Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.96 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ. ĐỀ TÀI:. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Giảng viên: Th.S Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên : Hồ Thị Thúy Vân Lớp : Đại học Tiểu học B – K4 MSSV : 1141070167. NĂM HỌC: 2016 - 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Bài làm Sau thời gian 4 tuần được làm việc tại trường Tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu, những điều em đã học được rất là quý giá, em đã trang bị cho mình được những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm cũng như công tác chuyên môn giảng dạy từ các thầy cô trong trường thông qua các tiết dạy mẫu và các tiết dạy hội giảng. Qua những tiết dạy đó, em đã rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm về giảng dạy cũng như là lên ý tưởng cho việc soạn giáo án với việc sử dụng những đồ dùng dạy học sáng tạo kết hợp với chiếu hình ảnh minh họa để cho giờ học thêm hấp dẫn, sinh động lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Sau đây em xin đưa ra ý tưởng tổ chức một bài dạy thông qua bài Tập đọc lớp 4 “Ông Trạng thả diều”. Mục tiêu: - Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Đồ dùng dạy học: - GV: Laptop, bảng phụ, máy chiếu,.. - HS: SGK. Bài chia thành 4 hoạt động: Hoạt động 1: - Thay vì ghi Kiểm tra bài cũ gây căng thẳng áp lực cho học sinh thì GV có thể thay thế bằng 1 trò chơi. - VD: Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”. Sau mỗi chiếc hộp sẽ là một nội dung kiểm tra bài cũ. ->Vẫn là Kiểm tra bài cũ nhưng thay thế bằng Trò chơi thì sẽ làm giảm căng thẳng cho HS thậm chí là còn mang đến cho HS 1 tâm lí cực kì thoải mái để bước vào bài học. *Giới thiệu bài: Gv có thể đưa tranh minh họa để dẫn dắt vào bài. - Ở bài “Ông Trạng thả diều” chúng ta có thể dẫn dắt như sau: + Đưa ra tranh minh họa. + Hỏi HS Tranh minh họa chủ điểm vẽ gì? + HS trả lời theo ý của mình. + GV chốt đáp án. Một chú bé chăn trâu đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài. Những em bé đội mưa gió đi học..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Những em bé chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu Tên chủ điểm nói lên những con người có nghị lực, ý chí sẽ đạt được thành công. Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. + GV tiếp tục đưa tranh minh họa nữa + Hỏi HS bức tranh vẽ gì? + HS trả lời theo ý của mình. + GV chốt và dẫn dắt vào bài học. “Ông Trạng thả diều”. Hoạt động 2: Luyện đọc - Luyện đọc chia làm 2 phần: Luyện đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc theo cặp hoặc nhóm. - Trước khi tiến hành luyện đọc: + GV sẽ đọc mẫu toàn bài cho HS. + Mời HS chia đoạn bài đọc. + GV chốt: Bài chia làm 4 đoạn: o Đoạn 1: Vào đời vua Trần….lấy diều để chơi. o Đoạn 2: Lên sáu tuổi……giờ chơi diều. o Đoạn 3: Sau vì nhà nghèo…..của thầy. o Đoạn 4: Thế rồi…. Nam ta. + GV nêu luôn giọng đọc và nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. + GV hướng dẫn HS ngắt câu dài. + GV đọc mẫu 1 lượt – 1 vài HS đọc lại. - Tiến hành luyện đọc đoạn nối tiếp. Chia thành 2 lượt: - Lượt 1: HS luyện đọc, GV theo dõi sửa lỗi phát âm HS. + GV phát lệnh: Mỗi bạn luyện đọc 1 đoạn. Hình thức nối tiếp theo hàng dọc. + GV theo dõi HS đọc và sữa lỗi phát âm. - Lượt 2: Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ. + GV hướng dẫn đọc tương tự như ở lượt 1. + Mỗi HS đọc 1 đoạn. HS A đọc xong thì HS B nhận xét bạn đọc và xem trong đoạn bạn đọc có từ nào cần giải nghĩa không. + HS cùng GV giải nghĩa 1 số từ như “Trạng”, “kinh ngạc”. Ngoài ra, GV còn giải nghĩa thêm 1 số từ khác và đưa ra những hình ảnh minh.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> họa như: “sáo”, “diều”, “đom đóm”, “lưng trâu”,….Vì đa số những hình ảnh này thường có ở nông thôn còn các em HS chủ yếu là ở thành thị, nhiều em chỉ được nghe chưa được thấy bao giờ. Nên khi đưa những hình ảnh này vào thì các em thích thú hơn và làm cho bài dạy sống động hơn.. - Luyện đọc theo cặp hoặc nhóm. + Cho HS luyện đọc theo nhóm 2 bàn. Thời gian là 2 phút. + Cho 1 vài HS nhận xét các bạn trong nhóm mình đọc như thế nào. + Mời 1 nhóm lên trước lớp đọc. HS dưới lớp và GV nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - GV cho HS đọc và lần lượt đưa ra các câu hỏi để đi tìm nội dung của bài học. + Mời 1 HS đọc đoạn 1. ->Câu chuyện nói về ai? (Nguyễn Hiền) + Mời 2 HS đọc đoạn 2 và 3. ->Nguyễn Hiền là người như thế nào? (Thông minh, ham học và chịu khó). ->Liên hệ tới những phẩm chất của HS. ->Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó…..giờ chơi diều). ->Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? ( Ban ngày đi chăn trâu…..vượt xa học trò của thầy). + Mời 1 HS đọc đoạn 4. ->Nhờ những đức tính đó Nguyễn Hiền đã đạt được thành công gì? (Đỗ Trạng Nguyên năm lên 13 tuổi). ->Nguyễn Hiền đỗ Trạng được gọi là gì? (Ông Trạng thả diều) ->Tại sao người ta lại gọi như vậy? (Hồi xưa ông rất thích thả diều). ->Giới thiệu vài nét về Nguyễn Hiền và đưa ra một số hình ảnh về Nguyễn Hiền để mở rộng thêm kiến thức cho HS..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ->Câu chuyện khuyên ta điều gì? (Chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm mới đạt được điều mình mong muốn). ->Câu chuyện ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì? (Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. – Cho 1 vài HS đọc lại nội dung bài học. ->Liên hệ thực tế và đưa ra hình ảnh thực tế như: Bạn Lê Thị Thắm – Học sinh lớp 5A Trường TH Đông Thịnh, Đông Sơn, Thanh Hóa; Bạn Nguyễn Linh Chi 9 tuổi học lớp 1 (Yên Bái); Nhà Giáo Ưu Tú, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký.. ->Giáo dục HS: Là HS chúng ta phải học tập thật tốt, phải có ý chí, quyết tâm để đạt được điều mình mong muốn..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> -. -. -. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm GV chiếu đoạn đọc diễn cảm (đoạn 1 và đoạn 2). GV đọc mẫu 2 lượt + Lượt 1: chưa hay (bảng trình chiếu chưa gạch, chưa in đậm). + Lượt 2: hay (bảng trình chiếu đã gạch, đã in đậm). GV hỏi HS thích cô đọc lần nào hơn? Vì sao? (Lần 2, vì có ngắt nghỉ, nhấn giọng). GV đọc lại 1 lần nữa. GV phát lệnh: HS đọc theo nhóm đôi bạn 1 phút. GV mời 2 HS lên đọc (1 nam – 1 nữ). HS dưới lớp nhận xét bạn đọc. GV nhận xét. GV đọc mẫu lại toàn bài. Mời 1 HS đọc lại toàn bài – Lớp nhận xét – GV nhận xét. Trò chơi “Cuộc thi tuyển chọn giọng đọc hay nhất cho chương trình Phát thanh Măng non lớp 4/3”. Mời 3 HS đọc đoạn diễn cảm đoạn 1, 2 HS, GV nhận xét. Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. * Trên đây là ý tưởng tổ chức một bài dạy thông qua bài Tập đọc lớp 4 “Ông Trạng thả diều” mà em đã rút ra được trong thời gian thực tập đợt 1. Chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót nên em mong nhận được sự góp ý từ Thầy để hoàn chỉnh hơn trong các bài giảng sau này. Em xin chân thành cám ơn Thầy..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>