Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHBK4 NGUYEN THI THUY TRANG KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.72 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG Lớp: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC B KHÓA 4 Mã số sinh viên: 1141070162. Năm học: 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý tưởng tổ chức một bài dạy. I. Lý do chọn ý tưởng. - Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. - Môn Tiếng Việt được lồng ghép các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn và Kể chuyện. Kể chuyện ở Tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Đồng thời mở rộng tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết về đời sống góp phần hình thành nhân cách con người mới. - Bốn tuần thực tập tại trường Tiểu học không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để em chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa dạng. Mỗi giáo viên có một phương pháp dạy học riêng nhưng đều có chung mục tiêu là hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học và rèn luyện các kĩ năng một cách tích cực. Thông qua việc dự giờ - thăm lớp, em nhận thấy rằng đa số giáo viên dạy phân môn kể chuyện thường hướng dẫn học sinh kể nguyên văn câu chuyện trong sách giáo khoa, không để các em tự kể theo lời văn của mình. Trong tiết học thường chỉ định những học sinh khá, giỏi lên kể trước lớp. Điều này vô tình đã cản trở khả năng tư duy, sáng tạo cũng như kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ của học sinh; làm cho không khí tiết học nặng nề, khó lôi cuốn được học sinh tham gia xây dựng bài. Chính vì vậy, em đã nảy ra ý tưởng giúp học sinh có cơ hội phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ và cách diễn đạt lời văn của mình; đồng thời tạo bầu không khí sôi nổi, tích cực hơn trong tiết học kể chuyện. II. Nội dung ý tưởng. Giúp học sinh có cơ hội phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ và cách diễn đạt lời văn của mình; đồng thời tạo bầu không khí sôi nổi, tích cực hơn trong tiết học kể chuyện (lớp 2) bài: Bà cháu thông qua trò chơi: Thi tài kể hay..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. Cách thực hiện. 1. Hướng dẫn kể chuyện. - GV hướng dẫn kể đoạn 1 theo tranh. HS quan sát tranh và lắng nghe giáo viên kể. Sau đó trả lời các câu hỏi sau: + Trong tranh có những nhân vật nào? + Ba bà cháu sống với nhau như thế nào? + Cô tiên đã đưa cho hai em bé vật gì? Và dặn hai em bé như thế nào? - Một HS nhìn tranh kể lại đoạn 1. Tranh minh họa đoạn 1. - GV hướng dẫn cho HS kể nội dung của tranh 2 qua các câu hỏi sau: + Sau khi bà mất hai anh em đã làm gì? + Bên cạnh mộ bà có gì lạ? + Cây đào có điểm gì khác thường? - Một HS dựa vào các câu hỏi gợi ý của GV tự kể nội dung tranh 2. Tranh minh họa đoạn 2. - GV hướng dẫn cho HS kể nội dung của tranh 3 qua câu hỏi sau: Cuộc sống của hai anh em ra sao sau khi bà mất? - Một HS dựa vào câu hỏi gợi ý của GV tự kể nội dung tranh 3. Tranh minh họa đoạn 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV hướng dẫn cho HS kể nội dung của tranh 4 qua các câu hỏi sau: + Hai anh em xin cô tiên điều gì? + Cô tiên nói với hai anh em điều gì? + Điều kỳ lạ gì đã xuất hiện? - Một HS dựa vào các câu hỏi gợi ý của GV tự kể nội dung tranh 4. Tranh minh họa đoạn 4. 2. Luyện tập kể trong nhóm. HS quan sát từng tranh trong SGK, nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm của mình. 3. Thi tài kể chuyện trước lớp. a) Chuẩn bị: - Cử một HS khá hoặc giỏi làm Người chủ trì cuộc thi. - Căn cứ vào tranh minh họa có đánh số 1, 2, 3, 4 GV soạn câu hỏi gợi ý vào phiếu và ghi số thứ tự của tranh vào từng phiếu để HS bắt thăm. (Nội dung gợi ý trong câu hỏi cần có điểm tựa vào tranh minh họa, tạo điều kiện cho học sinh dễ quan sát, tưởng tượng và diễn tả) - Những HS khác chứng kiến cuộc thi đều có bảng con, phấn trắng để đánh giá bạn thi kể chuyện bằng cách xếp loại A, B, C, D. Bảng kết quả thi tài kể hay (kẻ trên bảng phụ hay tờ giấy to): Đoạn kể. Họ tên người kể. Kết quả kể A. B. C. D. Kết quả xếp loại chung.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> b) Cách tiến hành: - Số người tham gia thi tài kể hay bằng số tranh minh họa câu chuyện và số phiếu gợi ý. Trong câu chuyện Bà cháu có 4 tranh minh họa nên sẽ có 4 HS dự thi.. Tranh minh họa câu chuyện. - Người chủ trì mời những người dự thi (những cá nhân HS được nhóm tuyển chọn) lên bắt thăm nhận đoạn kể. Nếu bắt thăm được đoạn 1 sẽ nhận được phiếu câu hỏi gợi ý cho đoạn 1 rồi về chỗ, chuẩn bị trong 3 phút. Hết thời gian chuẩn bị người dự thi đứng trước lớp để kể chuyện. - Người dự thi kể xong, HS dưới lớp tiến hành đánh giá kết quả bằng cách xếp loại (A, B, C, D) – Ghi vào bảng con. Sau đó giơ bảng theo từng loại (A, B, C, D) để người chủ trì đếm và ghi vào bảng kết quả.  Tiêu chuẩn xếp loại như sau: + Loại A: Kể rành mạch, rõ ràng, đủ ý chính, các chi tiết cụ thể, sinh động và hợp lí; cách kể hấp dẫn (có kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác, điệu bộ thích hợp). + Loại B: Kể rõ ràng, đủ ý chính; chi tiết cụ thể, hợp lí nhưng chưa sinh động; cách kể chưa hấp dẫn. + Loại C: Kể rõ ràng nhưng chưa đủ ý chính (hoặc còn chỗ sai); chi tiết chưa rõ (hoặc quá sơ sài); cách kể còn nhiều hạn chế. + Loại D: Kể ngập ngừng, không rõ ràng, không đủ các ý chính, nhiều chi tiết bị sai; cách kể hạn chế..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Kết thúc cuộc thi người chủ trì cùng các bạn trong lớp tính kết quả xếp loại chung của từng người dự thi để trao giải thưởng. (GV xem xét, hướng dẫn học sinh đánh giá chính xác, khách quan) - Người thắng cuộc được đại diện cho lớp kể lại toàn bộ câu chuyện.  Lưu ý: Cách tính kết quả xếp loại chung có tính tương đối nhằm động viên HS. Cụ thể như sau: Ai có phiếu nhiều nhất ở loại nào thì lấy đó là kết quả xếp loại chung. Ví dụ: 14A, 14B, 12C, 2D – Xếp loại chung là A hay 13A, 17B, 12C, 0D – xếp loại chung là B. Trên đây là ý tưởng của em. Mong thầy góp ý để ý tưởng của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×