứ 3: Do hoàng đế Djoser sáng lập ra. Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được bắt

đầu vào thời kì này, Djoser đã sai Tể tướng Imhotep xây dựng kim tự tháp có bậc thềm đầu tiên
ở Saqqara.
2700 - 2400 trước Công nguyên
Vương triều thứ 4: Do hoàng đế Sneferu sáng lập ra.
Thời kì này là một trang sử vàng son của Cổ vương quốc vì đã để lại rất nhiều di sản văn hoá.
Sneferu chuyển kim tự tháp có thềm ở Meidum của Huni thành kim tự tháp mặt phẳng. Sau đó,
ông cho xây Kim tự tháp Đỏ, Kim tự tháp Bent ở Dashur là kim tự tháp lớn nhất khi chưa có
Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Các hoàng đế kế tiếp Khufu, Khafre và Menkaure là chủ nhân ba kim tự tháp lớn ở Giza. Theo
Herodotus, có 300.000 nhân công xây Kim tự tháp Khufu trong 20 năm, kim tự tháp lớn nhất
được xây dưới sự chỉ thị của Tể tướng Hemon, đây là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Đằng trước kim tự tháp Kim tự tháp Khafre, là pho tượng nhân sư khổng lồ có mang đầu Khafre
được ông cho xây dựng. Vị vua cuối cùng Shepseskaf cho xây Kim tự tháp Shepseskaf kiểu
Mastaba ở Saqqara.
Vương triều thứ 5: Hoàng đế Sahure thờ thần mặt trời Rê, xưng là "Con của thần Rê". Các kim
tự tháp đầu tiên được xây dựng ở Abusir.
Vương triều thứ 6: Gồm các hoàng đế Teti, Pepi I Meryre và Pepi II Neferkare. Từ thời kì này,
quan lại Ai Cập chiếm nhiều quyền hành trong khi thực quyền của Hoàng đế ngày càng sa sút.
Pepi II ở ngôi 94 năm, nên triều đại ông được các sử gia Âu Mỹ xếp hạng là đời vua lâu dài nhất
thế giới nếu không tính các huyền thoại.
Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)
2400 - 2200 trước Công nguyên
Vương triều thứ 7 và Vương triều thứ 8 là thời kỳ Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương
quốc. Vương triều thứ bảy loạn lớn: 70 hoàng đế cai trị 70 ngày.
2200 - 2050 trước Công nguyên
Vương triều thứ 9, Vương triều thứ 10 và Vương triều thứ 11 là thời kỳ chiến tranh liên miên
giữa các tiểu vương quốc, và kết thúc bằng sự tái thống nhất do Mentuhotep II, một hoàng thân
Thebes.
Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)
2.046 trước Công nguyên - 1.800 trước Công nguyên

5
Vương triều thứ 11: Hoàng đế Mentuhotep II chọn thành Thebes (Ai Cập). Vương triều thứ 11
kết thúc sau khi Mentuhotep IV băng hà mà không có con nối vị.
Vương triều thứ 12: Quan tể tướng của Mentuhotep lên ngôi, tức Hoàng đế Amenemhat I. Ông
gây ra chiến tranh để mở mang lãnh thổ.
Các hoàng đế kế tục tiếp tục gây ra nhiều cuộc chiến tranh. Senusret I và Senusret III chiếm
được Nubia.
1.800 - 1.750 trước Công nguyên
Vương triều thứ 13 và Vương triều thứ 14 là thời kỳ đen tối, loạn lạc của vương quốc Ai Cập.
Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhì (1.700 TCN - 1.590 TCN)
1.700 - 1.590 trước Công nguyên
Vương triều thứ 16 và Vương triều thứ 17 ở vùng Thượng Ai Cập là thời kỳ Ai Cập chống lại sự
xâm lược của người Hyksos. Vương triều thứ 15 là các hoàng đế Ai Cập người ngoại tộc Hyksos
ở vùng hạ. Nhiều sử gia cho rằng người Hyksos hơn người Ai Cập ở chỗ biết dùng đồ sắt trong
khi người Ai Cập chỉ biết dùng đồ đồng. Vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 17 là Kamose.
Thời kỳ Tân vương quốc (1.590 TCN - 1.078 TCN)
1590 - 1310 trước Công nguyên
Vương triều thứ 18: Bắt đầu từ khi hoàng đệ của Kamose là Ahmose I (Amasis) đánh đuổi được
người Hyksos và tái thống nhất Ai Cập.
Tiếp theo đó, những người kế vị ông là Thutmosis I, nữ hoàng Hatshepsut, Thutmosis III và
Amenhotep III ngự trên một đế quốc Ai Cập mở rộng đến Palestine, Israel, Liban và một phần
của Syria. Sự chinh phạt của triều đại đưa Ai Cập đến những cuộc chiến với Đế quốc Mitanni ở
Syria và Đế quốc Hittite ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ai Cập trở nên thanh bình và đạt đỉnh hoàng kim dưới triều Amenhotep III.
Con Amenhotep là Amenhotep IV lại là một người dị giáo, ông đã dời đô về Akhetaton và đổi
tên thành Akhenaton. Vì Akhenaton rất yêu thương người vợ xinh đẹp Nefertiti, nên quên việc
triều chính và đất nước suy yếu. Đến thời Tutankhamun (có thể là con trai Akhenaton), kinh đô
lại được chuyển về Thebes và chế độ đa thần Ai Cập quay trở lại. Tutankhamun nổi tiếng với câu
chuyện "lời nguyền của các Pharaong" (nhiều người vào mộ ông bị chết một cách đáng ngờ) và
những di sản quý báu (tìm được trong mộ của ông) được trưng bày nhiều nơi trên thế giới từ thế

kỷ 20.
1.310 - 1.078 trước Công nguyên
Vương triều thứ 19: Hoàng đế cuối cùng của Vương triều thứ 18 là Horemheb băng hà khi không
có con. Vì vậy, quan tể tướng Pramesse lên ngôi (Ramesses I) và lập ra Vương triều thứ 19, còn
gọi là “nhà Tiền Ramesses”. Những người kế vị là Seti I, Ramesses II tiến đánh Libya, Syria,
Sudan, giao chiến với Đế quốc Hittite và không ngừng xây dựng các công trình đồ sộ, điển hình
như các ngôi đền từ [Abu Simbel]] đến Karnak. Năm 1275 TCN Ai Cập giao chiến với Đế quốc
6
Hittite và liên quân 20 dân tộc tại Kadesh ở Cận Đông. Tài liệu ghi lại, trong cuộc chiến này, vị
vua trẻ Ramesses II đã cứu vãn đạo quân của mình trước một chiến bại trông thấy. Cuộc chiến
kết thúc bế tắc, Hiệp ước Kadesh giữa Ai Cập và Hittite được kí kết. Ramesses nhường vùng
Kadesh cho Hoàng đế Hittite và cưới con gái của ông này. Nhiều người cho rằng Ramesses II
chính là pharaông trong khi dân Do Thái rời khỏi Ai Cập.

Ramesses II (1279-1213 TCN) là vị pharaông kiệt xuất của Ai Cập cổ đại. Ông cai trị tới 67 năm
(1279-1213 TCN)
Người kế vị Ramesses là Merneptah cũng khá tài giỏi, đánh đuổi được một liên quân xâm lược
gồm người Libya, Licy, Sardes, Tyrsene và Achean đến từ phương Tây.
Vương triều thứ 19 bị 1 người Syria tên là Bay soán ngôi làm quan cai trị. Được 5 năm,
Setnakhte giết được bạo chúa Bay, ông lên ngôi và lập ra vương triều mới, Vương triều thứ 20
còn được gọi là nhà “Nhà Hậu Ramesses”. Vương triều này thường xuyên bị dân Hải nhân (Sea
Peoples) tấn công. Các cuộc tấn công này kết thúc năm 1175 TCN khi Hải nhân bị Hoàng đế
Ramesses III đánh bại hoàn toàn. Triều đại này kết thúc sau khi Ramesses XI băng hà
Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.078 TCN - 663 TCN)
Vương triều thứ 21 do Smendes I lập lên Vương triều thứ 21 ở thành phố Tanis. Lúc ấy dòng dõi
của quan trấn thủ Herihor (hay thầy tế Amun) cai trị miền nam, đóng đô ở Thebes. Mặc dù họ
nói tiếng thần phục Tanis, nhưng thực chất họ là một nước độc lập.
Vương triều thứ 22 do Shoshenq I, một người Libya, lập ra. Ông thống nhất Ai Cập và cưới một
công chúa Ai Cập để được dân bản xứ công nhận là chính thống. Sau khi Hoàng đế Solomon của
Do Thái băng hà, Shoshenq (được cho là Shishaq trong Kinh Thánh) đánh Do Thái vào khoảng

920 TCN và vào cướp thủ đô Jerusalem. Người kế vị Shoshenq I là Osorkon I bị người Do Thái
đánh bại.
Vương triều thứ 23 do Takelot II lập ở miền trung và nam Ai Cập để chống với Vương triều thứ
22 (khoảng 840 TCN). Một số sử gia lại cho người lập Vương triều thứ 23 là Pedubast I, người
nổi lên ở miền nam Ai Cập khoảng 830 TCN để chống với cả Takelot II lẫn Vương triều thứ 22.
Đến khoảng 760 TCN thì Ai Cập đã bị vỡ ra nhiều nước nhỏ đánh nhau. Năm 730, Hoàng đế
Nubia (nay ở Sudan) là Piye vào chiếm Ai Cập. Trong đài chiến thắng của Piye còn đọc được tên
21 nước trên đất Ai Cập. Thời kì các Pharaông da đen bắt đầu .
Khi Piye rút về, Tefnakht nổi lên lập nhà Sais, tức Vương triều thứ 24, và diệt hai Vương triều
22 và 23, thống nhất Ai Cập.
Em trai Piye là Shabaka nối ngôi anh khoảng 716 TCN, sang đánh đuổi nhà Sais, dời đô về
Thebes, tức là Vương triều thứ 25. Lúc bấy giờ, Đế quốc Assyria ở Iraq đang bành trướng rất
mạnh. Năm 701, quân của Hoàng đế Assyria Sennacherib phá tan Ai Cập và liên quân 29 nước ở
Altaqah. Shabaka tử trận. Vương triều thứ 25 suy yếu và Taharqa phải rút về phía nam. Con cháu
7
của vương triều này mấy mươi năm sau không được kể là Hoàng đế Ai Cập nữa, nhưng tiếp tục
cai trị Nubia thêm 350 năm.
Thời hậu nguyên (663 TCN - 332 TCN)
Năm 672, Assyria vào đô hộ Ai Cập, và lập hậu duệ của nhà Sais là Necho I lên ngôi. Necho bắt
đầu nhà “Hậu Sais” tức Vương triều thứ 26. Lợi dụng lúc Assyria suy yếu, Necho I liên kết với
các cường quốc trong vùng và lấy lại chủ quyền, nhưng bị Tantamani của Vương triều thứ 25
bắc phạt giết chết. Assyria trở lại đánh bại Tantamani và tàn phá kinh đô Thebes.
Sau đó, con trai của Necho I là Psammetichus I khôi phục được đất nước. Trong thập niên 660 và
650 TCN, Psammetichus I liên kết với Lydia ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống với Assyria. Nhưng đến
615-605 TCN, khi Assyria suy yếu, bị liên quân Babylon và Media vây đánh, Psammetichus I và
con là Necho II lại đem quân đi cứu. Nhưng các Hoàng đế Ai Cập bị thất bại, Đế quốc Assyria bị
diệt. Xong, Necho II gây chiến với Vương quốc Judah của vua Josiah trị vì, rồi đánh bại và giết
chết Josiah tại trận Megiddo (609 TCN).
Hậu duệ Necho là Apries cho quân đến giúp vua Sedecius thành Jerusalem khỏi bị quân Canhđê
bao vây. Về sau, Hoàng đế Babylon Nebuchadrezzar II tiến xuống đánh Apries tại đất Ai Cập.

Ahmose II lên ngôi, trị vì lâu dài và thịnh vượng, Ai Cập cổ lấy lại được thế lực ở phương Đông.
Từ năm 551 đến năm 529 TCN, có Cyrus Đại đế của nhà Achaemenid dấy lên lập Đế quốc Ba
Tư (Persia), gồm thâu cả Media, Lydia và Babylon. Cyrus đã cưới một người con gái của
Apries. Năm 525 TCN, con của Cyrus Đại đế là Cambyses II vào chiếm Ai Cập. Hoàng đế cuối
cùng Vương triều 26 là Psammetichus III chỉ lên ngôi được 6 tháng thì bị bắt giải về Ba Tư, sau
đó ông bị giết. Vương triều Achaemenid, tuy không đóng đô trên đất Ai Cập, nhưng được coi là
Vương triều thứ 27 của Ai Cập. Vào năm 485 TCN, người Ai Cập khởi nghĩa nhưng bị đàn áp
trong biển máu dưới bàn tay của hoàng đế Ba Tư Xerxes I.
Trong thời Ba Tư thuộc, người Ai Cập nổi lên độc lập được hơn 60 năm, thành được 3 vương
triều chót của danh sách Manetho:
Vương triều thứ 28, Amyrtaeus lên ngôi và ngự trị 6 năm (404-399 TCN)
Vuơng triều thứ 29, Nepherites I của Mendes thắng Hoàng đế Amyrtaeus, giữ Ai Cập được 18
năm (399 - 380 TCN).
Vương triều thứ 30, do Hoàng đế Nectanebo I kiến lập ra sau khi lật đổ và giết được Nepherites
II của Vương triều thứ 29, độc lập được 37 năm (380 - 343 TCN).
Năm 343 TCN, hoàng đế Ba Tư Artaxerxes III xâm lược Ai Cập, đánh bại và bắt giữ Nectanebo
II. Nhà Achaemenid đã chiếm lại được Ai Cập.
Năm 332 TCN, vua Macedonia Alexandros Đại đế tiêu diệt được Đế quốc Ba Tư, rồi chiếm luôn
Ai Cập. Ông đóng đô ở Alexandria, Ai Cập.
8
Lúc ấy, những trang sử Ai Cập thời cổ đại chính thức khép lại. Khi đó, các kim tự tháp và tượng
nhân sư đã đứng sừng sững trong khoảng hơn 2200 năm. Ngoại trừ châu Á
[1]
và các vùng đất
quanh Địa Trung Hải
[2]
, những nơi khác lịch sử vẫn chưa bắt đầu.
Đất nước của các Pharaông bước sang thời kì Ai Cập thuộc Hy Lạp.

Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan

niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp
xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy
đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình,
nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết
trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô
khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa
dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được
lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm
các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
Thành tựu
Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh
trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ
và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình
này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy
những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập.
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết
sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ
từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt
đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là
Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra
bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa
theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh,
trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng
di sản của chữ viết Ai Cập !



9
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là Câu chuyện của Sinuhe và tác phẩm sách giấy
papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai
cập còn có:
Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)
Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong
các khu hầm mộ của các pharaông, trên các chất liệu gốm cổ Các bức tranh mô tả cảnh sinh
họat và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm
hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu
phong phú và sinh động.
Việc tồn tại cho đến ngày nay các tác phẩm hội họa Ai Cập cổ có thể do khí hậu khô của sa mạc
và điều kiện thiếu ánh sáng của các hầm mộ. Những bức vẽ của Ai Cập cổ miêu tả về một thế
giới vui tươi cho những người chết ở cõi vĩnh hằng. Nhiều bức họa vẽ cảnh đi vào cõi âm nhằm
che chở người chết đi về với Chúa trời vì người Ai Cập tin rằng sự chết chỉ là sự chuyển chỗ ở
sang một thế giới các vị thần và điều này sẽ phù hộ cho những vị pharaÔng và các triều đại đang
trị vì nước Ai Cập.
Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra
chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình
nhỏ mô tả nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ
thần bí.
Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở
châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời
gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã
tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập
cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh sinh họat bao gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các
công việc hành chính.



Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế
giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một
khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan
thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.
10
Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng
vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập
cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài. Đôi khi, các vật
liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các Hoàng đế, pháo đài và một
số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình
phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và
cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nin. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô,
nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví
dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các
công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng cũng chịu
tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.
Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ,
cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các
nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu
mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc
đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công
trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.
Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài
trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Cơ Đốc và đạo Hồi.
Thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn mang của vật
chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Ra-Atum, hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nin ở
xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (không khí) và Tefnut
(hơi nước). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra hai đứa trẻ: Nut (bầu trời) và Geb

(mặt đất). Con người được tạo ra khi thần Shu và thần Tefnut sơ ý bị lạc trong hoang mạc đen
tối, thần Rê dùng đôi mắt của mình đi tìm họ và trong khi xúc động về sự đoàn tụ, nước mắt sung
sướng của thần Rê đã tạo nên loài người. Con trai của thần Geb là Osiris được cử làm vua của Ai
Cập cổ đại. Người em trai của Osiris là Seth được xem là kẻ xấu xa trong vũ trụ. Seth đã giết
Osiris và tự lên ngôi là vua Ai Cập. Sau khi giết Osiris, Seth thách đấu với con trai của Osiris
(Horus) và bị thua, Seth bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp . Osiris được
ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của sự chết. Horus bắt đầu lên ngôi vua và trở thành
pharaong.
Còn rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập. Nhưng thế giới của người Ai Cập
luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nin và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực
thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaong và các pharaong như một vị thần
hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực
11
thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh
pharaong và dòng sông Nin giàu có và thần bí.
Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế
giới bên kia, thế giới cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa
người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và
phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được
sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái
hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác
là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được như
lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm. Đầu tiên, cơ thể người chết sau khi đã được
lấy đi nội tạng, sẽ được cho vào một quan tài nhỏ bằng sậy vùi vào cát nóng nhằm làm khô xác
để cho cơ thể không thể phân hủy sau này, sau đó thì mới mai táng trong hầm mộ.
Nhằm quản lý hiệu quả, Ai Cập cổ đại đã chia vương quốc thành các vùng, được gọi là nome.
Vết tích về các nome có lẽ được bắt đầu từ thời kỳ Tiền triều đại (Predynastic - trước 3100
TCN), khi đó các vùng được tự trị như các tiểu đô thị. Hệ thống cai trị này rất phổ viến dưới
nhiều triều đại của các pharaong Ai Cập cổ, vương quốc đã được chia thành 42 nome. Thời kỳ
suy yếu, Ai Cập cũng được chia thành 22 nome. Trong mỗi vùng này, việc cai trị được trao cho

một người đứng đầu, giống như thống đốc của một địa phương cấp tỉnh, với đầy đủ quyền lực cai
trị địa phương mình. Địa vị của vị thủ lĩnh được phép truyền đời theo dòng họ, cha truyền con
nối, được bổ nhiệm của pharaong.
Sự cai trị của Ai Cập cổ áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của các cư dân. Người ta chưa rõ
từ khi nào người dân Ai Cập phải đóng thuế bằng các hình thức hoặc là sản phẩm, hoặc là lao
động. Vị quan điều hành hệ thống thuế thông qua một bộ của bang, vùng. Bộ điều hành thuế có
các thông báo hàng ngày về số lượng hiện có trong kho, và dự tính thời gian hết trong tương lai.
Các loại thuế phải nộp dựa trên kết quả các ngành nghề thủ công và lợi tức. Các chủ đất phải nộp
thuế bằng các sản phẩm thu họach trên đất đai, đầm nước và các ốc đảo của mình. Những thợ săn
và người đánh cá phải nộp các khoản thuế trên các sản phẩm từ sông, hồ, đầm lầy và sa mạc.
Mỗi thành viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng
số lượng vài tuần trên một năm, ví dụ như đào kênh hay làm việc ở các khu khai khoáng. Tuy
nhiên, những người giàu có, có thể được phép thuê những người đàn ông nghèo khổ đi đóng thuế
lao động cho mình.
Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nin vùng
đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất
và rực rỡ nhất của nhân loại.
Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí.
Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay
12
trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội
Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc
Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi trên hai bờ sông Nin giúp cho người dân Ai Cập phát minh ra
máy nâng và vận chuyển, biết cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt
đứng, mặt cắt của công trình kiến trúc được dùng với thước đo. Việc sử dụng dụng cụ như rìu,
búa và thước thủy chuẩn cũng rất chuyên nghiệp.
Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "momi" và chôn chúng trong những ngôi
mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây
bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh,
phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một

giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi
đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập
còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở
Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến
trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.
Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ
nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình
này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3,
năm 2770 trước Công nguyên. Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở
Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự
tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp
lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp
trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự
tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự
tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại
chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạn
sông Nin, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.
Đền thờ
Những đền thờ Hy Lạp cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời. Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ
vua. Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn
giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự
sùng bái của một số người nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính thần
bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp
môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt
những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn.
Nhà ở
13
Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, nhiều loại hình nhà ở được thấy ở thành Telel Amarna. Có ba loại
nhà chính sau :
Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng.

Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố.
Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ,
mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn
mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm
cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới.
Văn minh Tây Á


Vùng Tây Á (hay Trung và Cận Đông theo góc nhìn châu Âu) là nơi xuất hiện rất sớm nhiều
quốc gia có nền văn minh nổi tiếng như Lưỡng Hà, Babylon, Assyria, Pheonicia, Palestine Văn
minh Tây Á cũng là sự tổng hợp, hội tụ của nhiều nền văn minh trong vùng. Những nền văn
minh ấy vừa có sắc thái riêng, vừa có sự kế thừa và phát triển, đồng thời tác động lẫn nhau.
2.Văn minh Lưỡng Hà
Địa lí và cư dân
Lưỡng Hà (Mésopotamie) nghĩa là miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mêđốt là ở
giữa và pôtamốt là sông. Hai sông đó là sông Tigrơ ở phía Đông và Ơphrát ở phía Tây. Cả hai
sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ
ra vịnh Ba Tư (Pécxích).
Về mùa xuân, tuyết ở cao nguyên Acmênia tan làm nước ở hai sông Tigrơ và Ơphrát dâng cao
gây nên lũ lụt làm ngập cả một vùng rộng lớn. Nhưng chính nhờ nước lụt, đất đai ở đây không
ngừng được bồi đắp và trở nên mầu mỡ. Lượng phù sa ở đây nhiều đến nỗi, qua mấy nghìn năm,
cả một vùng biển rộng lớn ở cửa sông này đã trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải
lùi xa gấn 200km. Cũng vì vậy, hai dòng sông Tigrơ và Ơphrát vốn đổ ra biển bằng hai cửa sông
khác nhau đã nhập lại thành một dòng trước khi ra biển. Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy
nên cũng như Ai Cập cổ đại, khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn có
điều kiện phát triển; do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh.
Trong khi Lưỡng Hà là một vùng màu mỡ thuận lợi cho cuộc sống của con người như vậy thì về
địa hình, Lưỡng Hà là một vùng hoàn toàn để ngỏ ở mọi phía, không có những biên giới hiểm trở
bảo vệ, vì vậy trong mấy ngàn năm lịch sử, vùng này đã trở thành nơi tranh giành của nhiều tộc
người khác nhau, dẫn đến sự hưng vong của nhiều quốc gia hùng mạnh một thời.

Về tài nguyên, Lưỡng Hà hiếm đá quý và kim loại, nhưng lại có một loại đất sét rất tốt, vì vậy,
đất sét đã trở thành vật liệu chủ yếu của ngành kiến trúc, chất liệu để viết, thậm chí đất sét còn
được đưa vào các truyện huyền thoại.
14
Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Xume. Họ từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào
khoảng thiên kỉ IV TCN. Tại đây, họ đã lập nên nhiều thành bang như Ua, Êriđu, Lagát, Urúc
Đến thiên kỉ III TCN, người Accát thuộc tộc Xêmit từ vùng thảo nguyên Xyri đến định cư ở
miền Trung Lưỡng Hà. Tại đây họ đã lập nên quốc gia Accát nổi tiếng một thời. Cuối thiên kỉ III
TCN, người Amôrít, một chi nhánh của người Xêmít cũng từ phía Tây tràn vào Lưỡng Hà.
Chính họ đã thành lập quốc gia cổ Babilon nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.
Ngoài ra còn có nhiều tộc người khác ở vùng lân cận cũng tràn vào Lưỡng Hà. Các tộc người
trước sau tới Lưỡng Hã lại đồng hóa với nhau làm cho thành phần cư dân ở đây hết sức phức tạp.

Các quốc gia ở Lưỡng Hà cổ đại
1. Những nhà nước của người Xume
Vào khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miền Nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của người Xume, do sự
phát triển của lực lượng sản xuất, do sự phân hóa giàu nghèo, đã xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ
lấy một thành thị làm trung tâm gọi là những thành bang. Giữa các thành bang ấy thường diễn ra
những cuộc đấu tranh để tranh giành đất đai và nguồn nước. Đến giữa thiên kỉ III, trong số các
thành bang ở miền Nam Lưỡng Hà, nổi bật nhất là Lagát, nhưng sau đó không lâu, thành bang
Umma ở phía Bắc đã đánh bại Lagát. Tiếp đó, Umma còn chinh phục được nhiều thành bang
khác và thống nhất miền Nam Lưỡng Hà (cũng gọi là vùng Xume).
2. Accat
Thành bang Accat do một chi nhánh người Xêmit thành lập ở phía Bắc vùng Xume. Đến thời
vua Xacgôn (2369-2314 TCN), Accat trở thành một quốc gia hùng mạnh. Xacgôn đã tấn công và
chinh phục được toàn bộ vùng Xume và như vậy lần đầu tiên đã thống nhất cả vùng Lưỡng Hà.
Tiếp đó, Accat còn chiếm được các khu vực xung quanh thành lập một quốc gia lớn mạnh ở Tây
Á. Xacgôn tự xưng là “vua của bốn phương”. Tuy vậy, sự hùng mạnh của Accat cũng không duy
trì được lâu. Đến cuối thế kỉ XXIII TCN, Accat bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống
trị trong một thời gian khá dài.

3. Vương triều III của Ua (2132-2024 TCN)
Sau khi người Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển sang tay vương triều III
của Ua, một thành bang cổ xưa của Xume. Phạm vi thống trị của vương triều này cũng rất rộng.
Ua đã ban bố một bộ luật mà ngày nay đã phát hiện được một số đoạn. Đó là bộ luật cổ nhất
trong lịch sử thế giới. Như vậy, dưới thời vương triều III, Ua đã trở thành một nước lớn mạnh ở
Lưỡng Hà, nhưng đến cuối thế kỉ XXI TCN thì bị suy yếu và bị liên quân của Elam (một bộ tộc
ở phía Đông) và Mari (một thành bang ở phía Bắc) đánh bại.
4. Cổ Babilon
Babilon là một thành phố do người Amôrit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà. Trong thời kì đầu,
Babilon còn tương đối yếu, nhưng đến nửa đầu thế kỉ XVIII TCN, dưới thời vua Hammurabi
15
(1792-1750 TCN), Babilon trở thành quốc gia hùng mạnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà
cổ đại. Hammurabi đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất được hầu hết
vùng Lưỡng Hà. Trên cơ sở đó, ông đã xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung
ương. Đặc bìệt, ông đã ban hành một bộ luật gọi là bộ luật Hammurabi. Đây là một bộ luật cổ
được giữ lại tương đối nguyên vẹn.
Đến thời Babilon, kinh tế Lưỡng Hà có những tiến bộ rất đáng kể. Công cụ đồng thau được dùng
phổ biến, sắt cũng đã xuất hiện nhưng còn tương đối hiếm. Cư dân Lưỡng Hà đă biết sử dụng
cày có lưỡi đồng thau do bò kéo. Hơn nữa, họ còn biết sử dụng loại cày có lắp bộ phận gieo hạt.
Như vậy dưới thời Hammurabi, Babilon không những được ổn định vê chính trị mà kinh tế và
văn hóa cũng rất phát triển. Nhưng sau khi Hammurabi chết, Babilon bị suy yếu dần. Trong vòng
1000 năm, tình hình Babilon rất rối ren, đồng thời nhiều lần bị ngoại tộc tấn công và thống trị.
Đến năm 732 TCN, Babilon bị một quốc gia hùng mạnh ở phía Bắc là Atxiri xâm chiếm, đến
năm 729 TCN thì trở thành một bộ phận của Atxiri.
5. Tân Babilon và Ba Tư
Từ giữa thế kỉ VII TCN, Atxiri bắt đấu suy yếu. Nhân tình hình ấy, năm 626 TCN, một viên
tướng người Canđê, một chi nhánh của tộc Xêmit tên là Nabôpôlaxa, người được cử làm Tổng
đốc của Atxiri ở miền Nam Lưỡng Hà đã tuyên bố Babilon độc lập. Để phân biệt với Cổ
Babilon, quốc gia này được gọi là Tân Babilon.
Ngay sau đó, Tân Babilon liên minh với nước Mêđi ở phía Đông Bắc cùng tấn công Atxiri. Năm

605, Atxiri diệt vong. Đất đai của Atxiri bị chia làm hai phần: nửa phía Bắc thuộc về Mêđi, nửa
phía Nam thuộc về Babilon. Để tăng thêm tình hữu nghị giữa hai nước đồng minh, Nabôpôlaxa
đã hỏi công chúa Mêđi cho con trai của mình là Nabusôđênôxo. Năm 604 TCN, Nabôpôlaxa
chết, Nabuxôđônôxo lên nối ngôi. Đây là thời ki cường thịnh nhất của Tân Babilon. Chính
Nabusôđônôxo đã ra lệnh xây vườn hoa trên không nổi tiếng.
Năm 562 TCN, Nabusôđônôxo chết. Từ đó tình hình nội bộ Tân Babilon không được ổn định.
Trong khi đó, ở Iran bắt đầu xuất hiện nước Ba Tư hùng mạnh. Năm 550 TCN, Ba Tư đánh bại
Mêđi, Babilon cũng trở thành mục tiêu chinh phục của Ba Tư. Năm 538 TCN, quân Ba Tư tấn
công và chiếm được thành Babilon. Tân Babilon cũng trở thành một bộ phận của đế quốc Ba Tư.
Năm 328 TCN, đế quốc Ba Tư bị Alêchxăngđrơ Makêđônia tiêu diệt. Cả Tây Á bị nhập vào đế
quốc Makêđônia. Sau khi Alêchxăngđrơ chết, đế quốc Makêđônia bị phân chia, Babilon nằm
trong vương quốc của Xêlơcut, một tướng của Alêchxăngđrơ.

Những thành tựu chủ yếu của văn minh Lưỡng Hà cổ đại
1. Chữ viết, văn học
Chữ viết Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ
tượng hình. Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về sau họ đơn giản thành những nét vạch
16
có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ nào đó. Họ thường dùng đầu cây sậy vót nhọn vạch lên
những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay gọi là
chữ hình đinh, chữ hình góc, hay chữ tiết hình. Ngày nay, người ta còn lưu giữ được khoảng
2200 tấm sách bằng đất sét ở nhà bảo tàng của thành phố Ninivơ (kinh đô của đế quốc Atxiri xưa
kia). Chữ tiết hình do người Sumer phát minh ra đầu tiên, về sau nhiều dân tộc ở Lưỡng Hà đều
sử dụng và có biến đổi. Chữ tiết hình trở thành thứ chữ để giao tiếp giữa các dân tộc ở Tây Á
thời cổ đại. Về sau, người Phênixi, một dân tộc chuyên buôn bán quanh Địa Trung Hải thời đó
đã dựa vào chữ hình góc của người Lưỡng Hà, một phần chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đã
đặt ra hệ thống chữ cái A, B Từ chữ Phênixi đã hình thành ra chữ Hy Lạp cổ. Từ chữ Hy Lạp
cổ đã hình thành ra chữ Latinh và chữ Slavơ và từ đó hình thành nên chữ viết của nhiều dân tộc
trên thế giới ngày nay.
Văn học Các thể loại văn học chính ở Lưỡng Hà thời cổ thường là các thần thoại, anh hùng ca.

Tiêu biểu là các truyện Khai thiên lập địa, Nạn hồng thuỷ, Gingamet.
2. Tôn giáo
Thời kì đầu người Lưỡng Hà theo đa thần giáo, mỗi nơi có một vị thần riêng. Có nơi cùng một
lúc thời nhiều thần. Họ thời các lực lượng tự nhiên như thần Trời (Anu), thần Mặt Trời (Samat),
thần Đất (Enlin), thần Biển (Ea), thần Ái Tình (Istaro) Về sau, cùng với sự xác lập quyền lực
tối cao của hoàng đế, thần Macđúc (Mardouk) đã trở thành vị thần chung cho toàn đế quốc. Thần
Samat được coi là con của thần Mặt Trăng (vì người Sumer cho rằng ngày là do đêm sinh ra),
Samat chuyên chịu trách nhiệm về tư pháp (Trên cột đá ghi bộ luật của Hammurabi có khắc hình
thần Samat đang trao bộ luật cho Hamurabi để vua thay thần trị dân).
3. Nhà nước và pháp luật
Nhà nước ban đầu của người Sumer được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là
nhà vua được gọi là Patêsi nắm tất cả các quyền lực tối cao, lời nói của vua là luật pháp. Đến thời
vương quốc Hammurabi thì tổ chức bộ máy nhà nước tương đối hoàn thiện.
Thế kỉ XVIII TCN, dưới thời Hammrabi ông cũng cho ra đời một bộ luật, bộ luật này gồm 282
điều khoản, được khắc trên một tấm đá cao 2m25, rộng 2m. Đây là bộ luật cổ nhất thế giới mà
con người ngày nay biết được.
4. Nghệ thuật, kiến trúc
Ở Lưỡng Hà ít gỗ đã, các công trình kiến trúc ở đây phần lớn được xây dựng bằng gạch nhưng
cũng rất nguy nga, hùng vĩ. Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc Lưỡng Hà là thành cổ
Babilon và vườn treo Babilon được xây dựng vào khoảng thế kỉ VII TCN.
Thành Babilon (ở phía nam Batđa ngày nay)được xây bằng gạch có chu vi 16km, cao 30m, dày
từ 6m đến 8,5m và có 7 cửa. Cổng thành Isơta được bọc đồng và trang trí bằng những bức phù
điêu rất sinh động.
17
Vườn treo Babilon được người Hy Lạp cổ đại xếp vào một trong bảy kì quan thế giới. Đây là
một khu vườn được xây vươn lên trời xanh, cao 77m và gồm có 4 tầng. Trên mỗi tầng có trồng
những loại hoa thơm cỏ lạ sưu tầm từ Ai Cập tới Ấn Độ. Nước chảy róc rách, cây xanh mát mắt,
chim hót véo von. Tây Á cảnh quan phần lớn là núi và sa mạc, những đoàn lái buôn trên “con
đường tơ lụa” khi đi đến đây thì thật là gặp cảnh thiên đường dưới hạ giới.
5. Khoa học tự nhiên

Toán học Ban đầu người Sumer sử dụng hệ đếm cơ số 5, về sau nhiều tộc người ở Lưỡng Hà sử
dụng đồng thời cả cơ số 10 và cơ số 60. Ngày nay, chúng ta còn chịu ảnh hưởng của họ qua việc
chia độ trên vòng tròn và chia thời gian.
Hình học Người Lưỡng Hà cổ đã biết tính diện tích các hình hình học đơn giản, đã biết về quan
hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông. Họ đã biết tính phân số, lũy thừa, khai căn bậc 2 và
căn bậc 3; đặc biệt là họ đã giải được phương trình 3 ẩn số.
Thiên văn học Người Lưỡng Hà cổ lập ra khá nhiều đài để quan sát thiên văn, các nhà thiên văn
hồi đó còn là các nhà chiêm tinh học. Họ cũng chia bầu trời làm 12 cung hoàng đạo, đã tính
trước được nhật thực và nguyệt thực. Họ làm ra lịch dựa vào Mặt Trăng, một năm của họ cứ một
tháng 29 ngày lại một tháng 30 ngày. Như vậy sau 12 tháng chỉ có 354 ngày, còn thiếu so với
năm dương lịch. Để khắc phục hạn chế này, người ta đã biết thêm vào tháng nhuận.
Y học Người Lưỡng Hà đã biết cách chữa trị các bệnh khác nhau về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp
và đặc biệt là bệnh về mắt. Y học đã chia thành nội khoa, ngoại khoa, họ cũng đã biết giải phẫu.
Thần bảo trợ cho Y học là thần Ninghizita với hình tượng con rắn quấn quanh cây gậy mà ngày
nay ngành y ở một số nước vẫn lấy làm biểu tượng.

Lưỡng Hà là vùng thung lũng giữa hai con sông Tigre và sông Euphrate. Vùng này nổi tiếng là
vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp như trồng nho, ôliu, đại mạch và
nhiều loại sản vật nông nghiệp khác. Những cư dân đầu tiên sinh sống ở vùng này bắt đầu từ rất
sớm. Vùng Lưỡng Hà có khí hậu nóng ẩm, thực vật phong phú đa dạng. Hàng năm, vào tháng 5,
nước lũ của hai con sông tràn ngập, sau khi nước rút, một lượng phù sa dày trải dài trên đồng
bằng rộng lớn và bằng phẳng. Yếu tố môi trường thuận lợi cho các cư dân khác nhau đổ về và sự
đa dạng về nguồn gốc cũng là yếu tố khiến cho vùng này rất khó thống nhất về mặt lãnh thổ.
Chính nơi đây, những cư dân đầu tiên, di cư từ phương Đông, từ thiên niên kỷ IV trước Công
Nguyên sinh sống và sáng lập nên nền văn minh cổ đại đầu tiên ở lưu vực này. Những cư dân
này được gọi là người Sumer.
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, kéo theo sự phân hóa xã hội Sumer. Vào đầu thiên niên
kỷ thứ III trước Công Nguyên, trên vùng đồng bằng phía Nam của Lưỡng Hà đã xuất hiện các đô
thị. Những đô thị kết hợp với các vùng sản xuất nông nghiệp phụ cận xung quanh hình thành các
quốc gia độc lập vào buổi ban đầu. Người đứng đầu các quốc gia là Patêsi. Hội đồng bô lão và

18
Hội nghị nhân dân có quyền bầu các quan chức và quyết định các vấn đề quan trọng. Thế kỷ 25
trước Công Nguyên, quốc gia Lagate thống nhất được vùng Lưỡng Hà và sau đó quyền bá chủ
Sumer lại rơi vào tay quốc gia Uruk.

Văn minh cổ Babylon
Cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, lợi dụng sự suy sụp của Lưỡng Hà, hai tộc người
Elam và người Amorites xâm lược tàn phá và cướp bóc. Người Amorites xây dựng hai quốc gia
về phía Nam của Lưỡng Hà là Ixine và Laxa; ở phía Bắc của Lưỡng Hà cũng hình thành các
quốc gia Esnunna và Marie. Đến lượt các quốc gia trên tranh giành và gây chiến với nhau liên
miên, gây nên cảnh đổ nát hoang tàn.
Vào khoảng đầu thế kỷ XIX trước Công Nguyên, người Amorites thống nhất Bắc Lưỡng Hà và
hình thành quốc gia cổ Babylon (khác với Tân Babylon sau này) và họ đã thống nhất được khu
vực Lưỡng Hà. Quốc gia Babylon cổ nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn
sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu.
Sự cường thịnh và hùng mạnh đạt đến cao điểm vào thời kỳ 1792-1750 trước Công Nguyên,
dưới triều đại vua Hammourabi. Nhà nước cổ Babylon thống nhất trên một diện tích lãnh thổ
toàn bộ Lưỡng Hà và bị suy sụp vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên bởi
người Catsites nổi dậy và làm chủ hầu hết lãnh thổ của Babylon.
Thành tựu văn minh Babylon
Kinh tế Babylon có những sắc thái đặc biệt do giao điểm của các con đường Đông Tây cũng như
sự trù phú của đồng bằng Lưỡng Hà. Nông nghiệp phát triển nhờ vào các yếu tố thuận lợi cũng
như thành tựu thủy lợi của thời kỳ này. Người Babylon không những tự cung cấp được lương
thực mà còn có một lượng dồi dào để thông thương buôn bán với các khu vực khác. Vua
Hammourabi ra lệnh đào một con sông tưới cho cả vùng rộng lớn Akkad.
Thủ công nghiệp có nghề làm gạch, luyện kim, đồ trang sức, đệt, da, đóng thuyền, xây dựng
bên cạnh một nền thương mại phát triển giúp cho vùng Babylon càng thêm giàu có và phát triển.
Xã hội nổi bật bởi sự ra đời của bộ luật Hammorabi chia cư dân thành ba hạng người: dân tự do,
tiện dân và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu được cấp từ nguồn tù binh chiến tranh, mua bán.
Chính trị từ thời Hammorabi, các vua Babylon tự coi mình là hiện thân của thần thánh. Vua tự

đồng nhất mình với việc kế vị các vị thần cho nên vương quyền và thần quyền hòa quyện với
nhau, tạo thành một chế độ độc đoán chuyên chế và thần bí.
Văn hoá của Babylon cổ là sự giao hòa giữa hai yếu tố Sumer và Akkad. Sự ra đời bộ luật
Hammorabi và được khắc trên một tấm đá bazan cao 2,25 mét, đường kính đáy gần 2 mét. Phía
trên mặt trước của tấm đá được khắc hình thần Mặt Trời ngồi trên ngai trao bộ luật cho vua
Hammorabi đứng đón một cách trịnh trọng. Phiến đá này được người Pháp tìm thấy ở kinh đo
của xứ Elam cổ, hiện nay đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre.
19
Nghệ thuật của Babylon cổ đạt đến trình độ điêu luyện trên nền tảng của hai yếu tố Sumer và
Akkad. Nghệ thuật hội họa gắn chặt với nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc Của người Ả Rập có nhiều thành tựu đáng trọng. Huyền thoại các cung điện nguy nga
tráng lệ và những câu chuyện cổ tích thần tiên đã tô điểm cho thế giới Ả Rập thần bí và là những
tuyệt tác của nhân loại.
Kiến trúc Ả Rập là tinh hoa pha trộn và sáng tạo của các luồng kiến trúc Địa Trung Hải và văn
minh sông Hằng xa xội. Thành phố Babylon được bao quanh bởi một bức tường màu vàng dài
13 km và có 300 tháp canh.
Đỉnh cao và chiếm về mức độ vĩ đại là một trong bảy kỳ quan cổ của người Babylon: Vườn treo
Babylon.

Văn minh cổ Assyria và Tân Babylone
Assyria là vùng đất có lịch sử xa xưa ở phía thượng nguồn sông Tigris, tên gọi lúc đầu của thủ
đô chính là thành phố cổ Assur. Về sau, giống như vương quốc, đế chế tiến lên khai phá một
phần phía Bắc Lưỡng Hà (một phần phía Nam Babylonia. Thủ đô là Nineveh.
Thực chất Assyria là một vùng nhiều đồi núi, trải dài theo sông Tigris cho đến tận cao nguyên
Gordiaean hoặc ngọn núi Carduchian của Armenia, có một thời được gọi là "Vùng núi của
Ashur".
Các vị vua của Assyria cai trị một vương quốc rộng lớn trong ba giai đoạn lịch sử, được gọi theo
cổ xưa, giữa và vương quốc Assyria mới (Neo-Assyrian). Nhưng phát triển rực rỡ nhất của
Assyria chính là thời kỳ Tân Assyria, niên đại: 911 - 12 TCN.
Ngôn ngữ

Thời cổ đại, dân chúng Assyria nói một thứ thổ ngữ Assyrian của ngôn ngữ hệ Akkadian, một
nhánh của hệ Semitic. Bản khắc đầu tiên, gọi là Assyria Cổ xưa (OA), được làm ra dưới thời Cổ
Assyria (Old Assyrian). Đến thời Tân Assyria ngôn ngữ hàng ngày của Assyria đã vững chắc là
tiếng Syria. Vào thời cổ đại, người Assyria luôn sử dụng ngôn ngữ Samer trong các tác phẩm
văn học của họ.

Thành tựu văn hóa Tân Assyria
Những tác phẩm hội họa của Assyria được truyền lại cho đến ngày nay, chủ yếu là các tác phẩm
dưới thời Tân Assyria. Chạm khắc đá ở các bức tường hoàng gia có nguồn gốc nước ngoài chính
là các chiến lợi phẩm của các vị vua. Có rất nhiều di vật chạm khắc đá ở gần khu hoàng gia ở
Nimrud (Kalhu) và Khorsabad (Dur-Sharrukin).
Nghệ thuật điêu khắc đặc biệt phát triển rực rỡ dưới thời Tân Assyria. Di vật còn lại bao gồm có
bức tượng Bò có cánh mặt người Lamassi hay những linh vật shedu canh gác trước cổng đi vào
cung điện của vua.
20
Thiên văn học của Tân Assyria cũng có những tiến bộ kinh ngạc, người Assyria đã biết chế tạo
thấu kính (Nimrud lens) và những quan niệm về vũ trụ đang được các nhà cổ sử khám phá và
khẳng định.
Di sản khoa học và văn hóa tự người Assyria không có nhiều, nhưng họ biết kế thừa từ các thành
tựu của Babylonia cổ và phát huy lên. Rất nhiều văn học của Babylonia, với nguồn gốc từ văn
minh Samer được bảo quản và giữ gìn ở các thư viện của Syria. Người Assyria cũng nghiên cứ
về sự vận động của các vì sao và có những dự báo về chúng. Người Assyria cũng dành được rất
nhiều các thành tựu về kỹ nghệ, họ biết xây đập nước và các kênh đào mà cho đến nay vẫn còn
giá trị. Tuy nhiên, người Assyria vẫn giữ các nét đặc trưng khá biệt lập ở các nhóm cư dân cho
đến ngày nay ở phía Bắc Iraq ngày nay. Họ vẫn giữ gìn các phẩm chất đặc trưng Ả Rập,
Kusdish, Thổ Nhĩ Kỳ hàng xóm qua giao lưu. Tôn giáo của người Assyria chủ yếu là đạo Cơ
Đốc.

Văn minh Tân Babylonia
Qua một trăm năm thống trị của Asyria, người dân Babylonia vẫn hướng về nền văn minh rực rỡ

của mình. Cuối cùng, vào năm 627 TCN, với việc triều đại cuối, Ashurbanipal bị chết, Babylonia
đã dành lại được sự thống trị của mình với Nabopolazzar, cuối cùng vương quốc Babylonia được
phục hồi mở ra thời kỳ Tân Babylonia, năm 612 TCN.

Các thời kỳ của Tân Babylonia

Thời kỳ 11 của Babylon (Tân Babylonia hay Chaldean)
Nabu-apla-usur (Nabopolassar) 626 - 605 TCN
Nabu-kudurri-usur (Nebuchadnezzar) II 605 - 562 TCN
Amel-Marduk 562 TCN - 560 TCN
Nergal-šar-usur (Nergal-sharezer) 560 TCN - 556 TCN
Labaši-Marduk 556 TCN
Nabu-na'id (Nabonidus) 556 TCN - 539 TCN
Thời kỳ Tân Babylonia có những thành tựu nổi bật cùng với thành tích của Nabopolassar, ông đã
tích cực tái thiết lại Babylon do bị tàn phá bởi các thời kỳ dưới sự cai trị trước đó của người
Assyria. Mục đích của Nabopolassar là xây dựng thủ đô của đế chế mới trở nên lộng lẫy hơn và
tham vọng để trở thành kỳ quan trên thế giới. Các đền đài cũ được xây dựng lại, các cung điện
với vẻ tráng lệ, nguy nga kinh ngạc đượng xây dựng lên dưới thời ông cùng với rất nhiều đền thờ
các vị thần của Babylon được dựng lên (theo sử Hy Lạp viết bởi Diodorus của Sicilia và
Herodotus). Cung điện của Nabopolassar được xây dựng bởi các chất liệu cực kỳ quý hiếm và
21
rộng lớn. Bên cạnh thành phố có những công trình lộng lẫy như Vườn treo Babylon, Tháp Babel
huyền thoại với đường kính chân tháp đến 91 mét.
Năm 539 TCN Tân Babylonia bị Đế quốc Ba Tư xâm lược và nền văn minh Babylonia sụp đổ.
3. Văn minh A rập
Văn minh Phoenicia và Palestine

Phoenicia là một nền văn minh ở phía Bắc của Canaan cổ xưa, với trung tâm kéo dài suốt bờ
biển của Liban và Syria ngày nay. Văn minh Phoenicia có một nền kinh tế buôn bán hàng hải
dọc bờ biển Địa Trung Hải phát triển sớm từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Người

Phoenicia có một nền nông nghiệp sớm như đánh bắt cá, chăn nuôi, các loại cây trồng: ôliu, nho
và lúa mì. Người Phoenicia rất gan dạ và can đảm, họ giỏi trong nghề hàng hải và buôn bán.
Dải đất Phoenicia nằm giữa các nền văn minh: Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp nên có rất nhiều điều
kiện thông thương và phát triển. Họ làm chủ con đường buôn bán từ Đông sang Tây từ đầu thiên
niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 6 TCN.
Văn hóa của văn minh Phoenicia thường được xem như là trung gian chuyển tải giữa các nền văn
minh lớn và họ cũng rất thành công trong các văn hóa nghệ thuật của mình. Nghệ thuật tạo hình
của người Phoenicia có một chỗ đứng vững chắc và để lại nhiều ảnh hưởng lên vùng Trung
Đông và Ả Rập Tôn giáo của người Phoenicia gắn chặt với tôn giáo Lưỡng Hà và thần linh của
người Phoenicia là vị thần Baal nổi tiếng hung ác và gây hại, nên người Phoenicia có tập tục phải
làm lễ hiến tế vị thần này.
Thành tích nổi bật nhất của người Phoenicia là hệ thống chữ viết với bảng chữ cái Phoenicia.
Ban đầu họ vay mượn chữ tượng hình của người Ai Cập và chữ hình định của người Lưỡng Hà
để ghi chép, nhưng về sau họ giản lược các ghi chú thành 22 ký tự về sau trở thành 22 chữ cái,
thể hiện các phụ âm và nguyên âm. Công trình bảng chữ cái này được người Phoenicia phát
minh ra trong khoảng từ thế kỷ 14 TCN đến thế kỷ 12 TCN. Trong quá trình giao lưu, buôn bán,
hệ thống chữ cái này được truyền vào Hy Lạp cổ đại và từ đó hệ thống chữ cái phát triển thành
nhiều nhánh khác nhau.
Israel và Judah cổ xưa
Có rất nhiều nguồn về các tài liệu cổ và hiện dại có nói đến lịch sử của Israel và Judah. Ví dụ,
những văn bản như Kinh Cựu Ước (Tanakh), tập hợp Talmud của người Do Thái, những bản viết
của Nicolaus của Damascus Ngày nay giới khảo cổ học đã khám phá ra các chứng cứ và vết
tích cùng với người Ai Cập cổ đại, người Assyria và người Babylon.
Các tài liệu nói đến vùng Palestine như là một vùng nhiều xung đột về cách viết và quan điểm
đang tranh cãi. Nhưng một thực tế rằng vùng này cũng là một trung tâm văn minh cổ có lịch sử
gắn liền với nhiều trung tâm văn minh khác ở vùng Trung Cận Đông và Đại Trung Hải.
22
Khởi đầu của vùng đất này được nhắc đến trong quyển đầu của Kinh Cựu Ước là vào năm 1800
TCN, gọi là thời kỳ tộc trưởng Abraham và đóng lại bởi con trai của Shem.
Kết thúc thời kỳ 12 bộ lạc của Israel tiếp theo là thời kỳ Ai Cập cổ đại thống trị từ năm 1630

TCN, bởi triều đại Hyksos. Sự cai trị của người Ai Cập cổ đã dẫn đến sự kiện người Do Thái rời
bỏ đất Israel của người Ai Cập (còn gọi là sự kiện Exodus). Sự kiện này hiện đang gây nhiều
tranh cãi về niên đại nghiên cứu.
Tiếp theo là thời kỳ vô định của người Do Thái mà nhiều tài liệu cổ có nhắc đến cho đến năm
1500 TCN. Người Do Thái (Hebrews) di cư đến Canaan vào khoảng 1200 TCN và trải qua nhiều
khó khăn, xung đột, người Do Thái đã xác lập được một lãnh thổ rộng lớn ở vùng Syria, Liban
và Judar.
Năm 922 TCN Vương quốc Israel bị chia cắt, Judar ở về phía Nam của vương quốc. Về sau
Vương quốc Israel bị sụp đổ bởi người Assyria vào năm 721 TCN.
Văn minh cổ Babylon ( – 2024 đến – 1595)
- Cuối TNK III TCN, hai tộc người Elam và người Amorites xâm lược tàn phá và cướp bóc
Lưỡng Hà.
- Vào khoảng đầu TK 19 TCN, người Amorites thống nhất Bắc Lưỡng Hà và hình thành quốc
gia cổ Babylon (khác với Tân Babylon sau này) và họ đã thống nhất được khu vực Lưỡng Hà.
Quốc gia Babylon cổ nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung
Hải, châu Phi và châu Âu.
- Sự cường thịnh và hùng mạnh đạt đến cao điểm vào thời kỳ 1792-1750 TCN, dưới triều đại vua
Hammourabi.
- Nhà nước cổ Babylon thống nhất trên một diện tích lãnh thổ toàn bộ Lưỡng Hà.
- Khoảng cuối TNK II TCN bởi người Catsites nổi dậy và làm chủ hầu hết lãnh thổ của Babylon.
- 1595 thành Babylon bị người Hittite phá huỷ.
Di sản, nổi tiếng:
- Bộ luật Hammorabi (-1728), bộ luật thành văn cổ nhất thế giới. Bộ luật có ảnh hưởng tới pháp
chế của những dân tộc phương Đông cổ.
(Chia cư dân thành ba hạng người: dân tự do, tiện dân và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu được cấp từ
nguồn tù binh chiến tranh, mua bán.)
- Có tổ chức các tam ca (đại lý buôn bán)
- TNK II TCN, đã phân biệt 5 hành tinh của Mặt trời: Kim, Thủy, Hoả, Thổ, Mộc. Phân biệt 12
chòm sao. Có những nghiên cứu về sao chổi, sao băng, động đất. Tính trước được nhật thực,
nguyệt thực. Đặt ra âm lịch, tuần trăng. Lấy lịch thành phố Ur làm lịch chung cho toàn xứ

Babylon, sau cải tiến thành Âm – Dương lịch có 354 ngày ( thiếu 11 ngày, 5 giờ 48 phút 46 giây)
- Biết giải phẩu. Mô tả được 40 loại bệnh. Vị thần bảo hộ y học Nilghidzida mà vật tượng trưng
là rắn quấn quanh cái gậy, được dùng làm biểu tượng y học ngày nay.
23
- Toán học: biết các phép tính bình phương, khai căn, số pi, định lý tam giác vuông. Người dân
Lưỡng hà sử dụng hệ thống số đếm căn bản 60. Đây là nguồn gốc của giờ 60 phút và ngày 24 giờ
hiện nay, cũng như vòng tròn 360 độ. Sự hiểu biết toán học này đã được sử dụng trong việc lập
bản đồ.
- Babylon là tên gọi cho lưu vực lưỡng Hà từ giai đoạn này trở đi.
- Đo thời gian bằng đồng hồ ánh nắng, đồng hồ nước chảy
Văn minh cổ Assyria và Tân Babylone (TNK III TCN đến – 538)
1. Người Assyria ở thượng lưu sông Tigris
Assyria có ba giai đoạn lịch sử:
+ thời kỳ Cổ (thế kỷ 20-15 TCN):
+ thời kỳ Trung (thế kỷ 15-10 TCN):
+ thời kỳ Tân Assyrian (911–612 TCN) phát triển rực rỡ nhất. TK thứ 9 TCN giành độc lập. TK
thứ 8 TCN bắt đầu chinh phạt. Thời vua Assourbanibal (669 – 626 TCN), đế quốc Assyria trãi
rộng từ cao nguyên Iran tới Etiopia. Sau người Scythian từ châu Âu đến tàn phá. 612 TCN, thành
Nineveh thất thủ. 605 TCN, Assyria diệt vong.
2. Giai đoạn 605 – 538 TCN: vương quốc Tân Babylon
Hoàng đế Nabuchodonosor trị vì 605 – 562 TCN. Có thành Babylon sầm uất, xinh đẹp, lộng lẫy.
Cuối cùng bị Ba tư thôn tính.
Di sản, nổi tiếng:

- Đội quân Assyrian thiện chiến, hung bạo, bách chiến, bách thắng. Người Assyrian nổi tiếng
hung dữ và tàn bạo nhất trong các tộc người cổ đại. Người Assyrian sáng tạo ra các đào hầm qua
tường thành, dùng máy phá thành, bắc cầu phao hoặc làm áo phao cho chiến binh để có thể bơi
được qua sông.
- Người Assyria học cách dùng ngựa và chiến xa từ người Kassites, học thuật luyện kim từ người
Hittite

- Trong lịch sử, đế quốc Assyria là đế quốc đầu tiên có lãnh thổ rộng nhất, tập trung nhiều trung
tâm văn hoá cổ đại.
- Vua Assourbanibal, người Assyria lập thư viện lớn ở Nineveh có tới 22.000 bảng gạch khắc
chữ.
- Đền thờ lớn nhất là đền thờ thần Mardouk (Mộc tinh)
- 600 TCN, thành Babylon rất xinh đẹp giữa vùng hoang mạc với Tháp Babel (Cổng thần) cao
ngất ngưỡng, vườn treo Babylon xanh mát, cổng thành trang trí gạch tráng men.
Văn minh Phoenicia và Palestine (TNK III TCN - 586 TCN)
Các sự kiện lớn
24
1. Người Phoenicia thuộc tộc người Semite ở vùng đất thuộc Liban ngày nay. TNK III TCN họ
sống thành thành thị, phân hoá giai cấp, làm nghề đánh cá biển, trồng ngũ cốc, chăn nuôi.
2. Cuối TNK II TCN, người Hebreux (Do Thái) thuộc tộc Semite xâm nhập vào Canaan.
Ba thời kỳ chính của người Do Thái:
+ Giai đoạn từ năm 1800 TCN, gọi là thời kỳ tộc trưởng Abraham và đóng lại bởi con trai của
Shem. Kết thúc thời kỳ 12 bộ lạc của Israel.
+ Thời kỳ Ai Cập cổ đại thống trị từ năm 1630 TCN, bởi triều đại Hyksos. Sự cai trị của người
Ai Cập cổ đã dẫn đến sự kiện người Do Thái rời bỏ đất Israel.
+ Thời kỳ vô định của người Do Thái. Người Do Thái (Hebrews) từ Ai Cập được Moise đưa trở
lại Canaan vào khoảng 1255 TCN và trải qua nhiều khó khăn, xung đột, người Do Thái đã xác
lập được một lãnh thổ rộng lớn ở vùng Syria, Liban và Judar.
- TK 12 và 11 TCN, chiến đấu chống lại sự xâm nhập của người Philistine.
- Năm 1028 TCN – 932 TCN, Saoul thành lập vương quốc hùng mạnh, đặt kinh đô ở Jerusalem.
Nổi tiếng với đền Jerusalem thờ thần Yahveh. Kinh Cựu ước bắt đầu ra đời trong khoảng thời
gian này. Vương quốc phát triển cự thịnh đưới triều vua Solomon, nhờ phát triển thương mại
thủy, bộ ra các vùng chung quanh
- Năm 932 TCN Vương quốc bị chia cắt thành 2, vương quốc Israel ở phía Bắc và Judar ở về
phía Nam của vương quốc.
- Năm 722 TCN người Assyria thôn tính Vương quốc Israel, dân Do Thái phải sống lưu vong.
- Năm 586 TCN, người Babylon chinh phục Judah và phá huỷ đền thờ Do Thái.

Di sản, nổi tiếng:
1. Người Phoenicia (còn gọi là người màu tím cánh sen) là những thuỷ thủ gan dạ, liều lĩnh và tài
năng. Họ giỏi nghề biển là những thương nhân, người đóng tàu, cướp biển, nhà thám hiểm.
Họ truyền bá yếu tố văn minh giữa các nền văn minh
Họ sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở chữ tượng hình Ai Cập và chữ hình góc Lưỡng Hà,
đơn giản hoá thành 22 ký tự trong khoảng thời gian từ TK XIV đến TK XII TCN.
2. Người Do Thái nổi tiếng với Kinh Cựu ước, đạo Do Thái, đền Jerusalem, vị vua thông thái
Solomon.
Sơ lược về lịch sử Arập
1. Tình hình bán đảo Arập trước khi lập nước
Arập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, diện tích lớn hơn 1/4 châu Âu. Tuy vậy trên cả bán
đảo chỉ có vùng Yêmen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt
được. Hơn nữa, nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi, nên Yêmen có điều
kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ VI TCN, ở đây đã thành lập
nhiều nhà nước cổ đại.
25
Ngoài Yêmen, vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm dọc ven bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo cũng tương
đối phát triển. Vùng này từ xưa vốn là cái cầu nối liền việc buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải
với phương Đông. Vì vậy, ở đây từ sớm đã xuất hiện một số thành phố, trong đó quan trọng nhất
là Mécca và Yatơrip.
Đến đầu thế kỉ VII, cư dân các thành phố này, vẫn đang sống thành từng thị tộc hoặc bộ lạc. Tuy
nhiên, trong các bộ lạc đó sự phân hóa giai cấp đã hết sức rõ rệt. Tầng lớp quý tộc thị tộc đã trở
thành những kẻ có nhiều đặc quyền và của cải.
Ở trung tâm Mecca có một ngôi đền gọi là Caaba (nghĩa là “khối lập phương”), trong đó thờ
nhiều tượng thần của các bộ lạc và đặc biệt có một phiến đá đen dài khoảng 20cm được coi là
biểu tượng sùng bái chung của các bộ lạc.
Ngoài Yêmen và vùng Hegiadơ, phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ, khí hậu khô, nguồn
nước hiếm, vì vậy cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi mà súc vật được nuôi nhiều
nhất là dê và lạc đà. Tuy lạc hậu hơn hai vùng nói trên nhưng đến đầu thế kỉ VII ở đây cũng đã
diễn ra sự phân hóa giàu nghèo.

2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Arập
Nhà nước Arập mãi đến thế kỉ VII mới thành lập. Quá trình thành lập nhà nước Arập gắn liền với
quá trình thành lập đạo Hồi do Môhamet (còn đọc là Muhamat) truyền bá.
Môhamet xuất thân từ một bộ lạc có thế lực ở Mecca. Năm 610 ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi.
Năm 622, bị tầng lớp quý tộc Mecca phản đối và hãm hại, Môhamet cùng tín đồ của mình phải
chạy lên thành phố Yatơríp ở phía Bắc (cách Mecca 400km).
Năm xẩy ra sự kiện này (622) được coi là năm thứ nhất của kỉ nguyên Hồi giáo. Môhamet tự
xưng là tiên tri, nên từ đó thành phố Yatơríp đổi tên thành Mêdina nghĩa là “thành phố của Tiên
tri”. Tại đây, Môhamet dần dần thành lập được một lực lượng chính trị kết hợp với tôn giáo do
ông cầm đầu. Để duy trì lực lượng, Môhamet thường xuyên tập kích các đội buôn của Mecca, do
đó chiến tranh giữa Mêdina và Mecca đã diễn ra nhiều lần. Năm 628, Môhamet kí hòa ước
ngừng chiến 10 năm với Mecca. Năm 629, Môhamet dẫn 2000 tín đồ ở Mêdina đến Mecca và
đến thăm đền Caaba. Nhiều người ở Mecca và vung xung quanh cũng theo Hồi giáo.
Năm 630, nhận thấy mình đã đủ thế lực để chiếm Mecca, Môhamet đem 10.000 người tiến
xuống thành phố này. Mecca không dám chống cự. Môhamet trở thành người đứng đầu nhà nước
Arập mới thành lập. Các tượng thần bộ lạc trong đền Caaba bị vứt bỏ. Đền Caaba trở thành thánh
thất chính của Hồi giáo và Mecca trở thành thánh địa chủ yếu của tôn giáo này.
Năm 632, Môhamet chết. Từ đó, người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arập gọi là Calipha
(nghĩa là người kế thừa của tiên tri).
Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arập tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài.
Kết quả Arập đã lần lượt chinh phục được Xiri (636), Palextin (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651).

×