Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Lịch sử văn minh thế giới thời cổ trung đại bùi văn hùng, đại học đà lạt, 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.66 KB, 54 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F 7 G






GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
THỜI CỔ TRUNG ĐẠI


BÙI VĂN HÙNG






KHOA LỊCH SỬ
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 2 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
4I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
4II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC.


1. Khái niệm văn minh – văn hoá: 4
2. Kết cấu môn học. 5
CHƯƠNG I. VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á 7
7I. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI.
1. Tổng quan về Ai Cập cổ đại 7
2. Những thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại 7
13II. VĂN MINH LƯỢNG HÀ CỔ ĐẠI
1. Khái quát về Lưỡng Hà cổ đại 13
2. Những thành tựu chính của văn minh Lưỡng Hà 13
17III. VĂN MINH A RẬP.
1. Khái quát 17
2. Những thành tựu chính của văn minh A Rập 17
CHƯƠNG II : VĂN MINH ẤN ĐỘ 22
22I. TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
1. Đòa lý 22
2. Khí hậu 22
3. Dân cư. 22
22II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ
1. Sơ lược lòch sử cổ trung đại Ấn Độ và những thành tựu về chính trò xã hội 22
2. Những thành tựu về kinh tế 23
3. Chữ viết 24
4. Văn học nghệ thuật. 24
5. Khoa học tự nhiên. 25
6. Tôn giáo. 26
7. Triết học 27
CHƯƠNG III : VĂN MINH TRUNG QUỐC 28
28I. KHÁI QUÁT
1. Đòa lý 28
2. Dân cư. 28
29II. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH CHÍNH.

1. Các giai đoạn lòch sử Cổ Trung đại Trung Quốc và sự phát triển của các thiết chế chính trò – xã
hội.
29
2. Chữ viết 31
3. Những thành tựu về khoa học tự nhiên và kỹ thuật 32
4. Văn học nghệ thuật. 33
5. Tư tưởng và tôn giáo. 34
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 3 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
CHƯƠNG IV : VĂN MINH HY – LA 37
37I. KHÁI QUÁT.
1. Hy Lạp 37
2. La Mã (Roma) 37
38II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH VỀ VĂN MINH.
1. Sơ lược lòch sử Hy Lạp, La Mã 38
2. Văn học . 39
3. Sử học 40
4. Nghệ thuật 41
5. Khoa học tự nhiên . 41
6. Triết học 42
7. Luật pháp. 43
8. Đạo Kitô 44
CHƯƠNG V : VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI TRUNG ĐẠI 46
46I. KHÁI QUÁT.
46II. VĂN HOÁ TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ VI – XIV.
1. Ảnh hưởng của Giáo hội La Mã đối với văn hoá Tây Âu. 46
2. Sự thành lập các trường Đại học 46

3. Triết học kinh viện 47
4.Văn học. 47
5. Nghệ thuật kiến trúc 48
6. Các trào lưu văn hoá mới. 48
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 4 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử

MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
* Theo yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo, từ năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai
giảng dạy môn học Lòch sử văn minh thế giới trong chương trình đào tạo đại cương ở tất cả các trường đại
học trong cả nước. Hiện nay, môn học này vẫn nằm trong khối kiến thức cơ sở bắt buộc của các ngành
khoa học thuộc khoa học xã hội và nhân văn nước ta. Tại Trường Đại học Đà Lạt, môn học cũng được
đưa vào giảng dạy như chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, tại Đại học Đà Lạt
môn học vẫn là bắt buộc với sinh viên chuyên ngành Lòch sử, Luật học, Du Lòch và tự chọn với hai ngành
Việt Nam học và Quản trò kinh doanh.
* Môn học cung cấp mọât cách đại cương những kiến thức cơ bản về tiến trình lòch sử của các nền
văn minh thế giới để thấy rõ sự hình thành và phát triển, chuyển đổi từ nền văn minh này sang nền văn
minh khác cho đến nền văn minh ngày nay; cung cấp về mặt tri thức để sinh viên ngành khoa học xã hội
và nhân văn có một nền kiến thức rộng rãi để có thể đi vào chuyên ngành của mình một cách thuận lợi.
* Khi là một môn học bắt buộc đối với sinh viên các ngành Lòch sử, Luật học, Du lòch thì môn học
là một điều kiện tiên quyết, cung cấp phương pháp luận, những kiến thức đại cương nhất về văn minh
nhân loại. Đối với các ngành khoa học khác, môn học cung cấp cho sinh viên một mặt bằng kiến thức làm
nền tảng để nhận biết những thành tựu cơ bản của ngành học.

* Từ những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, sinh viên có ý thức tôn trọng và kế thừa thành tựu
mà loài người đã để lại dẫn đến sự hoàn thiện phong cách ứng xử của sinh viên là ứng xử của người có
trình độ văn hóa cao, nên cần có ý thức xây dựng quan điểm về chân, thiện, mỹ để từ đó tỏa ra các thế hệ
sau.
* Nghiên cứu về Lòch sử văn minh nhân loại cũng là điều kiện để liên hệ quá trình phát triển của
văn minh dân tộc ta nhằm so sánh và tìm ra những vấn đề cần kế thừa, tiếp nhận những điều hay của văn
minh nhân loại và thấy được dân tộc ta cũng góp phần một cách xứng đáng vào sự phát triển chung ấy
làm niềm tự hào dân tộc, xem xét quá trình hội nhập vào văn minh thế giới (nhận, cho).
Tóm lại: Việc triển khai môn học Lòch sử văn minh thế giới trong chương trình đào tạo của các
trường đại học trong cả nước đã góp phần Đào tạo ra những sinh viên (đội ngũ trí thức của đất nước) có
tầm hiểu biết về văn minh nhân loại để xây dựng một nền văn minh nước ta theo kòp tiến độ phát triển
chung của nhân loại.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC.
1. Khái niệm văn minh – văn hoá:
- Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là
trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Trái với văn minh là dã man. (theo PGS. Nguyễn Gia Phu).
- Văn hoá là tổng thể những giá trò vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lòch sử.
Tiếng Anh: văn hoá là culture = way of life (cách sống) ~ Civilization (văn minh).
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 5 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Nhận xét: đây không phải là hai khái niệm đối lập nhau nhưng cũng không là khái niệm trùng
khớp với nhau.
Có thể biểu diễn hai khái niệm trên bằng một sơ đồ:

văn
minh văn hoá

Nhà nước và chữ viết xuất hiện

Công xã nguyên thuỷ


Văn hoá là khái niệm còn rộng lớn và bao trùm lên suốt chiều dài của lòch sử loài người. Tức là
khi nào có con người thì khi đó có văn hoá. Con người tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật
chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của giống nòi. Quá trình đó ngày càng được nâng lên ở trình độ,
quy mô và chất lượng cuộc sống. Từ ý nghóa đó, nhiều học giả trên thế giới đã thử nêu khái niệm về văn
hoá. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học của mỗi ngành thì khái niệm văn hoá lại có một ý nghóa riêng. Đến
nay đã có tới hơn 500 đònh nghóa về văn hoá và Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc
(UNESCO) đã phải đề nghò các nhà khoa học ngừng việc nêu khái niệm văn hoá để giảm thiểu sự phức
tạp.
Khái niệm văn minh cũng là khái niệm rộng lớn như khái niệm văn hóa tức là nó bao trùm, bao
hàm những thành tựu về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bởi quá trình tồn tại và phát triển
để thích nghi với những điều kiện thiên nhiên, đồng thời để tham gia quá trình đoàn kết, đấu tranh xã hội.
+ Con người đấu tranh với thiên nhiên có nghóa là tận dụng những điều kiện thuận lợi và hạn chế
tác hại của thiên nhiên (thích nghi được) chứ không thể chinh phục thiên nhiên. Tương tự như thế, con
người đã có cách ứng xử với xã hội để trình độ ngày một nâng lên.
Cụ thể: Nghiên cứu về lòch sử văn minh là nghiên cứu về những phát minh, những sáng tạo của
con người trong quá trình sống, lao động và sản xuất: công cụ, kỹ thuật, phương thức tổ chức trong quá
trình lao động (liên hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất)
- Sự xuất hiện của những tầng lớp xã hội, các giai cấp, cấu trúc của các cộng đồng đến các thể chế
(trong đó có luật pháp là những thể chế mà ở đó người ta đònh ra những quy ước cơ bản mà mọi người
trong cộng đồng đều phải tuân theo) dẫn đến xuất hiện các hình thái ý thức (tín ngưỡng, tôn giáo). Các
vấn đề về lý thuyết xã hội: triết học, tăng trưởng kinh tế, khoa học tự nhiên, văn hóa nghệ thuật…
Nhưng môn học này chỉ cung cấp một bức tranh toàn cảnh mà không chi tiết.
2. Kết cấu môn học.
Là một môn học rất dài, rộng và do đó hết sức khó khăn cho sinh viên. Nhưng môn học có thể chia
làm hai phần.

- Cổ trung đại: là lòch sử văn minh mỗi khu vực, mỗi quốc gia riêng biệt, tuy nhiên có những mối liên
hệ song chưa sâu sắc. Một số nền văn minh tiêu biểu như: Ai Cập, Lưỡng Hà, n Độ, Trung Quốc, A
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 6 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Rập, Hy Lạp, La Mã. Nền văn minh phương Đông thời kỳ cổ trung đại là nền văn minh nông nghiệp, nền
văn minh của các con sông (các nền văn minh đều xuất hiện ở lưu vực các con sông lấy nông nghiệp làm
nền tảng…).
- Cận hiện đại: bắt đầu từ các Phát kiến đòa lý, tạo ra mối liên hệ giữa các châu lục, trên cơ sở duy trì
tính riêng rẽ nhưng bắt buộc phải tác động qua lại lẫn nhau (xu hướng chung) dẫn đến văn minh công
nghiệp và hậu công nghiệp (yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội).
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 7 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử

CHƯƠNG I. VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á
I. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI.
1. Tổng quan về Ai Cập cổ đại
- Đòa lý:
+ Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc châu Phi, Bắc là Đòa Trung Hải, Đông là Biển Đỏ,
Tây là Sa mạc Sahara, Nam là Nubi hiểm trở, Đông Bắc là Kênh đào Xuyê (nối Đòa Trung Hải với Biển
Đỏ thông ra Ấn Độ Dương để qua lại Tây Á)
+ Đòa hình Ai Cập được chi phối bởi sông Nil. Ai Cập nằm dọc theo khu vực hạ lưu sông Nil.
Sông Nil chia làm hai phần là Thượng và Hạ Ai Cập. Ai Cập ngày nay chủ yếu nằm ở vùng Hạ Ai Cập.
Sông Nil khởi nguồn từ xích đạo và chảy theo hướng Nam – Bắc trên chiều dài khoảng 6700km. Sông Nil
chia làm nhiều nhánh khi đổ ra biển đã tạo ra một đồng bằng rộng lớn hình tam giác châu có chiều ngang

lớn nhất 50km (Đòa Trung Hải). Từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nil dâng cao bồi đắp một lượng phù
sa lớn, màu mỡ cho đồng bằng Hạ Ai Cập. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên một nền kinh tế phát
triển làm xuất hiện một xã hội văn minh sớm vào loại bậc nhất trong lòch sử loài người. Hêrôđốt, nhà sử
học Hy Lạp cổ đại đã nhận xét: “Ai cập là tặng phẩm của sông Nil”. Thượng Ai Cập phần lớn là rừng núi
hiểm trở mà ngày nay thuộc châu Phi Xích đạo.
+ Tài nguyên khoáng sản ở Ai Cập cổ đại khá phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng.
• Nhiều loại đá q: vôi, hoa cương, bazan, mã não…
• Về kim loại: đồng, vàng có trữ lượng lớn … riêng sắt thì hầu như không có.
- Dân cư: dân cư Ai Cập ngày nay chủ yếu là người Arập. Trong thời kỳ cổ đại phần lớn dân cư
Ai Cập là người den từ châu Phi và người Xêmít từ châu Á đến.
2. Những thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại
a. Các thời kỳ lòch sử
Theo cách chia của Manêtông – Nhà sử học Ai Cập cổ đại, tác giả sách: “Lòch sử Ai Cập” sống
vào thế kỷ III TCN thì lòch sử Ai Cập có thể chia làm 5 thời kỳ:
• Tảo vương quốc: (khoảng 3200 – 3000 TCN)
Nửa sau thế kỷ IV TCN do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hoá giàu nghèo, các
công xã thò tộc đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ (gọi là Châu). Châu liên hiệp lại thành các nhà
nước sơ kỳ nằm rải rác ở Thượng và Hạ Ai Cập. Qua một quá trình đấu tranh, Ai Cập được thống nhất
vào khoảng năm 3200 TCN, mở đầu lòch sử văn minh Ai Cập. Thời kỳ này được gọi là Tảo vương quốc
gồm vương triều I, II.
Nhà nước Ai Cập thời kỳ này là Nhà nước quân chủ chuyên chế. Mọi quyền hành tập trung trong
tay nhà vua (được gọi là Pharaông). Dưới vua là một bộ máy quan lại tập trung trong triều đình, ở các đòa
phương vẫn duy trì vai trò và quyền lực của quý tộc thò tộc. Đơn vò hành chính thấp nhất là công xã nông
thôn, lấy quan hệ láng giềng làm chủ đạo.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 8 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Công cụ sản xuất đã rất tiến bộ: đồng đỏ là chất liệu chính để chế tác công cụ sản xuất, dùng

cày và súc vật để kéo cày.
• Cổ vương quốc: (3000 – 2200 TCN)
Lòch sử Ai Cập thơì kỳ này gồm 8 Vương triều ( III –X). Chính quyền trung ương tập quyền
ngày càng được củng cố, các Pharaông đã xây dựng nhiều kim tự tháp đồ sộ, Từ vương triều V, thế lực
của chính quyền trung ương bò suy giảm nghiêm trọng và đến vương triều VIII Ai cập bắt đầu bò phân rã.
Kinh tế tiếp tục phát triển tạo ra nguồn của cải vật chất dồi dào…
• Trung vương quốc: (2200 – 1570 TCN )
Lòch sử Ai Cập thời kỳ này gồm 7 Vương triều (XI – XVII). Thời kỳ đầu từ vương triều XI –
XII khá ổn đònh. Năm 1750 TCN, khởi nghóa nô lệ và dân nghèo bùng nổ làm sụp đổ vương triều của
Pharaông. Đến năm 1710 TCN, miền Hạ Ai Cập bò người Hích Xốt ở vùng Palextin chinh phục và thống
trò 140 năm gồm cả miền Nam Ai Cập.
Kinh tế vẫn tiếp tục phát triển với công cụ bằng đồng thau xuất hiện.
• Tân vương quốc: (1570 – 1100 TCN )
Lòch sử Ai Cập thời kỳ này gồm 3 Vương triều (XVIII – XX). Sau 140 năm bò nô dòch và thống trò,
năm 1570 TCN, người Ai Cập đã nổi dậy khởi nghóa đánh đuổi người Hích Xốt, khôi phục quyền lực của
các Pharaông. Ngay từ đầu, vương triều XVIII đã mở các cuộc chiến tranh chinh phục được Xiri, Fênixi,
Palextin, Libi, Nubi …. Do thế lực tôn giáo A Môn ( thờ thần mặt trời quá mạnh) nên Pharaon Ichnatôn đã
tiến hành cải cách tôn giáo, đổi thờ thần mặt trời A Tôn. Nhà nước trung ương tập quyền củng cố và phát
triển mạnh mẽ.
Kinh tế tiếp tục phát triển với công cụ sản xuất bằng đồng thau được sử dụng rộng rãi, đồ sắt xuất
hiện.
• Thời kỳ Ai Cập bò ngoại tộc thống trò (X – I TCN )
Từ thế kỷ X, Ai Cập bò chia cắt và bò ngoại tộc thống trò. Năm 525 TCN, Ai Cập bò Batư (Tây )
xâm lược và thống trò. Năm 332 TCN, Ai Cập bò thuộc đế quốc Makêđônia thôn tính, sau đó thuộc sự cai
quản của vương triều Ptôlêmê. Từ năm 30 TCN Ai Cập là một tỉnh của đế quốc La Mã.
b. Chữ viết
- Xuất hiện rất sớm cùng với sự ra đời của nhà nước.
Chữ viết Ai Cập là chữ tượng hình, tức là dùng hình vẽ sự vật để biểu thò chữ viết. Ví dụ: muốn
viết chữ bò thì người Ai Cập vẽ hình con bò. Trên những bản văn tự được tìm thấy, người ta đã rất ngạc
nhiên về các hình vẽ của người Ai Cập cổ đại.

Phương pháp mượn ý dùng để biểu thò các chữ viết không có hình thù trong thực tại. Ví dụ: muốn
viết chữ khát, người Ai Cập cổ đại vẽ hình con bò bên cạnh một dòng suối. Muốn viết chữ chính nghóa thì
họ vẽ lông đà điểu (vì lông đó bằng nhau).
Âm tiết cũng trên cơ sở tượng hình. Ví dụ, người Ai Cập nói ar để chỉ con mắt, do đó hình con mắt
còn biểu thò âm tiết.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 9 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Âm tiết dần biến thành chữ cái. Ví dụ: hình vẽ hòn núi nhỏ được đọc là ca biểu thò phụ âm k.
Trong chữ viết Ai Cập, người ta đã phát hiện ra có 24 chữ cái. Người Hích Xốt khi xâm lược và thống trò
Ai Cập (thế kỷ XVIII – XVI TCN) đã tiếp thu chữ viết Ai Cập và kết hợp với chữ viết Lưỡng Hà để cải
tiến thành vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.
Nguyên liệu để viết của cư dân Ai Cập phổ biến là: đá, gỗ, gốm, vải gai, da. Ngày nay, các nhà
khoa học trên thế giới đã phát hiện ra một loại giấy rất đặc biệt là papyrus (tên một loài cây mọc bên bờ
sông Nil). Người Ai Cập cổ đại đã dùng dao chẻ ra thành những mảnh mỏng, ghép lại phơi khô để viết (
có lẽ từ tên gọi papyrus, người châu Âu gọi giấy là papier, paper…. Bút viết bằng cây sậy vót nhọn, mực
bằng bồ hóng.
Lòch sử phát hiện. Chữ viết Ai Cập đã tồn tại trên 3000 năm. Khi Nhà nước Ai Cập cổ đại diệt
vong thì chữ viết Ai Cập cổ đại cũng không còn được sử dụng nữa và dần đi vào quên lãng.
Thế kỷ V, một học giả Ai Cập là Ghêrapôlông đã thử đọc loại chữ này nhưng không thành công.
Năm 1798, Napôlêông viễn chinh Ai Cập. Tại một đòa điểm gần thành phố Rôdétta, lính pháp đã
đào được một tấm bia có khắc hai thứ chữ (trên là chữ Ai Cập cổ, dưới là chữ Hy Lạp). Năm 1822,
Sampôliông (Champollion) một học giả người Pháp 32 tuổi mới tìm cách đọc được chữ này. Từ đó, môn
Ai Cập học ra đời mở ra những thành tựu trong việc nghiên cứu về Ai Cập cổ đại.
c. Văn học
Trải qua hơn 3000 năm tồn tại và phát triển, cư dân Ai Cập cổ đại đã sáng tạo nên một nền văn
học rực rỡ. Nền văn học Ai Cập cổ đại phong phú về thể loại như tục ngữ, thơ ca trữ tình …., giàu về nội
dung với các câu chuyện mang tính chất đạo lý, giáo huấn, trào phúng, thần thoại… Trong số đó có các tác

phẩm tiêu biểu như Truyện hai anh em Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của
Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền …
- Truyện hai anh em Nói Thật và Nói Láo mang nội dung có tính giáo dục cao về tính trung thực,
nhân quả. Câu chuyện kể về một gia đình có hai anh em. Người anh có tên là Nói Láo đã kể cho người
em là Nói Thật nghe một câu chuyện hoang đường về một vật có thể chứa được cả trời đất, cây cỏ và
muôn loài. Người em không tin nên hai anh em thách thức nhau. Người em vốn bản chất thật thà, trung
thực nên không thể nào chứng minh được điều mình phản bác. Người anh thắng cuộc đã móc mắt và bắt
người em làm đầy tớ cho mình. Không cam chòu, con trai của Nói Thật quyết chí báo thù cho cha. Vốn
tính thông minh, cậu ta đã dắt một con bò đến nhà Nói Láo và nêu những chuyện hoang đường về về con
bò khiêu khích lòng tham của Nói Láo. Nói Láo kiện lên các thần, các thần không tin và nhớ lại chuyện
bòa đặt của Nói Láo và trừng phạt Nói Láo, trả lại sự công bằng cho Nói Thật.
- Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội Ai Cập vào năm 1750 TCN. Câu
chuyện mô tả về cuộc khởi nghóa của nô lệ và dân nghèo lật đổ vương triều của Pharaông.
- Lời răn dạy của Đuaup mang tính giáo dục cao, thể hiện vai trò của giáo dục trong xã hội Ai
Cập, đồng thời phản ánh khoảng cách giữa các giai tầng trong xã hội Ai Cập cổ đại. Câu chuyện kể về
những lời răn dạy của Đuaup khuyên con đến kinh đô nên chăm chỉ học tập để sau này làm quan.
Ngoài ra, nhiều tác phẩm văn học khác của Ai Cập cổ đại cũng được lưu truyền hay phát hiện.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 10 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
d. Tín ngưỡng
Cũng như cư dân phần lớn các quốc gia cổ đại khác, hệ tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cũng hết sức
phong phú. Đó là hệ tín ngưỡng đa nguyên thần giáo, vạn vật hữu linh.
Về thế giới tự nhiên: khởi thuỷ gồm 3 loại Thiên, Đòa, Thuỷ thần:
Thiên thần (Nut) là nữ thần, thường được thể hiện là đàn bà hay con bò cái, phủ lên mình thần là
các vì tinh tú.
Đòa thần (Ghep) là nam thần, thường được thể hiện là đàn ông, phủ lên mình thần là cây cối.
Thuỷ thần (Odirix) là thần sông Nil, m phủ hoặc Diêm vương. Thần bảo trợ cho nông nghiệp,

mang lại cho loài người ngũ cốc và thực phẩm.
Giữa các vò thần này là thần Không khí (Su) có tác dụng điều hoà giữa các thần.
Khi sáng tạo ra thần Mặt trời (Ra), người Ai Cập đã thần thánh hoá mọi hiện tượng tự nhiên và lập
thành một hệ thống.
Ra(Amôn, Atôn) xương = bạc , thòt = vàng, tóc = đồng
Các vò thần khác


Nut Ghép Loài người
Mặt trăng trăng Tốt (Thoth) đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ, thần phụ trách về văn tự, kế toán và trí
tuệ.
Về con người: Người Ai Cập cổ đại quan niệm con người có hai phần là linh hồn và thể xác. Khi
sống linh hồn và thể xác hoà làm một, khi chết đi linh hồn rời khỏi thể xác nhưng vẫn tồn tại độc lập
trong thế giới âm phủ. Nhưng linh hồn không bất tử mà sẽ chết đi khi thể xác tan biến. Từ quan niệm đó,
người Ai Cập cổ đại có tục thờ người chết và ướp xác. Quan niệm về âm phủ cũng như trần gian.
e. Kiến trúc và điêu khắc
Nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ai Cập đã đạt đến trình độ rất cao và bí hiểm. Tiêu
biểu là cung điện , đền miếu, Kim tự tháp, tượng.
- Dưới lòng đất ở Ai Cập, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hàng trăm cung điện, đền miếu với
trình độ kiến trúc ngoài sức tưởng tượng của con người ngày nay.
- Kim tự tháp là những ngôi mộ của các Pharaông Ai Cập vào thời kỳ vương triều III và IV (cổ
vương quốc). Toàn bộ các Kim tự tháp Ai Cập đều nằm ở vùng sa mạc Tây - Nam Cairô ngày nay. Kim
tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời Pharaông Giêde ( Djeser), vua đầu tiên của vương triều III. Kim tự
tháp của ông có bậc cao 60 m, đáy hình chữ nhật 120 x 106m, xung quanh có đền thờ và mộ các thành
viên trong gia đình và những người thân cận, tạo thành khu lăng mộ được bao bọc bằng tường đá vôi.
Đến vương triều IV, các Pharaông của vương triều này đã lần lượt xây cho mình các Kim tự tháp:
Xnêphru (2 Kim tự tháp có chiều cao là 36,5m và 99m), Kêốp (Chéops, cao 146,5m), Kêphren
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 11 –




Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
(Chéphren, cao 137m), Mikêrin (Mikerins, cao 66m) … Điều kỳ diệu là tất cả thi hài Pharaông đều quay
về hướng chính Bắc.
Tiêu biểu và đồ sộ nhất trong số các Kim tự tháp ở Ai cập cổ đại là Kim tự tháp Kêốp. Trải qua sự
bào mòn của thời gian hơn 4500 năm, Kim tự tháp này còn cao 137,8m, chiều dài đáy còn 227,5m.


6





Bốn mặt của Kim tự tháp này theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chính xác gần như tuyệt đối.
Nguyên liệu để xây dựng Kim tự tháp là những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng từ 2,5 tấn đến 30
tấn. Khoảng 2,3 triệu tảng, khối tích hơn 2,5 triệu m
3
, ngày nay còn khoảng 2,4 triệu m
3
. Mạch ghép giữa
các khối đá khít với nhau tới mức 5mm, không hồ.
Ở mặt Bắc, cách mặt đất 13 mét có một cửa dẫn đến hầm mộ. Kim tự tháp này có hai hầm mộ: 1/3
từ mặt đất lên có một hầm mộ, hầm mộ thứ hai sâu khoảng 30 mét.
Theo Hêrôđốt, Kêốp đã huy động toàn thể nhân dân Ai Cập chia thành từng đội. Mỗi đội 100
ngàn người thay phiên nhau lao động liên tục cứ 3 tháng một lần. Quá trình khai thác đá từ hữu ngạn sông
Nil đến tả ngạn nên phải dùng thuyền, từ bến đá đến lòng mộ người ta phải xây một con đường bằng
những tảng đá mài nhẵn dài 900 mét rộng 18 mét có chỗ cao nhất đến 15 mét. Riêng việc làm đường đã
mất 10 năm. Đá được bỏ lên xe trượt, dùng bò hoặc người kéo chuyển về xây dựng. Không kể thời gian
làm đường và hầm mộ dưới đất, thời gian xây dựng kim tự tháp là 20 năm.

Sự kỳ diệu và vó đại của Kim tự tháp được thể hiện bằng câu nói của cư dân Ai Cập: “Tất cả đều
sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp”.
- Tượng Xphanh (nhân sư) là một trong những công trình điêu khắc nổi bật của cư dân Ai Cập cổ
đại. Tượng mình sư tử đầu người hoặc dê đặt trước cổng miếu, đền. Tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần
Kim tự tháp Kêphren. Tượng dài 55 mét, cao 20 mét. Chỉ riêng tai của tượng đã cao 2 mét, mặt tượng là
mặt vua Kêphren thể hiện trí tuệ loài người và sức mạnh sư tử (dân AiCập gọi là vò thần khủng khiếp).
Ngoài ra còn có tượng các vua và hoàng hậu trong vương thất trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng, đẹp
nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêfectiti vợ vua Ichnatôn.
f. Khoa học tự nhiên
- Thiên văn học: thành tựu chủ yếu được thể hiện là hình thiên thể trên trần đền, miếu trong đó có
12 cung hoàng đạo, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Bằng sợi dây rọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc
đền, miếu, cứ một tiếng đồng hồ lại ghi vò trí các ngôi sao lên một tờ giấy kẻ ô. Người Ai Cập cổ đại đã
phát minh ra dụng cụ đo thời gian. Dụng cụ này khá đơn giản là một thanh gỗ có một đầu cong, muốn
biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in trên gỗ. Nhưng về đêm không xem được nên
người ta đã phát minh ra đồng hồ nước là một cái bình đá hình chóp nhọn rò nước vào thời kỳ vương triều
XVII.

Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 12 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Từ khoảng thiên niên kỷ thứ IVTCN, người Ai Cập đã phát minh ra lòch. Lòch Ai Cập cổ đại được
xây dựng dựa trên kết qủa quan sát các vì tinh tú và quy luật nước sông Nil. Theo quy luật, sao Lang
(Srirus) bắt đầu mọc thì nước sông Nil dâng. Khoảng cách hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày, bằng
một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 ngày thừa để vào đầu năm ăn tết. Tết
của người Ai Cập cổ đại thường vào khoảng tháng 6 dương lòch khi nước sông Nil dâng lên và sao Lang
bắt đầu mọc. Mỗi năm chia thành 3 mùa (bốn tháng một mùa) là mùa Nước dâng, Ngũ cốc và Mùa Thu
hoạch.

- Toán học: xuất phát từ yêu cầu đo đạc lại ruộng đồng do nước sông Nil làm ngập, tính toán vật
liệu xây dựng các công trình kiến trúc … nên từ rất sớm, người Ai Cập cổ đại đã biết các phép tính toán
học.
Phép đếm đến 10 không có số không vì chữ Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình.
Hình đơn vò là nhiều cái que, chục là hình đoạn dây thừng, trăm là hình vòng dây thừng, ngàn là
hình cây sậy, mười ngàn là hình ngón tay, một trăm ngàn là hình con nòng nọc, triệu là hình người giơ hai
tay biểu thò sự kinh ngạc.
Mặc dù chưa phát hiện được các phép tính số học, đại số học, hình học hay lượng giác… nhưng
thông qua các công trình nghệ thuật kiến trúc kỳ vó, người ta có thể giả đònh rằng, cư dân Ai cập cổ đại đã
phát minh ra những thành tựu lớn lao về toán học.
Các phép tính đại số học xuất hiện vào thời Trung vương quốc. Trong thời kỳ này, để giải quyết
các vấn đề nhất là phân chia lương thực, người Ai cập cổ đại đã sáng tạo ra ẩn số x= aha (1 đống ngũ
cốc) và biết đến cấp số cộng, cấp số nhân, có khi cả phép khai căn ….
Về hình học, người Ai Cập cổ đại đã biết tính diện tích các hình tam giác, hình cầu, hình tròn ….
Họ biết được số µ chính xác =3.1614, biết tính thể tích hình tháp, hình học không gian, lượng giác …. Tất
cả được ghi trên giấy Papyrus cổ nhất vào khoảng năm 1850TCN. Tài liệu này có chiều rộng 8cm, dài
644cm.
- Y học: do tục ướp xác mà cư dân Ai Cập cổ đại đã sớm có hiểu biết về cấu tạo cơ thể con người.
Từ đó, họ đã biết phân tích nguyên nhân của bệnh tật do sự không lưu thông của mạch máu (bắt mạch),
mô tả về óc, quan hệ tim với mạch máu, các loại bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trò để nêu lên 3
khái niệm:
+ Cần chữa trò nghóa là có thể chữa khỏi hoàn toàn.
+ Đấu tranh với nó nghóa là có thể chữa khỏi.
+ Không chữa nghóa là không thể chữa khỏi.
Sách thuốc Papyrus Medical xuất hiện khoảng 1500 đến 1450TCN.
Phương pháp chữa: rửa đường ruột hoặc cho nôn mửa, phẫu thuật. Theo Hêrôđốt thì y học Ai Cập
cổ đại đã được chia ra thành nhiều chuyên môn khác nhau.
Các ngành khoa học khác cũng rất phát triển như: để khai khoáng và luyện kim, người Ai Cập cổ
đại cần có những kiến thức về hoá học, vật lý, đòa chất …


Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 13 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
II. VĂN MINH LƯỢNG HÀ CỔ ĐẠI
1. Khái quát về Lưỡng Hà cổ đại
a. Đòa lý
+ Lưỡng Hà (Mésopotamie – Hy Lạp) nằm trên lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate.
Đòa bàn chính của Lưỡng Hà nay là lãnh thổ Irắc. Bắc là dãy Acmenia (tiếp giáp Thổ Nhó Kỳ và
Acmenia ngày nay) và là khởi nguồn của hai con sông. Tây Bắc là sa mạc Xyri, Tây Nam là Arập, Đông
là Ba Tư (nay là Iran), Nam là vònh Ba Tư (Péc Xích), bốn phía đều thông thoáng.
+ Hai con sông chuyển một lượng phù sa lớn. Vào tháng 5, tuyết tan làm nước của hai con sông
dâng cao làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn, tạo ra một vùng đồng bằng lấn biển dài tới hơn 200km.
Chính vì vậy, hai dòng nhập làm một trước khi đổ ra vònh Péc Xích. Đất đai ở đây phì nhiêu, màu mỡ.
Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loài động thực vật phong
phú.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản: phong phú nhất là đất sét đen và dầu mỏ ở phía tây. Đất sét là
một loại nguyên liệu phổ biến trong xây dựng, kiến trúc và là chất liệu để viết. Đá qúy và kim loại rất
hiếm.
b. Dân cư
Đại bộ phận dân cư Lưỡng Hà là dân nhập cư. Cổ xưa nhất là người Xu Me (Sumer) di cư từ
Trung Á đến vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN. Chính họ là chủ nhân của nền văn minh Lưỡng Hà cổ
đại.
Từ khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, người Ácát (Akkad – một bộ phận dân cư thuộc tộc người
Sémites) từ Xiri đến chiếm lónh miền Trung Lưỡng Hà. Cuối thiên niên kỷ III TCN, người Amôrit
(Amorites) từ phương Tây đến Lưỡng Hà thành lập quốc gia cổ Babilon và nhiều tộc tộc người khác tràn
vào dẫn đến thành phần dân cư Lưỡng Hà trở nên rất phức tạp. Ngày nay, cư dân Lưỡng Hà chủ yếu là
người Arập.
2. Những thành tựu chính của văn minh Lươ(ng Hà

a. Sơ lược về lòch sử LưỡngHà và Luật Hammourabi
Lòch sử Lưỡng Hà là quá trình đấu tranh thống nhất Lưỡng Hà.
- Đầu thiên niên kỷ III TCN, người Xu Me sau một quá trình đònh cư đã xây dựng nên các thành
bang ở miền Nam Lưỡng Hà như Ua, Êriđu, Lagat, Urúc, Umma … Đứng đầu các thành bang là Patêsi,
tập trung mọi quyền lực trong tay. Dưới Patêsi là một hệ thống cận thần trông coi mọi lónh vực kinh tế –
xã hội. Tế bào xã hội là công xã nông thôn và là chỗ dựa cho sự tồn tại của Nhà nước.
- Giữa thiên niên kỷ III TCN, Lagat thống nhất các thành bang. Đến năm 2300 TCN người Áccát
thống nhất Lưỡng Hà. Đến đầu thiên niên kỷ II TCN, quốc gia Cổ Babilon của người Amôrit ở miền
Trung Lưỡng Hà đã tái thống nhất Lưỡng Hà. Chính quyền từ trung ương đến đòa phương không ngừng
được củng cố, nhất là thời vua Hammourabi (1792 – 1750 TCN).
- Sau khi Hammourabi chết, người Hitir từ phương Bắc tràn xuống xâm lược Lưỡng Hà và đến
năm 739 TCN trở thành một bộ phận của Atxiri. Năm 626 TCN, Lưỡng Hà được khôi phục với tên gọi
mới là Tân Babilon. Đây là thời ký phát triển rực rỡ của văn minh Lưỡng Hà nhưng khá ngắn ngủi. Năm
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 14 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
538 TCN, Lưỡng Hà bò Ba Tư xâm lược và là một bộ phận của đế quốc Ba Tư. Năm 328 TCN, Lưỡng Hà
phụ thuộc đế quốc Makêđônia và sau này là La Mã. Lưỡng Hà diệt vong.
- Nhà nước ở Lưỡng Hà được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế và ngày càng hoàn thiện.
- Thời Hammourabi, Bộ luật Hammourabi được biên soạn và là bộ luật cổ còn tương đối nguyên
vẹn so với các bộ luật cổ trên thế giới. Bộ luật được khắc trên một tấm đá bazan cao 2,25 mét, đường
kính đáy khoảng 2 mét. Mặt trước phía trên phiến đá khắc hình thần Mặt trời ngồi trên ngai vàng đang
trao cho Hammourabi đứng đón Bộ luật trong tư thế nghiêm trang. Tấm đá này được lính Pháp phát hiện
vào năm 1902 ở Elam và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
Bộ Luật có 282 điều được chia làm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận gồm những điểm chính
sau đây:
+ Quy đònh hình phạt về các tội vu cáo, trộm cướp, gây thương tích hay làm chết người và những
hành vi gây rối loạn trật tự xã hội.

+ Quy đònh về quyền lợi của những người đóng góp nghóa vụ quân sự, tù binh hoặc những người
không hoàn thành nghóa vụ quân sự.
+ Quy đònh về thu sản phẩm của dân cư nhất là người canh tác ruộng đất công.
+ Quy đònh về vay mượn.
+ Quy đònh về buôn bán.
+ Quy đònh về hôn nhân, gia đình và thừa kế tài sản.
+ Và những điều khoản về chữa bệnh, thuê mướn, phản ánh các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã
hội của vương quốc Cổ Babilon. Bộ Luật không những có giá trò cao về pháp lý mà còn là nguồn tư liệu
qúi, là bộ luật cổ nhất, hoàn chỉnh nhất của các quốc gia Phương Đông và Tây .
b. Trình độ kinh tế
Kinh tế Lưỡng Hà phát triển khá sớm trên cơ sở của một đồng bắng phì nhiêu. Nền tảng của kinh
tế là nông nghiệp. Phương pháp dùng bò để kéo cày, thâm canh tăng năng suất, trồng các loại cây lúa mì,
đại mạch, cây ăn qủa (nho, ôliu), rau xanh và phát triển thuỷ lợi (đắp đê, đào mương).
Chăn nuôi giữ vò trí quan trọng, thủ công nghiệp phát triển với nghề đệt, da, rèn, đóng thuyền, chế
tạo công cụ sản xuất. Thương mại phát triển trên quan hệ giao lưu với các nước xung quanh. Nhưng nhìn
chung chỉ là để bổ sung cho kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Babilon trở thành trung tâm thương mại
cho cả Tây Á, tiền tệ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Công cụ sản xuất bằng đồng thau xuất hiện từ thời Cổ Babilon, lưỡi cày bằng đồng thau, cày có
lắp bộ phận gieo hạt, sắt xuất hiện song chưa phổ biến.
c. Tín ngưỡng
Về tự nhiên: xuất phát từ kinh tế nông nghiệp làm nền tảng của kinh tế, cư dân Lưỡng Hà cổ đại
cũng tôn thờ các vò thần tự nhiên , trồng trọt chăn nuôi…
Hệ thống các vò thần của cư dân Lưỡng Hà cổ đại gồm: thần Trời (Anu), Mặt trời (Samat), thần
Mặt trăng (Xin), thần Đất (Enlin), thần i tình (Istaro), , thần Biển (Ea), thần sao Mộc (Mácđúc) …
Samat Xin Anu
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 15 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử


Enlin Ea Mác Đúc (Mardouk)
Mỗi vò thần có một chức năng cụ thể gắn bó gần gũi với cuộc sống của con người. Thần biển (Ea)
dạy cho con người các nghề thủ công, nghệ thuật, khoa học, thần Samat trông coi về luật pháp và bảo hộ
các nhà vua.
Nhiều đền thờ được xây dựng với nhiều nghi lễ phức tạp theo chu kỳ của nông nghiệp.
Về con người: người Lưỡng Hà cổ đại quan niệm rằng co người có hai phần thể xác và linh hồn.
Nhưng quan niệm của họ khác với cư dân Ai Cập cổ đại ở chỗ, họ cho rằng linh hồn bất tử trong một thế
giới riêng biệt. Từ đó, người Lưỡng Hà thường mai táng bằng phương pháp tuỳ táng (chôn theo người
chết đồ dùng cá nhân).
d. Chữ viết
Chữ viết Lưỡng Hà cổ đại do người Xume sáng tạo ra ngay từ cuối thiên niên kỷ thứ IV (thời kỳ
thành bang). Cũng như người Ai cập cổ đại, chữ viết của cư dân Lưỡng Hà cổ đại là chữ tượng hình. Tuy
nhiên, người Lưỡng Hà cổ đại lại không ngừng cải tiến chữ viết từ toàn bộ đến bộ phận tiêu biểu cho đơn
giản. Ví dụ muốn viết chữ trời thì chỉ cần vẽ một ngôi sao, muốn viết chữ bò chỉ cần vẽ hình tam giác
chúc xuống với hai cái que cắm chéo bên trên như hình cái đầu bò. Nếu chữ viết biển ý (khái niệm +
động tác) thì cũng chỉ cần vẽ các hành động tiêu biểu như: chữ khó vẽ con mắt + nước, đẻ (chim + trứng),
bò rừng ( bò + núi), hình người cày = cày + người, cày + gỗ = cái cày.
Âm tiết: muốn viết âm xum thì vẽ bó hành, bàn chân + NA = đi, bàn chân + BA = đứng.
Chữ hài thanh biểu đạt nhiều từ: giới từ + phó từ. Qua một quá trình đơn giản hoá, chữ tượng
hình giảm xuống từ 2000 chữ đến 600 chữ.
Chất liệu dùng để viết là đất sét ướt, bút viết là que vót nhọn. Sau khi viết xong thì phơi khô.
Chính vì chất liệu đặc biệt này, ở Lưỡng Hà xuất hiện một loại chữ mà các nhà nghiên cứu gọi là chữ
hình nêm. Đơn giản là khi viết trên đất sét ướt bằng que vót nhọn thì khi ấn vào có nét to, khi viết xong
một chữ rút ra thì nét nhỏ = hình nêm = tiết hình.
Tổng số chữ tiết hình (nêm) có khoảng 600 chữ nhưng thường dùng 300 chữ (mỗi chữ nhiều
nghóa). Về sau người Phênixi cải tiến thành chữ cái gồm 29 chữ, ở miền Nam thì dựa vào chữ Ai Cập =
chữ cái gồm 22 chữ phổ biến hơn, là cơ sở cho chữ Hy Lạp, Latinh. Hai chữ cái đầu tiên là Aleph ( con
bò) và Beth ( cái nhà ) vần chữ cái Hy Lạp gọi là Alphabet.
Lòch sử phát hiẹân và giải mã: Ninivơ kinh đô Atxiri đã phát hiện được 20.000 tấm đất sét. Từ

cuối thế kỷ XVIII, Cacxten Nibua – học giả người Đan Mạch đã nghiên cứu cách đọc chữ tiết hình trên
một bản minh văn do một thương nhân Ý đưa từ Ba Tư về châu u nhưng không thành công. Năm 1802
Grôtêphen ( Grotefend – người Đức) đã đọc được hai đoạn minh văn bằng cách tra tên các hoàng đế Ba
Tư. Trong tổng số 12 chữ ông đã dòch thì có 9 chữ hoàn toàn chính xác. Năm 1857, cùng một lúc, bốn học
giả ở châu u đồng thời giải mã được chữ viết Lưỡng Hà cổ đại, khai sinh môn Atxiri học. Những thành
tựu của văn minh Lưỡng Hà lần lượt được biết đến.
e. Văn học
Văn học Lưỡng Hà gồm hai thể loại: văn học dân gian truyền miệng và thơ ca. Nội dung phản ánh
tín ngưỡng, đời sống thường ngày của người lao động. Điển hình là :
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 16 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
- Enuma Elit ca ngợi sự sáng tạo vũ trụ. Vũ trụ là một khối hỗn mang sinh ra con người và vạn vật.
- Gingamet là một bộ sử thi ca ngợi tinh thần anh dũng của Gingamet và Enkiđu diệt trừ thú dữ,
quái vật, bảo vệ cuộc sống yên lành của người dân.
Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm văn học khác mà nội dung của những tứ thơ, tác phẩm phản ánh
mối quan hệ giữa con người với con người và với tự nhiên.
f. Kiến trúc và điêu khắc.
Thành tựu chủ yếu chủ kiến trúc Lưỡng Hà chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành quách,
vườn hoa. Nổi bật và được coi là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại là vườn treo Babilon. Vườn treo
đặt trong một khuôn viên hình vuông, cấu trúc kiểu dốc bậc, các tầng hiên chồng xếp lên nhau tạo thành
một công trình cao tới 77 m có bốn tầng, mỗi tầng là một vườn cây. Mặt bằng những tầng được lát bằng
những phiến đá to rất khít, lớp trên là gạch, trên là một lớp cói mỏng, đổ đất lên trên để trồng cây. Rất
nhiều cây quả và hoa được mang từ nhiều vùng đất về trống ở vường treo. Vườn treo như một lẵng hoa
khổng lồ nhiều tầng, đủ mọi màu sắc để cho hoàng hậu xứ Mêđi thưởng ngoạn.
Thành Babilon cũng là một công trình kiến trúc kỳ vó, độc đáo của Lưỡng Hà cổ đại. Theo
Hêrôđốt, thành được xây vào thời Tân Babilon có chu vi 90km, tường dày 50m, cao 100m với 150 tháp
canh và 100 cổng. Theo kết quả khai quật khào cổ học, thành Babilon có chu vi 16km, tường bằng gạch

dày 8,5m, cao 30m, 7 cổng bằng đồng vững chắc có trang trí bằng phù điêu, tượng rất tỉ mỉ.
Trong số rất nhiều đền thờ ở Babilon, lớn nhất là đền thờ Thần Mác Đúc. Đền được xây dựng trên
một khuôn viên có kích thước 550 x 450m, bên cạnh là tháp Babel. Tháp có chu vi đáy là 91m, cao 90m
gồm 7 tầng chồng lên nhau. Tầng trên cùng là một chiếc giường lộng lẫy và một cái bàn bằng vàng.
Trong tháp là một bức tượng thần Mác Đúc nặng tới 24tấn (theo Hêrôđốt).
Ngoài ra, ở Lưỡng Hà cổ đại, nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc rất phong phú mà hiện nay
còn lưu giữ trong viện Bảo tàng I Rắc và các viện bảo tàng trên thế giới.
g. Thành tựu khoa học tự nhiên
- Toán học : do nhu cầu đo d9ạc diện tích đất đai… dẫn đến việc phát minh ra phép tính diện tích
các hình. Người Lưỡng Hà cổ đại lấy số 5 làm số trung gian để đếm. Nếu cần đếm cao hơn thì người ta
thêm vào sau số 5. Họ dùng cơ số 60 ( nay được dùng làm đơn vò thời gian), phép khai căn, lấy vòng tròn
để chỉ độ. Dùng số JI = 3 để tính diện tích, chu vi hình tròn, cạnh huyền của tam giác vuông. Nhìn chung,
cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính toán các phép tính thông thường về số học, đại số học, hình học và
lượng giác.
- Thiên văn học: khám phá 5 hành tinh : Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Hải vương tinh. Biết gần đúng
qũy đạo của các hành tinh, hình tượng sao chổi, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, động đất… Lập hệ thống
lòch theo 12 tháng. Cứ một tháng đủ một tháng thiếu. Mỗi tháng chia làm 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày và
mỗi ngày có một vì tinh tú làm chủ: Chủ Nhật là Mặt Trời, thứ Hai là Mặt Trăng, thứ Ba là Sao Hoả, thứ
Tư là Sao Thuỷ, thứ Năm là Sao mộc, thứ Sáu là Sao Kim, thứ Bảy là Sao Thổ. Cách gọi tên các ngày
trong tuần như vậy của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được người châu u tiếp thu và sử dụng cho tới ngày nay.
Một năm có 354 ngày, và đặt thêm tháng nhuận (thời Tân Babilon cứ 8 năm nhuận 3 lần, sau đổi thành
27 năm nhuận 10 lần). Đây là phép làm lòch theo mặt trăng phổ biến ở phương Đông. Họ cũng biết dùng
ánh nắng mặt trời để tính thời gian tương tự như người Ai Cập cổ đại.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 17 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
- Yhọc: chữa nhiều bệnh về tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, đau mắt và chia thành nhiều ngành như
nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu. Đặc biệt la khai thác những loại dược liệu qúi lấy từ thiên nhiên, động

vật và khoáng vật. Yếu tố tín ngưỡng vẫn ngự trò trong y học. Vò thần bảo hộ của Y học Lưỡng Hà là
Nilghidziđa mà vật tượng trưng của thần là con rắng quấn quanh cái gậy, chính là biểu tượng của y học
ngày nay. Không được chữa bệnh vào các ngày đầu hoặc cuối tuần, tháng là các ngày 7,14,21,28,29.
III. VĂN MINH A RẬP.
1. Khái quát.
a. Đòa lý.
A Rập là một bán đảo lớn nhất thế giới nằm ở Tây Á (lớn hơn ¼ châu u). Bán đảo nằm ở vò trí
bản lề của ba châu: Á, Phi, u. Bán đảo nằm giữa Biển Đỏ (Tây) và Vònh Ba Tư (Đông và Đông Bắc)
+ Vùng Tây Nam, hiện nay là Yêmen có nguồn nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt được và
nằm trên đường thương mại Tây Á – Đông Bắc Phi nên thương mại khá phát triển. Khoảng từ thế kỷ X –
VI TCN đã xuất hiện nhiều Nhà nước cổ đại.
+ Phía Tây là vùng Hegiadơ (Hejaz) dọc theo Biển Đỏ gần với con đường thương mại Đông Tây
(Biển Đỏ đến Đòa Trung Hải) nên khá phát triển, trong đó có 2 thành phố quan trọng là Mécca và
Yatơríp.
+ Vùng phía Bắc dọc theo bờ Đông Đòa Trung Hải từ Palextin đến Libăng, Xiri đến Lưỡng Hà
(Irắc) cũng từng có một giai đoạn khá phát triển với Nhà nước của người Do Thái (khoảng thiên niên kỷ
thứ II TCN).
Ngoài ra, phần lớn bán đảo A Rập là vùng sa mạc và đồng cỏ như: Rupankhali, Nephut. Bù lại với
điều kiện tự nhiên hoang cằn, Bán đảo A Rập là đầu mối của các con đường thương mại như: con đường
Tơ lụa (từ Trung Quốc qua n Độ đến Tây Á, Bắc Phi và châu Âu), con đường Hương liệu (từ Đông Nam
Á qua n Độ Dương đến Vònh Ba Tư sang châu u) và con đường vận chuyển sản vật của châu u như
lúa mì, da, lông thú… từ Krưm đến Hắc Hải.
+ Tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn trong thời kỳ cổ trung đại nhưng nơi đây có trữ lượng dầu
mỏ rất dồi dào và là nơi tranh chấp quyết liệt của các cường quốc công nghiệp trong thời kỳ cận hiện đại.
b. Dân cư.
Đa số là người A Rập đã từng sinh sống từ khá lâu đời trên bán đảo A Rập. Trong thời kỳ văn
minh A Rập, các dân tộc xung quanh đã bò người A Rập thống trò và lôi cuốn vào văn minh Hồi giáo.
2. Những thành tựu chính của văn minh A Rập
a. Sơ lược về lòch sử A Rập
- Nhà nước A Rập thành lập gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi (Ixlam = thuận theo). Người

sáng lập ra Đạo Hồi là Môhamét (570 – 632). Ông xuất thân từ một gia đình ở Mắc Ca. Thû nhỏ ông đi
chăn cừu và là người dẫn đường cho các đội thương nhân qua sa mạc Nêphut. Do làm công việc đó nên
lúc đầu ông chòu ảnh hưởng của Đạo Kitô và Đạo Do Thái (nhờ vậy Đạo Hồi tiếp nhận giáo lý cả hai tôn
giáo lớn này). Đạo Hồi thờ Chúa Trời (Ala) và những nét riêng. Năm 610, ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 18 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
(… một đêm ông mơ có một vò thần đến bảo đọc những hàng ký hiệu chi chít trên một tấm vải (đó chính là
tư tưởng của Thánh Ala nhập vào Môhamét và ông trở thành nhà tiên tri).
Trong quá trình truyền bá tư tưởng, ông gặp phải sự thù đòch của các quý tộc bộ lạc ở Mécca mà
trung tâm là bộ lạc Côrêsit (Coreischite) vốn thờ đa thần nên ông chạy lên Yatơrip. Từ đó thành phố này
được đổi tên là Medina (thành phố của nhà tiên tri). Ngày 20/9/622 (ngày Môhamét tới Yatơrip) được coi
là ngày đầu tiên của kỷ nguyên Hồi giáo (lòch Hồi giáo bắt đầu từ ngày này).
Năm 624, trên cơ sở một lực lượng chính trò kết hợp với tôn giáo đã tập trung tại đây, Môhamét đã
đánh bại các cuộc tấn công của các bộ lạc khác và bắt đầu tiến đánh Mécca.
Chiến tranh giữa 12 bộ lạc xung quanh và Mêdira đã liên tục diễn ra, đến năm 627 thì hai bên ký
hiệp đònh đình chiến 10 năm. Năm 629, Môhamet dẫn 2000 tín đồ đi thăm Mécca. Đoàn người đi vòng
quanh ngôi đền Caaba. Năm 630, Môhamet dẫn 10.000 tín đồ chiếm Mécca thống nhất bán đảo trong sự
phùc tùng của các bộ lạc A Rập trên bán đảo. Môhamet trở thành người đứng đầu Nhà nước A Rập và tôn
giáo.
Năm 632 Môhamet chết, những người kế tục ông được gọi là Calipha (người kế thừa của nhà tiên
tri). A Rập lần lượt chinh phục Xiri năm 636, Palextin năm 638, Ai Cập năm 642, Ba Tư năm 651. Từ
năm 632 đến năm 661, các Calipha do bầu cử mà lên nối ngôi. Từ năm 661 đến sau này thì là cha truyền
con nối. Các Calipha tiếp tục chinh phục các vùng khác của châu Phi, châu u đến châu Á tạo thành một
đế quốc A Rập rộng lớn nằm vắt ngang 3 châu lục. Phía Đông đến n Độ, Tây đến Đại Tây Dương. Đến
thế kỷ X, A Rập bắt đầu bò suy yếu . Năm 1258, A Rập bò đế quốc Mông Cổ tiêu diệt.
b.Đạo Hồi (Ixlam).
Giáo lý: chỉ có một vò thần duy nhất là Ala và một sứ giả của người là Môhamét. Trời đất mọi vật

do Ala sáng tạo ra.
Ala tỏa khắp mọi nơi, mọi lúc không gì thể hiện được vì vậy giáo đường Đạo Hồi không có tượng
thánh mà chỉ có chữ A rập, thờ phiến đá đen ở Caaba (khác hẳn các tôn giáo khác), Ixlam (thuận theo,
tuân thủ lời dạy của Ala, phục tùng ý muốn của Ala), Kinh Côran là bộ kinh thánh duy nhất của Đạo
Hồi. Bộ kinh ghi chép lời dạy của Nhà Tiên tri Môhamet cho các tín đồ, sắp xếp theo thứ tự dài trước
ngắn sau. Bộ kinh tổng hợp nhiều điều chắt lọc từ Đạo Do Thái (1200 TCN – Palextin – thần Jêhôva –
Kinh Cựu ước), Kitô (đầu Công nguyên, tiếp nhận nhiều điều từ Đạo Do Thái và phát triển thêm thành
Kinh Tân ước).
4 nghóa vụ thiêng liêng mà tín đồ Hồi giáo phải thực hiện :
- Mỗi ngày phải đọc lời cầu nguyện 5 lần, tắm rửa trước khi cầu nguyện.
- Trong cuộc đời phải có một lần hành hương về thánh thất Caaba ở Mécca.
- Nhòn ăn mỗi năm 1 tháng – tháng Ramadan (thiêng liêng) vào lúc có mặt trời.
- Bố thí cho người nghèo.
Ngoài ra còn có một số quy đònh như không được uống rượu, kiêng thòt lợn (heo), chấp nhận chế
độ đa thê nhưng không được quá bốn vợ (trừ Đấng Tiên tri có quyền lấy 10 vợ). Người phụ nữ hoàn toàn
phụ thuộc vào chồng.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 19 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Đặc biệt, Đạo Hồi luôn luôn động viên tín đồ chiến đấu tiêu diệt những kẻ ngoại đạo, được coi là
bổn phận thiêng liêng với Chúa Ala. Kinh Côran đã nói rõ: Thiên đàng ở phía trước, đòa ngục ở sau lưng
các ngươi … cho nên quân đội A Rập gồm những người sùng tín, có kỷ luật nghiêm, sống kham khổ, sẵn
sàng tử vì đạo.
Ngày nay, trên thế giới có đến hơn một tỷ tín đồ Hồi giáo. Nhiều nước coi Đạo Hồi là quốc giáo.
c. Văn học nghệ thuật.
* Văn học:
- Kinh Côran hay Kuran hoặc Quran là tụng niệm hay truyền giảng ngoài ý nghóa là một bộ thánh
kinh, là chuẩn mực tinh thần, đạo đức, luân lý của các tín đồ Hồi giáo, là bộ “Hiến pháp vónh cửu” còn là

một tác phẩm văn học rất có giá trò. Bộ Kinh gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết chia làm hai phần
+ Môhamet từ Mécca đến Mêđina gồm 81 chương, 4780 tiết tức là xấp xỉ 2/3 bộ kinh.
+ Môhamet từ Mêdina đến 632 gồm 23 chương, 1456 tiết.
Bộ kinh viện dẫn nhiều truện thần thoại, truền thuyết, chuyện lòch sử, cách ngôn, ngạn ngữ của
Đạo Do Thái, Kitô và người A Rập cổ đại. Do đó, Kinh Côran đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, văn
học và toàn bộ nền văn hoá Hồi giáo. Bộ kinh trở thành một đề tài vô hạn và là nguồn cảm hứng sáng tác
của các thi só A Rập.
- Thơ và truyện
+ Từ thế kỷ VII về trước, thơ ca A Rập chủ yếu là truyền miệng vì chưa có chữ viết.
+ Từ thế kỷ VII về sau thì bằng chữ viết thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, ca ngợi chiến công,
tình yêu…
Nhà thơ Abutammam sáng tác hai tập của tác phẩm Anh dũng ca; Nhà thơ Abulơ Pharagiơ sáng
tác 20 cuốn thi ca tập; và nhiều nhà thơ khác như nhà thơ Abunavat, Abulơ Alamaari (Mù…)
+ Truyện: Nghìn lẻ một đêm ( X – XII ) là một tác phẩm văn học xuất sắc của cư dân A Rập. Tác
phẩm này có xuất xứ từ tác phẩm Một nghìn câu chuyện của Ba Tư, bổ sung bằng các truyện thần thoại
của n Độ, Ai Cập, Hy Lạp…. Năm 1700 ngtoan Galăng ( Antoine Galland – Pháp) tiếp nhận từ một
người Xiri. Năm 1704, tác phẩm được dòch ra tiếng Pháp và sau đó được dòch ra các thứ tiếng trên thế
giới.
Tác phẩm Nghìn lẻ một đêm thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cư dân A Rập, đồng thời làm
nổi lên cuộc sống xã hội của cư dân trong đế quốc A Rập.
* Nghệ thuật:
Lúc đầu bò cấm đoán (do sự khắc nghiệt của giáo lý Đạo Hồi), nhưng càng về sau nghệ thuật A
Rập càng phát triển do người A Rập học tập nghệ thuật Aicập, Lưỡng Hà, Ba tư, n Độ, Hy Lạp, La Mã…
Nền nghệ thuật A Rập là sự thể hiện phong cách nghệ thuật của các nền văn minh cổ đại:
+ Ba Tư với cây cột mảnh khảmh, vòng cung nhọn, hình móng ngựa.
+ Bizantium với xây vòm tròn
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 20 –




Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Từ sự kế thừa tinh hoa của các nền nghệ thuật khác, nhiều công trình nghệ thuật của A Rập co sự
uy nghi, rực rỡ thể hiện trong giáo đường Hồi giáo rất rực rỡ, chạm trổ, nhũ kim, vòi phun…
Ví dụ: thời Omayat đã xây cung điện gồm 360 phòng, trong đó có 1 thư viện gồm 2 phòng đọc
sách.
Thánh thất Hồi giáo hình vuông, mái tròn, trước có hồ và sân vuông.
Trong Thánh thất có khán thờ, gióng đàn, giá đặt kinh.
Họa sỹ được coi là thấp kém nhưng người viết chữ lại rất được coi trọng, âm nhạc ngày càng phát
triển.
d.Khoa học tự nhiên.
Nhờ học tập các thành tựu văn minh khác nên khoa học tự nhiên của A Rập khá phát triển. Năm
830, vương triều Abát xây dựng một trung tâm khoa học gồm viện khoa học, đài thiên văn, thư viện.
Nhiều công trình văn học, khoa học nước ngoài đã được các dòch giả A Rập dòch sang tiếng A Rập để
nghiên cứu.
- Toán học: phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số
nhất là số 0. Năm 976 Môhamét I Bơn Amát nói, nếu không có số nào xuất hiện ở hàng chục thì phải
dùng một hình tròn nhỏ thay vào giữa hàng gọi là sifr nghóa là trống không, tiếng Latinh đổi là zephyrum,
người Ý gọi là Zero. Thực ra, chữ số 0 đã do người n Độ phát minh vào khoảng từ thế kỷ thứ III TCN.
- Thiên văn học: ban đầu, người A Rập cho rằng Trái Đất hình tròn. Sau đó, họ mường tượng về
một Trái Đất hình cầu. Albiruni (X - XI) cho rằng mọi vật đều bò hút về trung tâm Trái Đất và cho rằng
Trái Đất mỗi ngày tự quay xung quanh nó một vòng và mỗi năm quay quanh Mặt Trời một vòng và
ngược lại với Mặt Trời cũng thế đều đúng. Mặc dù quan niệm này không chính xác nhưng vẫn là một
bước đột phávề vũ trụ luận mà mãi đến thế kỷ XV, người châu u mới khám phá ra.
Thế kỷ XI, người A Rập đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau đường kính 209mm trên có 47
chòm sao với 1015 ngôi sao.
- Đòa lý học: trên cơ sở hiểu biết về hình thù của Trái Đất và đi nhiều nơi, người A Rập đã tính
được 1
0
của trái đất là 90 km để tính ra chu vi Trái Đất bằng 35.000km. Một số tác phẩm về đòa lý đã mô
tả về Trung Quốc, n Độ, Srilanca … Tác phẩm “Đòa chí đế quốc Hồi giáo” của Môhamet Al Mucadax,

“Sách của Rôgiê” của của Iđrixi đã mô tả Trái Đất có 7 miền khí hậu, mỗi miền bằng 10 phần, mỗi phần
được mô tả bằng bản đồ tương đối chính xác.
- Vật lý học: “Sách quang học” của Al Haitơham (965 -?) nói về thủy tinh thể và khúc xạ ánh sáng
làm cho Mặt Trời, Mặt Trăng khi ở gần chân trời lớn hơn, nhìn thấy tia sáng Mặt Trời khi Mặt Trời xuống
dưới 19
0
.

ng còn tính được độ dày khí quyền là 15km và tác động của ánh sáng trên các gương lồi, lõm
và thấu kính hội tụ để các nhà vật lý học châu u chế tạo ra kính hiển vi và kính viễn vọng.
- Hóa học: người A rập đã chế tạo ra nồi cất (Al – Ambik) tiếng Pháp là Alambic. Nhiều chất hóa
học được phân tích, phân biệt được Bazơ, Axít, nhiều loại thuốc. Họ cũng tưởng tượng rằng kim loại này
có thể thành kim loại khác nhờ chất xúc tác.
- Sinh vật học: người đầu tiên nêu lên thuyết tiến hóa là Otman Am an Giahip. ng sống vào
khoảng thế kỷ IX. Nội dung thuyết tiến hoá của ông còn khá sơ sài khi cho rằng: quá trình tiến hoá theo
thứ tự từ khoáng vật, thực vật, động vật, người. Trong lónh vực thực vật học, người A Rập đã phát minh ra
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 21 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
các phương pháp ghép cây, tạo giống mới… Tiêu biểu cho các nhà thực vật học là là Baita với “Sách thực
vật học”, Avan với “Sách của nông dân” hướng dẫn cách trồng 585 loại cây với 50 giống ăn quả…
- Y học: các thầy thuốc A Rập biết rất nhiều phương pháp chữa bệnh nội, ngoại khoa. Sở dó có
được thành tựu này là vì A Rập rất chú ý đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Mặt khác,
A rập học tập được rất nhiều thành tựu về khoa học trên thế giới. Nhiều tác phẩm y học ra đời: “10 khái
luận về mắt” của Isac, “Bệnh đậu mùa và bệnh sói” của Radi, “Tiêu chuẩn y học” của Xina … Các
Calipha A Rập cũng đã lập nhiều bệnh viện. Nền y học A Rập đứng đầu thế giới đương thời.
- Giáo dục: nền giáo dục A Rập vào loại hoàn chỉng và hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ. Hệ
thống giáo dục của đế quốc gồm ba cấp học là tiểu học, trung học và đại học. Khi 6 tuổi thì đến trường

tiểu học để học về Kinh Côran với nội dung tập đọc, tập viết. Đến bậc trung học thì nội dung chương
trình đã cao hơn với các môn như toán học, văn học, ngôn ngữ, ngữ pháp, thiên văn, ngữ pháp … Ở bậc
đại học có ba trung tâm là Batđa, Cairô (Ai Cập), Coócđôba (Tây Ban Nha).
+ Đại học Cairô: thành lập năm 988, ban đầu chỉ là một lớp nhỏ trong thánh thất Hồi giáo với 35
sinh viên. Sau đó, lớp học thu hút sinh viên từ mọi miền của đế quốc đến học. Số sinh viên lên đến
10.000 người. Sinh viên được cấp học bổng do Vua chúa, quan lại, nhà hảo tâm tài trợ. Giáo sư gồm hơn
300 người giảng dạy nhiều môn khác nhau.
Nhiều thư viện dành để đọc sách. Đến đầu thế kỷ XIII, người Arập học được cách làm giấy của
Trung Quốc nên có nhiều sách được xuất bản. Trên toàn đế quốc có tới hơn 100 hiệu sách, 36 thư viện
công cộng, giấy cung cấp miễn phí cho sinh viên đến học tập.
Nhiều tác phẩm có giá trò được dòch ra tiếng A Rập, A Rập trở thành trung gian truyền bá các phát
minh Trung Quốc như làm giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng và cả những thành tựu của các nền văn minh
cổ đại như Ai Câp, Lưỡng Hà, n Độ, Hy Lạp, La Mã …
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 22 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử

CHƯƠNG II : VĂN MINH ẤN ĐỘ
I. TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
1. Đòa lý.
n Độ là một quốc gia rộng lớn ở Nam Á, phía Bắc là rừng núi trải dài trên 2600 km trong đó có
dãy Himalaya.
Đòa hình n Độ chia làm hai phần Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới.
+ Miền Bắc có 2 con sông lớn là Sông n (Indus) và Sông Hằng (Gange), sông n có độ dài trên
3000 km. Khi đổ ra n Độ Dương thì chia làm 5 nhánh tạo ra một đồng bằng rộng lớn gọi là Pungiáp (5
sông) rộng 8.000km, dài 2.900km. Sông Hằng được cư dân n Độ quan niệm là sông Thiêng. Hằng năm
cư dân n Độ thường đến làm lễ tắm ở thành phố Vanaradi. Hợp lưu với sông Hằng là con sông
. Hai con sông này đã tạo ra một vùng đồng bằng rộng lớn ở Đông Bắc n Độ.

+ Miền Nam: Là vùng cao nguyên ĐêCan, cao nguyên này có hình lòng chảo với hai dãy núi lớn
là Gát Tây và Gát Đông. Ngày nay vùng này tập trung nhiều thành phố công nghiệp quan trọng của n
Độ như Mrát, Bom Bay…
Tài nguyên khoáng sản: phong phú về chủng loại và giàu có về trữ lượng, rừng có gỗ quý.
2. Khí hậu.
Do đất nước rộng lớn nên khí hậu Ấn Độ chia làm nhiều vùng: miền Bắc thường lạnh, miền Nam
thường nóng, mùa mưa và mùa khô khá rõ. Phía Đông Nam chòu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa.
3. Dân cư.
Dân cư được xem là ngøi bản đòa là người Tiền Đravida và Đravida hiện còn sống chủ yếu ở
miền Nam n Độ.
Dân di cư là người Arya có nguồn gốc từ bờ biển Trung Caxpiên đến n Độ từ nửa sau thiên
niên kỷ thứ II TCN. Quá trình nhập cư diễn ra liên tục trong lòch sử n Độ nên thành phần dân cư và
chủng tộc hết sức phức tạp.
Phạm vi của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại n Độ còn bao gồm lãnh thổ các nước Pakixtan,
Bănglet, Nêpan.

II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ
1. Sơ lược lòch sử cổ trung đại Ấn Độ và những thành tựu về chính trò xã hội
Lòch sử cổ trung đại n Độ có thể chia làm 4 thời kỳ:
+ Thời kỳ Văn minh lưu vực sông Ấn (Từ đầu thiên niên kỷ III đến giữa thiên niên kỷ II) là thời kỳ
văn hóa Harappa. Năm 1920, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hai thành phố cổ là Harappa và
Môhenjô Đarô. Thời kỳ này, xã hội của người Đraviđa đã có sự phân hoá giai cấp và hình thành Nhà
nước, trên cơ sở một nền văn minh nông nghiệp khá phát triển.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 23 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
+ Thời kỳ Vêđa (Từ giữa thiên niên kỷ II đến giữa thiên niên kỷ I). Thời kỳ này được phản ánh

trong các tập Vêđa. Bộ Vêđa gồm 4 tập là Rich Vêđa, Xama Vêđa, Atacva Vêđa, Yagiva Vêđa. Chủ
nhân của thời kỳ lòch sử này là người Arya sinh sống chủ yếu ở vùng lưu vực sông Hằng.
Xã hội n Độ tồn tại chế độ nô lệ, đứng đầu là thủ lónh quân sự (Raja) do bầu cử lập nên, cha
truyền con nối, sau này phát triển thành Vua. Xung quanh nhà vua có một bộ máy quan lại giúp việc
(quân chủ chuyên chế).
Xã hội người Arya chia làm bốn đẳng cấp (chế độ đẳng cấp Varna): Braman (tăng lữ, nhà vua và
q tộc), Ksatrya (quan lại, võ só), Vaisya (dân tự do khác nhau), và Sra (tiện dân nghèo khổ).
+ Thời kỳ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII, n Độ bò chia cắt và luôn xung đột với nhau. Chỉ có một
thời gian ngắn là tương đối thống nhất từ năm 321 TCN đến 187 TCN (Vương triều Morya). Sau đó có
một số Vương triều khá mạnh là Cusan (người Tuốc ở Trung Á) từ thế kỷ I đến thế kỷ II, thời kỳ vương
triều Gúpta và Hácsa từ thế kỷ III đến VII.
+ Thời kỳ từ thế kỷ XIII đến XIX. Thời kỳ này có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ:
- Thời kỳ Xuntan ĐêLi (1206 – 1526). Ở miền Bắc n Độ do một tổng đốc người Apganixtan tự
lập làm vua lập ra vương quốc Hồi giáo, đóng đô ở ĐêLi với 5 vương triều.
- Thời kỳ Môgôn (1526 – 1857). Vương triều Môgôn là hậu duệ của người Mông Cổ. Người sáng
lập ra vương triều này là tướng Babua. Phạm vi cai trò của vương triều cũng chỉ ở miền Bắc n Độ. Từ
thế kỷ XVII, thực dân Anh lần lượt xâm lược và thống trò toàn n Độ. Từ năm 1857 đến năm 1859, cuộc
khởi nghóa dân tộc n Độ bùng nổ và tôn Bahua lên làm quốc vương. Cuộc khởi nghóa thất bại là cột
mốc chấm dứt thời kỳ lòch sử cổ trung đại n Độ.
Tóm lại: Thiết chế chính trò n Độ cổ trung đại ra đời từ giai đoạn Văn minh sông n và tiếp tục
phát triển hoàn chỉnh ở giai đoạn Môrya (hành chính, tư pháp, tôn giáo…). Đến thời Gúpta thì hoàn chỉnh
thêm một bước. Đến thời Xuntan Đêli, do luật lệ Hồi giáo hà khắc nên vua quan thường rất tàn bạo. Thời
Môgôn, trình độ tổ chức và quản lý xã hội chặt chẽ hơn nhờ luật pháp và chế độ chuyên chế.
Chế độ đẳng cấp và sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn đã hạn chế sự phát triển của xã hội
n Độ. Trong đó, các tôn giáo không ngừng gia tăng ảnh hưởng đối với nền chính trò xã hội của n Độ.
2. Những thành tựu về kinh tế.
• Trình độ sản xuất: công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến từ nguyên liệu chế tác bằng đồng
sang bằng sắt. Đến thời kỳ hậu Vêđa, cày sắt được sử dụng khá phổ biến do 3 hoặc 6 con bò kéo.
• Trình độ quản lý và phương thức sản xuất:
- Nông nghiệp là chủ yếu, xuất hiện khá sớm từ thời kỳ Văn minh sông n. Theo kết qủa khảo

cổ học, cư dân n Độ thời kỳ này đã biết đào mương, đắp đập, trồng bông, lúa mì, lúa mạch, dùng trâu,
bò để kéo cày. Chăn nuôi phát triển với qúa trình thuần dưỡng các loại gia súc, gia cầm. Các mặt này
trong kinh tế nông nghiệp dần dần phát triển trên cơ sở tồn tại của công xã nông thôn. Đến thời Gúùpta,
quan hệ sản xuất phong kiến dần dần hình thành.
- Thủ công nghiệp, hình thành ngay từ thời kỳ Văn minh sông n với các nghề gia công kim loại (
chủ yếu là đồng), làm đồ gốm bằng bàn xoay, điêu khắc trên đá và trên ngà voi. Các nghề dệt, mộc, đan
lát đều đạt trình độ khá cao, đồ gốm với nhiều loại màu sắc, hoa văn trang trí, đồ trang sức khá tinh xảo.
Đến thời Vêđa, các ngành kinh tế thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và xuất hiện xu hướng độc lập tách
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 24 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
ra khỏi nông nghiệp. Đến thời kỳ tiếp giáp Công nguyên, nghề dệt vải bông vươn lên chiếm vò trí hàng
đầu trong thủ công nghiệp. Đến thời kỳ Môgôn, kinh tế thủ công nghiệp trở thành một trong những ngành
kinh tế quan trọng của của cư dân Ấn Độ với những sản phẩm nổi tiếng khắp thế giới.
- Thương nghiệp, do yêu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ xuất hiện từ thời kỳ văn minh
sông n nên Thương mại trở thành một ngành độc lập. Trong thời kỳ Vêđa xuất hiện những lái buôn và
người cho vay lãi. Hệ thống đo lường được chuẩn hóa, quan hệ buôn bán rộng mở cả với bên ngoài và
ngày càng phát triển ở thời kỳ sau.
3. Chữ viết.
Chữ viết n Độ ra đời rất sớm. Ở Harappa và Môhenjô Đarô, các nhà khảo cổ học đã phát hiện
được hơn 3000 con dấu, trong đó có 22 dấu cơ bản (1921). Gần đây, người ta đã đọc được loại chữ này
(S.R.Rao). Đó là một loại chữ tượng hình: dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần.
Đến khoảng thế kỷ V TCN đã xuất hiện chữ Kharosthi phỏng theo chữ viết của Lưỡng Hà. Loại
chữ này đã phát triển thành chữ Brami và Đêvanagari đơn giản, thuận tiện hơn, là tiền thân của chữ Phạn
Xanxcrit mà ngày nay cư dân một số vùng ở Nepan và n Độ vẫn dùng.
Chữ Phạn Xanxcrit là một loại chữ viết dài dùng để viết các loại thư tòch cổ như Kinh Vêđa, Luật
MaNu, hệ thống bi ký (nhất là những cột đá thành Asoka).
4. Văn học nghệ thuật.

• Văn học n Độ phát triển rất rực rỡ với nhiều thể loại như Kinh, sử thi, thơ, kòch…
- Kinh Vêđa gồm 4 bộ.
+ Rich Vêđa cổ nhất, cơ bản nhất gồm 1.028 bài thơ với 10.562 câu thơ chứa đựng nội dung về các
đấng thần linh, chế độ đẳng cấp, vũ trụ, đời sống của người Arya.
+ Yagiva Vêđa tập hợp những nghi thức lễ bái, hiến tế.
+ Xama Vêđa là những bài hát ca ngợi các đấng thần linh.
+ Atácva Vêđa là những bài chú đề cập đến chế độ đẳng cấp, cách chữa bệnh, tình yêu, đánh bạc.
Như vậy, bộ Kinh Vêđa là một tác phẩm văn học, tôn giáo cổ xưa nhất của xã hội loài người. Qua
Kinh Vêđa, chúng ta có thể hình dung được toàn bộ xã hội n Độ lúc bấy giờ.
Ngoài Kinh Vêđa còn có các bộ kinh khác như Kinh Upanishad đã đưa tư tưởng n Độ cổ đại
Hinđu phát triển lên thành một học thuyết tôn giáo.
Kinh Tam Tạng của đạo Phật gồm ba bộ: Kinh Tạng (lời dạy của Đức Thích Ca), Luật Tạng (quy
đònh về tôn giáo), Luận Tạng (những bài luận về giáo lý).
- Sử thi:
+ Mahabharata dài 220 ngàn câu thơ kể về những cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai anh em dòng
họ đế vương Bharata ở miền Bắc n Độ và ngày càng được bổ sung thêm trong lòch sử. Đây còn là một
bộ từ điển bách khoa về xã hội n Độ cổ đại.
+ Ramayana gồm 48.000 câu thơ, chia làm 7 chương. Chương 1 và chương 7 là do người sau thêm
thắt vào. Chủ đề của bộ sử thi là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và công chúa Sita
kiều diễm, thủy chung con của nữ thần Đất.
Lòch sử văn minh thế giới – Thời Cổ Trung đại - 25 –



Bùi Văn Hùng Khoa Lòch Sử
Ngày nay, các văn nghệ só n Độ vẫn tìm thấy trong hai bộ sử thi ấy nguồn cảm hứng sáng tác vô
tận. Các nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kòch lớn tiêu biểu sau này có Caliđasa với tác phẩm tiêu biểu
Sơcuntơla và vua Đusơnta bằng tiếng Phạn và bằng các thứ tiếng Pali, BaTư, Inđia. Ngôn ngữ dân gian
được sử dụng nhiều trong văn học dân gian, phản ánh đời sống tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân
dân.

* Nghệ thuật gồm kiến trúc, điêu khắc, thấm đượm tinh thần tôn giáo, vừa tiếp thu vừa phát huy
những ảnh hưởng nghệ thuật ra xung quanh
- Thời kỳ Harappa, các công trình nghệ thuật được xây dựng chủ yếu bằng gạch. Đến thời kỳ
Môrya thì lại chủ yếu bằng đá.
+ Tháp (Stupa) hình bán cầu có chứa tro xương của Đức Phật và các vò Bồ Tát. Điển hình nhất là
tháp Xansi (Sanchi) xây từ thế kỷ III TCN ở Trung n.
+ Trụ đá tượng trưng cho các trụ trời dùng để thờ Phật, được xây dựng nhiều nhất là thời Axôca,
độ cao trung bình là 15m, nặng 50 tấn, chạm sư tử và các hình trang trí khác. Tiêu biểu là trụ đá Xacna
(Sarnath).
+ Chùa Hang được xây dựng phổ biến từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X, tiêu biểu là các chùa
Ajanta, Enlora ở Trung n.
+ Thời Sun Tan ĐêLi và Môgôn, nhiều nhà thơ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm là mái
tròn, cửa vòm, tháp nhọn, có khi có bao lơn lộ thiên và cột chống thanh thoát.
+ Lăng Taj Mahan (1632) do 24.000 thợ xây dựng từ nhiều quốc gia bằng đá cẩm thạch, vàng bạc,
châu báu gồm 12 mặt (58 x 304m) mỗi góc có Tháp vút cao, cửa chính bằng bạc.
+ Nghệ thuật tạc tượng (từ thế kỷ I trở về sau) tiêu biểu là tượng Phật, Siva, Visnu, bằng đá ở
Ganđara.
5. Khoa học tự nhiên.
- Thiên văn học: 1 năm = 12 tháng, 1 tháng = 30 ngày, 1 ngày 30 giờ, 5 năm có 1 tháng nhuận.
Trái Đất, Mặt Trăng đều hình cầu, quỹ đạo Mặt Trăng và những kỳ Trăng tròn, khuyết. Phân biệt hành
tinh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Người n Độ cũng biết được một số chòm sao và sự vận hành của các
ngôi sao chính. Tác phẩm cổ nhất là Xitđanta (Sidddhantas) thế kỷ V TCN.
- Toán học: người n Độ đã sáng tạo ra 10 chữ số nguyên và chữ số thập phân một cách hoàn
chỉnh, thể hiện trên các bia đá thời Asôca thế kỷ III TCN. Nhưng số 0 lại được tìm thấy trước ở Arập năm
873. Sau đó 3 năm mới tìm thấy ở n Độ, nhưng các nhà khoa học đã khẳng đònh số 0 là do người n Độ
sáng tạo ra, người A Rập học tập rồi truyền sang phương Tây.
Thế kỷ VI tính được Л = 3,1416, phép khai căn bậc 2,3, số âm, dương, các qui tắc hoán vò và giải
phương trình bậc hai.
Về hình học, tính diện tích hình vuông, chữ nhật, tam giác, đa giác, quan hệ giữa các cạnh của tam
giác vuông.

- Vật lý học:
+ Thuyết nguyên tử:

×